“Ta cám ơn trần gian này lắm
lắm
Nhờ nơi đây ta biết đủ vui sầu”
Nhưng tiếc thay khi ta biết
được như vậy và chợt dật mình thì sóng gió trong ta đã hóa bức thành sầu.
Bài học vỡ lòng Thầy trao con hằng khắc dạ ghi tâm. Hình bóng Thầy giờ đây
đã xa vợi và nhạt nhòa vì sự hạn hữu của không gian. Nhưng Thầy ơi!
Âm vang ngày nào của Thầy vẫn còn vang vọng như ngày ngày vẫn nhắc nhở và
chỉnh bước cho con vững chãi trên đường đời. Đường đời không phải lúc nào
cũng chỉ là hoa.Với những người “cách bước lên đường đưa chân theo lí
tưởng” lại càng sóng gió hơn. Ban đầu “cứ ngỡ quê người nơi ấy mở mộng hoa”,
Nhưng rồi :
“Nào ngơ!
Chân ướt chân ráo,
Chưa đứng vững trên đất khách.
Bụi trần đà lấm tấm
Cho ý người nhạt phai”
( Thoáng Suy Tư )
Quả thực là như thế,
chốn phong trần sao lắm bụi nhiêu khê. Lời Thầy dạy năm xưa giờ đây hình
như con không áp dụng được để chống chọi với gập ghềnh sóng gió hơn thua,
phải trái vì tư tưởng “xa quê hương mấy ai người thương cảm” cứ hằng
hữu trong con và chi phối con quá nhiều.
Từ mảnh đất Thuận
Hóa xa xôi con trôi lăn vào tận Sài thành hoa lệ chỉ vì hai chữ lý tưởng.
Sài thành hoa lệ. Hoa cho ai và lệ cho ai? Huế - Sài Gòn trong tôi cách xa
nhau chỉ chừng ngàn cây số sao tình người quá đổi thay. Sài Thành tình đất
nóng tình người lạnh!?_ Với tôi là như thế. Nhiều lúc tôi tự an ủi bằng
hai câu Kiều :
“Đã mang lấy nghiệp vào
thân
Đừng nên trách lẫn trời
gần trời xa”
Cái nghiệp quê
hương – tạm gọi như vậy – ai cũng có sao với tôi lại nặng qúa vậy? Tôi, kẻ
lữ khách Sài Gòn thấy Sài Gòn là hoa lệ, nhưng có lúc lệ nhiều hơn hoa.
Những lúc như thế tôi lật lại những bài học đầu đời, những bài học Thầy
đã trao cho tôi khi vừa đồng chân nhập đạo.Tôi còn nhớ rõ như in lời Thầy
dạy: “ Nhìn cái áo treo trên tường là biết tính con người. Treo áo, đường
may chính giữa lưng phải chính giữa cái móc”, “ Ơû chúng, muốn treo màn
ngủ thì đừng kéo màn qúa ngực, qúa đầu để tránh những ánh mắt hiềm nghi”.
Sau bao năm chùng
chân mỏi gối, con gặp lại Thầy ờ xứ tình đất nóng tình người lạnh nhân dịp
Thầy đi dự đại hội. Lời dạy của thầy lại vang lên, không phải trên trường
học mà trên trường đời.
Lớn lên cùng năm
tháng, những điều đối nhân xử thế Thầy dạy tôi vẫn còn ghi nhớ. Hồi mới ê
a mấy chữ “ phiệt: xiêu, chủ:chấm, dẫn: chậm,…, thiên: trời, địa: đất,
vân: mây” là tôi đã thuộc lòng câu “ Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu
xuất” mà Thầy vẫn thường nhắc nhở. Tôi rất thích câu đó tuy cái tuổi ăn
chưa no lo chưa tới lúc đó chẳng hiểu được gì sâu xa cho lắm. Giờ đây, đến
tuổi lo chưa tới nhưng ăn đã no tôi mới thấy thấm thía. Tôi lên văn bản
câu đó hẳn hoi và treo ngay đầu giường coi như là sách gối đầu giường, xem
như là lời Thầy vẫn theo mãi từng bước chân đi. Để mà chi? _ Để bù đắp lại
cho nghiệp lữ khách “xa quê hương mấy ai người thương cảm”. Để kịp níu
chân ta cho khỏi trượt dài trên bước đường danh vọng hơn thua, ganh ghét.
Để có lúc tôi mơ ( vì tôi biết cuộc đời này vẫn đẹp), mơ mình được như tên
của mình vậy(?) để được như Bùi Giáng :
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi
chốc lát
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Để ngàn năm lời
thầy vẫn mãi soi bóng bước chân thon:
Thấy hoa đẹp đừng vội khen hoa
thắm
Tuy thơm nồng nhưng qủa có khi
chua.
Mỗi bông hoa chỉ nở được một
lần
Hãy suy nghĩ ngàn lần rồi hãy
hái.
Vâng, con đã hiểu,
hoa tuy thơm nồng nhưng qủa có khi chua, miệng tuy ái ngữ nhưng bụng dạ có
khi tà, sơn tuy tốt nhưng gỗ chắc gì tốt, …và …và… .
Thầy ơi!
“Có những tình thương chẳng
bến bờ
Làm sao con chép được thành thơ
!
Con như hạt cát vàng sa mạc,
Thầy tựa vừng trăng chiếu lững
lờ.”
Vầng trăng đó chính
là bài học thầy trao, vầng trăng đó sẽ soi chiếu bước con đi khắp cõi
đường trần. Đã qua rồi thời hành điệu ngô nghê, qua rồi thời sinh viên
bươn chải trong biển đời và biển kiến thức, con lại quay về làm một người
ni sinh binh dị trong Học Viện. Ngày ngày con được tiếp xúc với chư tôn
giáo thọ sư “cao cấp” ( con gọi quý Ngài ở đây là “cao cấp” vì Quý Ngài
đều là những người có học hàm học vị cao) nhưng con vẫn không quên hình
bóng người thầy bình dị nơi quê nhà. Vâng, thầy rất bình dị: thầy không
có bằng cấp tiến sỹ giáo sư gì cả, thầy bình dị trong cả sinh hoạt hằng
ngày, trong cách ăn nói, dạy dỗ. Nhưng có một điều nơi Thầy không hề bình
dị mà cũng rất cao cấp : trí tuệ của Thầy_ bao la, sâu thẳm.
Thầy ơi! Biết khi
nào con đọc, cảm nhận và viết ra trang giấy để chia sẻ với mọi người cho
hết những bài học Thầy trao. Xin Thầy hãy nhận nơi con_đứa học trò khờ dại
của Thầy_ một lạy Tri_Aân_ Thầy!
Nhớ về lớp Gia Giáo chùa Từ
Quang
http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/baihocthaytrao.htm