Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Chư Ni trong Tĩnh Lặng: Hai Truyền Thống Đạo Đức Tu Viện Phật Giáo cho Nữ Giới (Sisters in Solitude: Two Tradition of Buddhist Monastic Ethics for Women). By Karma Lekshe Tsomo. Albany, New York: State University of New York Press, 1996. pp. xii + 198. ISBN 07914-3089-8 (bìa vãi). $59.50; 0-7914-3090-1 (bìa thường), $19.95.
Người Điểm Sách: Charles S. Prebish
Thích Nữ Liên Hiếu dịch

Quyển sách này được xuất bản trong tùng thư "Triết Học Nữ Giới" (Feminist Philosophy) ở Trường Đại Học New York. Nó trình bày các bản dịch Giới Bổn Tỳ-khưu-ni (Bhik.sunii Praatimok.sa Suutras) của hai trường phái Dharmaguptaka (Đàm-Vô-Đức Bộ) và Muulasarvaastivaada (Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ) của Phật giáo cũng như nội dung đã được phân tích đối chiếu của các Giới Bổn này.

Tác giả, quý danh là Patricia Jean Zenn, đã hâm mộ Phật giáo khi còn nhỏ, sau đó tốt nghiệp Cử Nhân về Ngôn Ngữ Đông Phương ở Trường Đại Học California, Berkeley, và lấy bằng Cao Học về Châu Á Học ở Trường Đại Học Hawaii vào năm1971. Năm 1977, cô phát nguyện xuất gia làm Sa-di-ni ("sraama.nerikaa) theo truyền thống Tây Tạng ở phía nam nước Pháp, và năm 1982 cô thọ giới Tỳ-khưu-ni tại Chùa Beomeo gần Pusan thuộc Triều Tiên. Mọi tình tiết về đời sống của Cô được trình bày như một tự truyện tâm huyết trong lời nói đầu của tác phẩm Chư Ni trong Tĩnh Lặng (Sisters in Solitude). Nhiều năm Cô theo học tại Thư Viện Lưu Trữ các Văn Thư và các Tác Phẩm Tây Tạng (Library of Tibetan Works and Archives) và Viện Biện Chứng Pháp Phật Giáo (Institute of Buddhist Dialectics) ở Dharamsala [Ấn Độ]. Cả cuộc đời hoạt động, Cô chỉ quan tâm đến vai trò phụ nữ trong Phật giáo hiện đại. Cô là thành viên sáng lập Hội Sakyadhita (Những Người Con Gái của Đức Phật - "Daughters of the Buddha"), một hội liên minh phụ nữ quốc tế, cống hiến hết sức mình cho việc tu tập theo Phật giáo, và Cô đã có công giúp đỡ những đại hội như ở Thái Lan (1991), Tích Lan (1993), Ladakh (1995), Cam-bu-chia (1997), và California (1998). Trước kia Cô chủ biên các tác phẩm Sakyadhita: Những Người Con Gái của Đức Phật (Sakyadhita: Daughters of the Buddha (nhà xuất bản: Snow Lion) và Phật Giáo dưới Cặp Mắt của Phụ Nữ Mỹ (Buddhism through American Women’s Eyes) (nhà xuất bản: Snow Lion). Động cơ của Cô cho xuất bản tác phẩm Sister in Solitude nói lên tâm tình của Cô rất rõ, được trình bày trong một đoạn gần cuối phần Lời Nói Đầu (Preface) của tác phẩm.

"Từ khi tôi thọ nhận giới Tỳ-khưu-ni, tôi đã để hết tâm sức vào phong trào phụ nữ quốc tế đang đâm chồi và đã thực hiện dự án này với mục đích để cho Tỳ-khưu-ni được chấp nhận thọ giới trong những nước và những truyền thống mà việc truyền thọ giới pháp cho Tỳ-kheo-ni không còn hiện hữu. Mặc dù kinh tế không được ổn định, giáo dục không được nâng cao, nhưng phụ nữ Phật giáo ở Châu Á, cả cư sĩ và người xuất gia ngày càng ý thức được giá trị xã hội và tâm linh. Trong không khí đánh động ý thức của nữ giới mạnh mẽ này, các đợt xuất bản, các cuộc hội thảo, những đại hội được nuôi dưỡng thông qua hệ thống truyền tin điện tử thường xuyên (continual networking). Chính các hoạt động trên làm tiềm lực cho [giáo đoàn] Tỳ-kheo-ni của các nước phật giáo được phục hồi. Việc khôi phục giáo đoàn Tỳ-khưu-ni (Biks.u.nii Sa"ngha) sẽ có giá trị như là một biểu tượng của năng lực và bình đẳng tâm linh của phụ nữ và được xem như là cầu nối văn hoá Phật giáo với các phong trào phụ nữ ở những nước khác nhau (trang xi)."

