...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- Ý NGHĨA ĐẠO ĐỨC TRONG KINH PHẬT TỰ THUYẾT
- Thích Thiện Hữu
***
Sau Khi nghiên cứu kinh tạng P a li hay Hán tạng chúng ta thường bắt gặp một mẫu số
chung, đó là nội dung phong phú của hai hệ thống kinh điển.
Càng đọc kỹ, chúng ta càng thấy được vô số bài học
quí giá từ kim khẩu của bậc đạo sư còn lưu lại đến nay.
Đức Phật thường ứng dụng mọi tình huống khi ra thuyết
pháp, độ sanh. Ngài thật sự là một bậc vĩ nhân, không những truyền
bá những điều khó truyền bá mà còn là vị lãnh đạo tôn giáo tài ba,
siêu tuyệt! Đức Phật không phải là nhà độc tài truyền giáo mà là bậc
mẫu mực trong các bậc truyền giáo. Ngài luôn cổ động và khích lệ
hàng đệ tử đã thành công trong quá trình chứng nghiệm hãy truyền trao kết
qủa đó cho người khác bằng một tình thương vô vụ lợi. Và ban bố
chánh pháp đúng nghĩa là đem lại sự an lạc, giải thoát thật sự cho tất
cả mọi người!
Nghiên cứu kinh Phật Tự Thuyết (Udana) ở Tiểu
Bộ Kinh sẽ cho chúng ta thấy điều đó.
1-Ý NGHĨA CỦA ĐỊNH NGHĨA
Lúc Thế Tôn trú taị Xá-vệ, rừng Kỳ-đà khu vườn ông
Cấp Cô Độc thì những tôn giả: Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Đại
Ca-diếp, Đại Ca-chiên-diên, Kiếp-tân-na, Đại Thuần-đà, A-na-luật,
Ly-bà-đa, Đề-bà-đạt-đa, và A-nan tìm đến yêt 頫iến Đức Thế Tôn. Khi các tôn giả đến nơi, Đức Phật
hướng sang một Thầy Tỳ-Kheo ngồi bên cạnh và nói rằng:
- Này tỳ-kheo, đó là những Bà-la-môn đang đến!
Nghe Thế Tôn gọi các vị đại đệ tử là Bà-la-môn, thầy
ấy bở ngỡ, không biết ý Thế Tôn thế nào (vì thầy tỳ-kheo này vốn
thuộc đẳng cấp Bà-la-môn khi chưa xuất gia) nên vội vàng thưa hỏi:
Cho đến như thế nào bạch đức Thế Tôn là Bà-la-môn!
Và có bao nhiêu pháp tác thành Bà-la-môn? Để trả lời, Đức Phật nói
lên một bài thơ cảm hứng như sau:
- Sau khi loại pháp ác
- Thường duy trì chánh niệm
- Kiến sử đoạn, giác ngộ
- Những vị ấy ở đời
- Thật là Bà-la-môn.
Thông thường theo tiêu chuẩn truyền thống của học
Vedanta căn cứ trên năm đức tánh:
- 1. Huyết thống thanh tịnh từ bảy đời.
- 2. Thông hiều ba tập veda, tinh thông chú thuật.
- 3. Đẹp trai, cử chỉ trang nhã.
- 4. Học rộng sáng suốt.
- 5. Lão thông tư tưởng Bà-la-môn.
Để đánh giá và quyết định Bà-la-môn, thì Đức Phật lại
căn cứ trên đức hạnh để đánh giá. Những ai lo trau dồi đạo đức bản
thân, cởi bỏ những tâm lý xấu ác trong tâm hồn, luôn sống trong chánh
niệm tỉnh giác, không một gợn sóng nhiễm ô quấy nhiễu. Tất cả những
triền cái làm yếu ớt trí tuệ đã bị chặt đứt, như cây Sa-la gãy ngọn.
Đời sống vị ấy là một chuổi dài thanh tịnh, trong sáng và giác ngộ,
thì những vị ấy mới xứng đáng là danh hiệu Bà-la-môn, vì Bà-la-môn
theo phật pháp vẫn là người tu theo phạm hạnh, thanh tịnh.
Như vây, Đức phật vẫn sử dụng những danh từ Bà-la-môn
để ám chỉ cho chính ngài và chư vị thánh đệ tử (xin xem thêm kinh Phật
thuyết như vầy cùng dịch giả trang 498). Nhưng yếu nghĩa Bà-la-môn mà đức
Phật sử dụng, không phải là Bà-la-môn theo chế độ đẳng cấp lý lịch
bất công, mà ngài đã đem lại một nội dung định nghĩa hết sức rõ
ràng trong sáng và đầy đủ. Một định nghĩa căn cứ trên đạo đức nhân
bản như thế, cũng chính ngụ ý đả phá các đẳng cấp Bà-la-môn đương
thời: Các vị là Bà-la-môn giả tạo, không xứng đáng!
