-
KHÁT VỌNG TƯƠNG LAI
-
Nhuận Bình
Có
lẽ vào những ngày cuối của mỗi học phần, đặc biệt là học phần cuối cùng
của tất cả những tăng ni sinh viên khóa 6 thì sân trường Học Viện Phật
Giáo Việt Nam tại Tp.CHM (HVPGVN tại Tp.HCM) trở nên nhộn nhịp đông vui
hơn so với ngày thường. Nhưng sự nhộn nhịp đông vui của sáng hôm nay
(10-11/04-2009) không phải là sự có mặt đông đủ của các tăng ni sinh
viên mà là của đoàn công tác liên ngành đến thăm, kiểm tra, khảo sát và
đánh giá quá trình hoạt động của HVPGVN của chúng ta.
Đặt chân xuống sân trường học viện chúng tôi vô cùng
ngạc nhiên vì những dòng chữ thật to được in trên tấm băng rôn “Chào
mừng phái đoàn ban tôn giáo chính phủ, bộ giáo dục và đào tạo các viện,
các trường đại học trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo đến khảo sát và
đánh giá HVPGVN tại Tp.HCM”. Nhìn những dòng chữ này, lòng chúng tôi
cảm thấy nôn nao hoan hỷ lạ thường và chắc chắn một điều rằng tất cả
tăng ni sinh viên của chúng tôi sẽ có tin vui sau sự gặp gở của đoàn
công tác liên ngành và Hội Đồng Điều Hành Học Viện (HĐĐHHV) trường tôi.
Mỗi nhân tố hiện hữu trên cuộc đời này ai rồi cũng
phải có những khát vọng để vươn tới một tương lai, xây dựng cho mình một
lâu đài an lạc và hạnh phúc bằng tuệ giác. Trong một tổ chức, một tôn
giáo thì việc phát triển tương lai là một đích đến huy hoàng để mọi
người cần cố gắng và phần đấu. Trong suốt 26 năm qua, từ 1984 – 2009,
trải qua 7 khóa học, HVPGVN tại Tp.HCM đã không ngừng khắc phục đổi mới
và vươn lên sánh vai cùng các trường đại học bên ngoài. Cho đến thời
điểm này thì HVPGVN tại Tp.HCM đã vươn lên tầm cở và có thể chương trình
học cao hơn một số trường ở trong và ngoài nước (điều này đã được khảo
sát qua số lượng tín chỉ của mỗi trường) theo hệ thống tín chỉ đang hiện
hành.
Cũng chính vì điều này mà toàn thể HĐĐHHVPGVN tại
Tp.HCM cũng như tất cả các tăng ni sinh viên khóa 6 và 7 rất mong mõi và
khao khát tấm văn bằng cử nhân Phật học được sự công nhận của ban tôn
giáo chính phủ và của bộ giáo dục và đào tạo để nâng giá trị tấm văn
bằng như là một dấu son, một điểm nhấn quan trọng trong suốt chiều dài
bốn năm học như những sinh viên bên ngoài từng có. Một điều mà HĐĐHHV
cũng thiết tha trăn trở là muốn được mở lớp đào tạo chương trình hậu đại
học cho các tăng ni sinh viên (Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học). Để sau khi
tăng ni sinh viên kết thúc học phần cử nhân Phật học họ có thể tiến xa
hơn trên con đường học vấn của mình mà không phải ra đến nước ngoài.
Để trả lời cho vấn đề trên, ông Nguyễn Thế Danh,
trưởng ban tôn giáo chính phủ đã nói lên được tầm quan trọng và sự ảnh
hưởng của PGVN đối với dân tộc Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh đến việc đào
tạo tăng tài để gánh vác đạo pháp đồng hành cùng dân tộc. Tuy nhiên,
muốn mang được chức danh đầy đủ ý nghĩa của một trường đại học thì ngôi
trường đó phải đạt được rất nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính và
không thể thiếu đó là:
1.
Chương trình học
2.
Đội ngũ giảng viên
3.
