Để giúp mọi người có thể
xem trực tuyến các bài pháp thoại VCD của thầy Nhật Từ giảng, chúng
tôi đã đưa các bài pháp thoại vào mạng miễn phí
Youtube và
Google, bên cạnh các bài do các thiện tri thức khác đã đưa
sẵn.
Từ ngày 5-3-2010 đến ngày 19-3-2010
(tức ngày 20 tháng 1 đến 4-2 Canh Dần)
ĐĂNG KÝ
Hạn chót đăng ký là ngày 5-1-2010.
Ưu tiên những người đóng tiền trước.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
ĐĐ. Thích
Nhật Từ (Có chương trình thuyết giảng và hành lễ riêng).
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Tàu hỏa,
loại toa có máy lạnh. Xe bus 35 chỗ ngồi, có máy điều hòa.
CÁC ĐỊA ĐIỂM CHÍNH BAO GỒM
Lâm-tỳ-ni (Lumbini), nơi Phật đản sinh. Bồ-đề Đạo tràng
(Bodhgaya). Ba-la-nại (Varanasi), nơi Phật chuyển pháp luân. Nơi Phật nhập
Niết-bàn (Kusinagar). Đại học Nalanda. Thành Vương-xá, thành Tỳ-xá-ly.
Các thắng cảnh tại thủ đô Delhi. Kỳ quan thế giới Taj Mahal. Sông Hằng
huyền bí.
Ông Nguyễn Hiền Đức là Nhà Nghiên cứu Sử Phật Giáo đã từng cộng tác
với Báo Giáo Ngộ và viết những bài sưu khảo có giá trị.
Hôm nay, ông đã hoàn thành được tác phẩm “Lịch Sử Phật Giáo Đàng
Ngoài: 1593-1802” và gởi tặng tôi, xin ý kiến. Tôi nhận thấy đây là
một công trình sưu tập công phu, có giá trị.
Tôi hoan hỷ giới thiệu đến tất cả mọi người muốn tìm hiểu lịch sử
Phật giáo để hiểu biết thêm về những điều cần biết trên bước đường
thăng hoa tri thức.
Hôm nay 16.12.2009 (nhằm 1.11
Kỷ Sửu), đại lễ tưởng niệm 701 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông
nhập Niết bàn (1308 - 2009) sẽ cử hành trọng thể tại nhiều nơi trong
nước. Vì sao Phật hoàng Trần Nhân Tông được cả người trong đạo lẫn
ngoài đời tôn vinh?
TT - Để tưởng niệm công đức lớn lao của Ðức Phật hoàng Trần Nhân
Tông, một bức tượng chân dung Phật hoàng nặng hơn 100 tấn đồng, cao
15m sẽ được khởi công xây dựng vào ngày 16-12 (tức ngày 1-11 âm lịch,
ngày nhập niết bàn của Phật hoàng - đại lễ của Phật giáo).
Hôm qua 24.10, ông Nguyễn Hữu Đông, Giám đốc Công ty cổ phần du lịch
Hương Giang (tỉnh Thừa Thiên-Huế) cho biết, cơ sở đúc đồng Nguyễn
Văn Niệm (ở phường Phường Đúc, TP Huế) vừa làm lễ khai lò và khởi
đúc hai bức tượng vua Trần Nhân Tông và Phật hoàng Trần Nhân Tông do
công ty đặt hàng. Đây là hai bức tượng sẽ được đặt tại đền thờ vua
Trần Nhân Tông, tại khu văn hóa Huyền Trân ở núi Ngũ Phong, thành
phố Huế.
Lời giới thiệu của người dịch :
Phật giáo ngày nay không những được phổ biến trong các quốc gia tân
tiến ở Âu châu và Mỹ châu mà còn đi sâu vào những vùng xa xôi mà
phần đông chúng ta không ngờ đến. Dưới đây là phần chuyển ngữ một
bài báo phỏng vấn một nhà sư người Đài Loan rất tích cực trong việc
hoằng pháp trên lục địa Phi châu. Bài báo được đăng ngày 30.10.09,
trên tạp chí L’Express bằng tiếng Pháp của xứ Maurice và trên mạng
epaper.lexpres.mu cũng của quốc gia này.
(Kuala Lumpur, Malaysia) : Sứ mệnh hoằng dương Phật pháp
tại Phi châu của Thượng tọa Hui Li đang đơm hoa kết trái. Tuy nhiên,
trong những ngày đầu của sứ mệnh cao cả ấy, cư dân địa phương, các quan
chức chính quyền, và tín đồ các tôn giáo khác gọi Thượng tọa là loài
“quỷ sứ” và “cỏ độc”.
“Tôi bị cư dân địa phương, các quan chức chính quyền, và
tín đồ các tôn giáo khác lên án, chụp mũ. Họ không biết Phật giáo là gì,
và trước đó họ cũng chưa từng thấy bóng dáng một tu sỹ Phật giáo trong
chiếc y vàng,” Thượng tọa Hui Li nhớ lại.
Mỗi năm Tết đến, nơi nơi hân hoan đón mừng xuân
mới, chúc nhau an lành và hạnh phúc. Mùa xuân trở về mang niềm vui
đến cho mọi người trên thế gian, trong đó có những người con Phật.
