- CHƯƠNG
TRÌNH “ÁNH SÁNG VÌ NGƯỜI NGHÈO”
- Tại Bệnh Viện Cù Lao Minh – Mõ cày - Bến
Tre
- Ngày 18 tháng 1 năm 2007
“Già
lụm khụm, mắt mờ, tai điếc,” đó là qui luật của sanh lão bệnh. Không nhiều
thì ít, có lẻ ai cũng một phải đi qua giai đoạn đó trong đời. Những người
thực hiện chương trình “Ánh sáng vì người nghèo” hiểu được giá trị của một
người có mắt sáng là như thế nào và cảm thông với nỗi niềm của người
không còn thấy ánh sáng là gì. Có lẻ do vì cuộc sống mưu sinh tảo tần để
nuôi đàn con khôn lớn, cho nên đã làm tổn thương con mắt mà ngay hôm nay
phải mang một chứng bệnh mắt cườm, nên không còn nhìn thấy đựơc thế giới
bên ngoài như trước đây một cách rõ ràng. Bằng tất cả tấm lòng của sự cảm
thông và chia sẽ, bằng tình thương yêu như cha mẹ của mình, nhận thấy rằng
bệnh mắt cườm ở tuổi già có thể chữa trị được. Cho nên nhóm thực hiện
chương trình do Thầy Thích Nhật Từ đã phối hợp với những tấm lòng có cùng
chung mục đích mang lại ánh sáng cho người nghèo tại Mõ cày Bến Tre. Với
quyết tâm và nỗ lực của các Y Bác sĩ và đơn vị tài trợ chính cho chương
trình là Lâm Thuỷ Sinh thuộc Chicago Việt Báo với số tiền 60 triệu
VNĐ, thực hiện được 112 ca mỗ mắt (và quà) cho các ông, bà đang
trong hoàn cảnh khó khăn không có khả năng chữa trị bệnh.
“Kính lão đắc thọ”
Ở cái tuổi mà các cụ ông
cụ bà rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc “thất thập cổ lai hy”, thế
mà sự bất hạnh cứ dồn dập xảy ra cho những người làm cha làm mẹ một thời
ít nhiều đã đóng góp cho xã hội, trong đó có chúng ta, những người con (tuy
không trực tiếp sinh ra) nhưng vẫn xem như cha mẹ của mình rất xứng đáng
được hưởng sự hạnh phúc.
Lặng lẽ nhìn các cụ thật
là dễ thương, dễ mến làm sao. Dù không nói một lời trong sự nhìn đó, Có ai
hiểu được các cụ muốn nói gì không, có ai hiểu hạnh phúc của các cụ bây
giờ là gì không? Hỏi các cụ sẽ không nói ra đâu, vì sự âm thầm chịu đựng
không nói ra mình muốn gì đó là bản chất của tình thương, của sự hy sinh
trong tâm hồn những ngừoi làm cha mẹ. Nhưng chúng con (những người thực
hiện chương trình) vẫn hiểu đựơc thông qua từ trường từ tâm đến tâm, đó là
sự mong muốn đựơc nhìn thấy con cháu khôn lớn nên người. Chỉ với mong muốn
nhỏ nhoi đó thôi, tại sao chúng ta không làm cho nó trở thành hiện thực.
Vì vậy mà chương trình mỗ mắt đã thực hiện đều mong mõi đó và thông qua đó
cũng nói lên rằng: “Cha mẹ ơi! Chúng con thương cha mẹ nhiều lắm và chúng
con đang làm những gì có thể làm được để cha mẹ đựơc hạnh phúc đây, và cha
mẹ hãy cố gắng sống lâu với chúng con nhé.” Những ai còn cha mẹ thì ngay
bây giờ hãy biết trân quí và xem như vị Phật trong nhà vào thời không có
đức Phật ra đời. Đó là lời dạy của Như Lai Thế Tôn cách đây hơn 2500 năm
tại đất nứơc Ấn Độ.
Ý nghĩa
triết lý về con mắt trong kinh Lăng Nghiêm
Ngoài
con mắt vật lý (nhãn căn), chúng ta còn có con mắt thứ sáu, con mắt mà đức
Phật đề cập trong kinh Thủ Lăng Nghiêm mà Thầy Nhật Từ muốn chia sẽ đến
những người chưa có cơ hội chữa trị hoặc không thể chữa trị được (khiếm
thị), đó là con mắt của nhận thức, con mắt của tình thương thì với con mắt
ấy còn có giá trị hơn nhiều nếu biết cách sữ dụng và khai thác chúng để
làm lợi ích cho cuộc đời, mặc dù thiếu ánh sáng nhưng vẫn có thể đóng góp
cho xã hội, thì hạnh phúc vẫn có mặt.
Ngựơc lại, dù có đấy đủ
ánh sáng đi chăng nữa, mà nếu sử dụng con mắt không đúng chỗ, chẳng dùng
con mắt để soi mói, để trộm cắp, xem phim đồi truỵ văn hoá…hoặc sử dụng
phí phạm thay vì dùng con mắt để đọc sách, học tập, hay đọc những lời dạy
của Thánh hiền…mà lại dùng con mắt ấy để chơi game,… thì dù có mắt nhưng
chẳng khác gì những người đang bị bệnh về mắt, chắc chắn theo nhân quả sẽ
không còn thấy được nữa. Cho nên giá trị cái nhìn của con mắt ở chổ đó là
cái nhìn bằng trí tuệ, đó là con mắt của hiểu biết, con mắt của sự thương
yên hiền hoà, từ ái…chứ không phải của con mắt “mang hình viên đạn” ai
cũng sợ thì dù có con mắt đi nữa nhưng chẳng lợi ích gì.
Do đó chúng ta những người
đang có hạnh phúc về đôi mắt, nên sử dụng con mắt của tình thương, con mắt
thiên thủ thiên nhãn của Bồ tát Quan Âm để nhìn cuộc đời, để tìm kiếm
những nơi nào còn chưa có ánh sáng thì hãy mang đến ánh sáng cho nơi ấy,
quna trọng là mang lại ánh sáng bằng đạo lý, ánh sáng bằng nhận thức chân
chánh, ánh sáng của sự giác ngộ mới thật sự có hạnh phúc. Muốn cho ánh
sáng ấy lan rộng là những conngười có trái tim hãy cùng nhau nối kết tình
thương bằng cách mỗi người đóng góp một tấm lòng một bàn tay vào công tác
Phật sự chia sẽ giúp đỡ vì người nghèo 50.000 30.000 cùng với quý Thầy,
quí Sư cô cũng là chúng ta góp phần vào sự nghiệp hoằng pháp mà các Thầy
Cô đang thực hiện hoài bão của Như Lai Thế Tôn.
Địa chỉ tiếp nhận sự đóng góp những tấm lòng hảo
tâm liên hệ:
Thích Nhật Từ
Hội từ thiện Đạo Phật
Ngày Nay
Chùa Giác Ngộ - số 92
Nguyễn Chí Thanh , Q. 10, Tp.HCM
ĐT: +84-8-8309570.
Di động: +84+908-153-160
Emai: thichnhattu@yahoo.com
http://www.buddhismtoday.com/tuthien/anhsang_vinguoingheo.htm