Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
MỘT TRÁI TIM ĐỒNG ĐIỆU
“TÌNH THƯƠNG YÊU CỦA CHA MẸ LÀ NHỮNG CHẤT LIỆU QÚY GÍA TẠO NÊN GIA TÀI CHO CON.”

 Thương yêu và hiểu biết là một cặp phạm trù biện chứng không thể thiếu trong cuộc đời. Người con sẽ không “trưởng thành” nếu thiếu đi tình thương của cha mẹ; và đồng thời, cha mẹ cũng lắm xót xa khi nhìn thấy”sự sống nối dài” của mình “lớn lên” một cách không trọn vẹn và hoàn hảo. Vì vậy, cha mẹ phải chọn một phương pháp giáo dục thích hợp và tâm lý nhất để có thể tìm thấy tiếng nói đồng điệu giữa hai thế hệ tư tưởng khác nhau.

     GIÁO DỤC TRẺ THƠ.

  Tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm, trong mắt chúng cha mẹ là cả một “Trường đại học”. Tâm hồn trẻ thơ như một tờ giấy trắng, cha mẹ chính là người định hình và vẽ lên cuộc đời của chúng. Vì vậy, việc giáo dục ở giai đoạn này là rất quan trọng – Đặc biệt không nên đánh trẻ thơ – Người mẹ phải nên nâng niu chúng như: “Bẻ một cành hồng vào buổi sáng ban mai, phải bẻ một cách hết sức nhẹ nhàng để những giọt pha lê sương” không tan vỡ ra”. Quan niệm của ông bà xưa “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” ( spare the rod spoil the child ) ở một chừng mực nào đó sẽ không còn gía trị, nếu hiểu theo nghĩa gốc. Bởi đúng theo nguyên tắc giáo dục là không được đánh trẻ thơ – Dù chỉ một roi. Nếu các bậc phụ huynh thường hay đánh trẻ thơ sẽ xuất hiện hai xu hướng sau:

    1.HÈN NHÁT:

Khi lớn lên chúng sẽ dễ dàng khiếp sợ, đầu hàng và vội vàng khuất phục trước những áp lực của xã hội, điều này  dẫn đến tâm lý hèn nhát và rất khó thành công trong cuộc sống.

 2.CHAI LỲ:

Do quá trình tiếp xúc với đòn roi quá nhiều sẽ dẫn đến cảm giác mất tác dụng đau đớn. Từ nỗi đau bản thân không cảm nhận thì không thể cảm được nỗi đau của người khác và đây chính là hệ qủa của sự tàn nhẫn, độc ác, lỳ đòn và ranh mãnh hơn.

 Cho nên việc chọn phương pháp giáo dục tốt nhất là: “Tâm tình”. Cha mẹ phải gần gủi, thân thiện cởi mở, ngọt ngào….  Và khéo léo tìm hiểu nguyên nhân vấn đề, để giải thích cho chúng được rỏ – Trên cơ sở sự thật và tình thương. Tuyệt đối tránh những lời thô thiển khinh khi, thiếu tế nhị, vì điều này dễ làm xúc phạm đến lòng tự trọng và tổn thương đến tâm hồn của trẻ thơ.

    NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH

Các bậc phụ huynh cần phải” hóa thân” trở thành một người bạn đồng hành, để từ đó có thể tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, tình cảm… thậm chí đến cả những vấn đề tâm sinh lý ở tuổi mới lớn của chúng. Cha mẹ không nên thể hiện quyền lực gia trưởng và nghiêm khắc quá, vì điều này dễ dàng tạo nên khoảng cách” nguy hại” cho người con. Tâm lý giới trẻ khá phức tạp, cộng với xu hướng xã hội hóa ngày càng cao và những ảnh hưởng của luồng văn hóa mới ( Phương Tây ) du nhập vào; từ đó đã hình thành nên một thế giới quan đặc trưng mang hơi thở của thời đại và điều này sẽ khập khiển, nếu đem so sánh với hệ tư tưởng của vài thập niên về trước. Để tìm được nhịp đồng cảm với người con trong “Thế hệ mới” ở chừng mực nào đó, các bậc phụ huynh cần phải hoán chuyển vai trò. Tức là “biến” vai trò mình thành một người bạn, người chị, người anh… nhằm cọ xát thực tế và đời sống tâm lý để từ đó ta có định hướng đúng đắn cho chúng chọn. Sớm phát hiện và bồi dưỡng những thiên hướng tích cực, đồng thời triệt tiêu những mầm móng tiêu cực thiếu lành mạnh đang hình thành trong tư tưởng chúng.

