Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
CỬA TÙ RỘNG MỞ
TẠI TRẠI GIAM K.20 - BẾN TRE

Chắc có lẻ ai cũng ngạc nhiên rằng làm gì có chuyện cửa tù rộng mở. Bởi vì bản chất nhà tù là then cài cửa đóng, giam nhốt các phạm nhân trong bốn bức tường. Cửa tù “rộng mở” chúng tôi muốn đề cập theo nghĩa rộng kia, đó là sự rộng mở của những tâm hồn từ người đến viếng thăm cho đến người bản xứ. Chính sự mở rộng ấy của những con người cho nên đoàn từ thiện và Ban giám đốc đã đến gặp gỡ với nhau lần thứ 2. Chỉ cách nhau vài tháng, với sự nổ lực kêu gọi Phật tử và những tấm lòng rộng mở từ trong nước và nước ngoài ủng hộ tài vật để đến hôm nay ngày 23 tháng 4 năm 2006 đầy đủ duyên hội ngộ, cho nên đoàn đã tiếp tục lên đường đến với trại giam K.20 - Bến Tre thăm lại các anh chị em  với hơn 2000 người đang lao động tại đây.

Đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay phối hợp với Ban Từ Thiện Trung Ương GHPG VN do Đại Đức Nhật Từ làm trưởng đoàn. Cùng đi với đoàn là Ni sư là Thích Nữ Huệ Từ - Phó thường trực Ban Từ Thiện Xã Hội Trung Ương, Ni sư Thích Nữ Từ Nhẫn – Phó Ban Từ Thiện Báo Giác Ngộ, Ni sư Như Thiện, Ni sư Như Hương …thuộc Ban Từ Thiện Xã Hội Trung Ương, cùng với chư Tăng và Phật tử Chùa Giác Ngộ, Phật tử Ông Tony Vương (Việt Kiều Mỹ), Phật tử Chơn Hiếu và nhóm từ thiện cô Sương Mai -Uỷ viên Hội Bảo Trợ Xã Hội, đặc biệt còn có nhóm Ca sĩ từ thiện: Duy Mạnh, Cindy Thái Tài, Hoàng Thiên Long, Nghi Văn, Việt Hà (kiêm MC), Nhất Thiên Bảo, Liêu Anh Tuấn, nhóm La Thăng. Khuôn viên trại giam K.20 hôm nay trở nên sôi động và vui hẳn lên vì sự viếng thăm của đoàn tư thiện. Bằng tất cả tấm lòng của những nhà hảo tâm vì tình thương và sự cảm thông mà đoàn đến trao tặng cho các anh chị em phạm nhân bằng những món quà vật chất bao gồm:

-         2100 phần quà (mì gói, đừơng) tổng trị giá : 31triệu đồng  - do Ni sư Huệ Từ đóng góp.

-         30 cái TV 21 inches, hiệu Darling, mái dù che sân sinh hoạt (dài 24 mét, rộng 48 mét), Tủ sách Phật học (hơn 2000 quyển sách dạy đạo làm người) tổng trị giá 78, 5 triệu đồng, do Đại Đức Thích Nhật Từ và Hội từ thiện Đạo Phật Ngày Nay trong nước và hải ngoại đóng góp.

-         Đoàn tiếp tục trao tặng phân nữa số tiền xây dựng cầu Bình An kết nối với ấp 3 xã Châu Bình là 75 triệu đồng (trong đó nhóm cô Sương Mai: 30 triệu, HT. Thích Như Niệm 20 triệu và chùa Giác Ngộ 25 triệu).

Bên cạnh những phần quà vật chất rất có ý nghĩa tình người đã mang lại niềm vui, một chút ấm lòng xoá tan đi những mặc cảm tội lội cho anh chị em phạm nhân, qua đó giúp các anh chị tăng thêm sức mạnh tự tin vươn lên bằng lao động chân chính của mình và vượt qua những định kiến của xã hội đối với các anh chị em.

Trở lại trại giam K.20 lần thứ II vào  ngày 23 tháng 4 năm 2007 tình cảm của những người cùng đi trong đoàn có vẻ thân thiện hơn, thoải mái hơn, ranh giới của những e ngại, của sự giữ kẽ đã không còn nữa vì các cán bộ đã hiểu nhau hơn về chương trình từ thiện của đoàn Phật giáo. Trong chuyến đi này chúng tôi thấy có sự tham gia của những thành viên mới làm tăng thêm niềm vui của những người trong đoàn được nhân lên.