Đúng vậy, đoạn phát biểu trên khiến ta có suy nghĩ rằng tác phẩm của Karma Lekshe Tsomo có nội dung và thể loại rất khác với đại đa số các công trình nghiên cứu trước kia về luật Tỳ-khưu-ni. Dĩ nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng công trình phiên dịch các bản Kinh Paali thuộc truyền thống Luật Tỳ-khưu và Tỳ-khưu-ni của Bà I. B. Horner (xuất bản 6 quyển trong những năm 1938 - 1966), cũng như tác phẩm đầu tay đặc biệt của bà là Women under Primitive Buddhism (Phụ Nữ trong Phật Giáo Nguyên Thuỷ) (1930), các tác phẩm này là những nỗ lực tiên phong để xác định vai trò quan trọng của phụ nữ trong Phật giáo. Tuy nhiên, những bản dịch và những cách giải thích của I. B. Horner dĩ nhiên là đã định hình được những nét riêng nhờ những năng khiếu triết lý rất gây ấn tượng hơn là chủ nghĩa phụ nữ (fiminism) như của Karma Lekshe Tsomo. Lại nữa, cho tới gần đây, tất cả những công trình snghiên cứu về luật Ni phản ánh triết học hơn là chủ nghĩa phụ nữ. Như là tác phẩm Monastic Discipline for the Buddhist Nuns (Luật Tắc cho các Tỳ-khưu-ni), (1982) của Giáo sư Akira Hirakawa, đó là bản dịch từ một bản văn Trung Quốc về luật Ni của trường phái Đại Chúng Bộ (Mahaasaa.mghika); tác phẩm Bhik.sunii-Vinaya: Manual of Discipline for Buddhist Nuns (Luật Tỳ-khưu-ni : Cẩm Nang Giới Luật cho các Tỳ-khưu-ni) (1970), của Giáo sư Gustav Roth, một ấn bản của bản dịch từ tiếng Sansk.rit về luật Tỳ-khưu-ni của trường phái Đại Chúng -Thuyết Xuất Thế Bộ (Mahaasaa.mghika-Lokottaravaada); và tác phẩm A Comparative Study of the Bhikkhunii Paa.timokkha (So Sánh các Giới Bổn Tỳ-khưu-ni) (1984) của bà Chatsumarn Kabilsingh, tất cả những tác phẩm này đều được Cô Tsomo biết đến, nhưng ít được tận dụng, vì nội dung của chúng hầu như bao gồm các dạng: triết học, lịch sử, đánh giá văn bản. Không có dấu hiệu nào để nói là Cô biết đến tác phẩm quan trọng Règles de Disciplinedes Nonnes Bouddhistes: Le Bhik.suniivinaya de l’Eùcole Mahaasaa.mghika-Lokottaravaadin của Édith Nolot (1991), hay tác phẩm A Survey of Vinaya Literature (Khảo Cứu về Văn Học Vinaya) (1994) của tôi, các tác phẩm này có thể cung cấp tài liệu tham khảo cho công trình nghiên cứu của Cô.