Chuông trống Bát Nhã thâm trầm vang lên trong các chùa, mang âm
hưởng tỉnh thức cho phút giây đón mừng năm mới. Phút nhập từ bi quán
như nhắc nhở tâm từ bi của chư Bồ Tát gởi đến muôn loài và lời cầu
nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Mùi
hương trầm lan tỏa, như hương xuân cúng dường mười phương chư Phật
nhân dịp đầu năm. Nụ cười từ bi của Ðức Phật luôn luôn hiện hữu, tạo
cho đạo tràng một không khí ấm áp đầy đạo vị, mặc dù ngoài kia mùa
đông Canada, tuyết đang rơi lạnh buốt người.
Luận điểm cho rằng
Đức Phật là người tích hợp tư tưởng triết học Ấn Độ bắt đầu với các
triết gia Bà-la-môn giáo nhằm hạ thấp triết học Phật giáo xuống mức
bình thường, không có gì sáng tạo như Gaudapada, Dinnaga, Shankara…(Vì
không có phần mềm gõ chữ Sanskrit và Pali nên các thuật ngữ này
chúng tôi viết theo dạng La-tinh hóa). Tiếp đến là những giáo sĩ và
tín đồ Bà-la-môn muốn xóa sổ Phật giáo ở Ấn Độ bằng cách tuyên
truyền rằng, Đức Phật là hóa thân thứ chín của thần Visnu! Và cho
rằng những học thuyết như luân hồi, nghiệp…
"Tha thứ là một hình thái của hiện thực. Nó không có nghĩa là từ chối,
giảm thiểu,
hoặc biện minh cho những gì người khác đã làm cho bạn hoặc
sự
đau đớn mà bạn đã phải chịu. Điều đó
khuyến khích bạn đóng khuông lại những vết thương cũ và nhìn thấy
chúng như những gì chúng đang là. Và nó cho phép bạn xem lại có bao
nhiêu năng lượng đã lãng phí và bản thân bạn
bị tổn thương bởi vì không có khoan dung.
Tình yêu cao thượng và sự tự tế rất cần thiết trong thế giới này,
được xuất phát từ sự trân quí và tùy hỷ với đối tượng, và mong muốn
đối tượng được hạnh phúc, an lạc, nhưng không bám víu chặt chẻ và
cũng không sở hữu đối tượng. Bạn đang sống trong một xã hội đầy đủ
vật chất mà trong đó lòng tham đắm sở hữu nhiều hơn và lớn hơn như
là tổng số tiêu chuẩn cho đời sống hạnh phúc. [...]
Giữa gió cát phù du, sóng đời đã bao lần thổi đến.
Gió lạnh, cát mềm, sóng đẩy đưa ướt đẩm thân tâm, nghe lòng chơi vơi
như bãi cát hoang vu, đón những cơn sóng vỗ về, rát da rát thịt. Đời
người ư, vô thường như những gì không nắm bắt được, cho đời hắt hiu,
cho tâm say sóng, cho mộng tìm về.
NIẾT BÀN, phỏng dịch theo nguyên bản mang
tựa đề: “NIRVANA IN A NUTSHELL” của SCOTT SHAW, do Barnes & Noble ấn
hành năm 2003. Tác giả Scott Shaw là một nhà văn điêu luyện, một nhà
giáo, một nhà võ và đồng thời là một Phật tử thuận thành.
Quyển sách này có
kèm theo hai bộ tranh dùng để minh họa. Tuy chất lượng in không tốt
nhưng có giá trị lịch sử.
Bộ tranh đầu tiên
nằm trong phần mà Yanagida Seizan trình bày nội dung và giải thích
xuất xứ Thập Ngưu Đồ là bản Gozan (Ngũ Sơn) lưu trữ tại Đại học
Tenri (tỉnh Tenri, gần Nara).
Bộ tranh thứ hai
với nét bút của Ngu Trung Chu Văn được ghép vào phần luận đề Hiện
Tượng Luận Về Bản Ngã của Ueda Shizutera là bộ cất giữ tại Shôkokuji
(chùa Tướng Quốc), Kyôto.
Chúng tôi chỉ chua chữ Hán khi thực cần thiết. Tuy nhiên, đặc biệt
đối với các bài kệ tụng, để tiện bề thưởng thức, xin phép chua tất
cả.
“Lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và làm nở hoa cho cuộc sống’’đó
là lý tưởng giải thoát, giác ngộ, thoát ly sanh tử, mà người Tu và
mọi người Phật tử phải hướng đến và đạt cho được, để tự thân được an
lạc hầu làm điều kiện căn bản xây dựng gia đình hạnh phúc, giúp xã
hội được bình an, góp phần vào kiến tạo hoà bình cho thế giới, và
Tinh độ nơi trần gian.
Kính nghe, đấng Viên thông giáo chủ, vẻ từ
ái trăng rằm, hầu Di Đà miền Cực lạc hương quê, giúp Thích Ca c.i Ta bà
kham nhẫn, trú ở núi lưu ly châu báu, ngồi t.a sen ngàn cánh hồng tươi.
Quá khứ Chánh Pháp Minh Vương, hiện tiền Quán Âm Tự Tại, ba mươi hai
thân ứng hóa, rộng độ quần sinh, bảy tai nạn hai mong cầu, nhiều phương
ứng vật. Sức mầu thù thắng, tán thán khôn cùng, cúi mong đức cả từ bi,
trông xuống rũ lòng soi xét.
