...... ... | . | . | . | . | . |
Giáo lý nhân quả nghiệp báo xác định rõ con người là chủ nhân của nghiệp và là kẻ thừa tự của nghiệp. Thế nên, địa bàn chính để đoạn trừ khổ đau là chính mỗi người trong hiện tại và tại đây. Nếu khổ đau phát sinh từ đó, thì cũng từ đó phát sinh sự dập tắt khổ đau, hay phát sinh hạnh phúc.
2) Tính thiết thực hiện tại của sự đoạn khổ sinh lạc: Ðức Phật đã nhiều lần xác định Ngài ra đời chỉ vì lợi ích, an lạc cho Chư thiên và loài người chỉ vì lòng thương tưởng cuộc đời. Giáo lý nền tảng của Phật giáo là Tứ đế chỉ đưa ra vấn đề khổ đau và con đường giải quyết khổ đau. Câu chuyện nắm lá Simsàpa và câu chuyện mũi tên độc là các ảnh dụ nhấn mạnh vào tinh thần thực tế và thực tiễn khẩn thiết loại bỏ khổ đau khỏi con người và cuộc đời.
3) Tinh thần Bi, Trí, Dũng: Trên đường loại bỏ khổ đau, chánh kiến (hay trí tuệ, bao gồm chánh tư duy) luôn luôn dẫn đầu các pháp hành. Hành giả trước nhất cần nhận rõ thực trạng khổ đau và các nguyên nhân gây khổ đau để nhận ra con đường loại bỏ chúng. Thiếu nó thì hành giả sẽ đi chệch hướng giải thoát. Sau khi có chánh kiến, trí tuệ, hành giả tiếp vận dụng chánh tinh tấn, hay Từ chánh cần, để thực hiện con đường. Trên đường đi hành giả thường xuyên phát khởi lòng từ để dập tắt dục vọng và để cứu độ chúng sanh. Ðấy là ba yếu tố quyết dịnh một hành vi hướng về hạnh phúc và giải thoát của Phật giáo.
4) Mục tiêu là hạnh phúc, giải thoát ngay tại đời này: Ðức Phật chỉ dạy khổ và con đường đoạn tận khổ có nghĩa là chỉ nói đến hạnh phúc và sống đời sống tâm thức hạnh phúc ngay trong hiện tại, tại đây, ở trên đời này. Mỗi bước đi của bố thí, trì giới, thiền định và trí tuệ là mỗi bước đi ra khỏi các tác nhân gây rối loạn tâm lý, và đi vào an lạc, hạnh phúc của tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Bước đầu tiên đi vào thiền định là bước đầu xúc tiếp với hạnh phúc có tần số rung động cao hơn tần số rung động từ vật chất. Càng vào sâu định, càng cảm nhận hạnh phúc cao đẹp hơn, tinh tế hơn và bền bỉ hơn. Cho đến lúc trí tuệ sinh khởi có thể đốt cháy hết thảy tham, sân, si, cội nguồn của mọi khổ đau, thì hành giả đối mặt với hạnh phúc chân thật của Niết bàn - giải thoát thân (Vikmukti-kàya) - Tại đây chưa đề cập đến Niết bàn pháp thân của bậc Chánh đẳng chánh giác. Nếu đạo đức dược hiểu đồng nghĩa với hạnh phúc thì toàn bộ giáo lý Phật giáo là một nền giáo lý về đạo đức, giới thiệu con đường sống ngay trong hiện tại phù hợp với mọi căn cơ, mọi không gian, thời gian, và văn hóa, đi vào hạnh phúc ngay tại trần gian giữa dòng sông vô thường. Nền đạo đức này có đầy đủ tính chất nhân bản, khoa học, thực tiễn và rất là thực tại.