Cuốn sách Sisters in Solitude được bố cục thành 5 chương. Chương I xác định vị trí Giới Bổn Ni trong quá trình phát triển lịch sử và văn học của Phật giáo. Chương này phát triển từ quan điểm cho Luật như là nền tảng của đời sống tu sĩ được trình bày ngắn gọn về chức năng và vai trò của đời sống tu sĩ Phật giáo. Rồi Cô điểm lại một số nghiên cứu chuyên môn về đời sống tu sĩ Phật giáo một cách vắn tắt, tiếp tục giải thích cấu trúc và chức năng của Giới Bổn (Praatimok.sa), và kết luận chương này bằng bảng tóm tắt bối cảnh lịch sử của Giới Bổn Ni (Bhik.sunii Praatimok.sa Suutra). Mặc dù Cô Tsomo dường như hiểu rõ sự khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa và chức năng giữa hai thuật ngữ Vinaya (Luật) và Siila (Giới), nhưng sự phân biệt hai thuật ngữ này chưa lột tả được hết ý nghĩa và chức năng của nó. Hơn nữa, Cô đồng ý với Jotiya Dhirasekera, tác giả của cuốn Buddhist Monastic Discipline (Giới Luật Phật Giáo) (1982), khi cho rằng một khi Giới Bổn đã trở thành hình thức hoá như là một phần của buổi lễ Bố-tát (Skt: Po.sadha, P: Uposatha), thì "chức năng của nó đã suy yếu một cách nghiêm trọng" (its disciplinary function was severely weakened) (trang 15). Tôi nghĩ rằng kết luận này sai, như tôi đã viết trong bài viết "Vinaya and Praatimok.sa: The Foundation of Buddhist Ethics" (Luật và Giới Bổn: Nền Tảng của Đạo Đức Học Phật giáo) (được xuất bản trong tác phẩm Studies in the History of Buddhism được A.K. Narain biên tập, (Nghiên Cứu Lịch Sử Phật Giáo) [Delhi: B.R. Publishing Corporation, 1980], p. 248).

"Với sự phát triển của Tăng đoàn Phật giáo, một điều hết sức hiển nhiên, đó là các mối quan tâm thực tiễn phải cần được sáng tỏ. Bởi có phạm tội,… nên mới có thú tội (sám hối), và vì muốn có nhiều thời gian cho các việc của Tăng đoàn, nên những vấn đề [thú tội] lại được giải quyết trước khi lễ Bố-tát (Po.sadha) thật sự được bắt đầu (By having all ofences… confessed and deal with before the actual Po.sadha ceremony, more times was freed for others monastic concerns) [1] Vì vậy việc đọc tụng giới bản (Praatimok.sa) có tính cách nghi thức này trở nên vô cùng có ý nghĩa. Trong thời gian chú trọng đến việc tu tập, dường như việc tụng đọc giới bổn trở nên là hiện thân chính thức (formal embodiment) của một truyền thống, mong mỏi và đòi hỏi các hành giả Phật giáo ở mức tu tập cao nhất trong đời sống đạo đức. Trong khi thực hiện như vậy, việc nghi thức hoá giới bổn (Praatimok.sa) không chỉ vạch ra rằng không những đạo đức và giới hạnh được quan tâm mà còn tiếp tục mạnh mẽ tạo thành một khuôn mẫu hình thức mà khuôn mẫu này Phật giáo đã tiếp nhận. Nhìn dưới góc độ này, Giới bổn (Praatimok.sa không chỉ là một "chất keo" của tu viện để duy trì Tăng đoàn hoà hợp mà còn là nền tảng chung, trên đó đời sống giới hạnh tự nội được thể hiện trong cộng đồng.

Phần Giới Bổn Ni (Bhik.sunii Praatimok.sa Suutra) của Tsomo rất lợi ích không những cho việc phác thảo những bản dịch giới bổn khác nhau của các trường phái Phật giáo khác nhau, mà Cô còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những bản dịch Trung Quốc và Tây Tạng, vì vậy làm nổi bậc lý do tại sao những bản giới bổn được chọn để dịch trong tác phẩm này. Điểm lược về lịch sử của các bộ phái liên hệ đến bản chất và phát triển của các trường phái DharmaguptaMuulasarvaastivaada nhấn mạnh đến lý do tại sao các bản giới bổn này được chọn, nhưng công bằng mà nói đối với tác giả, một bài viết như vậy được xem hữu ích (ancilary), và đặc biệt từ khi nó được các học giả khác khảo cứu .