Nguyên bản Hán dịch Tạp A -hàm hiện tại, ấn
hành trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu (ĐTK/ĐCTT), gồm 50 quyển, 1362
kinh, do Tam tạng Cầu-na-bạt-đà-la (Guṇabhadra,
người Trung Ấn Độ) dịch vào đời Lưu Tống (435 Tây lịch). Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng, nguyên bản tiếng Phạn được sử dụng để dịch sang chữ
Hán của Tạp A -hàm là do Hóa Địa Bộ truyền, có chung một bản gốc nguyên
thủy với truyền bản Pāli. Phạn bản đầy đủ hiện nay không còn. Gần đây,
tại vùng Tân Cương, Trung Quốc, người ta phát hiện vài tàn bản tiếng
Phạn của kinh này mà thôi.
Sứ mạng cao cả hay trách nhiệm duy nhất của người xuất gia là tự
giác ngộ lấy mình để có thể đem lại trí tuệ giác ngộ cho kẻ khác, tự
giải thoát lấy mình để có thể cứu vớt kẻ khác. Một khi chưa có sự
giác ngộ và chưa đạt được giải thoát thì tự thân của mỗi người xuất
gia đã chưa hoàn thành sứ mạng cao cả của chính bản thân mình, điều
mà trong kinh Tăng Nhất A-hàm nói là chưa đạt được mục đích tối
thượng của thiện gia nam tử xuất gia học đạo, vậy làm sao có thể đem
đến trí tuệ và cứu vớt cho kẻ khác? Do đó, muốn hoằng pháp lợi sanh,
trước hết người hoằng pháp, dù là người hoằng pháp trong thời đại
nào, cũng phải kiện toàn những phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm tu
tập của mình, phải có được ít nhiều chất liệu giải thoát và an lạc
thực sự. Nếu không thành tựu được những điều ấy, thì ít nhất cũng
phải có được những kỹ năng nhất định, mà trong bài viết này chúng
tôi tạm gọi là kỹ năng hoằng pháp, qua những điều kiện cần và đủ của
một Tỳ-kheo muốn đạt được giải thoát trong kinh Thiện Pháp thuộc
Trung A-hàm.
Những sự nghiên cứu gần đây khuyến nghị rằng sự huấn luyện thiền tập
cường độ mạnh và có phương pháp hàng tháng đến hàng năm có thể phát
triển sự chú ý. Tuy thế, do yêu cầu về chiều dài của thời gian huấn
luyện đã làm cho khó khăn để hướng đến việc xử dụng sự phân công
một cách ngẫu nhiên những người tham dự,tác động đến những điều kiện
để khẳng định những khám phá này. Đề tài này cho thấy rằng một nhóm
được phân công một cách ngẫu nhiên đến năm ngày thực hành thiền với
một ‘phương pháp huấn luyện thân-tâm hiệp nhất’ cho thấy một cách
nổi bật về sự chú ý tốt hơn và sự kiểm soát căng thẳng tốt hơn một
nhóm tương tự được lựa chọn kiểm soát cho ‘sự huấn luyện thư giản’.
Vào mùa thu năm 2005, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban lời khai mạc cho cuộc
Đối Thoại giữa Thần Kinh Học và Xã Hội Học tại cuộc Gặp Gở Thường
Niên của Hiệp Hội Thần Kinh Học tại thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ. Đã
có hơn ba mươi nghìn nhà thần kinh học ghi tên, và dường như hầu hết
mọi người đã tham dự. Phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma được nhắm tới
mục tiêu đề cao những lĩnh vực giao thoa giữa thần kinh học và tư tưởng
Phật học về tâm thức, và đối với nhiều người trong thính chúng ngài
đã rõ ràng đạt được mục tiêu. Có một vài tranh cải qua việc ngài được
mời đến để trình bày diễn thuyết này đến mức độ nào khi ngài là lĩnh
đạo thế quyền lẫn giáo quyền, và vì lý do ấy mà ngài đã đầu tư vào sự
chuẩn bị cho bài thuyết trình (1). Nhưng ngài đã ra ngoài đề ít nhất
một lần để nhắc thính chúng rằng ngài không chỉ là một tu sĩ Phật
Giáo mà còn là một người đề xuất nhiệt tình của khoa học hiện đại.
Trong thế giới đá quý, ngọc cẩm thạch (ngọc Jade) được
xếp vào hàng cao cấp. Đặc biệt đối với người tiêu dùng Á đông, ngọc Jade
được yêu thích không những là vật trang sức vì màu sắc, đẳng cấp, nghệ
thuật và hướng về nhu cầu tâm linh của con người.
Trong lịch sử các triều đại vua chúa hàng nghìn năm qua của nhiều
nước hiện còn bảo tồn những di vật vô giá bằng ngọc Jade. Trong thế giới
đương đại, các bà các cô từ hàng quý phái cho đến bình dân đều rất đam
mê những chuỗi ngọc, vòng ngọc, nhẫn ngọc… nếu là ngọc màu xanh lý thì
là tuyệt đỉnh.