HIỆN TRẠNG MỘT SỐ PHẠM NHÂN

Khi chúng tôi tiếp xúc với vài anh chị em trong trại, các chị vô cùng cảm kích những tấm lòng nhân ái đối với chúng em. Chúng tôi hỏi hoàn cảnh nào đã đưa đẩy em vào đây, (một em trai 20 tuổi mà chúng tôi quên hỏi tên) tâm sự: do người yêu từ chối tình yêu nên buồn chán và sa ngã vào con đường ma tuý, bây giờ em bị nhiễm rồi, ở lại đây suốt đời. Chúng tôi an ủi hãy sống trọn vẹn trong ngày còn lại khi cơn bệnh chưa đến gia đoạn cuối, thì em hãy xem nơi đây là nhà của mình, giúp đỡ các anh chị em trong trại bằng khả năng của mình, sống một cách có ích khi biết cái chết sẽ đến không biết ngày nào, nếu em sống lạc quan sẽ làm chậm tiến phát triển bệnh ….

Các chị em phụ nữ và thanh niên số đông là buôn bán ma tuý, các chị em cũng nói thật lòng với chúng tôi “tự tin thẳng thắn không ngần ngại” là em đi cướp giậtđều ngạc nhiên họ là con nhà khá giả (một cán bộ cho chúng tôi biết).

 Chúng tôi dừng dòng kể của mình lại đây một chút để chúng ta cùng suy gẫm và quan tâm nhiều nhất. Vì là sinh viên Khoa Xã Hội Học và cũng là tu sĩ Phật giáo cho nên chúng tôi  quan tâm đến hiện tượng mà chúng tôi đã từng có dịp tiếp xúc khi cùng tham gia đi những chuyến từ thiện cùng với đoàn do Thầy Nhật Từ hướng dẫn đó là: “có những đối tượng thanh niên họ có vẻ không biết mặc cảm tội lỗi là gì, họ tư tin việc làm sai trái của họ, cho nên không hề biết xấu hổ e thẹn gì cả.??? Họ nói em bán ma tuý, em chơi ma tuý, em cướp giật một cách không tự nhiên, như không hề có liên quan gì đến người khác cả…chúng tôi tự hỏi có lẽ do chúng tôi là tu sĩ nên các em tin tưởng để gởi gấm tội lỗi như là sự tự thú nhận, (vì họ biết tình thương của chúng tôi có thể cảm thông) hay là tâm lý một số thanh niên trong xã hội hiện nay thay đổi về nhân cách rất đáng sợ như vậy.??? Hiện nay đã có xuất hiện một số lối sống như thế, đa số con nhà giàu có, con ông cháu cha mà báo chí đã cảnh báo rất rất nhiều về tình trạng sa sút nhân cách của các em thanh niêm hiện nay.

Bên cạnh đó cũng có nhiều hoàn cảnh rất thương tâm, vì nhà nghèo không có công ăn việc làm nên phải bán ma tuý kiếm tiền nuôi sống bản thân trứơc mắt, mà không nghĩ đến hậu quả của nó là gì ra sao thì ra, dù biết rằng vi phạm pháp luật, nếu gặp xui xẻo thì bị bắt, cũng đành chấp nhận thôi. Có những mảnh đời vì cuộc đời dồn họ vào bước đường cùng, bất công …trong cơn tức giận nhất thời không kìm chế được bản thân, nên rút dao đâm vào người khác chết mà trong tâm họ không bao giờ muốn, hoặc có nhưng trường hợp do vì yếu thế, yếu cô cho nên không nói lên được sự thật, dù có nói đúng sự thật cũng không ai tin, hoặc không ai thèm lắng nghe vì nghèo hèn cho nên phải chấp nhận ngậm bồ hòn chịu bản án vào tù….

Cảm thông với nhiều hoàn cảnh khác nhau của các anh chị em.Trên đời ai cũng có những lần vấp ngã, sai lầm, khác nhau vì tính nghiêm trọng hay không mà thôi. Chúng tôi biết có những hoàn cảnh rất thương tâm nếu xã hội và người thân biết sớm hơn để giúp đở cho họ vượt qua giai đoạn khó khăn thì có lẽ trong số họ sẽ không rơi vào trừơng hợp ngồi tù.

Đủ mọi thành đối tượng trong xã hội, bình dân hay trí thức trong số họ cũng đều có những hành vi sai lầm, vi phạm pháp luật, tất cả họ đều là những người để chúng ta quan tâm, để chúng ta chia sẽ nỗi khổ niềm đau bằng cái giá phải trả cho hành vi của họ gây ra. Nếu xã hội lấy sự cảm thông để xoá bỏ hận thù, với bao nhiêu năm sống trong sự dằn vặt nội tâm có ai thấu hiểu cho họ, Có người tâm sự ngay khi vừa vi phạm bị bắt là họ đã hồi hận rồi, nhưng theo luật thì phải vào tù thôi. Bản chất pháp luật xử phạt rất máy móc cho nên rất nhiều trường hợp bị tù “oan” (từ  “oan” hiểu nghĩa rộng đó là khi buộc tội không xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau)

Những trường hợp như vậy, họ đáng thương hơn là đáng trách họ. Dù các anh chị em vi phạm trong trường nào đi nữa, họ đều là nạn nhân của khổ đau mà thôi.