Chương II là "Giới Bổn Ni của Đàm-vô-đức Bộ" (The Bhik.su.nii Praatimok.sa Suutra of the Dharmaguptaka School) và Chương III là "Giới Bổn Ni của Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ" (The Bhik.su.nii Praatimok.sa Suutra of the Muulasarvaastivaadin School) trình bày các bản dịch của mỗi bộ Giới Kinh. Giống như tất cả Giới Kinh, mỗi phần trong các phần cụ thể được trình bày như là bản tóm tắt cốt lõi của các điều luật thích hợp với sự phân loại đó. Do đó, ngay cả khi kết hợp các bài kệ tựa giới kinh và kết thúc khi đọc Giới Bổn mỗi phần rất cô đọng. Bộ Giới Kinh của Trường Phái Dharmagupta có 48 trang và Bộ Giới Kinh của trường phái Muulasarvaastivaada có 55 trang. Để thích hợp với mục đích của tác phẩm, các chú thích của Cô Tsomo được hạn chế tối thiểu, tránh các lý luận triết lý dài dòng, và thay vào đó trình bày những lời giải thích hữu ích về ý nghĩa và cách áp dụng của các thuật ngữ.

Chương VI là " So Sánh các Giới Bổn của Đàm-vô- đức Bộ ở Trung Hoa và Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ ở Tây Tạng" (A Comparison of the Chinese Dharmagupta and the Muulasarvaastivaadin Bhik.su.nii Praatimok.sa Suutras) có 13 trang mỏng manh phỏng theo cấu trúc phân chia của mỗi Bộ Giới Kinh, và so sánh các Giới Kinh này một cách nông cạn trong mỗi phần phân chia các loại tội: paaraajika [ba-la-di: 8 đại giới], sa"nghaava"se.sa [tăng-già-bà-thi-sa:17 giới tăng-tàng], ni.hsargika-paayantika [ni-tát-kỳ-ba-dật-đề:30 giới xả đoạ], paayantika [ba-dật-đề:178 giới], pratide"saniiya [ba-la-đề-xá-ni:8 giới], "saik.sa [chúng học pháp: 100 giới], cũng như trình bày ngắn gọn về phần adhikara.na-"samatha [bảy pháp hoà giải] của giới kinh. Cô ghi lại Bộ Luật Ni của trường phái Dharmagupta có 341 giới, và của trường phái Muulasarvaastivaada có 365 giới, không tính 7 Pháp giải hoà (adhikara.na-"samatha) đã được bao gồm ở mỗi phần giới uẩn. Ở đây, cũng nên nói rằng công trình nghiên cứu so sánh hữu ích [trong tác phẩm] này có lẽ đã được nhiều người thực hiện và đã rút ra nhiều kết luận hữu lý. Trong phần Giới Bổn Tăng, nhiều vấn đề có thể được học hỏi về cách ứng xử, các giá trị đặc biệt của mỗi giới bổn với sự khác biệt của mỗi trường phái, đặc biệt là trong phần Chúng Học Pháp (Saik.sa dharma). Khảo sát sơ bộ các bản dịch Giới Bổn Ni của mỗi bộ phái giúp chúng ta phát hiện những tài liệu tương tự. Ví dụ, bộ luật Dharmagupta có 26 điều khoản đề cập tôn thờ chùa tháp thích hợp, trong khi đó bộ luật Muulasarvaastivaada không có ấn định điều khoản nào. Một điều cũng rất lấy làm lạ là con số các điều khoản đề cập đến chùa tháp trong hai bộ luật Tăng và Ni của trường phái Dharmagupta hoàn toàn giống nhau . Như tôi đã từng suy đoán, xem trong bài viết "Xét Lại saik.sa-dharmas: Khảo Sát Sâu Hơn về Nguồn Gốc của Đại Chúng Bộ," trong tác phẩm Lịch Sử Các Tôn giáo [1996], trang 258-270. ("saik.sa-dharmas Revisited: Further Considerations of Mahaasaa.mghika Origins," History of Religions [1996], 258-270), người ta có thể chấp nhận việc sát nhập những điều khoản liên hệ đến chùa tháp này để giải thích lý do tại sao bộ luật của trường phái Dharmagupta được chấp nhận thích hợp nhất ở Trung Hoa. Đây không phải là vấn đề nhỏ. Trong Tạp Chí của Hội Thánh Điển Paali (Journal of the Paali Text Society) xuất bản năm 1989, Gregory Schopen tự hỏi rất sáng tạo là tại sao những điều khoản liên hệ đến chùa tháp trong luật paali lại không có trong bài báo của mình "Thờ Cúng Chùa Tháp và Luật Paali Hiện Tồn" (The Stuupa Cult and the Extant Paali Vinaya" (pp. 83-100), điều này đã thúc đẩy sự trả lời của ông Richard Gombrich trong bài báo Vấn Đề Không Có Cơ Sở:Trường Hợp Mất Các Giới Khoản về Chùa Tháp" (Making Mountains Without Molehills: The Case of the Missing Stuupa) được xuất bản vào năm sau. Người ta chỉ xác nhận rằng những vấn đề không phù hợp với vấn đề của nữ giới thì không được khảo sát ở đây.

