- NHỮNG
BỨƠC CHÂN THẦM LẶNG
Trong xã hội, do sự tự phân công lao
động mà mỗi người chọn cho mình một công việc khác nhau theo những sở
trường khác nhau, dĩ nhiên mỗi công việc có vai trò ý nghĩa đóng góp khác
nhau, nhưng có cùng mục đích là cùng nhau xây dựng ngôi nhà chung trong
một đất nứơc mà mình đang sinh sống. Trong mỗi công việc, mỗi
nghề nghiệp khác nhau đó, có những công
việc, nghề nghiệp trực tiếp làm ra sản phẩm vật chất thì dễ dàng được
nhiều người biết đến, được nhiều người quan tâm. Song, chúng ta biết rằng
trong xã hội đâu chỉ có những công việc trực tiếp tạo ra sản phẩm mới là
ngừơi có đóng góp cho xã hội cho con người, còn những công việc khác thì
không ý nghĩa gì đối với xã hội như nhiều người quan niệm. Chính vì vậy,
chúng tôi muốn nói đến những người đang làm những công việc không biết mệt
mõi mà trong số chúng ta ít được biết đến , ít quan tâm đến những
công việc mà họ đang làm. Chỉ có những
người hay quan sát, những người đã từng gần giũ tiếp xúc và làm việc chung
với nhau, hay những người thường xuyên làm việc nhóm …thì mới nhận
biết được những công việc mà họ đang làm, nó mang một ý nghĩa vô cùng
thiết thực cho cá nhân và xã hội, cho nên tôi gọi “những con ngừoi thầm
lặng” là như thế.
Trong số rất nhiều người làm những công
việc Phật sự “thầm lặng” như thế, ở
đây, người mà tôi đang nói về đó là Thầy trụ trì chùa Giác Ngộ, số 92 trên
đường Nguyễn Chí Thanh, quận 10, Tp. HCM, Đại Đức tiến sĩ Thích Nhật Từ.
Những
bứoc chân thầm lặng
Vừa qua, chúng tôi được biết Thầy Nhật Từ
đã bứơc những bứơc chân âm thầm đến hai vùng đất: Thứ nhất, vùng cách xa
TP.HCM chúng ta khoảng 130 Km đó là Trung Tâm Bảo Trợ - Xã Hội tại Tân
Hiệp tỉnh Bình Phước và thứ hai:
Trung Tâm Nuôi Dưỡng Người Già và Tàn Tật Thạnh Lộc ở quận 12, TPHCM để
viếng thăm. Vì ở nơi đó có những con ngừoi đang cần đến những tấm lòng
giúp đỡ họ vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời, mà họ
không bao giờ muốn. Nhưng vì do điều kiện hoàn cảnh không may mắn nào đó
đã đưa đẩy họ trở thành những người đang cần những người may mắn hơn họ,
trợ duyên giúp cho họ làm mới lại cuộc đời.
Với lý tưởng và tâm nguyện, khi biết đựoc
những nơi nào đang có nhu cầu thì Thầy sẽ đi đến. Cho nên chúng tôi thấy
trong những chuyến đi lần này cũng
như bao nhiêu lần khác mà Thầy đã từng đến Trung Tâm Bảo Trợ -Xã Hội tại
Tân Hiệp - Tỉnh Bình Phước hiện đang có khoảng 1.000 người đang sống tại
đây, tập trung đủ các thành phần, nhưng chủ yếu là cai nghiện và những
thành phần cần phục hồi nhân phẩm…có rất nhiều ý nghĩa quan trọng:
Trước hết,
Thầy đem đến cho họ niềm vui về vật chất với 1000 phần quà, tổng trị giá
50.000.000 đồng (Năm mươi triệu VNĐ) cho Trung Tâm Bảo Trợ - Xã Hội tại
Tân Hiệp tỉnh Bình Phước và 30.000.000 (ba mươi triệu VNĐ)
tương ứng hơn 500 phần quà
ở Trung Tâm Nuôi Dưỡng Người Già và Tàn
Tật Thạnh Lộc ở quận 12, TPHCM.
