...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- Lời tụng tôn kính
đức Phật đương lai
- Trí Quang viết
- 2544 (2000)
- Kính lạy đức thích ca ,
- đức phật bổn sư .
- Kính lạy đức di lặc ,
- đức phật đương lai .
- Kính lạy phật pháp tăng ,
- Vô thượng tam bảo .
- đệ tử chúng con
- Tôn kính đảnh lễ
- Di lặc thế tôn ,
- Giáo chủ đương lai
- Của thế giớI này .
- Chúng con thành tâm
- Chiêm nghiệm những điều
- đức phật bổn sư
- Thích ca thế tôn
- đã dạy về ngài .
- Quan niệm tận thế
- Nói rằng nhân loại
- Có ngày tận diệt .
- Ngày ấy nhân loại
- Chỉ có hai nẻo :
- Một là vĩnh viễn
- được thưởng thiên đường ,
- Hai là vĩnh viễn
- Bị đày hỏa ngục .
- Quan niệm như vậy
- Nội chữ tận thế
- Cũng đã gây ra
- Bao sự chết chóc .
- Phậ t không chấp nhận
- Quan niệm như vậy .
-
- Phật cho thấy rằng
- Nhân loại cùng với
- Thế giớI nhân loại
- Toàn do hành vi
- Mà cọng chuyển biến ,
- Không là vĩnh viễn
- Cũng không cố định .
- Thế giới chúng ta
- Có tên kham nhẫn ,
- Là một ở trong
- Vô lượng vô biên
- Những thế giới khác .
- Thế giớI kham nhẫn
- Có hai hình lượng .
- Hình lượng thứ nhất
- GọI là đại thiên ,
- Tạm coi chính là
- Một thái dương hệ .
- Hình lượng thứ hai
- Gọi là tiểu thiên ,
- Tạm coi chính là
- Hành tinh chúng ta .
- Thế giới đại thiên
- Biến chuyển liên tục
- Thành trú hoại không ,
- Và không lại thành ...
- Thế giới tiểu thiên
- Biến chuyển liên tục
- Qua hai mươi lần
- Tăng giảm, giảm tăng
- Thuộc giai đoạn trú .
- Tăng giảm là gì ?
- Tăng là yên vui
- Thêm dần cao lên ,
- Giảm là yên vui
- Bớt dần thấp xuống .
- Yên vui ở đây
- Gồm đủ sắc thái
- Thanh bình , phong phú ,
- Tiến bộ , đạo hạnh ,
- Sống lâu thật lâu ,
- Mưa thuận , gió hòa ...
-
- Yên vui mà giảm
- - như hiện nay đây -
- gọi là tam tai :
- một là đao binh ,
- là họa chinh chiến
- đủ mọi trạng huống ;
- Hai là tật dịch ,
- Là họa truyền nhiễm
- đủ loại bịnh tật ;
- Ba là cơ cẩn ,
- Là họa nhân mãn
- Tạo bao vấn đề .
- Tam tai như vậy
- Là thời kỳ giảm ,
- Nguồn gốc là do
- Con người tham lam
- Mà lại lo sợ ,
- Sống hướng vào nhau
- Bằng sự làm hại .
- Hại nhau thì khiến
- Yên vui giảm xuống .
- Hại nhau cho đến
- Thấy ra chết hết ,
- Mới thật chân thành
- Sống hướng vào nhau
- Bằng sự bất hại .
- Bất hại chính là
- đức tính từ bi .
-
- Bất hại tăng lên
- Thì sự yên vui
- Cũng tăng dần lên ,
- Như thế gọi là
- Giảm rồi lại tăng ...
- Hiện nay là giảm
- Của sự tăng giảm
- Thuộc về trung diệp
- Trong hai mươi lần
- Của giai đoạn trú .
- Khi giảm rồi tăng ,
- Tăng đến cao độ ,
- Thì đức di lặc ,
- đức phật đương lai ,
- Xuất hiện thế giới .
- Phật có cái hiệu
- Bậc lưỡng túc tôn
- - đấng cao quí nhất
- các loài hai chân .
- các loài hai chân
- quí nhất là người ,
- vì lẽ sáng kiến ,
- chịu khó , làm việc ,
- đều là vượt bậc ,
- Lại có cảnh ngộ
- Không quá khổ vui .
