Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHẬT SỰ
 
Thế kỷ 21, với sự tiến bộ vượt bậc của ngành khoa học nên thế giới cũng không còn to lớn và con người càng xích lại gần nhau hơn, sự hiểu biết và thông cảm giữa các màu da hay sắc tộc cũng được gia tăng và cải thiện đáng kể, thông qua sự bùng nổ thông tin trên toàn cầu hiện nay!
Ngược dòng lịch sử gần 10 năm trước...Sau khi cùng vợ nghiên cứu lịch sử Indonesia, ông Rob muốn có một điều gì đó mới cho Việt Nam hội nhập thế giới. Vào năm 1992, ông đã cùng nhóm sinh viên công nghệ thông tin của Việt Nam từng nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia để tìm ra phương thức nhằm đặt viên gạch đầu tiên về công nghệ thông tin, ý nghĩ đó tưởng chừng như không thể khả thi, bởi không có kinh phí và cơ sở vật chất, nên mãi đến năm 2000, việc chuyển giao toàn bộ quyền quản lý tên miền cho Việt Nam mới được hoàn tất, ông Rob kể lại.(Theo tờ báo điện tử của Sài Gòn Giải Phóng)
Đều đó cho chúng ta thấy rằng ngành điện toán của mình còn quá “non trẻ” so với thế giới, song chỉ sau 3 năm Việt Nam đã phát triển đến mức ngạc nhiên cho nhiều quốc gia trong khu vực! Vậy, Phật giáo Việt Nam làm gì trước đà phát triển của xã hội ngày nay, khi chính phủ đang có chủ trương hoà mạng thông tin cho nhiều ban ngành trong cả nước.
Việt Nam hiện nay đang cố gắng phát triển nhanh để hội nhập vào thế giới công nghiệp hoá, đều đó hiển nhiên con người cũng được hiện đại hoá ở nhiều lĩnh vực. Nên ngành điện toán cũng là mối quan tâm hàng đầu trong quốc sách. Theo “Thời báo hàng ngày của Ấn Độ, 19/11/2000” đã nghiên cứu vào năm 2020 toàn cầu sẽ đạt được con số một tỷ hai trăm triệu người xử dụng máy Vi tính. Một con số không nhỏ!
 Trước ngưỡng cửa phát triển của xã hội, dường như trong giới Phật giáo hiện nay vẫn còn “e dè” trước một lĩnh vực hoàn toàn mới này nên chưa thấy có một phản ứng tích cực nào đáng kể, ngoại trừ một thiểu số Tăng, Ni trẻ được tiếp cận sớm và bắt kịp trào lưu và hoà nhập, nhưng chưa phải là con số lý tưởng và sự mong đợi của Phật Tử, học giả, văn nhân sĩ trí thức!
Đứng trước nhu cầu gia tăng gần như là tỷ lệ thuận này, Phật giáo không thể “thờ ơ” với xu thế, mà phải hội nhập càng nhanh càng tốt, nhằm đáp ứng món ăn tinh thần cho nhân loại! Albert Einstain-một triết gia vĩ đại người Đức nhận định một cách hùng hồn tiên đoán như sau:
“Tôn giáo của tương sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn thiên nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi phương diện trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có đạo Phật đáp ứng đủ các điều kiện ấy.”
Mặc dù, ông sống ở thế kỷ 20, nhưng thông qua sự nghiên cứu kinh điển Phật giáo và sự hiểu biết về lĩnh vực Triết học, khoa học mà ông đã cống hiến cho nhân loại học thuyết Tương đối, một sự khám phá đầy ấn tượng, giúp cho con người nhận ra một chân trời mới về nhận thức!
Học thuyết đó không nằm ngoài Nhân duyên, và lý Duyên khởi của Ngài Long Thọ đã đề cập từ thế kỷ thứ hai:
“Cái này có thời cái kia có
Cái này không thời cái kia không
Cái này sinh thời cái kia sinh
Cái này diệt thời cái kia diệt. ”
Phải chăng, nguồn cảm hứng đó đã giúp cho lĩnh Vật lý học có những nhận thức về thời gian, không gian, vật chất và năng lượng, tiềm năng (potentiality) và hiện hành (actuality) mà trong kinh đã từng đề cập: “Sơn hà đại địa nằm trong một hạt cải và một hạt cải đầy cả Tam thiên đại thiên”. Sau gần 15 thế kỷ ngành Vật lý xác định: “năng lượng không mất đi mà chỉ thay đổi từ dạng này sang dạng khác”, những nguồn cảm hứng bất tận đó ngành điện toán ngày nay đã áp dụng một cách nhuần nhuyễn cho chiếc máy Vi tính! Từ một không gian của ổ đĩa cứng và cái đĩa CD không thay đổi mà họ đã nâng lên sức chứa gấp hàng ngàn lần trước đây. Sự thành công đó là niềm khích lệ lớn lao cho giới Phật giáo, không cảm thấy cô đơn trong nhận thức từ nhiều thế kỷ qua.