Dĩ nhiên số tiền trên
là của nhiều bàn tay, nhiều tấm lòng đóng
góp cùng nhau thực hiện sự chia sẽ nỗi khổ niềm đau không của riêng ai,
của chúng ta. Bởi vì chúng ta có thật sự hạnh phúc hay không khi xung
quanh mình còn nhiều người đang có nhu cầu cần chúng ta giúp họ ? hay quay
lưng làm ngơ ? Tuỳ mỗi ngừoi có suy nghĩ mà chọn cho mình hành động nào
thiết thực nhất. Tuy nhiên, có khi nào tự hỏi khi chúng ta có may mắn,
chúng ta đã có được hạnh phúc tương đối nào đó rồi, thì liệu hạnh phúc đó,
cái may mắn đó có chắc chắn sẽ bền vững mãi, sẽ mĩm cười đến với chúng ta
mãi mãi hay không ? Không ai bảo đảm đựoc điều đó phải không? Cho nên nói:
“Sông có khúc, người có lúc” đó là qui luật của vô thường, thế thì
tại sao chúng không tận dụng cơ hội trong lúc mình may mắn hơn để làm điều
gì có ý nghĩa như việc chia sẽ với những ngừoi kém may mắn hơn mình, bằng
cách giảm bớt sự chi tiêu cá nhân của mình một ít để gởi đến những người
xa cơ lỡ bước, hay những người vừa mới sinh ra đời đã bị bỏ rơi, bị mắc
phải những căn bệnh hiểm nghèo… Theo nhân quả chỉ có chia sẽ thì mới đảm
bảo hạnh phúc sẽ bền vững”.
Đó là điều mà Thầy đã mang thông điệp của
Đức Phật dạy đến mọi người, và những ngừoi đã thông hiểu giáo lý Phật dạy
nên họ đã cùng Thầy đi đến những nơi cần đến và cũng là đóng góp vào công
việc chung của xã hội.
Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ cho những
con người đang sống tại hai Trung tâm nơi đây cảm thấy ấm lòng, vì còn có
những ngừoi quan tâm đến mình, không bõ rơi mình …và tôi thấy những giọt
nước mắt rơi xuống, chúng tôi cũng không khỏi chạnh lòng và cũng như họ ….bằng
tất cả sự cảm thông và nhưng chúng tôi mừng thầm, vì thấy ở họ đã có sự
chuyển hoá trong tâm hồn rồi.
Tiếp theo,
là chương trình quan trọng hơn, có ý nghĩa sâu sắc hơn và có thể làm thay
đổi cuộc đời họ đó là những lời nhắn nhủ, chia sẽ những kiến thức, những
tri thức mà Thầy đã tiếp thu Đức Phật qua hai bài pháp thoại “Đổi Thói
Quen - Đổi Cuộc Đời” tại Trung tâm Tân Hiệp Bình Phước và bài pháp
thoại tại Trung Tâm Thạnh Lộc: “Chuyển Hoá Thói Quen” rất hấp dẫn
và cùng cộng hưởng với tất cả tấm lòng chân thành của Thầy gởi đến mọi
người tại 2 Trung tâm này, cho nên mọi người chăm chú lắng nghe, đón nhận
bài pháp thoại, họ say sưa lắng nghe trong niềm vui đến nỗi họ quên đi mặc
cảm và nỗi khổ niềm đau của mình. Vì thông qua bài pháp thoại ấy, đã tạo
cho họ cơ hội, sức mạnh niềm tin vào bản thân họ, họ sẽ tự thay đổi chính
mình và trở thành ngừoi sống tích cực hơn, có ý nghĩa hơn …mà trứơc đây họ
chưa từng nghe những điều hay như thế. Nhìn họ tôi cảm nhận trong số họ có
người, hối tiếc và nghĩ rằng phải chi tôi biết điều này sớm hơn thì bây