Hơn một tháng nữa, chúng ta đón Xuân dân tộc, hai tuần nữa, đất nước
đón tết Dương lịch. Mọi sinh hoạt trong xã hội chạy đua nước rút,
vừa kiếm thành quả cho những trang báo cáo, vừa tạo nguồn vật chất
tối thiểu cho mọi gia đình ăn trong ba ngày tết.
Những năm
gần đây, lễ hội Yên Tử đang thu hút khách hành hương từ khắp mọi
miền đất nước và du khách quốc tế. Không chỉ riêng vào mùa lễ hội,
mà trong thời gian suốt cả năm, Yên Tử luôn là điểm đến lý tưởng của
du khách, không chỉ vì là một khu di tích nổi tiếng, mà còn là một
vùng sinh thái lý tưởng đối với con người hiện đại.
Ngày 10.10.1992, bà Nguyễn Thị Lan - Phó ban di tích, chính thức đề
nghị tôi đứng ra chịu trách nhiệm phục nguyên nhục thân thiền sư
Chuyết Chuyết. Tổ công tác được thành lập ngay gồm: họa sĩ sơn mài
Đào Ngọc Hân, nhà điêu khắc Bùi Đình Quang, họa sĩ Nguyễn Đình Hiển,
và tôi, chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp.
Trong chùa còn có pho tượng cổ thứ hai: Thiền sư Vũ Khắc Trường -
người trụ trì chùa Đậu kế tục ngay sau Vũ Khắc Minh, không có tài
liệu nào nói đây là “chú, cháu” như một số báo đã đưa tin. Năm 1893,
chùa bị lụt, tượng Vũ Khắc Trường nằm ở vị trí thấp hơn nên bị nước
tràn vào và bị hỏng. Các cụ trong làng đã làm lại một pho tượng khác
bằng sơn ta có cốt dựng bằng tre và gỗ rồi xếp xương vào bên trong.
Ni sư
Đàm Chính, chùa Tiêu Sơn (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh), năm nay đã ngót
nghét 80 tuổi. Năm 17 tuổi, bà là người đầu tiên nhìn thấy nhục thân
thiền sư Như Trí trong tòa tháp ở chùa.
LTS:
Trải qua hàng trăm năm với bao biến động dâu bể, làm thế nào mà nhục
thân các thiền sư vẫn còn lại đến ngày
nay?
Từ
những phát hiện về nhục thân các thiền sư Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc
Minh ở chùa Đậu, thiền sư Chuyết Chuyết ở chùa Phật Tích, PGS-TS
Nguyễn Lân Cường đã hé mở phần nào những bí ẩn về nghệ thuật táng
tượng và thiền táng độc đáo của người Việt trong công trình khoa học
“Phía sau nhục thân của các vị thiền sư” vừa được phát hành. Xin
giới thiệu đến bạn đọc loạt bài của PGS-TS Nguyễn Lân Cường dành
riêng cho Thanh Niên.
Với công trình khoa học
mang tên gọi “Bí mật phía sau nhục thân của các vị thiền sư”, PGS.TS
Nguyễn Lân Cường đã làm sáng tỏ những điều bí ẩn trong lịch sử nhục thân,
đưa ra đề xuất về phương pháp độc đáo gìn giữ nhục thân sau khi viên
tịch vốn chỉ có trong đạo Phật...
Những bí mật cùng bao điều kỳ diệu tâm
linh về nhục thân của các vị thiền sư luôn là sự quan tâm của mọi người.
Di hài nhục thân của các thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường ở chùa
Đậu và thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh) được coi là những
dấu ấn tâm linh và di sản văn hóa đặc biệt trong lòng dân tộc.
(GNO):
Giác Ngộ Online đang trực tiếp tại Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế
giới Sakyadhita lần thứ 11 tại Việt Nam diễn ra tại chùa Phổ Quang (Tân
Bình) nhằm phản ảnh tình hình hội nghị. Bên cạnh tin chính thức khai
mạc, GNO sẽ thực hiện những hình ảnh, cập nhật để Tăng Ni Phật tử
trong và ngoài nước theo dõi diễ biến của Hội nghị. Sau đây là chùm ảnh
mà Phóng viên của GNO thực hiện xin giới thiệu đến bạn đọc để chia
sẽ niềm vui của Ni giới Việt Nam.
LTS:
Đây là tóm tắt vài nét tiểu sử về Ni sư Karma Lekshe Tsomo hiện nay
là Chủ tịch Hội phụ nữ Phật giáo quốc tế Sakyadhita về sự hình thành
và phát triển của Hội Phụ Nữ Phật giáo Quốc Tế Sakyadhita đồng thời
Ni sư cũng trình bày một quan điểm bình đẳng giới hiện nay. Qua bài
này đã khắc họa cho chúng ta về tổ chức này,cũng nhận ra tâm niệm
của Nữ giới Phật giáo khắp nơi trên thế giới, mong muốn góp phần vào
những công tác Phật sự chung của Phật giáo toàn cầu trong xu thế mới
của nhân loại. GNO
(GNO):
Sáng hôm qua 28-12, nhân lễ khai mạc Hội nghị Nữ giáo Phật giáo thế
giới lần thứ 11 tại Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCNVN Nguyễn Minh
Triết đã gởi thư chúc mừng Hội nghị. Bức thư gởi đi từ Hà Nội đề
ngày 27-12.