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI HOÁ

Chính vì vậy mà đoàn từ thiện sẽ tiếp tục cùng với cán bộ trại giam K.20 kết hợp với tinh thần bao dung của đạo Phật để chữa lại những vết thương lòng cho họ, vì trong họ vẫn còn sức sống mãnh liệt phía trước, tương lai phía trứơc còn nhiều cơ hội để họ tiếp tục vươn tới những ứơc mơ trong cuộc đời.

Nhìn trên các gương mặt các anh chị em chúng tôi cảm nhận họ không hoàn toàn là người không thể thay đổi cá tính, vì trông các chị em còn biết quí kính chúng tôi là những nhà sư, những người của đại diện cho cái thiện, cái đẹp, cái bình dị mà rất hạnh phúc. Trong hồn của họ phần nào đã khát khao rất muốn trở thành như chúng tôi, rất muốn được “tư do” như chúng tôi.

Từ ngày đất nước giải phóng sau 1975 đến nay, đây là lần đầu tiên trong nhà tù đã tiếp nhận ánh sáng Phật giáo đem vào trại giam. Tại các nước văn minh Phương Tây họ chủ động mạnh dạn mời các giáo sĩ vào nhà tù giúp họ cải thiện tâm hồn cho những tù nhân, vì nó mang lại lợi ích nhất định thiết thực nào đó cho đất nước, ngoài ra còn tổ chức các buối tham vấn trao đổi và thực tập thiền quán …điều này ai cũng biết lâu lắm rồi. Còn tại Việt Nam các nhà chức trách còn nhiều e dè chưa mạnh dạn lắm. Đây là sự thiệt thòi lớn cho xã hội. Với tinh thần từ bi bao dung của đạo Phật lấy sự cảm thông để hiểu và thương. Nếu các TT Bảo Trợ XH ở  địa phương nào “táo bạo” mạnh dạn mở to cánh cửa tù cho ánh sáng Phật pháp soi rọi vào thì nơi đó sớm trở thành nơi “từ nhà tù trở thành nhà tu” là một may mắn cho phạm nhân sau khi trở về tái hoà nhập cộng đồng xã hội.

Sở dĩ chúng tôi lấy tựa đề cho bài viết “cửa tù rộng mở” là vì chúng tôi nhận thấy tất cả những cán bộ, Ban giám đốc tại trại giam K.20 đã thể hiện tinh thần bao dung và rộng mở nên mời gọi những nhà hảo tâm cùng với họ xây dựng môi trường nhà tù giáo dục văn minh nhân đạo, lấy từ bi đạo Phật chuyển hoá con người. Đây là một nhà tù điển hình rất hay biết kết hợp cả hai mô hình giáo dục: giáo dục bằng Luật pháp và giáo dục Đạo Đức theo tinh thần đạo Phật (đó là lấy 5 nguyên tắc đạo đức: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói đối, lừa đảo…,không uống rựơu, xì ke, ma tuý …..).

Trong tương lai chúng tôi mong rằng các nhà tù khác nên mô phỏng về cách quản lý và giáo dục tại trại giam K.20. Những người trong đoàn từ thiện và quần chúng Phât tử rất hoan hỷ vì sự kết hợp này bởi vì lợi ích “Trăm năm trồng người”. Rất mong quý Phật tử trong nước và ngoài nước tiếp tục ủng hộ cùng với chúng tôi cho những lần đi tiếp theo, theo tinh thần “phụng sự chúng sanh còn lầm lỗi  thấy được ánh sáng chân lý chính là cúng dường chư Phật”.

Sắp tới Thầy Nhật Từ sẽ có những hoạt động giáo dục như thực tập thiền quán, Yoga (hoàn toàn phi tôn giáo) giúp các anh chị em biết kiềm chế bản thân, sống điềm tĩnh trước những thách đố của cuộc đời, nhất trong xã hội hiện nay khi mà con người đang lao vào thế giới hưởng thụ vật chất một cách ích kỷ, thiền là phương pháp thực tập giúp kiềm chế là rất cần thiết và lợi ích không dừng lại như thế mà còn hơn thế nữa…biểu tượng  mà đức Phật chúng ta tôn thờ là gì? Đó là biểu tượng kiết già thiền định.

 

http://www.buddhismtoday.com/tuthien/cuatu_rongmo.htm

 


Vào mạng: 24-4-2007

Trở về mục Từ Thiện

Đầu trang