- Phật đã xuất hiện
- ở trong loài người
- là vì như vậy .
-
- con người cần phải
- tự ý thức lấy :
- do những năng lực
- đã nói ở trên ,
- Con người có thể
- Làm cho kỹ thuật
- Ngày càng tinh hảo ,
- Và đặc biệt nhất ,
- Có thể chuyển hướng
- Những kỹ thuật ấy
- Xoáy vào cuộc sống
- Tương quan sinh tồn .
-
- Rằng giảm là do
- Con người tự tạo ,
- Rằng tăng cũng do
- Con người tự tạo ;
- VớI sự bất hại
- Tương quan sinh tồn ,
- Con người quyết chắc
- Từ giảm lại tăng .
- Nên ngay hiện tại
- Mà đức di lặc
- Thể hiện ở trong
- đời sống con người ,
- Và rồi tương lai
- Thấy và gặp được
- Thân người của ngài
- Xuất hiện thế gian .
- ThởI đức bổn sư
- Thì đức di lặc
- Là thân loài người ,
- ở ba la nại .
- trong một pháp thoại ,
- đức phật bổn sư
- Dùng một âm thanh
- Mà nói hằng ức
- đại tổng trì môn ,
- Và đức di lặc
- Tức thì đạt được .
- Trong pháp thoại khác ,
- Di lặc đại sĩ
- Phát nguyện thành phật
- Một cách thẳng tắt ,
- Không qua mọI sự
- Biểu hiện bình thường ,
- Nên đức bổn sư
- Thích ca thế tôn
- Truyền trao pháp y ,
- Và thọ ký cho
- Thành phật đương lai
- Của thế giớI này .
- Khi thân loài người
- Của đức di lặc
- Kết thúc ở đây ,
- Thì trong ánh sáng
- Của cái thân ấy
- Chữ nghĩa bát nhã
- Và định lăng nghiêm
- Rực rỡ rõ ràng ,
- Và ngài sinh lên
- đâu suất nội viện ,
- Làm vị đại sĩ
- Chỉ một đời nữa
- Là thành phật đà .
-
- Ai muốn sinh lên
- đâu suất nội viện
- Thấy đức di lặc ,
- Thì hãy thực hành
- Từ bi bất hại
- Bằng các tịnh nghiệp ,
- Trong đó đặc biệt
- Là bát quan trai ,
- Là phát đại nguyện ,
- Là nhớ danh hiệu
- Của đức di lặc ,
- Rồi mộng thấy ngài
- Qua hình chư thiên
- Hay hình hoa sen .
- Như thế không những
- Sinh lên đâu suất ,
- Mà còn được dự
- Những hộI thuyết pháp
- Của đức di lặc
- Khi ngài thành phật
- ở cõi người này .
- bất hại là gì ?
- bất hại chính là
- đức tính từ bi .
- Bất hại có hai .
- Một là nói rộng :
- Bất hại có nghĩa
- Tương quan sinh tồn ,
- Giúp nhau mà sống ,
- Chứ không chủ trương
- Sinh tồn cạnh tranh ,
- Giành nhau mà còn .
- Hai là nói hẹp :
- Bất hại có nghĩa
- Không hề sát sinh -
- Không hề sử dụng
- Khí giới , vũ khí .
- Ngay trong pháp cú ,
- Bất hại được phật
- đưa lên ngang hàng
- Với phật pháp tăng ,
- Và là phật tử
- Thì phải thường xuyên
- Tưởng nhớ bất hại
- Y như tưởng nhớ
- đến chính đức phật .
- Tại cung đâu suất ,
- đức phật đương lai
- Dạy cho các vị
- Không còn thoái chuyển
- Những sự huấn dụ
- Theo trình độ này .
- Ngài lại biến thể
- Theo bao nhu cầu ,
- Trong đó tương truyền
- Có ngài định ứng ,
- Hổn danh bố đãi
- - Là tượng di lặc
- Nay thường thờ phụng ;
- Vị này mớI thật
- Là bậc mở đầu
- Cửa thiền trung hoa .
- Khi mọI cơ duyên
- đầy đủ cả rồi ,
- Bấy giờ đức phật
- đương lai xuất thế .