(GNO):
Chương trình văn nghệ chào mừng Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới
lần thứ 11 tại Việt Nam đã chính thức mở màng vào lúc 18g30 đêm
28-12 tại Hội trường Nhà truyền thống văn hóa tại TP. Hồ Chí Minh.
Một chương trình ca múa nhạc Phật giáo đặc sắc được dàn dựng khá
công phu. Chương trình do Võ Sơn đạo diễn, nhạc sĩ Nhật Trung hòa âm
phối khí, biên tập: SC. TN Huệ Đức.
Chiều ngày 27/12/09, tại chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, nhộn nhịp
chuẩn bị ra mắt Hội Nghị nữ giới Phật giáo Thế giới lấn thứ 11, được
Phân ban đặc trách ni giới Việt Nam đăng cai tổ chức.
Có
Phải Chúa Giê-Su Đến Ấn Độ Để Học Phật Pháp, Vệ Đà? Tuệ Uyển Chuyển
Ngữ
New Delhi, India – Vấn
đề nổi bật trở lại trên chúa Giê-Su Ki-Tô và sự liên hệ của ngài với
Ấn Độ khi thế giới mừng Chúa Giáng sinh vào thứ Sáu. Một số nhà sử
học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13
đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà.
Hội nghị Nữ
giới Phật giáo thế giới (SakyaDhita) lần XI lần đầu tiên tổ chức tại
Việt Nam chỉ còn 48 giờ nữa là chính thức được khai mạc .Trong lúc
này , không khí của hội nghị đang được khẩn trương gấp rút từng công
đoạn và những hạnh mục quan trọng khác nhau , nhằm đáp ứng cho một
hội nghị mang tầm quốc tế được diễn ra thành công tốt đẹp .
Khởi đầu với
số vốn 50.000 mỹ kim vay ngân hàng, hiện nay, giá trị thương vụ của ông
đã lên đến 250 triệu mỹ kim mỗi năm. Michael Roach được biết đến là một
doanh nhân - nhà sư độc đáo, trí tuệ và đầy lòng từ bi.
Lần thứ 2
trở lại Việt Nam trong vòng chưa đầy một năm, nhà sư doanh nhân -
Michael Roach đã nhận được sự mến mộ của đông đảo giới doanh nhân, chủ
doanh nghiệp.
Michael
Roach đã áp dụng giáo lý Đức Phật trong 17 năm để điều hành Tập đoàn
Kinh doanh Kim cương Andin International có mức tăng trưởng nhanh nhất
trong ngành kim hoàn New York. Một điều kỳ lạ là trong suốt 17 năm, tiến
sĩ Michael Roach đã sống mà không một ai biết ông là tu sĩ.
Sáng hôm qua 15-12, dưới sự chủ trì của Ni trưởng Thích nữ Tịnh
Nguyện - Phó Phân ban Đặc trách Ni giới TƯ, Ban tổ chức Hội nghị Nữ
giới Phật giáo Thế giới đã tiến hành phiên họp tổng thể để đúc kết
một số công việc nhằm chuẩn bị cho Hội nghị sắp diễn ra tại TP.HCM.
Năm 2007, chân dung thiền sư Huyền Quang chợt sáng bừng trên sân
khấu TP.HCM qua vở Cung phi Điểm Bích. Và năm nay, vai dũng tướng Lý
Thường Kiệt trong vở Trọn đời trung hiếu với Thăng Long tham dự Hội
diễn cải lương toàn quốc 2009 gây ấn tượng mạnh với khán giả. Huy
chương vàng cá nhân dành cho Mạnh Hùng - Lý Thường Kiệt quả là xứng
đáng.
Ngày 6.12. 2009 ( nhằm 20/10/AL ) Phái đoàn Phật giáo các vị Lạt Ma
- Tây Tạng thuộc dòng truyền thừa Geluk đã đáp chuyến bay từ Ấn Độ
đến TP.HCM . Trong chương trình tham viếng và có những buổi Pháp
thoại vào sáng ngày 08.12 đoàn đã đến chùa Vạn Đức- quận Thủ Đức
thăm và vấn an sức khỏe HT Thích Trí Tịnh chủ tịch HĐTS GHPGVN .
Tăng Ni Phật tử Chùa Vạn Đức đã tổ chức đón tiếp phái đoàn.
Kính thưa Hoàng Thượng, các thành viên Hội đồng Nobel, và các anh
chị em.
Chúng tôi rất vui mừng hiện diện nơi đây với tất cả quý vị hôm nay
để nhận Giải Nobel Hòa bình. Chúng
tôi cảm thấy vinh dự, khiêm tốn và cảm kích sâu xa rằng quý vị đã
trao một giải thưởng quan trọng đến một tu sĩ giản dị từ Tây Tạng,
chúng tôi chẳng phải làm một người đặc biệt. Nhưng chúng tôi tin
tưởng giải thưởng này là một sự công nhận giá trị chân thật của lòng
vị tha, yêu thương, từ bi và bất bạo động những điều mà chúng tôi cố
gắng để thực hành, theo lời giáo huấn của Đức Phật, những bậc Hiền
Nhân vĩ đại của Ấn Độ và Tây Tạng.
Dhakpa Tulku Rinpoche và phái đoàn Phật giáo Tây Tạng - Ấn Độ sẽ viếng
thăm và thuyết giảng tại một số tỉnh thành tại Việt nam.