Cơ sở vật chất
HT.TS.Thích Trí Quảng viện trưởng HVPGVN tại Tp.HCM
đã nói lên niềm thao thức, trăn trở và ước mong từ lâu lắm một hoài bảo
lớn đưa trí tuệ PGVN ra ngoài xã hội Việt nam và các nước bạn trên thế
giới, đó là muốn ban tôn giáo chính phủ cùng bộ giáo dục và đào tạo, tạo
điều kiện tốt hơn cho HĐĐHHV trong công tác đào tạo tăng tài, phục vụ
giáo hội, quê hương và đất nước. Đó là sự công nhận của ban tôn giáo
chính phủ và bộ giáo dục và đào tạo đối với văn bằng cử nhân Phật học
như những trường đại học thế học.
Sau lời phát biểu của HT viện trưởng thì những gì còn
thắc mắc, còn nghi vấn trong ba điều kiện trọng yếu của một trường đại
học được lần lượt giải đáp cụ thể trong bản báo cáo về chương trình đào
tạo của HVPGVN tại Tp.HCM dài 58 trang A4.
ĐĐ. TS, Thích Nhật Từ phó viện trưởng kế hoạch và
phát triển báo cáo về phần thứ nhất “chương trình học” 4 năm của học
viện.
TT.ThS. Thích Đạt Đạo phó viện trưởng nhân sự và tổ
chức báo cáo về đội ngũ giảng viên.
TT.TS. Thích Tâm Đức phó viện trưởng nội vụ báo cáo
về mối quan hệ tốt đẹp của Phật giáo trong nước và quốc tế.
ĐĐ Thích Quảng Thiện trưởng phòng sinh viên vụ báo
cáo chi tiết về cơ sở vật chất tại HVPGVN tại Tp.HCM…
Và còn rất nhiều, rất nhiều ý kiến xung quanh việc
đào tạo và chấp nhận chương trình cử nhân Phật học được đưa ra bàn thảo,
giải quyết trong lúc đòan công tác liên ngành khảo sát.
Một ngày làm việc đã trôi qua trong nghiêm túc và
đúng nghĩa. Những gì HĐĐHHV cần nói thì đã nói, những gì ban tôi giáo
chính phủ và bộ giáo dục và đào tạo cần ghi nhận thì đã ghi nhận. Những
điều kiện cần và đủ của một ngôi trường đại học tầm cở thì HVPGVN tại
Tp.HCM cũng đã đáp ứng đúng nhu cầu mà ban tôn giáo chính phủ cùng bộ
giáo dục và đạo tạo đã đề ra…Thế nhưng, niềm vui này chưa trọn vẹn lắm
vì còn phải chờ đợi sự chấp thuận của bộ trưởng bộ giáo dục và các cấp
lãnh đạo tối cao.
Ai đã từng ở trong những giây phút đợi chờ mới biết
được giá trị của thời gian. Đó là những khoảng khắc hồi hộp, nôn nao, âu
lo và vui sướng…Những khỏang khắc đó thường làm con người ta có cảm giác
thời gian đi chậm hơn và dài hơn bình thường. Dù vậy, tất cả HĐĐHHV, tất
cả quý Giáo Sư, Giảng viên cùng toàn thể tăng ni sinh viên hai khóa 6 và
7 đều đang sống trong những phút giây chờ đợi và hy vọng, một hy vọng
trong sáng, tích cực rằng; HVPGVN tại Tp.HCM sẽ được các bậc lãnh đạo
cấp cao kiểm tra đúng, khảo sát đúng và đánh giá đúng về tình hình thực
tại của học viện để có cái nhìn mới hơn, tốt đẹp hơn, sáng sủa hơn và
gần hơn nữa là một cái gật đầu chấp thuận đầy mãn nguyện. Chúng tôi đang
từng mỗi phút giây chờ đợi sự phản hồi của quý vị. Thật mong lắm thay!
Mong lắm thay!
Nhuận Bình!
http://www.buddhismtoday.com/viet/gd/khatvongtuonglai.htm