“… Bao ngày trôi qua,
lũ cao dần thêm nữa rồi, không còn nhận ra tiếng ai đi tìm người trôi, mẹ
ngồi dưới mưa tay ôm ấp trẻ lạnh cóng, xóm làng chìm trong bao la những
nỗi đau này…”
Tiếng hát của Ca Sĩ Hạnh
Nguyên vang lên từ chiếc Radio trên tường làm tôi chợt tỉnh. Giai điệu, ca
từ của bài hát dường như kêu lên một lời trăn trối thiết tha.
Nếu
như ngày xưa cha mẹ, vợ chồng, con cái… khổ đau khi phải chia tay nhau vì
chiến tranh binh lửa. Hôm nay, chiến tranh không còn, hoà bình đã đến thế
nhưng chúng sanh vẫn khóc than vì sự mất mát của người và vật qua những
thiên tai mà tạo hoá đã “ban tặng”.
Tôi là
một thành viên nhỏ bé trong giảng đường của Học Viện Phật Giáo Việt Nam
tại Thành Phố Hồ Chí Minh, và tôi được may mắn theo đoàn trở về Miền Trung
thân yêu để cứu trợ bão lụt sau cơn bão Xangsane. Đứng giữa lòng thành phố
Đà Nẵng và Phố Cổ Hội An Quảng Nam, tôi mới tận mắt chứng kiến cảnh tượng
hoang tàn đổ nát do những trận cuồng phong tàn phá: cây trốc gốc, nhà tốc
mái, có những ngôi nhà chỉ còn lại đống gạch vụn, có nhà chỉ còn lại bộ
sắt, nhà lầu cũng tốc mái huống gì nhà tranh, Nó chỉ còn lại những cột kèo,
rui mè xiêu vẹo chẳng khác gì những bộ xương lâu năm đã mục. Hai bên đường
toàn cây đổ chỉ thấy có gốc và rễ, những con Sông nước vẫn đục ngầu, nhiều
trường học bị thiệt hại nặng phải đống cửa, có nhiều gia đình mất luôn cả
người thân, không tìm thấy xác. Đồ đạc bị mất, bị nước, gió cuốn trôi…người
dân và nhà nước đã ra sức dọn dẹp, thế nhưng những dư âm cảnh hoang tàn ấy
vẫn ngổn ngang trong khắp hang cùng ngõ hẻm.
Tôi
chợt nhớ có một ai đó đã viết:
“ Ai đã từng làm kẻ ly
hương
Xin hãy để tâm tư mơ
về miền viễn xứ
nếu bảo điệp khúc
“times” là cung đàn diễn tuyệt
thì giai thoại tình
người là cung bậc để tạo thành”.
Là một
đứa con được sanh ra từ xứ sở Miền Trung, tôi đau đớn khôn cùng khi hay
tin quê nhà gặp nạn. Có ai hay chăng trong lòng những đứa con xa xứ như
tôi từng giờ từng phút nghe đài báo về những tin không mấy tốt lành cho
quê mẹ. Chao ôi! tạo hoá gây chi những cảnh bẽ bàng, để rồi có nhiều gia
đình cha con ly biệt, vợ chồng phân tán…còn nỗi đau đớn nào hơn!? Dường
như không có năm nào quê tôi không khổ đau vì hiểm hoạ, quanh năm suốt
tháng chỉ lo phòng bão, ngăn lụt, chống hạn hán… thế nên nghèo vẫn cứ thế
mà nghèo.
Phái
đoàn cứu trợ của chúng tôi đặt chân đến Đà Nẵng vào một sáng sớm trời mưa,
cảnh tượng thật buồn và ảm đạm. Người ta đã đến nơi nhận quà rất đông, họ
vây lấy chúng tôi như những vị cứu tinh của đời họ, trên gương mặt mỗi
người dường như vẫn chưa hết những nỗi sợ hãi lo âu. Chúng tôi đã trao đến
tân tay họ những món quà với tất cả tấm chân tình mà tất cả thầy trò chúng
tôi cả mấy tuần qua luôn ưu tư thao thức.
Chúng tôi đã đọc được trên gương
mặt họ những nụ cười hé nở lẫn với lời cám ơn không dứt.
Sau
khi phát xong ba điểm ở Đà Nẵng với 500 phần quà, chúng tôi lại tiếp tục
lên xe vào Hội An_ Cẩm Nam. Ngồi trên xe nhìn sang hai bên đường, cảnh
tượng thật đau lòng, như vừa có trận hỗn chiến xảy ra, đâu đâu cũng đổ nát
hoang tàn, những mất mát nơi đây cũng không thua kém gì ở Đà Nẵng. Người
đi nhận quà nơi đây đa số là cụ già và trẻ em, vì vậy quý Thầy, quý Cô
phải bưng giúp họ những phần quà khá nặng đến cột vào xe để họ về được an
toàn.