Đức Dhakpa Tulku Rinpoche là Hóa thân của Gaden
Tripa Lobsang Dhargye Rinpoche thứ 49 – vị lãnh đạo truyền thống Geluk
của Phật giáo Tây Tạng, và là cựu Tu
viện trưởng đầu tiên của Tu viện Sera Mey tại Ấn Độ.
(GNO-
Khánh Hòa): Tuần văn hóa Phật giáo toàn quốc 2009 tại
Nha Trang do Ban văn hóa TƯGH phối hợp cùng BTS THPG Khánh Hòa tổ
chức, đã khép lại trong đêm nay 05-12 tại số 07 Trần Phú - TP. Nha
Trang. Chư tôn HT Thích Thiện Bình - Phó Thư ký HĐCM, HT. Thích Trí
Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban PGQT, HT. Thích Trí Tâm - Trưởng
Ban Nghi lễ TƯ, HT. Thích Nhứ Ý - Phó BTS THPG Khánh Hòa đã đến chứng
minh lễ bế mạc. Về phía chính quyền có Ô. Bùi Hữu Thành - Phó Giám
đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa và các cơ quan ban
ngành trong tỉnh.
Văn hóa là một
tổng thể những giá trị vật chất lẫn tinh thần của một cá nhân, một
tập thể, một quốc gia, một khu vực..
Tôn giáo có tính văn hóa của một tôn giáo. “Trí tuệ
và tự giác” là một trong những nét văn hóa đặc thù của Đạo Phật. Đức
“vâng lời” cũng là một nét văn hóa của Kitô giáo. “Chính nhân quân tử”
là nét riêng của Nho giáo…
Sáng ngày
02/12/2009, BTC Tuần Văn Hóa PG mừng 1.000 năm Thăng Long-Hà nội. đã
hướng dẫn chư tôn Đức Tăng ni, các giáo sư, nhà nghiên cứu, quan
chức và khách quý sang đảo Ngọc Việt (vinpearl) thăm Trúc Lâm
Tây Thiên, khai mạc Hội Thảo tại Hội trường trên đảo.
Số lượng Phật tử
trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta
đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám
thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã
không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước
Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc chính thức là một nước Cọng
sản (dầu nhiều điều kiện của một nền kinh tế tự do đã hình thành) và
họ không lưu giữ những con số thống kê các tín đồ tôn giáo. Cũng vậy,
nhiều nguồn thông tin của các nước phương Tây không thừa nhận rằng
một người có thể theo nhiều hơn một tôn giáo. Tại châu Á, tình trạng
một người theo hai, ba, hay thậm chí nhiều tôn giáo là điều bình
thường. Tại Trung Quốc, trong nhà có bàn thờ với hình tượng và biểu
tượng của Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo chung nhau cũng là
chuyện bình thường trong một gia đình.
Năm 1940
là năm mà Việt Nam và toàn cõi Đông dương bắt đầu nếm mùi khối lửa cuộc
chiến tranh Mỹ Nhật tại Thái Bình Dương lan rộng , và năm ấy tôi đang học
tại trường Khải Định Huế.
Con nhà
nghèo xứ Quảng ra chốn Thần kinh để học một trường lớn có danh tiếng là một
may mắn nhất của thời ấy.
Ðược vậy
là nhờ sự cố gắng vượt mực của bản thân , và nhờ sự giúp đở của một người
anh bà con về mặt tài chánh. Ông này thỉnh thoảng từ Quảng Nam ra Huế để
thăm viếng một người bà con đang xuất gia và đang tu tập tại Chùa Trà Am Huế.
Chùa Trà
Am sau đổi tên Mật Sơn Tự , là một ngôi chùa nhỏ , nằm sau lưng núi Ngự Bình.
Nó không có khái niệm gì về sự đẹp xấu của cơ thể nó cho đến một hôm nó
nghe thấy tiếng la thất thanh của một bé gái “mẹ ơi! ghê quá … mẹ ơi,
con sợ”. Khi đó nó không tin là người ta sợ nó. Nó nghĩ chắc cô bé đó sợ
một cái gì khác, nhưng mẹ của cô bé đã dùng cây hất nó đi nơi khác. Bị
tung lên không trung rồi rơi xuống đất. Nó thấy cơ thể nó rã rời, đau
đớn. Nhưng vẫn không đau đớn bằng khi nó biết nó xấu xí, và mọi người
ghê sợ. Nó bò đi trong cô đơn, buồn tủi và cuộn tròn thân lại ở một góc
cây.
Đoàn du lịch dừng
chân trước một ngôi chùa cổ. Ông khách Bắc Âu và đám con nít hí hố với
nhau bằng ngôn ngữ "thể thao" vì để hiểu nhau hai bên phải huy động bằng
cách ra dấu cả tay chân và có lúc phải sử dụng đến điệu bộ của toàn thân...Và
thật lạ họ hiểu nhau và nơi nào đoàn khách đi qua các em nhỏ đều bán
được rất nhiều quà lưu niệm...
Ông khách "Tây" có bộ râu quai nón tỏ vẻ khá gần gũi với mọi người. Ông
cũng là người mua quà nhiều nhất nơi các chặng dừng chân của đoàn khách
du lịch mà tôi có mặt trong chuyến du lịch sinh thái miệt vườn....