5) Nhận thức cơ bản của nền đạo đức Phật giáo: Giáo lý Duyên khởi và Ngũ uẩn xác định con người là một tập hợp thể của 5 yếu tố: sắc uẩn (vật lý), thọ, tưởng, hành, thức (tâm lý). Không có một ngã thể là tự ngã, linh hồn hay tiểu ngã nào có mặt ở đó. Sắc uẩn thì bao gồm tự thân vật lý, thân tha nhân và thế giới vật lý; thọ uẩn thì bao gồm các cảm thọ thiền định và các cảm thọ từ các căn xúc tiếp với các trần. Tưởng uẩn, thức uẩn và hành uẩn cùng tồn tại bất khả ly với hai uẩn kia. Như thế, con người hiện hữu gắn liền với tha nhân và thế giới. Con người chỉ ổn định khi nào thể hiện được sự hòa điệu của 5 uẩn ở bên trong và thể hiện hòa điệu với gia đình, xã hội và thiên nhiên ở bên ngoài. Giáo lý Duyên khởi cũng xác định con người tương quan mật thiết với thế giới, vừa xác định khổ đau có mặt khi ái, thủ, vô minh có mặt. Khổ đau ấy nằm ngay trong thân ngũ uẩn nên cũng do duyên mà diệt đi từ thân ngũ uẩn. Ðiều này có nghĩa là khi ái diệt, thủ diệt, vô minh diệt thì khổ diệt. Khổ diệt là chân hạnh phúc, chân an lạc, giải thoát xuất hiện. Con người có thể tự mình dần dần hay tức thời dập tắt ái, thủ để cảm nhận hạnh phúc ngay trong hiện tại. Ðây là cơ sở nhận thức mở ra con đường đạo đức của Phật giáo. Giáo lý nền tảng Tứ đế giới thiệu cùng nhận thức như thế và giới thiệu cụ thể lộ trình giải thoát, hay lộ trình của các nếp sống đạo đức. Giáo lý nhân quả nghiêp báo trình bày rõ rệt các hành động bị điều động bởi tâm lý tham, sân, si là các hành động dẫn đến khổ đau, vì thế chúng là bất thiện; các hành động được điều động bởi vô tham, vô sân, vô si là các hành động dẫn đến các kết quả an lạc, hạnh phúc, vì thế chúng là thiện. Thiện là đạo đức và bất thiện là phi đạo đức của Phật giáo. Hệt như Banzeladze đã tuyên bố: "Nơi nào không có những điều kiện cho hạnh phúc, thì nơi ấy không có điều kiện cho đức hạnh". (Ðạo đức học, Banzeladze, NXB. Hà Nội. 1985, tr, 260).
6) Phật giáo và vấn đề cội nguồn của đạo đức và các chuẩn mức đạo đức: Về cội nguồn đạo đức và các chuẩn mức đạo đức thì mối hệ tư tưởng có một quan niệm khác nhau. Do vì cái nhìn về con người, thé giới, giá trị và hạnh phúc khác nhau mà có sự khác biệt về cội nguồn đạo đức và chuẩn mức đạo đức. Có quan điểm cho rằng trí tuệ phát triển trong quá trình lao động, và sự phát triển trí tuệ, tư duy, ngôn ngữ, có ảnh hưởng đến tương quan của con người, vì thế có ảnh hưởng đến quan niệm về đạo đức của con người. Ðạo đức ở đây là sản phẩm của xã hội, nên khi xã hội biến đổi thì đạo đức cũng biến đổi theo. Ví như xã hội thay đổi thể chế từ phong kiến qua dân chủ thì quan niệm đạo đức cũng thay đổi theo. Có quan niệm đạo đức xây dựng dựa vào một đấng sáng tạo, sáng thế vĩnh cửu, nên nền đạo đức và cái chuẩn mức đạo đức hầu như cốâ hữu, là hệ quả của những lời phán xét của các trang thánh kinh. Hẳn nhiên còn có nhiều quan niệm đạo đức khác nhau nữa tùy theo mục tiêu của đời sống dừng lại ở các chỗ khác biệt nhau. Phật giáo thì xây dựng con đường sống đạo đức trừ trí tuệ thực nghiệm toàn giác của đức Phật nên có cái nhìn giá trị ổn định. Phật giáo không nêu lên vấn đề cội nguồn của mọi hiện hữu, gồm cả cội nguồn của đạo đức, bởi vì mọi hiện hữu đều duyên sinh, vô tự tính. Nhưng ở mặt tương đối, Phật giáo ghi nhận có khổ đau do ái, thủ, vô minh gây ra. Vấn đề thiết thực ở đây là dập tắt mọi nguyên nhân khổ đau ở từng cá thể. Do vậy, chuẩn mức đạo đức chỉ có thể do các cá thể thể nghiệm và đặt ra, dựa vào hiệu quả đoạn diệt tham, sân, si. Không thể thiết lập các chuẩn mức đạo đức dựa vào sự tướng biểu hiện bên ngoài của các hành động, bởi cùng một hành động có thể do nhiều động cơ thiện, bất thiện tác động khác nhau nên có giá trị đạo đức khác nhau. Con đường đạo đức Phật giáo vì thế là con đường tự giác, tự chứng và tự nguyện. Dù vậy, trước qui luật nhân quả quá mành rành, con người vẫn phải nghiêm chỉnh hướng dẫn đời sống nội tâm của mình. Do vì hạnh phúc của con người là mục tiêu của cuộc sống nên hạnh phúc của con người là giá trị chuẩn. Các giá trị khác là thứ yếu phải xếp xoay quanh cái trục giá trị đạo đức này.