2 -Ý NGHĨA VỀ SỰ RỬA TỘI
Những ngày Đức Phật sông ở vùng Gayasila, có rất nhiều
tín đồ bện tóc ngâm mình hằng giờ dưới nưới sông Gaya, còn một số
khác thì tế tự thần lửa.
Những ngày ấy, tuyết rơi thường đến một tuần lễ,
nhưng họ vẫn tắm trong sự giá buốc của khí trời lạnh lẽo, vì họ
cho rằng, trời càng lạnh thì sự trong sạch càng gia tăng!
Đức Phật không chấp nhận việc làm tà kiến của họ,
Ngài đến nơi họ tắm và đang tế thần lửa mà nói lời cảm thán như
thế này:
- Sự trong sạch của tâm hồn không thể có, do rửa bằng
nước sông. Nhưng lại có nhiều người vẫn ngâm mình ở dòng sông này.
Chỉ khi nào người ta chịu tắm ở dòng sông chân lý (Sacca) và thiện
pháp (dhamma) thì người ấy mới có thể trong sạch về tầm hồn mà
thôi! (Udana, cùng dịch giả, trang 296-297)
Câu nói này tuy ngắn ngủi nhưng chứa đựng một chân lý
bất di bất dịch của định luật nhân quả, mà trước đó đã biết bao
người, bao học thuyết đã sai lầm, phiến diện, nhất là chủ trương tắm
sông rửa tội của Bà-la-môn.
Thật ra, tội chỉ là hình thức khác của nghiệp đã gieo
ở đất tâm chứ không phải những cái gì bất di bất dịch. Tội là nghiệp
ác đã tạo, nên có thể hoán cải nó với nhiều phương cách, nhưng hiển
nhiên, kết quả cuối cùng của công việc hoán cải là biến một việc
ác (tội) thành một quả báo tương xứng ở mức độ không đáng kể và
không làm tác hưởng xấu xa gì cả. Đó là công năng của sự hoán cải,
nhưng nên nhớ, nghiệp bị hoán cải sẽ giảm thiểu đến mức độ tối
đa!
Dù sao chăng nữa, sự hoán cải với một kết quả ấy đã
là một chuyển biến tốt đẹp lắm rồi, như trường hợp ngài Vô-Não đã
sát hại hàng trăm mạng sống, nhưng nhờ những nghiệp nhân ăn năn, phục
thiện sau đó, mà quả ác đến với ngài rất nhẹ. Đánh đổi quả báo
sát nhân bằng những sự đánh đập và chửi rủa. Phương thức rửa tội
của đức Phật là thế. Ngài dạy chúng ta phải duy trì sự sống của những
tâm lý thiện và hành động thiện trong mọi hoàn cảnh và mọi thời gian,
để nhờ đó mà những tác nhân xấu không còn cơ hội tha hồ phát triển.
Sự mâu thuẫn, đối kháng giữa hai nhân tố đó, dĩ nhiên, phía mạnh sẽ
thắng và phía yếu sẽ thua và điều kiện duy trì liên tục chiến thắng
của nghiệp thiện, nhất định chúng ta sẽ lấn át được nhân xấu đã
tạo dù vô tình hay cố ý trong đời sống quá khứ. Như vậy, chúng ta, dù
không có ý định rửa tội nhưng tự bản thân tội tự giảm thiểu đến
mức gần như tự tiêu diệt.
Nước sông, dù sông thánh hay sông gì chăng nữa, nhất định
không thể nào có công năng làm sạch tội lỗi của một chúng sanh mà các
học thuyết tôn giáo khác đã bày trò hoang đường, mê tín. Dĩ nhiên,
phép ăn bánh thánh xưng tội của đạo công giáo bây giờ cũng không khác
với tình trạng tắm sông rửa tội ngày xưa.
3-Ý NGHĨA VIỆC NÓI NĂNG, IM LẶNG ĐÚNG
CHÁNH PHÁP
Sau một buổi đi khất thực ở Jetavana trở về, để
chuẩn bị cho buổi thọ trai, các thầy Tỳ-kheo ngồi quanh quẩn tại hội
trường thảo luận các vấn đề chính trị và quốc sự.