Đôi khi bạn thắc
mắc
là làm thế nào Phật giáo có thể nói chuyện về lòng từ bi và tình yêu
trong một hơi thở và không chấp
và về
tất cả các tính chất
của sự
từ bỏ trong hơi thở khác. Nhưng là bởi vì bạn nhầm lẫn tình yêu
với sự nắm giữ. Bạn
nghĩ rằng nếu khi yêu ai đó, thì bạn muốn ôm giữ chặt như
đó là thước đo tình yêu.
Nhưng đó lại không phải là tình yêu, mà chỉ là bạn yêu chính mình, nên
muốn giữ chặt. Đó
không phải thật sự là
yêu thương và muốn người yêu được yên lành và
hạnh phúc. Điều này là rất quan trọng, bởi vì bạn luôn luôn nhầm
lẫn nó.
Lần đầu nhỏ về thăm
“quê mẹ” – mảnh đất xa tít bên kia bờ đại dương – nơi nhỏ thường hay
nghe qua những câu chuyện đẹp thưở thanh xuân của mẹ. Phố xá Sài Gòn rộn
ràng tấp nập, nắng chiều hanh vàng hắt lên những con đường… nhỏ hớn hở:
“Sài Gòn tấp nập không khác gì New York hay San Francisco, hả Mẹ!”
Thay mặt cho Thầy Thích Nhật
Từ, ĐĐ Thích Phước Huệ đã trao tặng và thăm hỏi các bệnh
nhân tại bệnh viên. Bên cạnh chia sẽ
thêm bài pháp ngắn về
5 nguyên tắc đạo đức của
nhà Phật dành cho
Phật tử tại gia.
Đoàn
từ thiện của chùa Giác Ngộ cứu trợ nạn nhân thiên tai tại Phú Yên và Bình Định ngày 14/11/2009 Ngày 14/11/2009 Đoàn Từ thiện xã hội Phật giáo
Q.10 phối hợp cùng các chùa Giác Ngộ , Phước Hải, Huệ Quang, Vĩnh Long, Từ Ân do
ĐĐ.Thích Nhật Thiện – Chánh thư ký BĐD Phật giáo Q 10 làm trưởng đoàn.
ĐĐ đã hướng dẫn đến thăm và tặng 800 phần quà cho đồng bào bị thiên tai sau
bão lũ tại xã An Nhon , H . Vân Canh , T. Bình Định và H. Sông Cầu tỉnh Phú Yên
. Tổng trị giá của chuyến đi hơn 250 triệu đồng . Cùng đi với đoàn còn có đại
diện Tu Viện Kim Sơn – Liên Trì Mỹ Quốc.
DANH SÁCH CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA
ĐẠO PHẬT NGÀY NAY TRONG NM 2009
1. Ủng hộ tiền quà cho bệnh nhân nghèo ở phòng khám
đa khoa chùa Long Bửu, tỉnh Bình Dương (05/01/2009) với số tiền 10.000.000 đồng.
2. Cúng dường cửa chánh điện chùa Long Quang ở
Châu Đốc.
4. Ủng hộ 5 triệu đồng cho người dân tộc nghèo tại
tỉnh Gia Lai, Kon Tum nhân ngày lễ Quy y Tam Bảo cho 4000 người và cho mấy trăm
phần gạo cho người nghèo.
Chúng ta không yếu
đuối như mình tưởng đâu. Trong mỗi chúng ta ai
cũng có một sức mạnh tiềm ẩn bên trong, chỉ cần đánh thức là nó sẽ bật
dậy và giúp chúng ta vượt qua tất cả thử thách và chướng ngại mà chúng
ta đang phải đối mặt. Dù em có tin điều này hay không thì nguồn sức mạnh
ấy vẫn đang hiện hữu trong từng tế bào của em. Tôi muốn mời em cùng tôi
làm một cuộc du hành trở về quá khứ khi em chỉ là một con tinh trùng
trong hàng triệu con tinh trùng khác đang cùng nhau tranh đua để hướng
về đích đến.
Võ Công Diệp (SN 1970,
ngụ tổ 2, khu phố 4, phường Long Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) và
Dương Văn Son (SN 1967, ngụ ấp 1, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM)
đến Đồng Tháp giả danh cán bộ huyện Cao Lãnh kêu gọi trụ trì chùa Bửu
Lâm ủng hộ tiền, khi đang nhận tiền thì bị công an bắt quả tang.
Hãy cẩn trọng về các tư tưởng của bạn vì những gì được xuất phát từ tâm
của bạn sẽ bị hoàn trở về mỉnh. Mỗi một niệm mà bạn khởi lên đều được
phản hồi. Nếu như bạn ghét ai thì bạn sẽ bị ghét trở lại. Còn như bạn
yêu thương ai, thì tình yêu thương sẽ đến với bạn. Với tư tưởng xấu, bạn
sẽ nhận lại gấp ba lần các điều tệ hại …..Thứ nhất, chính bạn- người suy
tư bị tổn thương gây nên thân bệnh một cách bất thường. Điều kế nữa, nó
sẽ làm hại đến đối tượng của bạn, và cuối cùng, nó làm cho toàn thể nhân
loại bị nhiễm bầu không khí bệnh hoạn.
