- Một Phật tử chân chánh là một công
dân của hoàn cầu
- Bhikkhu T. Seelananda; Mỹ Thanh dịch
Phật giáo và Phật pháp làm vỡ tất cả hàng rào phân
chia, ngăn cách.
Theo lời dạy của vị Thầy, Bụt Gotoma, không có lý do
nào làm ta tách rời khỏi những người khác vì họ có tín ngưỡng hay có
quốc tịch khác.
Phật pháp xuất sắc trên mọi phương diện. Đấy là thực
hành Phật pháp trong đời sống hàng ngày. Đây không phải là một tôn
giáo hay là một triết lý.
Lại càng không có tính chất kỳ lạ, thần thoại, hoặc
giáo điều trong đó.
Nhưng nếu chỉ đọc Phật Pháp thì nó cũng không giúp gì
cho ta trong sự hiểu biết về luật phụ thuộc lẫn nhau trong thế giới nầy,
hoặc giúp ta hiểu sự hiện hữu của chúng sinh và chân lý. Bụt có nói,
" một người nói nhiều về Phật pháp, không phải là người thành thạo
pháp. Người nào, sau khi nghe pháp xong dù chỉ một ít, nhưng với sự thực
hành, hiểu được điều đã học, thì đây mới là người thành thạo
pháp." Căn bản của Phật pháp là đạo đức và kiến thức, với tột
đỉnh của chúng. Không có mặc khải của đấng thiêng liêng hay của nhà
tiên tri nào trong Phật pháp.
Cho dù có vị Bụt nào xuất hiện hay không, pháp nầy vẫn
hiện diện. Pháp là duy nhất. Trong một nghĩa, đây không phải là một triết
lý hay tôn giáo, trong nghĩa khác, đấy là một triết lý trong những triết
lý, một tôn giáo trong những tôn giáo. Đây không phải là một con đường
siêu hình hay con đường nệ nghi thức. Pháp (Dhamma) không hoài nghi hay giáo
điều, không hành xác hay nuông chiều dục vọng, cũng không bi quan hay lạc
quan. Lại càng không phải thuyết bất diệt hay thuyết hư vô, không phải
thuyết đa nguyên hay độc nguyên. Đây là con đường duy nhất đưa đến
giác ngộ.
Pháp (Dhamma) giúp con người có được một liên hệ tốt với
đồng loại và những chúng sinh khác, nó không hạn chế ở một đất nước
hay quốc gia nào.
Qua sự nhận thức của Metta (lòng từ) hoặc lòng tử tế
và nguyên lý phụ thuộc lẫn nhau (Paticcasamuppada), tất cả mọi chúng sinh
hợp tác và hoà nhập với nhau trong đời sống. Theo bài kinh về lòng từ
(Karaniyametta Sutta), người Phật tử chân chính lan toả lòng từ tới mọi
chúng sinh trên đời với câu nói " Mong tất cả chúng sinh đều được
hạnh phúc và an lành " (sabbe satta bhavantu sukhitatta). Khi một người nói
"sabbe satta" nghĩa là tất cả mọi loài chúng sinh trong thế giới.
Để minh họa làm thế nào để những sự thật nầy được chứng tỏ
trong cuộc sống, chúng ta hãy đọc một bài thơ ngắn của nhà thơ người
Mỹ, Mark Van Doren,
- Ngày xưa có một hàng rào nơi đây
- Có nhánh cỏ cố gắng dựa vào
- cánh đồng để vào bên trong
- Nhưng ngựa non dẫm nát
- cỏ và cỏ úa màu nâu vàng
- Đến khi chủ nông trại dời đi
- và hàng rào ngã xuống.
- Lúc nầy chim muông thấy
- dưới hàng kẻm
- Cỏ xanh lan mọc phía trong.
Kể cả đến đời sống của nhánh cỏ, một loại cỏ dại
thấp hèn, bị ngựa non dẫm nát, biến màu nâu vàng, cũng phải đấu tranh
để được sống còn . Nhà thơ nầy dù không phải là Phật tử , cũng đã
thấy được sự đấu tranh của toàn thể vạn vật. Những sự thật của
pháp luôn hiện diện trên đời và cho dù không nghe đến lòng từ hay
pháp, có một số người vẫn nhận diện được những sự thật nầy.
Kinh Pháp Cú có nói " Hãy để mình vào hoàn cảnh người,
một người không nên giết cũng không nên bảo người khác giết"
"(130.vr). Thái độ thân thiện nầy được lan rộng đến môi trường
và tất cả chúng sinh, như vậy đã cung cấp một mẫu đất mầu mỡ cho sự
hòa bình và đoàn kết cho tất cả mọi sinh vật.
Lòng từ không giới hạn nầy lan tỏa đến tất cả chúng
sinh trong thế giới nầy -
ở bên trên, ở bên dưới, phía bên kia, và ở khắp mọi
phương - Điều nầy được thực tập trong lúc đứng, đi, ngồi, hoặc nằm,
lúc nào còn thức thì còn phải tâm niệm điều nầy. Người nào mà sống
một cuộc đời trong tư cách nầy được gọi là "sống cao thượng"
( một trong tám con đường chân chánh -brahma viharam idam aahu). Trong cả thế
giới làm gì có kẻ thù cho người thực tập tâm từ. Người Phật tử
trong tư cách nầy mở rộng lòng từ đến những sinh vật nhỏ nhít đang bò
dưới chân mình. Những cây trái được gần những người có những tình
cảm cao thượng thì cây trái đó cũng tươi tốt sum xuê hơn. Vì sự sống
rất quý giá đối với tất cả mọi loài, nên không ai có quyền lấy đi
mạng sống của kẻ khác. Nhận thức về lòng từ nầy hay metta còn đi xa
hơn là lòng bác ái được nói đến trong quyển Corinthians.
Lòng từ là một bài giảng của Bụt rất vi diệu. Trong những
bài pháp, Bụt đã dạy làm sao để thực tập từ tâm. Chẳng hạn khi ăn
thịt, và nuôi dưỡng sân hận, một người không thể nào thực tập và mở
rộng lòng từ. Sân hận không thể nào dập tắt hận thù, chỉ có lòng từ
bi mới có thể xóa bỏ hận thù. Đây là điều dạy căn bản, rất phổ
thông.
Lý Duyên Khởi ("Luật phụ thuộc lẫn nhau" -
Dependent Origination) là một học thuyết mà chúng ta có thể hiểu một cách
dễ dàng sự liên hệ giữa người với người, hoặc với môi trường. Một
người có trí và có chánh niệm sẽ nhận ra được sự thật nầy khi nhìn
thấy chỉ dù là một mảnh giấy, một hạt gạo hay một miếng bánh. Theo
bài giảng về "Lý Duyên Khởi" , cái nầy có vì cái kia có. Có
nhân và có quả. Chúng ta phải nhấn mạnh là không bao giờ có chỉ một
nguyên nhân. Tất cả những gì xuất hiện, có mặt và mất đi trong cõi đời
nầy đều do nhiều nguyên nhân và kết quả mà tụ thành. Đầu tiên Bụt
biết rõ là có Khổ (dukkha). Và rồi Bụt tìm kiếm nguyên nhân của khổ
và kiếm ra 'thuốc chữa' cho bệnh 'Khổ'. Kết quả, là 'Bát Chánh Đạo'
được nêu ra như là một con đường dẫn đến hết đau khổ, được giải
thoát, đạt Niết Bàn.
Dĩ nhiên, Bụt nhắc đến nguyên nhân của khổ-ham muốn,
như một hiện tượng với nhiều nguyên nhân tụ hợp lại.
Có một lần Ngài Ananda nói "Thưa Thế Tôn, thật là vi
diệu, thật là tuyệt vời, giáo lý "Duyên Khởi", thật là sâu sắc,
thật là rõ ràng!" Bụt liền nói "Đừng nói như thế Ananda, đừng
nói như thế! Lý 'Duyên Khởi' nầy rất sâu sắc, và thâm trầm. Vì không
hiểu rõ lý nầy mà thời đại ngày nay giống như cuộn chỉ rối, như tổ
chim bện, như cỏ rối, không thể nào thoát khỏi phiền muộn,
chịu số phận dung rủi, và trôi lăn trong vòng sinh tử."
Như đã nói trên, tất cả mọi sự vật trên đời nầy đều
phụ thuộc lẫn nhau.
Vì vậy chúng ta phụ thuộc vào những vật và những người
khác trong đời sống nầy. Nghĩa là nếu không được sự giúp đỡ của
người hay vật khác trong cuộc đời nầy thì chúng ta không thể nào sống
còn. Sự cân bằng về sinh thái học rất quan trọng cho chúng ta. Chúng ta
phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của mọi người để mà sống trong xã
hội. Chỉ khi hiểu như vậy, chúng ta mới có thể sống một cuộc sống
chân chánh và hạnh phúc. Người Phật tử chân chánh không bao giờ xem thường
người khác. Không làm hại người & vật.
Lúc nào cũng đối xử với mọi người như thân bằng quyến
thuộc. Thầy Narada có viết, trong quyển sách " Phật giáo tóm lược"
như sau : " Đối với người Phật tử, không có xa, không có gần,
không kẻ thù hoặc người dưng, không phản bội, cũng không phải không thể
động đến, vì ai ai cũng là anh em nên tình thương phải đại đồng, không
phân biệt. Một Phật tử chân chánh là một công dân của hoàn cầu. Người
đó nhìn thế giới chung quanh như là quê hương, tổ quốc của mình, và tất
cả chúng ta đều là anh chị em.
Mong rằng tất cả chúng sinh đều an lành và hạnh phúc!
- Paramita International Buddhist Centre
- Kadugannawa
- Sri Lanka