- Chúng Tôi Học tiếp DUY
THỨC (II)
- (Ghi lại để thân kính tặng
ACE Áo Lam)
Sau khi được giới thiệu "bề
ngoài " của căn nhà Duy Thức, chúng tôi tiến sâu thêm một chút vào
bên trong ; bắt đầu bằng bài kệ :
- "Anh em 8 chú một chàng si . . .
- . . . . .
- Làm chủ trong nhà Ðệ Bát Y "
Thì ra thức thứ 8 mới là "
Ông Chủ" Hôm nay ACE chúng tôi quyết " làm quen " với Ông Chủ
A lại Da thức này ( và nhắc nhở nhau rằng, "ông chủ" hay "người
bán hàng" v.v.. đều là biểu hiện của "Tâm" hết đó nha ! J
J !!)
Thức thứ 8 ( còn được gọi là
Tàng thức hay A lại Da thức ) đưọc xem là thức căn bản của mọi hiện
tưọng . Tàng= kho chứa - Thức này chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời
sống mỗi con ngưòi và là nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần
; bởi vì như đã biết : thức thứ 7 là Mạt na đã đem các pháp hiện
hành huân chứa vào cái "kho" vô tận này.
Khái niệm A Lại da thức là cơ sở
của Duy Thức Tông, qua đó người ta giải thích sự hiện hữu của
"cái gọi là con người " - "cá nhân", cái mà Mạt na chấp
là "cái Ta" hay " cái Tôi" vậy. Tất cả những ghi nhận của
mắt, tai, mũi, lưỡi, tất cả những việc làm của thân , miệng, ý ( gọi
chung là nghiệp : thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp ) đều được
tích lũy trong A Lại Da Thức , dưới hình thức " những hạt giống"
, đợi nhân duyên đầy đủ sẽ "hiện hành" Nói cách khác, khi
các hạt giống đang ngủ yên trong Tàng thức thì gọi là Nhân, khi đầy
đủ các trợ duyên ,nó hiện khởi ra thì gọi là Quả . Ví dụ :
trong tâm thức chúng ta luôn có những hạt giống thiện và bất thiện ,
khi gặp thuận duyên sẽ hiện khởi ngay - như những hạt giống của sân hận,
giận dữ - nếu gặp thuận duyên ( bị ai chọc tức, khiêu khích, mắng chưởi,
đánh đập v..v..) thì những hạt giống đó sẽ hiện hành ngay ( đỏ mặt,
giận dữ, phản ứng , đánh đập hay mắng chưởi lại v..v..) những hành
động mới hiện hành này lại gây ra những hạt giớng mới, những chủng
tử mới của nghiệp, lại được huân vào Tàng thức v..v. . tạo ra cái
vòng lẩn quẩn , tiếp tục tạo tác và chịu sự chi phối của nhân quả
luân hồi . Những hạt giống tư tưởng trong A Lại da thức cũng như mầm
mống của hạt giống trong cây chanh chẳng hạn : hoa chanh và trái chanh tuy
chưa xuất hiện nhưng nó đã có tiềm tàng trong cây chanh , chỉ chờ hội
đủ thời gian, sự tưới tẩm, bón phân , thời tiết v..v. thì sẽ đơm
hoa kết trái mà thôi . Ngoài ra Nhất Thiết hữu Bộ còn gọi hiện tượng
này là Căn bản thức nghĩa là các hạt giống tâm thức giống như biểu
hiện của sóng & nước ( sóng và nước là một, sóng luôn hiện hữu
trong nước - không có nước thì không thể nào có sóng được )
Về đặc tính của A Lại Da thức,
Mạt Na thức và 6 thức kia, có bài tụng cho dễ nhớ như sau ( bài Việt dịch
của thầy Thiện Hoa ) :
Hằng thẩm tư lương ngã tương tùy
( Hằng xét đo lường theo chấp ngã
Hữu tình nhật dạ trấn hôn mê Hữu
tình ngày đêm bị mê muội
Tứ hoặc bát đại tương ưng khởi
4 hoặc, 8 đại chung nhau khởi
Lục chuyển hô vi "nhiễm tịnh
y" 6 thức gọi là "nhiễm tịnh y" )
( 4 hoặc = 4 căn bản phiền não :
Si, Kiến, Mạn, Ái ; 8 đại = 8 món tùy phiền não)
Chi ly hơn một chút, Bát thức qui cũ
tụng cũng có nói thêm :
Thức thứ 8 có Hằng mà không Thẩm
xét
Thức thứ 7 ,vừa Hằng lại vừa
Thẩm xét
Thức thứ 6 , có Thẩm xét mà
không Hằng
5 Thức trước ,không Hằng và
không Thẩm
( đối với ACE chúng tôi, chữ khó
ở đây là Hằng và Thẩm . Hằng = permanent, always = luôn luôn (có mặt
24/24) ; Thẩm = khảo sát, thẳm sát, lo nghĩ, tư lượng, lo nghĩ ,tính toán
v..v..= reflecting )
Các bài tụng cũng nói rằng tính
chất của Tàng thức là vô phú và vô ký ( vô phú = không bị vây bủa, ngăn
che ; vô ký = không bị chi phối bởi thiện hay ác ) . Sự hiện hữu của
nó trôi chảy như dòng sông ( hằng chuyển như bộc lưu) ,không thể nói
là thường hằng hay đoạn diệt.
