|
Cả trăm nhân
viên của các công ty tại
Saigon
Trade Center bỏ chạy ra khỏi tòa nhà vào lúc 15h10 ngày 8/11.
Ảnh Hương Hà |
Vào
lúc 15h00 ngày 8/11, một cơn địa chấn mạnh đã tại xảy ra tại
TP.HCM. Tại nhiều cao ốc, văn phòng, chung cư cao tầng... các nhân
viên và người dân đã tràn hết ra đường. Ngay tại văn phòng Báo
Thanh Niên, 248 Cống Quỳnh, Q.1, đồ đạc lắc lư dữ dội; cửa
kiếng va đập mạnh... Các phóng viên, biên tập viên chưa kịp hoàn
hồn đã liên tục nhận điện thoại từ các nơi gọi về...
•
Cần Thơ - Bến Tre -
Tiền Giang: Chấn động nhẹ
•
Lâm Đồng - Bình
Thuận - Vũng Tàu: Người dân hốt hoảng
• 0h
ngày 8/11: Động đất mạnh ở TP.HCM, Vũng Tàu và vùng phụ cận
Nhân viên
tại các cao ốc trên đường Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Lê Lợi, Nguyễn
Huệ... đều tràn xuống đường vì lo sợ. Một quản lý tòa nhà của Viện
Ngôn ngữ Quốc tế ILA
Động
đất mạnh 5,5 độ richter.
Ngay sau khi xảy ra cơn dư
chấn lúc 15h00, Viện vật lý địa cầu tại Hà Nội đã cho biết,
cường độ động đất đo được tại chấn tâm mạnh 5,5 độ richter.
TP.HCM với thời điểm này cảm nhận chấn động khoảng cấp 4, cấp
5, trong khi trận động đất lúc nửa đêm trước đó chỉ ở cấp 3.
Trận động đất xảy ra lúc 0h15 (17h15 - giờ GMT) ở tọa độ 10
độ vĩ bắc - 108,1 độ kinh đông. Tại Vũng Tàu cảm nhận chấn
động cấp 4, trong khi tại TP.Phan Thiết là cấp 5. Mai Vọng
|
trên đường Nguyễn Thị Minh Khai điện thoại đến Thanhnien Online
cho biết, hầu hết học sinh ở đây đều lao ngay xuống đường sau khi
thấy tòa nhà rung rinh dữ dội. Ông Hà, ở cao ốc Sofitel Plaza, cho
hay tất cả nhân viên tòa nhà này đều đổ hết xuống đường Lê Duẩn...
|
Nhốn nháo chạy
ra khỏi các tòa nhà cao tầng. Ảnh Đàm Huy |
Thùy Trang,
nhân viên 1 công ty trong tòa nhà Sofitel Plaza kể lại: "Chiếc
ghế tôi đang ngồi bỗng nhiên rung lên thật mạnh; tivi đang treo
trên tường lắc lư dữ dội. Tôi nhào ra cửa, thấy hầu như mọi người
đều có động tác giống mình và đồng thanh: động đất. Tất cả đều vọt
thật lẹ xuống cầu thang bộ...".
Nhiều bạn
đọc tại một số nơi khác ở quận 2, 12, 10... điện về báo rằng các
khu vực này cũng có nhiều chấn động mạnh...
|
Sinh viên trường
Đại học dân lập Văn Lang số 45 Nguyễn Khắc Nhu, Q.1 nhốn
nháo chạy ra ngoài. Ảnh Đàm Huy |
Theo lời bạn
Phạm Nguyễn Thế Phong (7 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP.HCM) thì cùng
thời điểm, tại Ngân hàng TMCPXNK Việt Nam cũng xảy ra chấn động
tương tự, bàn ghế và máy tính rung lắc dữ dội, tình trạng trên xảy
ra trong vòng 30 giây, mọi người chưa kịp hiểu ra thì cơn chấn
động đã qua.
|
Hàng trăm nhân
viên đã đổ ra đường khi cơn chấn động xảy ra. Ảnh Hương Hà |
Từ Vĩnh Phú,
huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, bạn Thao e-mail về cho Thanh Niên
chia sẻ cảm giác hồi hộp khi cơn địa chấn ập đến làm rung chuyển
mặt đất.
Theo lời kể
của bạn Son và Truong Thanh Hai, tại Thủ Đức, Gò Vấp cơn địa chấn
xảy ra khoảng 5 giây, nhiều người dân đã đổ ra đường.
Còn bạn
Nguyễn Quang Việt, ngụ tại 1017/6/34 Lạc Long Quân, P.11, Q.Tân
Bình cho biết: "Vào lúc 14h55, đang ngồi trước máy tính, tôi thấy
ghế của mình lắc mạnh như đang có ai đứng sau lưng đẩy ghế, quay
lại nhìn thì không thấy ai. Tôi đứng dậy và cảm thấy điều gì đó
khác lạ dưới chân mình thoáng qua".
|
Ảnh Hương Hà |
Bạn Ngo Cong
Hoa kể: "Chúng tôi đang ngồi làm việc tại văn phòng Công ty 75
Nguyễn Trường Tộ, P.12, Q.4 bỗng thấy đồ vật trên bàn rung nhẹ,
người ngồi trên ghế có cảm giác như đi biển gặp sóng. Mấy giây sau
khi trở lại bình thường, một số người vẫn còn bị choáng váng, đau
đầu".