7) Kinh nghiệm hạnh phúc - Kinh nghiệm đạo đức: Ở điểm như thế nào mới là hạnh phúc, thực sự hạnh phúc, và làm thế nào để hạnh phúc thì lại càng có nhiều quan niệm khác biệt nhau hẳn. Có người cho rằng hạnh phúc đến từ vật chất, có người cho đến từ tình cảm, trí thức. Có người cho hạnh phúc đến từ sự kết hợp giữa vật chất và tinh thần v.v... Vì thế mà nhân loại đã dựng lên nhiều nếp sống, nếp nghĩ, đạo đức khác nhau. Banseladze thì cho rằng: "Hạnh phúc là một hiện tượng vừa thuộc về vật chất vừa thuộc về tinh thần". (Ibid, tr. 246). - "Trong lãnh vực khoái cảm vật chất, khoái cảm càng mạnh thì càng ngắn ngủi. Cường độ của khoái cảm tỷ lệ nghịch với độ dài thời gian của nó". (Ibid, tr. 268). - "Trong lãnh vực những khoái cảm về tinh thần, nhân tố thời gian có một vai trò hoàn toàn khác: thời gian tác động có lợi cho con người. Ở đây không có qui luật tỷ lệ nghịch, ngược lại, cường độ khoái cảm càng cao trong lãnh vực này thì nó càng kéo dài". (Ibid, tr. 269). Dù cho các triết gia, các nhà đạo đức có kinh nghiệm khác nhau về hạnh phúc và về thế nào để đượqc hạnh phúc, thì tất cả các điểm khác biệt đó vẫn có một điểm chung cùng rằng: hạnh phúc là một cảm thọ có điều kiện. Ðã là cảm thọ có điều kiện thì dưới cái nhìn Phật giáo nó là vô thường. Và do vì có mặt lòng tham trước mà vô thường đem lại khổ đau. Cảm thọ hạnh phúc càng mạnh thì thời gian cảm nhận càng nhanh sau đó là một khoảng trống tâm lý lớn lao, hoặc là đối mặt với một cảm thọ tiếp theo hẳn là khổ đau - (cảm thọ kém hơn là khổ đau). Ngay cả khi con người đang ở trong hạnh phúc, thì nỗi lo sợ vô thường xảy đến cũng đủ gây đau nhức cho tâm thức con người. Thế là con người hầu như thường phải đối mặt với khổ đau. Phật giáo thấy rõ gốc của mọi khổ đau ấy là dục vọng, tham ái, hay chấp ngã, mà không phải là vô thường hay sinh diệt. Do đó mà con đường sống chế ngự dục vọng là con đường tiến đến hạnh phúc, xúc tiếp với hạnh phúc. Tại đây hạnh phúc không có nghĩa là thỏa mãn các dục vọng mà là biết sống chế ngự dục vọng, và loại trừ dục vọng. Phật giáo đã giới thiệu một con đường vào hạnh phúc mở rộng cho nhiều căn cơ, nhiều cấp độ tâm thức khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần trình bày kế tiếp.