- đức phật bổn sư
- Thích ca mâu ni
- Xuất thế vào lúc
- Con người đủ cả
- Năm loại vẩn đục
- - Vào lúc yên vui
- Giảm xuống rất thấp .
- Khác vớI đức phật
- Bổn sư thích ca ,
- đức phật đương lai
- Di lặc thế tôn
- Xuất thế vào lúc
- Giảm rồi đã tăng ,
- Yên vui tăng lên ,
- - Lúc mà nhân loại
- Trình độ tăng cao
- Mà lại tăng đều ,
- Khí tượng thủy văn
- Rất chi điều hòa .
- Lúc ấy đức phật
- Di lặc thế tôn
- Xuất hiện thế giới,
- Và xuất gia liền ,
- Và ngày xuất gia
- Cũng chính là ngày
- Thành đạo dưới cây
- Bồ đề long hoa ,
- Thuyết pháp hóa độ
- Cho bao đệ tử
- Của đức bổn sư
- - Những người sau khi
- Ngài đã diệt độ
- Mà biết y theo
- Huấn dụ của ngài :
- Quy y tam bảo ,
- Nghiêm giữ ngũ giới ,
- Tu bát quan trai ,
- Thực thi đức tính
- Từ bi bất hại ...
-
- Di lặc thế tôn
- Lại còn hóa độ
- Vô lượng chủng loại
- Nhân loại chư thiên ,
- Những người chưa hết
- Tập tính phiền não
- Mà vẫn quảng phát
- Hoằng thệ đại nguyện ,
- Thực hiện bao loại
- đại hạnh bất hại ,
- Diệu dụng tính năng
- Của đức từ bi .
- MọI việc trên đây
- Của đức di lặc
- được chính ma vương
- Cực kỳ hoan hỷ
- Lớn tiếng rao lên .
- Cũng chính ma vương
- Phổ khuyến mọi người
- Xuất gia theo ngài .
- Phật tử chúng con
- Chí thành kính lạy
- đức phật đương lai ,
- Nguyện theo huấn dụ
- Của đức bổn sư ,
- Mà sống đúng với
- Từ bi bất hại .
- Ngưỡng mong các ngài
- Gia trì chúng con
- Tinh tiến như vậy .
- Nam mô bổn sư
- Thích ca thế tôn .
- Nam mô đương lai
- Di lặc thế tôn .
- Nam mô vô thượng
- Phật pháp tăng bảo .
- Ngày kỷ niệm Phật niết bàn
- 2544 (2000)
----------------------------
Ghi chú về
lời tụng tôn kính đức Di Lặc
Lời tụng này lấy ở một số
tài liệu khá đủ và đáng lấy, ghi theo số hiệu của đại tạng bản đại
chính, như sau : 452-457 (cùng tập 14, các trang 418-435), 25 (tập 1, các trang
509-511). Ngoài ra, các kinh Pháp cú và Pháp hoa, các luận Tì bà sa và Câu
xá cũng có tham chiếu.
Cũng qua những tài liệu trên đây,
xin ghi chú thêm mấy chi tiết.
Thứ nhất là nghĩa của hồng danh
Di Lặc. Hòng danh ấy ngài Huyền Trang dịch là Từ thị (họ Từ). Ngài Di
Lặc chuyên tu hạnh bất hại, bất hại là từ, là từ bi, nên tên Ngài
là Từ thị (Di lặc). Bất hại được Pháp cú (Hoa văn cũng như Pali) đưa
lên ngang với Tam bảo và Phật tử thì phải thường tưởng nhớ.
Thứ hai, có thuyết nói Di Lặc còn
gọi là A dật đa (Không gì hơn), có thuyết nói là hai vị. Tôi tán đồng
thuyết trước.
Thứ ba, sự huyền ký về đức Di
Lặc, ngoài việc đề cao đức tính bất hại, có vẻ còn chú ý những người
chưa hết tập tính phiền não mà vẫn có đại nguyện và tu tịnh nghiệp.
Tịnh nghiệp thì chú ý bát quan trai trong đó. Như thế cũng đủ để an
ủi và nâng đỡ cho ta không ít.
- Ngày kỷ niệm
- Phật niết bàn 2544 (2000)
- Tríquang
- (Phật tử Nguyên định đánh vào
máy vi tính ngày 14.3.2001)
|
|