Ngọn núi South Mountain ở Phoenix, Arizona cao vời vợi. Bóng đen đã về,
đường thật tối để chạy xe leo lên núi. Gọi là leo, vì xe chạy thật chậm
trến dốc lên, ngoằn ngèo ôm sát núi. Cũng sợ chứ, nhưng phải làm bộ để
quên đi, chứ ai lại thú nhận là mình bị run vì sợ, dù là quán đến vô
thường. Bóng tối nên không thấy gương mặt mọi người trong xe biến đổi ra
sao, chỉ nghe tất cả mọi người đều nổ rang câu chuyện để mặc cho người
bạn lái xe chăm chú theo con đường dài, lên cao. Thỉnh thoảng có xe chạy
ngược chiều đổ dốc xuống, cũng chạy chậm rì. Ngọn đèn pha của xe chợt
loáng qua, nhìn mặt nhau thấy nhờ nhợ…sợ.
Nếu có cơ hội tôi sẽ dẫn em tới một nơi. ở nơi ấy em sẽ có được nhiều
bình an và hạnh phúc. Đến được nơi ấy rồi em sẽ không cần làm gì hết.
Chúng mình chỉ rong chơi thôi. Sáng tôi dẫn em đi lên thăm vườn táo.
Ngắm những bông hoa táo và những trái táo non đang tượng hình. Những chú
chim vàng anh, họa my sẽ ca hát cho chúng ta nghe suốt cuộc dạo chơi.
Rồi thỉnh thoảng những cơn gió nhẹ sẽ mang hương hoa táo đến cho chúng
ta. Em có bao giờ gửi mùi hương của hoa táo chưa? Nó thơm nhẹ và ngọt
lắm em. Nơi mà tôi đang kể cho em nghe. Mọi người vẫn thường gọi nơi ấy
là địa đàng. Địa đàng có nghĩa là thiên đàng ở trần gian.
Tôi là Minh Ngọc, tác giả của bài viết
“Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo” đã đăng trên
sachhiem.net. Trong bài viết đó, tôi đã cân nhắc rất kỹ trước khi viết
vì không muốn chia rẽ, đả kích, bôi bác tôn giáo khác.
Không phải là tôi không đủ kiến thức để
dẫn chứng mà tôi không viết, vì tinh thần hòa bình, tôn trọng các tôn
giáo khác như lời Phật dạy. Nhưng đáp lại tấm chân tình ấy, có bạn Lưu
Tèo đã không biết ngượng khi viết cho tôi một bức thư với lời lẽ của một
con chiên ngoan đạo và tôi cũng có bài phản hồi.
Thưa ông, tôi tên là Lưu Tèo, một Kitô hữu. Tôi
vừa đọc được bài viết của ông bàn về vấn đề hôn nhân khác tôn giáo mà
trang nhà Sachhiem.net vừa đăng. Nay tôi có một vài ý kiến như sau (đoạn
nội dung được phủ màu là nguyên văn bài của ông,
màu xanh là đoạn tôi không đề cập đến,màu đỏ là đoạn tôi đề cập đến,
còn phần viết của tôi, tôi không phủ màu).
Trong thánh kinh, lời của Chúa Cha được ghi trong cựu ước và lời của
Chúa Con được ghi trong Tân ước. Nhưng vì theo niềm tin của người Công
Giáo thì cả ba ngôi Thiên Chúa đều là một. Cho nên tôi xin ghi chung tất
cả vào đây . Và những lời dạy này tự nó đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của
nó.
Trong cuộc sống… Lòng
tự ti không những chỉ mang đến cảm giác khổ sở trong tâm hồn… mà có đôi
khi nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới cách sống… cũng như sự thành công của
mỗi người… Đã có không ít những chuyện như… vì mặc cảm bạn đã để tình
yêu vuột mất khỏi tầm tay… vì mặc cảm không tự tin vào bản thân mình mà
bạn đã đánh mất hay để lỡ cơ hội thăng tiến…vv…vv
Trang Ban Hoằng
Pháp (www.BanHoangPhap.com): Cánh cửa Phật pháp ứng dụng với các
bài giảng của khóa tu Một Ngày An Lạc tại chùa Phổ Quang và pháp âm của nhiều vị
pháp sư, giảng sư tại TP.HCM.
Pháp Âm
Thường Chuyển (www.PhapAmThuongChuyen.com): Tập hợp tất cả những bài giảng của
chư tôn đức giảng sư khắp nơi, không phân biệt tông môn, pháp phái và phim
truyện, âm nhạc, kinh tụng ...
Biên tập:
Tỳ-kheo
Thích Nhật Từ |
Phụ trách mạng:
Thích Phước
Huệ | Trợ lý:
Hải Hạnh - Giác
Định Bài vở
đóng góp, xin gởi attachment về Ban biên tập qua địa chỉ
email: goibaidaophatngaynay@yahoo.com Thư từ
tâm tình độc giả, xin gởi về địa chỉ email:
tamtinhdaophatngaynay@yahoo.com Liên lạc
thư tín với Tỳ-kheo Thích Nhật Từ xin gởi v:
Chùa Giác
Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP. Hồ Chí Minh,
Việt Nam
Điện thoại từ nước ngoài: +84-908-153-160
(M); +84-8-830-9570 (H); trong nước: 0908153160; 8309570.