II - CÁC NẾP SỐNG ÐẠO ÐỨC TRONG PHẬT GIÁO: Ðức Phật đã giảng dạy giáo lý giải thoát khổ đau của Ngài một cách thiện xảo đáp ứng nhiều căn cơ khác nhau trong các nguồn văn hóa khác nhau, khiến mọi người đều có thể bằng nỗ lực của chính mình tìm thấy an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại, từ cấp độ tương đối đến tuyệt đối.
1) Nếp sống gia đình hạnh phúc: Qua nhiều kinh được kiết tập trong Nikàya và Agama, căn bản là kinh đảnh lễ sáu phương (hay kinh Thiện sinh) và Kinh Sư Tử Hống thuộc Trường bộ kinh, đức Phật đã dạy cho chàng thanh niên Singàla, người thường đảnh lễ sáu phương để cầu mong được che chở, có vận may, 14 điều phải thực hiện để được sáu phương che chở và có thể thành người che chở, sáu phương rằng:
Ðây là 14 điều xây dựng nên một người xấu, không làm 14 điều ấy là xây dựng tự thân thành một người tốt, đạo đức. Ðức Phật còn dạy Singàla xây dựng tốt sáu mối tương hệ của con người trong xã hội thì sẽ được may mắn, hạnh phúc:
Tương hệ giữa cha mẹ và con cái: Ðây là mối tương hệ thiêng liêng đáng được đảnh lễ. Và ý nghĩa đảnh lễ đích thực là quay về thực hiện các điểm:
Tương hệ giữa chồng và vợ * Chồng đối với vợ:
* Vợ đối với chồng:
Tương hệ giữa thầy và trò: * Thầy đối với trò:
* Trò đối với thầy:
Tương hệ anh em, bà con, láng giềng:
Tương hệ giữa chủ và thợ (người phụ việc): * Chủ đối với thợ:
* Thợ đối với chủ:
Tương hệ giữa tu sĩ và cư sĩ:
- Trao truyền kiến thức cho cư sĩ. * Cư sĩ đối với tu sĩ:
Nhân tinh hay nhân bản tính, thường xuất hiện trong tương giao của con người. Xây dựng tốt 6 mối tương giao ấy là xây dựng tình người và hạnh phúc. Về hạnh phúc gia đình, Phật dạy thêm các điểm:
Về chi tiêu, tiền lời thu được nên phân phối như sau:
Giản lược hơn, một cư sĩ muốn được hạnh phúc trong đời này và đời sau thì thực hiện 4 điều: tín, thí, giới, tuệ.
2) Nếp sống đạo đức đối với người ngoài đạo: Những ai không phải là một Phật tử vẫn có thể thực hiện lời dạy của Thế Tôn dành cho Singàla. Ðấy là nếp sống đạo đức rất là người, rất là trần thế. Thuật ngữ Phật giáo gọi nếo sống ầy là hàng "nhân thừa". Những Phật tử tại gia và những ai không phải là Phật tử có thể sống hộ trì ba nghiệp thân, lời và ý theo 10 điều đức Phật qui định gọi là thập thiện nghiệp thì sẽ an lạc trong hiện tại và được hưởng phước của các cõi trời dục giới trong tương lai. Mười điều thiện là:
Thái độ hộ trì, chứng ngộ và chứng đạt chân lý:
3) Nếp sống xã hội: Thế Tôn dạy về 7 điều thường làm của một xã hội hưng thịnh:
Khi xứ sở suy yếu, loạn lạc thì cần chấn chỉnh kinh tế:
Cấp lãnh đạo cần thực hiện 10 điểm gọi là thập vương tử pháp, đại để:
4) Nếp sống phạm hạnh: Nếp sống đạo đức được thể hiện thuận lợi nhất là nếp sống phạm hạnh của những tu sĩ xuất ly gia đình. Một tu sĩ Phật giáo là một người có quyết định đi thẳng vào mục tiêu phạm hạnh, hay gọi là thể hiện ngay tại đời này, trong chính tự thân niềm hạnh phúc chân thật, và giúp đời cùng thể hiện. Một tu sĩ Phật giáo có hai bổn phận chính:
a) Về tự thân: thì thực hành giới, định, tuệ. Về giới: hộ trì giới bổn Ba la Ðề Mộc Xoa để nhiếp tịnh 6 căn (hay ba nghiệp), nhờ đó dẹp tiêu đi nhiều rối loạn tâm lý. Mỗi niệm động tiêu thì mỗi nniệm tịnh sinh. Niệm tịnh ấy là niệm an lạc, hạnh phúc. Giới còn có tác dụng hộ trì an lạc cho các bạn đồng phạm hạnh và giữ không gây thương tổn đến hạnh phúc, an lạc của các loài chúng sinh chung quanh mình. Về định: thực hành từ niệm xứ (hay 37 phẩm trợ đạo) Công phu thiền định là công phu đi thẳng vào nguồn an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại và tại đây, sống với từng hơi thở hạnh phúc. TừØ cận định, hành giả đã cảm nhận an lạc. Từ sơ thiền đến tứ thiền, hay đến vô sở hữu xứ, hành giả sẽ có nhiều dịp, nhiều thời gian tiếp cận với nguồn hạnh phúc vô biên, với thậït tướng, với tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Nhưng mục tiêu giải thoát chân thật không dừng lại ở đây. Hành giả thực hiện thiền định cho đến lcú thể nhập như thật trí, thành tựu mục đích giải thoát sau cùng: trí tuệ giải thoát hết thảy nhân khổ đau (tiêu trừ hết thảy lậu hoặc). Về tuệ: nhận biết chánh tri kiến của phàm phu, chánh tri kiến của hữu học và vô học. Có được chánh kiến và chánh tư duy là hành giả đã loại ra khỏi tâm thức vô số phiền não dù chưa thành tựu giới bổn và chưa có công phu thiền định ; đã tránh được nhiều hành vi gây tổn hại tự thân và tập thể. Mỗi cái thấy biết và suy nghĩ đúng chánh pháp, nghĩa là phù hợp với nếp sống đạo đức Phật giáo, đều có đi kèm theo nó niềm hạnh phúc, niềm tin tưởng, dù chỉ là nhất thời. Nếu chánh kiến và chánh tư duy được nuôi dưỡng qua công phu hộ trì giới bổn và thực hành Tứ niệm xứ, thì hành giả sống trọn vẹn, hay hầu như trọn vẹn với nếp sống đạo đức của Phật giáo, và có nghĩa là hành giả sống với từng bước đi hạnh phúc ngay giữa trần gian này. Sự thật hạnh phúc đó không có khoác một vẻ gì thần bí, kỳ bí hay siêu thực nào cả. Nó ở ngay trước mắt ta, trong chính ta, trong chính hơi thở và cái nhìn của ta, nếu ta quyết ý thực hiện. Con đường thực hiện đó chỉ chuyển đổi tư duy, chuyển đổi cái nhìn và chuyển đổi ham muốn hướng về nguồn hạnh phúc của vô ngã mà không phải là hữu ngã, vị tha mà không phải là vị kỷ, vô dục mà không phải là dục, vô chấp mà không phải cố chấp.
b) Về tương giao trong tập thể phạm hạnh: Vị tu sĩ thực hiện thêm nguyên tắc sống lục hòa song song với giới bổn Ba la đề mộc xoa (hay giới, định, tuệ) đó là:
Ðây là sự thể hiện hòa điệu cả thân và tâm với đời sống tập thể bên cạnh sự thể hiện hòa điệu của tự thân và của tự thân với pháp giới qua công phu điều hòa hơi thở, điều hòa thân và điều hòa tâm của thiền định.
