- Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay - Hải
Ngoại (Úc châu)
- MANG LẠI ÁNH SÁNG CHO BỆNH NHÂN
NGHÈO
- TẠI BỆNH VIỆN CÁI BÈ - TIỀN
GIANG
Sau
mùng 6 tết (âl) mọi người dân thành phố đã trở lại nhịp sống của những
công việc hằng ngày sau khi được nghĩ ba ngày tết. Trong khi đó những
người đệ tử Phật Thích Ca, những tấm lòng vị tha mang hạnh nguyện lý tưởng
Bố tát đi vào cuộc đời thì không có ngày nào gọi là ngày nghĩ tết. Dù dưới
hình thức dấn thân nhập thế hay tu tập thiền định tất cả đều phải “làm
việc,” đều có lợi ích đóng góp cho xã hội.
Đối
với thế gian, được thấy ánh sáng, nhìn được mọi sự vật hiện tượng diễn ra
xung quanh, được nhìn mặt con cháu, nhìn thấy những người thân yêu là hạnh
phúc lớn nhất của con người. Ngược lại, không có nỗi khổ nào bằng cái khổ
của người không nhìn thấy gì cả, trứơc mắt là cả bóng tối….. Cái khổ của
đau nhức xương cốt, gối mõi lưng còng của tuổi già, nay còn thêm cái khổ
của mắt cườm, tai điếc. Khổ đau chồng chất khổ đau. Thấu hiểu được nỗi khổ
của người có con mắt mà mang chứng bệnh cườm che mờ đi ánh sáng. Cho nên
mọi người nỗ lực góp phần chia sẽ cái khổ ấy cùng với bà con, những người
đáng bậc là cha mẹ.
Chính
vì thế Ngày 5 tháng 3 năm 2007, nhằm ngày 17 tháng 1 năm Đinh Hợi), đã 11
giờ trưa rồi mà Thầy Nhật Từ cùng Phật tử Giác Định Hải Hạnh, đại diện cho
hội Từ thiện Đạo Phật Ngày Nay ở Úc Châu trở về Việt Nam đón tết. Bên cạnh
đó mang theo những tấm lòng nhân ái của bà con Việt Kiều gởi gấm cho vợ
chồng cô thực hiện chương trình mỗ mắt cườm cho 162 ca phẩu thuật
mắt cho bà con nghèo tại bệnh viện Cái Bè - Tiềng Giang. Tổng giá trị
88 triệu đồng.
Đối
với người có tuệ giác, các nỗi khổ trên chưa phải là thật khổ, mà con
người còn có cái khổ quan trọng hơn đó là người thiếu con mắt lý trí,
của nhận thức,thiếu con mắt của hiểu biết và chia sẽ. Con mắt có giá trị
để nhìn đời, nhìn cuộc sống đang diễn ra xung quanh ta, “mẹ cho em đôi
mắt tuyệt vời, để nhìn đời và để làm duyên”, hay đôi mắt từ lâu
đựoc xem là “cửa sổ của tâm hồn” Như vậy, với con mắt mang 2 giá
trị, ngoài giá trị nhìn thấy thông thường, và thông qua cách nhìn còn thể
hiện nhân cách và bản chất con người. Ngoài ra, nó còn mang lớp ý nghĩa
triết lý đó là đôi mắt của nhận thức cuộc sống, về quan điểm sống như thế
nào cho đúng. Cùng là đôi mắt như nhau, nhưng mỗi người nhận thức cuộc
sống khác nhau từ các góc độ khác nhau. Chính vì vậy, phải nhìn bằng đôi
mắt nào ? Đôi mắt ấy chính là đôi mắt của tuệ giác, của lý trí soi sáng?
Thì dù cho ai đó có không thấy ánh sáng bên ngoài là màu gì, cảnh vật xung
quanh ra sao…nhưng nếu có đôi mắt của tuệ giác thì người đó vẫn là người
còn hạnh phúc, vì có “đôi mắt tốt” mà không cần phải phẩu thuật.
Ngược
lại nếu người nhìn thấy được tất cả, nhưng trong mắt ấy chất chứa hận thù,
tranh đấu, sự chấp mắc, sự giận hờn, thiếu cảm thông và tha thứ… thì cũng
nên phẩu thuật cho đời bớt khổ hơn thêm vui. Ở đây phẩu thuật không bằng
dao Y học mà bằng con dao trí tuệ, bằng ánh sáng của Phật pháp soi rọi vào
những tâm hồn, rọi vào đôi mắt ấy, phục hồi lại những đôi mắt “chai sạn”
trở nên “long lanh hiền diệu và biết “rơi lệ ” trứơc nỗi khổ của tha nhân,
thì con mắt ấy thật sự có giá trị cho đời.
Nhân
dịp theo dõi chương trình mỗ mắt từ thiện cho bà con nghèo rất có giá trị
nhân đạo và tình người, chúng tôi nghĩ, cũng cần có thêm những chương
trình phẩu thuật những con mắt “tâm hồn,” đó là con mắt của tà kiến, con
mắt định kiến, con mắt mê tín…trở thành những con mắt của ý thức và trách
nhiệm đối với cộng đồng, con mắt của lý tưởng …còn quan trọng hơn rất
nhiều. Vì mỗ những con mắt này thì bản thân con ngừoi và xã hội sẽ lợi lạc
nhiều hơn cho hiện tại và trong cả tương lai./.
G. Hạnh Phương
http://www.buddhismtoday.com/tuthien/momat_caibe_tiengiang.htm