Ở vào thế kỷ này, Phật giáo không thể tách rời xã hội từ nhận thức cho đến ứng dụng những thành tựu đó vào công cuộc hoằng pháp, bằng cách chuyển tiếp ngôn ngữ. Ví dụ, ngôn ngữ của Vô Ngôn Thông là không lời, ngôn ngữ của Bá Trượng là “Hét” hoặc dùng gậy…và ngôn ngữ của điện toán là lập trình mà giờ đây còn bỏ ngõ!
Ngày nay người ta nhận định, “một người chỉ biết ngôn mẹ đẻ mù chữ 100%, biết thêm một ngoại ngữ là 70% và không biết ngôn ngữ điện toán là 50%”. Nếu chúng ta không bắt nhịp và nâng cao kiến thức hơn hoặc bằng thì không thể tự nhận mình là Thích tử, hay Thiên nhân chi đạo sư, ở thế kỷ thứ 21 này!
Thiết nghĩ, “Phật pháp bất ly thế gian giác” hay “Chúng sinh là đối tượng giác ngộ” nên chúng ta không thể không quan tâm đến con số một tỷ hai trăm triệu là một phần sáu trên thế giới, trong đó có khoảng vài trăm ngàn Phật tử Việt Nam khắp nơi sẽ truy cập vào các trang nhà điện toán của Phật giáo Việt Nam, nếu ngay từ bây giờ chúng ta không xây dựng các trang điện toán đó để đưa tin tức Phật sự và giáo lý cho các Phật tử công chức, giáo sư, nhân sĩ trí thức không có thời gian và điều kiện để đến Chùa nghe giảng hay đọc các trang báo viết, thì chúng ta tự đánh mất chính mình trên bước đường hội nhập và hoằng hoá nhân sinh! Trong việc tiên phuông này hiện nay có vài trang báo điện tử:
www.daophatngaynay.com
www.quangduc.com
www.thuvienhoasen.org
www.phathocthuongthuc.com
www.budhasasana.com
www.zencomp.com
www.Budhanet.net
www.multimania.com/cusi
www.saigon.com/~tdang
www.sinhthuc.org
www.iinet.net.au/~ansonb/vnbud
www.lotuspro.net
www.saigon.com/~hoasen
www.phatphaponline.net
Chừng ấy trang báo thì quá khiêm tốn so với khoảng 70% phần trăm dân số trong nước theo đạo Phật và kiều bào Phật tử thì quả là giữa cung và cầu chưa cân xứng, chưa nói đến sự giới thiệu Phật giáo Việt Nam ra bên ngoài cho bạn bè năm châu biết đến! Trong khi đó, chỉ riêng Phật giáo Thái Lan là có khoảng 200 trang nhà điện tử để truyền đạt giáo lý bằng chữ và thuyết giảng trực tuyến trên mạng hàng ngày mà còn chưa đủ đáp ứng cho dân chúng và Phật tử!
Cho nên, nếu ngay bây giờ chúng ta không để tâm đến lĩnh vực công nghệ thông tin, và chủ trương của Chính phủ đang hướng đến công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước mà chúng ta không kịp hoà vào dòng phát triển đó thì Phật giáo chúng ta sẽ bị lạc hậu. Trong khi, nền tảng đạo lý của đức Phật đã đi trước thời đại gần 2600 năm mà cho đến bây giờ vẫn còn là nguồn cảm hứng bất tận cho ngành khoa học. Một triết gia Châu Âu Rudyard Kipling viết trong quyển Quyền học Đông Tây nhận định: “trước đây tôi sai lầm trong nhận định, Đông là Đông Tây là Tây, gặp gỡ đừng mong sẽ có ngày, nhưng càng đi sâu vào Triết lý Đông phương thì tôi thấy rằng Tây Phương ngày nay như là đứa trẻ về nhận thức nội tại, trong khi Đông phương đã đi trước mấy ngàn năm, Tuy nhiên, đứng về mặt khoa học thì Đông phương còn đang chạy theo Tây phương với khoảng cách gần nửa thế kỷ!”
Qua nhận định trên cho chúng ta thấy rằng đã đến lúc chúng ta phải phát huy tài sản vô giá của đức Phật để lại và nâng cao chính mình qua cách ứng dụng mọi lúc mọi nơi để xứng đáng với lòng tin yêu của nhân loại đang hướng về, đồng thời trong tương lai không xa Phật giáo Việt Nam phải song hành cùng nền khoa học tiên tiến để phục vụ cho nhân sinh qua các thời đại, như lời tiên đoán của nhà bác học đã nói: "...một tôn giáo toàn cầu..." góp phần cùng với dân tộc Việt Nam thực hiện tinh thần dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh trong chánh pháp của đức Phật.

 http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/ungdungcongnghe.htm

 


Vào mạng: 8-7-2004

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang