- (Bốn mươi khổ thơ sáu tám
về tâm lý học Phật giáo)
Thích Nhật Từ
1999
-
- 1. Đất tâm như quả địa
cầu,
- Chứa đầy hạt giống
hoa mầu hành vi.
- Tâm là dòng suối
nghĩ suy,
- Tâm và hạt giống
có gì khác đâu.
-
- 5. Tâm không tu phải
khổ đau,
- Như vượn chuyền
nhảy không sao đặng dừng,
- Xuống lên ba cõi trầm
luân,
- Từ thời vô thỉ
con đường mênh mang.
-
- 9. Tâm tu tập thoát
khổ nàn,
- Dứt đường sanh tử
trần gian bao đời,
- Như vầng nhật nguyệt
rạng ngời,
- Chiếu soi muôn vật
nơi nơi sáng lòa.
-
- 13. Thức, tâm và ý
là ba,
- Tên dù có khác, vốn
là một thôi.
- Thức nhằm nhận thức
đúng sai,
- Bỏ thân chết, nhập
vào thai không cùng
- 17. Tâm gồm thiện,
ác, trung dung
- Tạo nên nghiệp, chịu
muôn trùng trầm luân.
- Ý nhằm đối lập
vật, thân,
- Là nguồn cảm
giác, nhận chân cảnh trần.
- 21. Thức, tâm, ý tạo
nghiệp nhân,
- Lộn quanh ba cõi,
sáu đường đã qua.
- Một là thức A-lại-da,
- Kho tàng hạt giống
vào ra, duy trì,
- 25. Cội nguồn thế
giới nghĩ suy,
- Vận hành, chuyển
biến chẳng khi nghỉ dừng,
- Nguồn nương của
thức giác quan,
- Như nước: nền của
sóng ngàn tràn dâng.
- 29. Dù vô ngã vẫn
thường hằng,
- Chứa thâu hạt giống
thế gian ba đời.
- Mười tám giới, một
nguồn khơi,
- Không nhiễm, trung
tính tùy thời gồm thâu,
- 33. Không một khác,
không trước sau,
- Không chung biệt; vốn
nương nhau mà thành.
- Thức này tương ứng
biến hành,
- Cũng như xã thọ,
thác ngàn chuyển xoay.
- 37. Khi thân chết,
thức gá thai,
- Vào ra ba cõi chính
ngay phút này,
- Định không thọ tưởng
vẫn hay
- Vận hành sức sống
ở đây một mình.
- 41. A-la-hán mới chỉ
đình
- Cội nguồn hữu lậu
chúng sinh ta-bà.
- Thứ hai là thức mạt-na,
- Thức này nương a-lại-da
mà thành.
- 45. Bản năng suy
nghĩ, tung hoành,
- Tương ưng tâm lý
biến hành luôn khi,
- Tạo nguồn ngã kiến,
ngã si,
- Ngã mạn, ngã ái,
bao đời chẳng buông.
- 49. Có nhiễm, không
giữ tánh thường
- Đam mê chấp ngã, tự
tồn bản năng,
- Nương vào rồi chấp
thức tàng
- Làm bản ngã, làm cội
nguồn cái tôi.
- 53. Mạt-na sẽ phải
hết đời:
- Định không thọ tưởng,
sáng ngời tâm linh,
- Đạo xuất thế: sạch
sành sanh
- Quả A-la-hán vận
hành mới ngưng.
- 57. Ba là sáu thức
giác quan:
- Mắt, tai, mủi, lưởi,
ý, thân một bầu.
- Nhận chân đối tượng
khác nhau:
- Tai và tiếng, mắt
với màu, vân vân.
- 61. Gồm thiện, ác,
và chưa phân,
- Tùy theo bản chất
nghiệp nhân mà thành.
- Ý thức nương ý
làm căn,
- Pháp trần: đối
tượng phát sanh thức này.
- 65. Phạm vi nhận thức
rộng bày,
- Trực quan, suy luận
đúng sai bao gồm.
- Biến hành, biệt cảnh
tương ưng,
- Thông ba tánh, ba thời
gian dặm ngàn.
- 69. Cội nguồn của
nghiệp miệng, thân,
- Tạo nên nhận thức,
nghiệp nhân mà thành.
- Thức này hết sự
vận hành,
- Trong thiền vô tưởng,
vô tâm trong ngoài,
- 73. Cũng như bất tỉnh,
ngủ say,
- Ngoài ra, ý thức đêm
ngày không nguôi.
- Mắt, thân, mủi, lưởi
và tai,
- Nương theo ý thức
chuyển xoay mà thành.
- 77. Kế là tâm sở:
biến hành,
- Cảnh riêng, phiền
não, thiện nhân, trung hòa.
- Biến hành gồm
xúc, tưởng, tư,
- Tác ý, cảm thọ thảy
là năm tên.
- 81. Cảnh riêng: số
cũng như trên,
- Dục, thắng giải,
niệm cộng thêm hai là
- Định thiền, trí
tuệ, ấy mà.
- Năm này riêng biệt,
chẳng khi chung phần.
- 85. Thiện gồm mười
một nghiệp nhân:
- Niềm tin, hổ thẹn,
xốn xang tâm hồn,
- Không tham, không dốt,
không sân,
- Chính chuyên, nhẹ
nhỏm, tinh cần chẳng ngưng,
- 89. Không sát hại,
không để lòng,
- Đó là gốc thiện
vun trồng gắng nên.
- Não phiền gốc có
sáu tên.
- Tham lam, si dốt, hận
sân, ba thằng.
- 93. Thấy sai, nghi hoặc,
tự tôn,
- Cộng chung thành
sáu cội nguồn tả tơi.
- Phiền não nhánh gồm
hai mươi:
- Hận, hờn, che giấu,
chọc đời, ganh ghen,
- 97. Tà keo, giả dối,
siễm xiêng,
- Kiêu căng, hãm hại,
không tin, biếng lười,
- Không xấu hỗ,
không sợ đời,
- Hôn trầm, bấn loạn,
buông xuôi, mê mờ,
- 101. Không chánh niệm,
loạn tâm tư.
- Đó là ngành ngọn
thặng dư não phiền.
- Bất định gồm bốn,
theo duyên:
- Ăn năn, ngủ nghỉ,
kiếm tìm, đặt tâm.
- 105. Các tâm sở tạo
nghiệp nhân
- Thiện đem an lạc;
ác mang lụy sầu.
- Tạo nên hạt giống
khác nhau:
- Ngộ mê, hạnh
phúc, khổ đau, trung hòa,
- 109. Niết-bàn, sanh
tử bao là,
- Danh xưng, tướng trạng,
khác xa giống loài,
- Chậm nhanh, dài vắn,
người trời,
- Súc sanh, ngạ quỉ,
thảnh thơi, buộc ràng.
- 113. Có hạt giống
thuộc thân, tâm,
- Giọng lời, thái độ,
thế gian, siêu đời,
- Trao truyền, sẳn có,
học đòi,
- Tập tành từ thuở
trong thai mẹ truyền,
- 117. Gia đình, xã hội,
giao duyên,
- Chung, riêng, giá trị
một niềm thủy chung
- Theo ta khắp mọi nẻo
đường,
- Tử sanh bao cõi chẳng
buông, chẳng rời.
- 121. Thức tâm chuyển
biến không thôi,
- Bao điều phân biệt
sanh sôi lớn dần
- Tạo thành tập
khí, hiện hành,
- Hiện hành, tập
khí tạo thành từ duyên.
- 125. Chủ thể, đối
tượng tạo nên
- Đều do duyên khởi,
cội nguồn thế gian.
- Vì duyên khởi,
tánh rỗng không,
- Không sanh, không diệt,
không thường đoạn đâu.
- 129. Nhân duyên đủ:
hiện tỏ làu,
- Nhân duyên thiếu,
điểm tương giao không thành.
- Không đi đến, không
chậm nhanh,
- Không
"không," không "có," không "thành hoại" nhau.
- 133. Chấp thường
đoạn phải khổ đau,
- Chấp ngã, sở hữu:
vùi đầu bến mê.
- Đạo giác ngộ bỏ
chấp nê,
- Xả buông, không trụ:
đường về chơn như.
- 137. Lạc an, định
tĩnh tâm tư,
- Không cầu, không đắc,
thản thư đất trời.
- Chủ thể rụng, đối
tượng rơi,
- Một là tất cả,
đời đời tương dung.
- 141. Đối đầu sanh
tử tới cùng,
- Giữ tâm chánh niệm,
vững lòng chân tu,
- Quán soi thực tại,
chơn như,
- Quyết tâm chuyển
hóa thặng dư não phiền.
- 145. Tu thiền định
thấy nhân duyên,
- Thấy duyên khởi thấy
đạo thiền tràn dâng,
- Thấy pháp tánh từ
thế gian,
- Thấy chư Phật, thấy
nhất chân muôn loài.
- 149. Bừng tuệ giác
từ cuộc đời
- Tỏ chân như từ luân
hồi khổ đau,
- Mê và ngộ chẳng
khác nhau
- Trần gian – cực lạc,
một màu xưa nay.
- 153. Niết-bàn, sanh
tử: không hai,
- Đắc là vô đắc,
không ngoài không trong.
- Chánh tâm, sanh tử
ngược dòng,
- Sống trong hiện tại,
thong dong tâm hồn.
- 157. Thảnh thơi
trong cõi càn khôn,
- Nụ cười giải thoát
ngát hương mọi miền,
- Niết-bàn: hạnh
phúc siêu nhiên,
- Lìa sanh tử, dứt mọi
duyên luân trầm.