Chương V "Nối Kết Quá Khứ và Tương Lai" (Linking Past and Future) là kết luận ngắn có 6 trang. Cô Tsomo thật sự cân nhắc khi Cô phát biểu rằng "Những điều luật xuất hiện từ khi chư Tăng Ni là những vị khất sĩ sống ẩn dật và một số điều luật đã phải bị sửa đổi khi Tăng đoàn đã sống ổn định thành cộng đồng" (p.149). Cô cho rằng, mặc dù có những điều luật không còn được áp dụng trong xã hội hiện đại nữa, nhưng các điều luật ấy đã đưa ra một nền tảng đạo đức toàn diện cho phụ nữ Phật giáo – những người có đủ can đảm để chấp nhận sự huấn luyện đầy nghiêm khắc của một vị ni trong môi trường thường ít được ủng hộ. Cuối cùng, Cô Tsomo kết luận rằng:

" Sự thử thách bây giờ đối với thế hệ trẻ của các hành giả phụ nữ Phật giáo là để thể hiện được tinh thần của các điều luật và giải thích những điều luật ấy xác thực nhưng có thể phát triển và tồn tại độc lập, dẫn đến sự trưởng thành cá nhân. Người ta nghi ngờ rằng chư ni ngày nay chắc chắn sẽ cảm thấy có một lối giải thích đơn giản hợp lý đối với những giới luật; rất có thể đúng, cách tiếp cận của họ sẽ được đánh thức và tái tạo sức mạnh đời sống tâm linh của truyền thống" (p.150).

Cũng nên nói ở đây là tác phẩm này làm cho tôi thất vọng. Mặc dù hiện nay có lẽ có hơn 100 vị ni ở các nước phương Tây được thọ giới Tỳ-kheo-ni, đủ để phản ánh vận mạng tương lai nhưng cũng chẳng có gì tốt hơn những gì Cô Karma Leshe Tsomo đã trình bày. Lại nữa, Cô kết thúc tác phẩm như một nỗi khao khát muốn phản ánh của một người hoàn toàn đã bị kích thích và trí năng của một người bị tác động. Không nghi ngờ gì nữa, những bản dịch của tác phẩm đã cung cấp nhiều thứ và đã trình bày trong một dạng thức rất dễ được ưa chuộng. Và tác phẩm này cũng đã đóng góp rất quan trọng cho các công trình nghiên cứu hiện nay về Luật Ni. Người điểm sách này hy vọng rằng tác phẩm kế tiếp của Cô Karma LeksheTsomo sẽ thực hiện tốt hơn điểm mà cuốn sách kết luận và điều này sẽ giúp cho Cô hiểu được hình dạng "thế hệ trẻ của các hành giả phụ nữ Phật giáo" và con đường mà nó có thể "được đánh thức và tái tạo sức mạnh đời sống tâm linh của truyền thống"

 

CHÚ THÍCH

[1] Thật ra, theo truyền thống Luật tạng của các Bộ phái như Dharmagupta, Muulasarvaastivaada, các pháp yết ma như hỏi về túc số Tăng, gởi tịnh, v.v…trước khi lễ Bố-tát thực hiện, còn nội dung đọc giới luật và xử trị tuỳ theo trường hợp phạm tội của mỗi đối tượng sẽ được giải quyết chính thức trong quá trình đọc và kết thúc lễ Bố-tát.(chú thích của người dịch)

http://www.buddhismtoday.com/viet/diemsach/013-lienhieu-sisters.htm

 


Cập nhật: 1-4-2001

Trở về mục "Điểm sách"

Đầu trang