Có vị cho rằng, giữa hai vì vua, vua Tần-bà-sa-la ở Ma-kiệt-đà
và vua Pasenadi ở Kosala thì vua Pasen 顤i giàu
có hơn, quốc độ mạnh mẽ hơn, xe cộ nhiều hơn và uy lực mạnh hơn.
- Có vị lại bảo, không phải thế,
vua Tần-bà-sa-la mới thật sự giàu có hơn, tài sản lớn hơn, xe cộ nhiều
hơn và uy lực mạnh hơn. Thế là cuộc tranh cãi cứ rầy rà mãi đến chiều
và không ai chịu khuất phục ai. Đức Phật biết được liền đến hội
trường và từ tốn bảo: Này quí thầy, quý thầy ngồi với nhau với câu
chuyện gì? Và câu chuyện gì chưa ngã ngũ giữa quý thầy?
Nghe Đức Phật hỏi, không ai bảo ai, tất cả đều tường
thuật lại đầu đuôi cuộc tranh luận. Nghe qua, Đức Phật quở trách:
- Này các tỳ-kheo, thật không xứng
đáng cho các thầy, những thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia
đình, sống không gia đình lại bàn thảo những vấn đề vô ích như vậy.
Này các tỳ-kheo, khi các thầy hội hợp với nhau, có hai việc
cần phải làm: Một là, đàm luận về chánh pháp; hai là, giữ im lặng như
bậc thánh. Ngoài hai việc này ra, các thầy không nên nhọc trí đến các vấn
đề khác! (Udana, cùng dịch giả, trang 301-302).
Mục đích của việc xuất gia là đạt ngộ chân lý. Nếu
tìm hiểu và huyền đàm về thế giới là vô ích, không liên hệ đến ly
tham, sân, si thì vấn đề tìm hiểu về chịnh trị, quốc sự lại càng
không phải là nhân tố quyết định sự giải thoát, giác ngộ. Do đó,
không riêng gì ở kinh này, mà lập trường chính đáng của đức phật là
xa lìa những cuộc biện luận có tính vô ích, thay vì lo trau dồi phạm hạnh
bản thân để hóa giải những tâm lý xấu xa, phiền phức, trở thành những
con người hoàn toàn thoát tục. Muốn đạt được điều này, không gì bằng
luận đàm về chánh pháp và im lặng như chánh pháp, trong trường hợp phải
im lặng. Chánh pháp ở đây là những phương cách, là những con đường có
thể giúp hành giả thực hiện những gì thật sự có an lạc, giải thoát.
Đó cũng chính là cương lĩnh chính yếu của đức phật và đạo Phật!
4. Ý NGHĨAVỀ VIỆC CHẤP NHẬN SỰ RA
ĐI
Một buổi chiều nọ, tại vườn ông Cấp Cô Độc, sau khi
giúp việc đức Phật xong, thị giả A-nan-da thưa chuyện:
- Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn,
thọ mạng ngắn ngủi là mẹ Thế Tôn. Sau khi sanh Thế Tôn bảy ngày đã mạng
chung về cõi trời Tusita! Và tại sao lại có sự việc bất nhẫn như vậy?
- Chính là như vậy, này Ananda. Không
chỉ riêng trường hợp mẫu hậu Mada, mà thọ mạng mẹ của các vị Bồ-tát
cũng vậy. Sau khi sanh các vị Bồ-tát 7 ngày là mạng chung về cõi trời
Tusita. Đó là thông lệ, cũng là việc bình thường, có chi phải nuối tiếc!
Nói đến đó, Đức Phật lại cảm tác một bài thơ sau:
- Tất cả hữu tình nào
- Sẽ có mặt ở đời
- Tất cả chúng sẽ đi
- Sau khi bỏ sắc thân
- Hiểu tất cả như vậy
- Bậc thiện sanh nhiệt tâm
- Sống đời sống phạm hạnh!
- (Udana, cùng dịch giả, trang342-343)
Được hỏi về nguyên nhân tại sao mẫu hậu Maya không sống
lâu thêm nữa mà chỉ có 7 ngày sau khi hạ sanh thái tử, chẳng những Đức
Phật không bàng hoàng xúc động theo lễ giáo gia phong, đạo lý thường tình
mẹ con, mà Đức Phật còn tỏ thái độ một trăm phần trăm dửng dưng không
chút luyến tiếc.