Thế là
những phần quà cuối cùng cũng được chúng tôi trao tận tay người bị nạn,
thầy trò chúng tôi ai nấy đều vui mừng vì chuyến đi đã thành công mĩ mãn,
niềm vui của chúng tôi là được tận tay trao cho người dân, những thứ mà
trong lúc nguy cấp như thế này họ đang cần dùng đến và thứ nữa là chúng
tôi cũng tận mắt nhìn thấy những thảm trạng đau thương để tự thúc liểm
thân tâm, trau dồi giới đức.
Trên
đường trở vào Nam chúng tôi đã hay tin một đoàn cứu trợ Miền Trung thuộc
Phường 13 Quận Phú Nhuận đã vĩnh viễn ra đi, do tai nạn giao thông đã cướp
mất một lần 12 mạng người chết không toàn thay. Trong 12 người ấy có người
còn ba con nhỏ, có người vợ mới cưới đang mang thai một tháng…Đặc biệt là
sự ra đi đột ngột sau cơn bạo bệnh của Ba thầy Quảng Hiếu (QH), là một
thành viên trong đoàn cứu trợ của chúng tôi, vì đi cứu trợ mà xa nhà nên
Thầy đã không hay để kịp về nhìn mặt cha mình lần cuối. Đây chính là sự
mất mát mà không gì có thể thay thế được. Thật sự, có những nỗi đau người
ta có thể khóc một hồi hay vài ba ngày rồi hết, nhưng những nỗi đau này
biết lấy gì để bù đắp cho cân, người ta không thể khóc cũng không thể nói
lên được điều gì……..
Chúng
tôi xin chia buồn nhiều và thật nhiều cùng gia đình thầy QH và tất cả
những gia đình bị tử nạn. Chúng tôi luôn cảm nhận được sự mất mát đau
lòng này, nhất là đọc được hàng loạt bài báo trong nước gần đây cũng như
các bài viết của thầy tôi thật sự xúc động. Chúng tôi muốn làm một việc
gì đó dù rất nhỏ để bù đắp, an ủi, sẻ chia với những mất mát lớn lao của
thầy và gia đình
những người tử nạn. Bên cạnh đó cũng để tri ân tấm lòng
vàng của tất cả quý Thầy cô trong Hội Đồng Điều Hành Học Viện Phật Giáo
Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh, tất cả những Tăng Ni sinh viên và quý
phật tử đã nhiệt tâm đống góp.
Có những vị, dù Miền Trung không phải là
quê hương của họ, nhưng họ đã đóng góp bằng tất cả trái tim nhân từ độ
lượng, có vị đã đi đến tận nơi để trao tận tay người dân quê tôi những món
quà mang nặng nghĩa tình ấy, chúng tôi thật sự cảm động. Xin thay mặt cho
những người dân Miền Trung viết lên đây lời tri ân chân thành tha thiết
nhất, cũng xin đốt nén tâm hương cầu nguyện những hương hồn quá vãng của
những người tử nạn sớm được siêu thoát. Xin quý vị hãy yên lòng nhắm mắt,
rồi đây công việc từ thiện còn dang dở của quý vị sẽ được người sau tiếp
nối, những chuyến hàng sẽ được đưa về tỉnh bạn như lòng mong mỏi của quý
vị. Tất cả người dân Miền Trung đang hướng về quý vị bằng những tình cảm
trân quý nhất.
Lời
cuối của bài viết này tôi không biết nói gì hơn, tôi chỉ cầu mong và luôn
hy vọng rằng: Tất cả chúng ta từ Bắc, Trung, Nam hãy cố gắng tu tâm dưỡng
tánh, những nghiệp quả hôm nay chúng ta cùng gánh chịu phải chăng do kiếp
trước ta đã bỏ quên sự tu trì ?! Đây chính là sự phản chiếu từ những hành
động mà chúng ta đã làm trong quá khứ. Riêng bản thân, chúng tôi sẽ cố
gắng tu và học tốt hơn nữa, sẽ làm tất cả những gì hôm nay tôi có thể, tôi
sẽ sống dè xẻn hơn vì xung quanh tôi còn bao người thiếu thốn. Đây chính
là một bài học rất giản dị và đời thường mà trên đường đi cứu trợ tôi đã
học được từ một người bạn, người ấy nói rằng: “ Chúng ta còn trẻ, thế
nên, hôm nay, nếu có thể làm được gì tốt cho mọi người thì hãy cố gắng làm…vì
biết đâu cơ hội sẽ không đến với chúng ta lần thứ hai thì sao?!”
Có
gì khổ_có gì đau
Ngàn xưa nói với ngàn sau tương phùng
Có
gì riêng_có gì chung
Mà
sao người vẫn ung dung dạo hài
Gặp nhau ước nguyện lâu dài
Trăm năm người nhé một bài tình thơ” (Có Gì_Pháp Không).
http://www.buddhismtoday.com/tuthien/bao6_xangsane2.htm