 Cha mẹ không nên can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của con. Phải tôn trọng quyền lợi, sở thích,thói quen tích cực, lý tưởng,tôn giáo tình cảm, quan điểm…. Của người con. Cha mẹ chỉ đóng vai trò “hướng dẫn viên” hoạch định cho chúng đi đúng hướng tích cực và phù hợp với hoàn cảnh thực tế gia đình, xã hội cũng như những khả năng sở thích vốn có của chúng.

    TÌNH THƯƠNG VÀ TRÍ TUỆ:

Sẽ là mù quáng nếu tình thương thiếu hiểu biết và ngược lại, sẽ là vô tình một cách tàn nhẫn nếu hiểu biết không có sự hiện hữu của tình thương. Tình thương kiểu” vung tay quá trán” vô hình trung đưa người con đến chổ hư hỏng, thất bại, ỷ lại, đua đòi… thậm chí rơi xuống đáy tội lỗi tận cùng của cuộc đời. Thương con không có nghĩa là” chìu” theo ý muốn của con mọi thứ. Mà phải biết dừng đúng lúc khi xét thấy điều sắp quyết định sẽ không có lợi cho con trong hiện tại và tương lai. Để tạo được một “sản phẩm hoàn hảo” có ích cho gia đình và xã hội, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải đầu tư rất kỷ, thậm chí hy sinh cả nước mắt và cả cuộc đời. Đầu tư thì phải có “tầm nhìn chiến lưọc” không thể vọi vàng quyết định một cách duy cảm thiếu lý trí, vì điều quyết định manh động trên sẽ dễ dàng dẫn đến “ phá sản” có những bậc cha mẹ vì quá thương con – muốn gì được nấy – luôn tạo mọi điều kiẹân tốt nhất để con mình không thua kém bạn bè, nhưng đâu biết rằng đó là hành động của “viên đạn một đường” ( dẫu không cố tình!) cho con mình ăn phải… chẳng hạn; chúng không có ý thức qúy trọng những thành qủa lao động và gía trị của đồng tiền, tính đua đòi ăn chơi sa đọa, hút chích, đua xe, nghiện ngập… dẫn đến con đường kết bạn với “ông ba mươi” của cuộc đời.

 Còn hiểu biết, mà thiếu tình thương là sự “ vô tình tàn nhẫn”  nhất. Bởi vì, trong vô vàn cái vô tình của cuộc sống, cái vô tình của cha mẹ đối với con cái là đáng trách nhất – vì đằng sau cái vô tình của cha mẹ là cả cuộc đời một người con.

 Tóm lại, những gía trị thiệng liêng của tình: Phụ – Mẫu – Tử là bất biến, là vĩnh cữu. Song, với nhịp độ phát triển cấp số nhân của xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực ngày càng hiện đại, thì cũng kéo theo chừng ấy những hệ qủa tâm lý ngày càng phức tạp. Vì vậy, cha mẹ cần phải “ trang bị” một lăng kính hợp thời, thực tế và chánh tri kiến hơn để làm kim chỉ nam định hướng : chân – thiện – mỹ cho con. Để người con “ sản phẩm hoàn hảo” sở hữu những “ gia tài tình thương”hoàn hảo của cha mẹ.                                                                         

http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/

 


Vào mạng: 1-12-2005

Trở về mục "Quà tặng cuộc sống"

Đầu trang