c) Về công tác hóa độ (độ sinh): Một vị tu sĩ thồngthương làm tròn bổn phận của mình đã là đóng góp vào việc độ sinh rồi, nhưng chỉ ở hình thức tiêu cực. Tích cực hơn là thuyết pháp và hướng dẫn người đời tu học và thực hành giải thoát. Tích cực hơn nữa là hoàn bị tự thân đê xứng đáng là bậc mà phạm giải thoát cho cuộc đời. Bấy giờ thì vị tu sĩ cần hoàn bị 7 điểm:
Một vị tu sĩ thành tựu 7 điểm này là vị tự mình thành tựu giải thoát và tự mình là ruộng phước cho đời. 5) Tất cả nội dung tu tập của một tu sĩ, người cư sĩ nếu muốn vẫn có thể thực hiện và đi đến cùng một kết quả giải thoát. Mọi người đời vẫn thế. Ðó là sự thật chung của cuộc đời. 6) Các cư sĩ tại gia nếu có thể, vẫn làm công tác giáo hóa độ sinh như một tu sĩ: có thể hướng dẫn các hội chúng cư sĩ tu tập, có thể thuyết pháp. Với các cư sĩ ở cấp độ tu tập này, đức Phật chỉ dạy thêm Tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để nhiếp chúng có kết quả tốt và đem lại nhiều lợi lạc trong sự nghiệp hộ đời.
III. CÁC ÐÓNG GÓP KHÁC CỦA PHẬT GIÁO VÀO SỰ AN LẠC HẠNH PHÚC CHUNG CHO TRÁI ÐẤT: 1) Con đường đạo đức của Phật giáo là xây dựng tâm ổn định, bất hại, an lạc và từ bi cho từng tâm thức. Ðây là sự đóng góp cụ thể và cơ bản nhất. Nếu hòa bình xứ sở và thế giới cần xây dựng từ mỗi cá nhân thì con đường giáo dục đạo đức của Phật giáo là đứng đắn và tích cực, hữu hiệu nhất. 2) Giáo lý Phật giáo cũng giúp các cấp lãnh đạo, là Phật tử hay muốn thực hành theo lời Phật, phục vụ hòa bình, không phục vụ chiến tranh. Ðây là sự đóng góp vào hòa bình của các xứ sở và hòa bình thế giới khá tích cực của Phật giáo. 3) Tự thân giáo lý Phật giáo, nổi bật sắc thái từ bi, bất hại, bất sát, bất đạo, đó là sắc thái của giáo lý hòa bình, an lạc. 4) Bản chất của giáo lý Phật giáo là đoạn tận tham, sân, si là các nhân tố cơ bản phát sinh các cuộc chiến tranh lớn nhỏ, nóng, lạnh ; đó là nền giáo lý đoạn tận gốc rễ chiến tranh. 5) Cho đến khi nhân loại kinh nghiệm sâu sắc nỗi đau khổ và tàn hại của chiến tranh đến độ nhàm chán, kinh sợ, cho đến khi ấy nền giáo lý của hòa bình và trí tuệ của Phật giáo sẽ thực sự trở thành bài học đáng giá của an lạc và hạnh phúc, của con đường đạo đức rất nhân bản và thiết thực. 6) Mãi mãi Phật giáo vẫn chờ đợi cống hiến cho nhân loại một nếp sống tìm thấy an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại, tại đây cho đủ mọi tầng lớp, căn cơ của quần chúng trong các nền văn hóa trên trái đất. Nếp sống ấy có thể được tóm tắt trong ba điểm giản dị nhất mà chúng ta có thể thực hiện bất cứ khi nào, nếu muốn:
IV. KẾT LUẬN: Với Phật giáo, cái nhìn về con người, về xã hội, về thế giới, và về khổ đau hay hạnh phúc đều có tính nhất quán. Nói cách khác, tất cả hiện hữu được nhìn dưới cái nhìn như thật vê sự thật duyên sinh. Cái nhìn như thật ấy sẽ giúp con người thấy như thật khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, do đó mà thấy rõ con đường đi ra khỏi khổ đau, đi vào hạnh phúc chân thật. Ở cuối đường vào hạnh phúc miên viễn, cái nhìn và hạnh phúc là một, con đường là đích đến. Ðây là điểm khác biệt, rất đặc biệt, giữa Phật giáo và các tôn giáo triết thuyết khác, và chính là điểm đặt biệt của nếp sống đạo đức Phật giáo tự giác, tự nguyện, vắng bóng tất cả mọi mệnh lệnh, mọi tín điều, mọi giáo điều, mọi sức ép. Con người tìm thấy mình và hạnh phúc trọn vẹn ở đó.
|
Cập nhật: 1-7-2001 | Đầu trang |