Câu nói khẳng định đó là thông lệ, là chuyện bình thường
có chi phải nuối tiếc, giúp cho chúng ta thấy rõ về quan điểm và lập
trường của Đức Phật trước cái chết. Chết không phải là hết, chết
là sự chuyển tiếp từ kiếp này với kiếp sống kế tiếp. Chết là một
qui luật chi phối không thiên vị một ai. Nuối tiếc về cái chết không
thể làm cho tử thi sống lại được. Nhận chân được điều đó, Đức
Phật dạy chúng ta phải cứng rắn trước sự ra đi của người thân,
không nên bi lụy vô ích. Hãy lấy sự vô thường của kiếp sống làm tiền
đề để trao dồi phạm hạnh và tu tập thiền quán. Và nếu không chuẩn
bị hành trạng, thái độ nhìn sự thật ngay bây giờ thì đợi đến bao
giờ?
- Vì chúng ta, ai cũng sẽ ra đi.
- Thấy người khác qua đời
- Trong lòng luôn xót xa
- Chẳng phải thương hại người
- Mà nghĩ đến lượt ta!
5. Ý NGHĨA VỀ MỘT ĐỨC TIN
Pasenadi trị vì nước Kosala, là một đức vua rất kính trọng
người đức hạnh. Trời đã về chiều, trên đường đến yết kiến Đức
Phật, nhà vua nhìn thấy, 7 vị bện tóc, 7 vị lõa thể, 7 vị mặc một y
và 7 vị du sĩ, đầu tóc bồm sòm, tóc tai dài thường thượt đang đi phía
trước. Theo thói quen, nhà vua chấp tay cung kính đảnh lễ các vị cho đến
khi không còn nhìn thấy nữa. Đảnh lễ xong nhà vua tiếp tục đi đến
nơi Đức Phật trú ngụ. Sau khi đảnh lễ Đức Phật, nhà vua hỏi:
- Bạch Đức Thế Tôn, có phải những
tôn giả ấy là những bậc A-la-hán ở trên đời này? Hay các vị đó
đang đi trên con đường để trở thành A-la-hán?
- Thưa đại vương, không thể nhận
định vội vàng như vậy là đúng được. Cần phải cộng trú mới biết
được giới đức của một người và như vậy, phải trong một thời gian
dài, không thể ít ngày được. Phải có tác ý, không phải không có tác
ý. Phải có trí tuệ, không phải không có trí tuệ. Phải có liên hệ mới
biết được sự thanh liêm, trong sạch của một người. Thưa đại vương,
hoặc ít ra cũng phải đàm luận mới biết được trí tuệ của một người
và như vậy, phải trong một thời gian dài, phải có tác ý, phải có trí
tuệ mới có thể đánh giá chính sát thế nào là một A-la-hán hay không phải
A-la-hán. (Udana, cùng dịch giả, trang 362 -363)
Nhận định phẩm chất đạo đức của một con người thông
qua những hành vi, cử chỉ được biểu lộ bên ngoài theo kinh nghiệm nhân
tính học của nhà vua cũng khá tuyệt vời. Được một nhà vua hết lòng
đảnh lễ mà điềm nhiên không dao động thì làm sao nhà vua chẳng lầm
khi cho rằng các vị ấy cũng là A-la-hán...
Nhưng với nhãn quan chính kiến của một bậc tuệ giác
viên mãn, Đức Phật không hoàn toàn đồng ý với theo lối nhận định của
nhà vua. Đức Phật đưa ra một số phạm trù rất cơ bản và quan trọng
để khảo sát xem ai là bậc thánh người phàm. Đầu tiên, phải sống
chung để ý tìm hiểu bằng lý trí không thiên vị trong một thời gian khá
lâu mới có thể biết được đâu đá, đâu vàng. Hay đơn giản hơn, ít
ra cũng phải cùng họ đàm luận. Trong đàm luận, lâu ngày, cũng giúp
chúng ta chính xác hiểu về một con người. Chính qua cuộc sống thường
nhật, với những cử chỉ được biểu hiện qua lời nói, hành động và
ý tưởng sẽ gíup chúng ta đánh giá chính xác về đời sống đạo đức
của một người.
Như vậy, qua một số khảo sát trên, chúng ta có thể rút
ra được nhiều bài học đạo đức tâm linh nơi kinh Phật Tự Thuyết.
Bản kinh này, nếu nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, có thể
thay thế kinh Pháp Cú, hầu làm giáo trình giảng dạy nơi các Phật học viện.
Bản kinh này còn có thể rất bổ ích cho chư vị hoằng pháp và giảng dạy.!!!
***
Tác giả chân thành tri ân đại đức Thích Minh Thọ đã
hoan hỷ cho mượn phòng và máy vi tính, nhờ đó, bài viết này có thể ra
đời.
http://www.buddhismtoday.com/viet/ddtamly/011-daoduc.htm
|
|