|
Tại tòa nhà
Sofitel Plaza, hàng
trăm nhân viên đã chạy ra ngoài khi đơn địa chấn xảy ra. Ảnh
Hương Hà |
Đồng Nai:
Vào khoảng 14h45 ngày 8/11 xảy ra cơn địa chấn khoảng từ 5 dến 6
giây tại trụ sở công an xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất và ở phía
trước Ủy ban xã Xuân Thạnh 1. Cơ sở vi tính của Bà Nguyễn Thị Kim
Thu gần đó cũng bị rung chuyển xê dịch hàng loạt máy vi tính khiến
những người đang ngồi học hoảng hốt bỏ ra ngoài. Cũng thời điểm
này tại khu vực bệnh viện Thánh Tâm, thuộc TP. Biên Hòa cũng xảy
ra chấn động. Nhiều nhà dân gần đây cũng bị rung chuyển như tương
tự vậy.
|
Cơn địa chấn đã
làm tường nhiều ngôi nhà bị nứt. Ảnh Hương Hà |
GS-TS Khoa học Lê Minh
Triết:
Miền Nam nằm ở vùng có động đất yếu
Ngày 8/11, phóng viên báo Thanh Niên đã có cuộc tiếp xúc với
GS-TS Khoa học Lê Minh Triết (Phó chủ tịch Hội Vật lý
TP.HCM) về hiện tượng động đất liên tiếp xảy ra trong thời
gian qua tại TP.HCM, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam
Trung Bộ.
|
GSTS khoa học Lê Minh Triết. Ảnh H.Thịnh |
*
Thưa GS, nhiều người dân ở Phan Thiết, Vũng Tàu lo lắng động
đất ở ngoài khơi sẽ gây ra sóng thần. Vậy sóng thần có thể
xảy ra ở Việt Nam hay không ?
- Cho
đến nay, các nhà khoa học chưa thể dự báo được động đất,
nhưng sóng thần do động đất thì có thể cảnh báo được trước
khi nó ập vào bờ. Không phải cứ động đất ngoài biển là xảy
ra sóng thần. Năng lượng động đất (độ richter) phải trên 6,
cộng với địa hình đáy biển phải có sự trồi sụt mới có thể
tạo nên sóng thần. Khả năng xảy ra sóng thần do động đất ở
khu vực biển Đông là rất thấp. Bởi vì, trên đứt gãy Thuận
Hải - Cà Mau ở ngoài khơi và đứt gãy sông Sài Gòn (từ Bà
Rịa - Vũng Tàu đến Tây Ninh), khả năng động đất khó vượt
quá 5,5 độ richter. Miền Nam nằm ở xa vùng động đất mạnh của
thế giới và được xem vùng có động đất yếu.
*
Vì sao TP.HCM và các tỉnh miền Nam lại xảy ra liên tiếp
những trận động đất?
- Hiện
tượng động đất liên tiếp xảy ra vừa qua cho thấy khả năng
đang bắt đầu một chu kỳ hoạt động mới của đứt gãy Thuận
Hải - Cà Mau, đã từng hoạt động trước đây.
*
Chu kỳ hoạt động của động đất trong bao nhiêu năm thì có khả
năng xảy ra tiếp?
- Quá
trình xảy ra động đất phải có thời gian để tích lũy năng
lượng. Quá trình đó có thể trong vài chục năm, vài trăm năm,
có khi dài hơn, đến cả nghìn năm.
*
Không thể dự báo được động đất, nhưng chúng ta có thể làm
được việc gì để cảnh báo?
-
Chúng ta có thể làm được việc phân vùng động đất, để biết
vùng này nếu có xảy ra động đất thì ở cấp mấy, để lưu ý khi
xây dựng công trình phải có kỹ thuật kháng chấn (chống động
đất). TP.HCM chưa làm được việc này, chỉ mới có đề án phân
vùng nhỏ về động đất, trong khi ở Hà Nội đã làm rồi. Trong
đề án, TP.HCM sẽ đầu tư xây dựng 3-4 trạm ghi nhận các vi
địa chấn (những cơn địa chấn nhỏ mà con người không cảm nhận
được), từ đó xác định có khả năng xảy ra động đất lớn hay
không. Tôi được biết, Chính phủ dự kiến đặt 2 trạm đo động
đất ở Côn Đảo và Phú Quốc để phục vụ cho việc cảnh báo sóng
thần, thuộc chương trình chung của khu vực Đông Nam Á.
*
Động đất cấp mấy là có thể gây thiệt hại đến công trình xây
dựng?
- Động
đất được chia làm 12 cấp và cấp 6 là bắt đầu gây hư hại.
Năng lượng động đất từ 3 - 9,2 độ richter. Tuy nhiên, động
đất ảnh hưởng ít hay nhiều còn tùy thuộc vào nó ở nông hay
sâu. Nếu chấn tiêu (khoảng cách từ mặt đất đến chấn tâm)
nhỏ, dù năng lượng không mạnh, cũng có thể gây hậu quả lớn.
Trên thế giới đã từng có trận động đất chỉ 5,1 - 5,2 độ
richter, nhưng vì chấn tiêu 8km, nên đã gây ra hậu quả
nghiêm trọng. Ở miền Nam, chúng ta vẫn chưa có ý thức đầy đủ
về biện pháp kháng chấn đối với các công trình xây dựng.
Theo quy định của Bộ xây dựng trước đây, những vùng có động
đất mạnh cấp 6 thì không cần kháng chấn. Điều này chỉ đúng
với trước đây, chưa có những công trình lớn. Trong khi hiện
nay, chúng ta đang có những tòa nhà cao tầng và chuẩn bị xây
dựng rất nhiều công trình lớn như metro, cầu, cao ốc... thì
động đất cỡ cấp 6 là có thể xảy ra rung động mạnh, rất nguy
hiểm.
Mai Vọng
(thực hiện) |
Tiếp tục cập
nhật
TNO |