Buổi học hôm nay đưa đến cho ACE
chúng tôi những bài học sau :
1. Sự huân tập đóng vai trò thật
quan trọng trong đời sống chúng ta . Những điều mắt thấy tai nghe, những
hành động của thân, miệng, ý v..v.. đươc cất kỹ vào Tàng thức chờ
ngày xuất hiện ; vì vậy chúng ta phải rất cẩn trọng trong việc tu tập
của chính bản thân và giáo dục đàn em , con em của chúng ta . Về bản
thân, chúng ta phải năng tưới tẩm những hạt giống thương yêu hiểu biết
, từ bi, trí tuệ , tinh tấn v..v.. vì chúng là những hạt nhân khi đủ nhân
duyên sẽ đơm hoa kết trái an lạc , hạnh phúc ; và tìm cách diệt những
hạt giống sân hận , tham lam, ích kỷ như người làm vườn chăm chỉ tưới
cây ,bắt sâu, bón phân cho những cây lan, khóm hồng ,cây cam cây quýt và xịt
thuốc để diệt cỏ dại vậy . Sâu ăn hại cây , cỏ dại chiếm đất làm
cây khô héo hay giết chết cây v..v. là những chủng tử xấu, cần phải
đề phòng, đừng để chúng được ( hay "bị") huân vào A Lại da
Thức, vì khi đủ duyên ,chúng sẽ hiện khởi thành những hành vi tội lỗi,
lời nói độc ác, có năng lực làm hại mọi người và hại cả bản
thân mình .
2. Ðối với các em, chúng ta phải
là những gương tốt , đừng " làm một đường nói một nẻo" đừng
thất hứa với các em, đừng dạy các em những thói quen xấu ( cờ bạc, rượu
chè, mánh mung, ăn nói bậy bạ , nói xấu lẫn nhau, mất đòan kết, la mắng
hay dùng những lời không đẹp với nhau v..v..- ở đây chúng ta có rất nhiều
điều cần tự cảnh giác mình , vì không thể kể hết được) . Chúng ta
dạy các em Phật Pháp, Chuyên Môn, Trò Chơi , tiếng Việt v..v.. qua những lời
hay ý đẹp , đó là chúng ta đã huân vào Tàng thức của các em một vườn
hoa trái tương lai sẽ đơm bông kết quả , như trao tặng các em một hành
trang tinh thần quí giá của Anh Chị HTr. /GÐPT trước khi các em vào đời.
3. Bài học thứ 3 là dựa vào tính
chất của Tàng Thức ( vô phú, vô ký), ta thấy rõ Tàng thức rất thụ động,
nó không phân biệt tốt xấu ; nó thuần túy là "cái kho chứa,"
vàng bạc châu báu, bông hoa thơm tho v..v.. cũng chứa, mà rác rưởi hôi
tanh dơ bẩn cũng chứa hết ; cho nên Tàng thức không thể đóng vai trò giải
thoát khỏi những tập khí ô nhiễm v..v.. được . Vì thế vai trò lảnh đạo
để "vượt ngục" sinh tử luân hồi chính là vai trò của Ý thức.
Chỉ có ý thức - cái thường linh hoạt suy nghĩ bao la vũ trụ đó- suy nghĩ
tốt lành cũng nó mà suy nghĩ xấu ác cũng nó . Chính nó đồng thời có thể
gieo vào Tàng thức những hạt giống (chủng tử) thánh thiện tốt lành, vừa
"kiểm điểm, góp ý, phê bình" để chuyển hoá "bệnh" si
mê chấp ngã cuồng dại của Mạt na. Bởi vậy dù tu theo pháp môn nào,
chúng ta cũng thấy "bí quyết " vẫn là "cột cái Ý lại"
như cột con trâu lòng đừng cho nó chạy tứ tung phá hại lúa mạ của người
khác vậy - Muốn tu hành có kết quả, ta phải làm chủ Ý.
4. Bài học thứ 4 là về cái mà
chúng ta thường gọi là "nghiệp" . Nghiệp là gì ? Nghiệp có phải
là một hình phạt từ trên trời rơi xuống hay 1 tai họa "vô cớ"
dính vào ta hay không ? Không, nghiệp là những hành động có tác ý của
thân, miệng, ý đã được huân vào trong Tàng thức như những chủng tử,
đợi có đủ cơ duyên thuận tiện sẽ xuât hiện như một cái quả vừa
đủ thời gian để chín muồi. Ðức Phật cũng dạy : " Con người là
chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp; nghiệp là quyến thuộc,
là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra. Như thi hào Nguyễn Du cũng
được xem như am hiểu Phật Pháp khi Ông viết ( trong truyện Kiều) :
"Ðã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẩn trời gần trời
xa"
để nói lên trách nhiệm của con
người trước luật Nhân Quả : gieo lúa thì được gạo, gieo hạt cam thì
hái trái cam, gieo gió thì gặt bão v..v..không thể nào gieo hạt cam mà đòi
có trái bưởi được.