giờ chúng tôi không ngồi tại Trung tâm này…
Một hành động mang ý nghĩa “ba
trong một”
Đặc biệt hạnh phúc của những người cùng
tham gia chuyến đi này là khi thấy họ phát tâm đổi đời, tức là qui y Tam
Bảo. Vì những lời dạy của Đức Phật thông qua sự truyền đạt của Thầy Nhật
Từ vô cùng lợi ích mà họ chưa từng nghe. Thật là một công việc thầm lặng
có giá trị mà chúng tôi gọi là “ba trong một”. Một hành động vừa mang ý
nghĩa xã hội:“tình người đối với con người,” vừa đem lại niềm vui thông
qua sự chia sẻ một ít vật chất đến với con ngừoi đang có nhu cầu, lại vừa
chuyển hoá cách sống sao cho có ý nghĩa hơn, từ đó cuộc đời họ sẽ dần dần
thay đổi vì họ sẽ không còn hành động như trước đây (khi chưa hiểu Phật
pháp). Điều này chúng tôi chỉ thấy ở những vị Thầy, những nhà Sư Phật giáo
đã làm được một việc làm mang trọn vẹn ý nghĩa “nhiều trong một” như vậy.
Trong các tôn giáo khác, hay các tổ chức
xã hội, họ cũng thực hiện những chuyến đi từ thiện, chia sẽ mà tôi từng
thấy, nhưng họ chỉ mang lại giá trị vật chất là hết, nhưng nỗi khổ niềm
đau trong tâm hồn con ngừoi vẫn chưa được chuyển hoá, công tắc thói quen
bản năng chưa được tháo gỡ, cho nên con người vẫn có thể sai lầm trong
tương lai.
Ước mong chân thành
Đối với các tổ chức từ thiện Phật giáo:
Chúng tôi thiết nghĩ cần nhân rộng mô hình
mà Thầy Nhật Từ đã làm rất thành công trong Phật sự từ thiện và giáo dục
chuyển hoá nhân cách.
Đối với các tổ chức xã hội:
Khi thấy công việc lợi ích thiết thực như
vậy, theo chúng tôi nghĩ rằng: các tổ chức cơ sở từ thiện xã hội (không
phân biệt tôn giáo) khi đi làm công tác từ thiện xã hội, nên mời các vị
Thầy, Sư, Ni cô (nếu có duyên và quen biết) cùng tham gia như Cô Sương Mai
– Hội Bảo Trợ Người Tàn Tật và Trẻ Em Mồ Côi TP.HCM đã từng mời quí Thầy
cùng tham gia mỗi khi cô tổ chức. Bởi vì nếu họ được nghe phân tích về
nghệ thuật sống hạnh phúc theo lời Phật dạy thông qua hình ảnh các nhà Sư,
thì sự chuyển hoá sẽ hiệu quả hơn những người tư vấn bình thường.
Đó là kết quả thật sự mà chúng tôi và Thầy
đã từng kiểm nghiệm chúng tôi thấy rằng, khi thuyết trình xong bài pháp
thoại, dù họ đang ở trong giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời, nhưng họ
vẫn không bi quan chán nản, chán đời…
Cho nên chúng ta, khi hiểu ý nghĩa cuộc
sống và sống có hạnh phúc, là những người may mắn hơn người khác, là những
người Phật tử và không phải Phật tử… hãy giúp họ, hãy nắm tay họ bứơc ra
khỏi giai đoạn khó khăn này, như cách thức mà Thầy Nhật từ đã thực hiện,
thì hạnh phúc chúng ta mới trọn vẹn cả vật chất lẫn tinh thần.
TP.HCM, ngày 17 tháng 01 năm 2007
Tâm Phương
http://www.buddhismtoday.com/tuthien/buocchan_thamlang.htm