5. Bài học thứ 5 là về tinh thần
giáo dục Phật giáo nói chung, tinh thần giáo dục trong GÐPT nói riêng.
Chúng ta thấy rất rõ sự tiến triễn tâm lý con người phát triển từ
bên trong mà ra chứ không phải chỉ từ sự thúc đẩy bên ngoài mà có. Thực
tế cho thấy các trẻ em cùng cha mẹ, hưởng 1 cuộc sống vật chất và
tinh thần như nhau nhưng tính tình có thể rất khác nhau, thậm chí hai anh /
chị em song sinh có khi tính tình cũng không giống nhau. Vì vậy giáo dục phải
lấy đứa trẻ ( con người) làm khởi điểm, phải căn cứ trên tâm lý của
nó chứ không phải là của người dạy nó, tâm lý này không phải là cố
định, theo đúng mẫu mã nào, mà là luôn luôn biến đổi, chuyển hoá
không ngừng . Vì thế chúng ta, những người HTr. GÐPT cần phải theo kịp
tinh thần giaó dục tự chủ, tự giác, năng động, sáng tạo v..v.. một nền
giaó dục có tính cách đánh thức con người, và trả con người về cho chính
nó ( như chúng ta thường nghe chư Phật chư Tổ bảo " đi tìm bản lai
diện mục " ) mà đức Phật đã dạy cho đệ tử của ngài cách đây
gần ba ngàn năm .
6. Bài học cuối cùng của ACE
chúng tôi hôm nay lại cũng là một bài về " thuật ngữ " DTH hay
là vấn đề "chữ một" : đó là 3 chữ " cảnh" ,
"tánh" và "lượng"
***Cảnh: có 3 cảnh : tánh
cảnh : là tự thân của thế giới thực tại khách quan (the realm of
things in themselves) Tánh= bản chất ; cảnh= đối tượng
Vậy tánh cảnh= bản chất của đối
tượng = bản chất của thế giới thực tại khách quan
đới chất cảnh : là
hình ảnh về một thực tại nào đó trong tri giác của ta = ảnh tượng
được nương vào và sinh bởi tánh cảnh = cảnh đuợc mang theo, được phản
ánh từ thực tại ( ví dụ khi ta thuơng hay ghét một người nào đó thì
hình ảnh của người ấy trong lòng ta là hình ảnh được sáng tạo bởi
tâm thức chứ không phải hình ảnh của người ấy trong thực tế ; nói
các khác, đó là hình ảnh đã bị " méo mó" qua suy diễn của tâm
phân biệt , vì vậy Thiền quán dạy ta buông bỏ những đới chất cảnh (
ảo ảnh) để thể nhập vào tánh cảnh .
độc ảnh cảnh : thế
giới ảnh tượng chỉ có trong tâm thức chứ không có trong thực tế ( như
trong giấc mộng ) ; cũng là một biểu hiện của Tàng thức A lại da
Trong 3 Cảnh này Tàng thức chỉ
quan hệ với (hay duyên với) Tánh Cảnh
***Tánh: cũng có 3 Tánh là Thiện,
Bất thiện và Vô ký ( = trunbg tính= không thiện không ác) . Trong
3 tánh này, Tàng thức duyên với vô ký
***Lượng: là hình thái của nhận
thức , cũng có 3 lượng :
Hiện lượng : trực giác
( nhận thức trực tiếp, không cần qua suy luận) . Trực giác có thể đúng
hay sai , nếu đúng thì gọi là chân hiện lượng, sai thì gọi là tợ hiện
lượng
Tỷ lượng: phải dùng
đến suy luận . Cũng vậy, tỷ lượng có thể đúng ( = chân tỷ lượng)
hay sai (tợ tỷ lượng)
Phi lượng : bao gồm tợ hiện
lượng và tợ tỷ lượng
Trong 3 Lượng, Tàng thức chỉ
duyên với Hiện lượng
Buổi học chấm dứt tại dây với
lời nhắc nhở nhau nhớ học thuộc định nghĩa của 3 Cảnh, 3 Tánh và 3 Lượng
, đừng có nhầm Tánh Cảnh với 3 Tánh đó nha !J J !! Có như vậy sau này
nói đến các mối quan hệ của Mạt na với 3 Cảnh, 3 tánh và 3 Lượng mới
hiểu và khỏi nhầm lẫn được .
http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/007-hocduythuc2.htm