- Vài
nhận định về sự bình đẳng trong Phật giáo
Giới
học giả đã bỏ ra không ít thời gian và giấy mực để bàn về chuyện
bình đẳng hay không bình đẳng giữa Tăng và Ni với những giới luật
chênh lệch từ thời đức Phật. Nhận thấy đây là vấn đề hay nên tôi
cũng thường lưu tâm khi có những ý kiến mới, nhằm đúc kết những nhận
định khách quan với lòng mong mõi là đáp ứng được phần nào về mặt
nhận thức cho giới học giả. Trong khi chờ đợi cộng đồng Phật giáo
thế giới tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất qua logic, Lịch sử, Khảo
cổ, Ngôn ngữ học… và đặc biệt là sự thể nghiệm tâm linh của Ni
đoàn!
Đầu tiên
chúng ta hãy nhận định đức Phật là người như thế nào? Nhà Khoa học, Tâm lý học,
sử học, Toán học, Y học, nhà Minh triết…cộng tất cả những
cái ấy lại cũng chưa đủ để chỉ cho bậc Toàn Giác như Ngài! Vì những
gì Ngài nói ra đã hơn 2600 năm: “trong vũ trụ này không phải chỉ có
trái đất là có sự sống và mầm sống là do duyên sinh…”, vậy mà mãi
cho tới ngày nay các nhà khoa học và ngành không gian của con người mới
phỏng đoán được ngoài trái đất này còn có vô số sự sống khác: “Hai
nhà khoa học Charles Lineweaver và Tamara Davis, Đại học New South Wales ở
Sydney (Australia) mới đưa ra phỏng đoán trên sau khi dùng phương trình Drake
để tính xác suất của sự sống trong vũ trụ. Theo đó, ở các hành tinh
có điều kiện tương tự trái đất, sự sống có thể đã hình thành và
đang phát triển song song với chúng ta. Và như lời đức Phật nói sự sống
này là Duyên sinh: “Jeffrey Bada và Antonio Lazcano, Đại học California ở San
Diego (Mỹ), đã nhận định những mầm sống đầu tiên trên trái đất có
lẽ đã không hình thành ở điều kiện nhiệt độ rất cao như người ta
vẫn tưởng, mà ở nhiệt độ giá lạnh dưới các lớp băng dày cách đây
hàng tỷ năm. Và sự sống cũng không chỉ xuất hiện một lần, mà nhiều
lần…” (vnexpress 16/6/2002) Các nhận định trên cho chúng ta suy luận tiếp,
với trí tuệ siêu việt của Đức Phật đã vượt xa các khối óc khoa học
thượng thặng ngày nay! Như vậy, chắc chắn rằng trong đời sống của Ngài
không có hành động dư thừa và phát biểu thiếu thận trọng mà đặc biệt
là đưa ra các giới điều cho hàng đệ tử được thanh tịnh thân và tâm! Nên chuyện chấp nhận cho nữ
giới xuất gia làm Tỳ khoe Ni là cả một vấn đề nan giải trong bối cảnh
của xã hội Ấn Độ lúc đó, khi phải trở thành đời sống “khất sĩ”,
phải đối mặt với thú dữ, cướp bóc, thời tiết khắt nghiệt…và đặc
biệt là phải đưa ra những giới cấm nào cho thích hợp để Tăng Ni sinh
hoạt chung một đoàn thể mà không phát sinh tình cảm! Vì nó là bức tường
ngăn cản bước chân của Hành giả tiến đến giải thoát. Chỉ đặt chừng
ấy vấn đề thôi thì đủ thấy cả một tấm lòng “bi mẫn” và trí tuệ
siêu việt để giải quyết vấn đề chứ không đơn giản như bao nhiêu học
giả đã lấy lăng kính của thế kỷ 21 soi ngược lại trước Công
nguyên, rồi cho rằng đức Phật thiếu Từ bi thiếu bình đẳng giữa Tăng
và Ni. Đó là những chi tiết hết sức quan trọng, nhưng có bao giờ các học
giả tự đặt mình vào hoàn cảnh Nữ Khất sĩ? chứ đừng nói là đã trải
qua đời sống Tu sĩ! Nên “Diana Y. Paul
giải thích giới luật: “Bản văn đầu tiên được dịch dưới đây
trình bày sự lệ thuộc của Ni đoàn đối với Tăng đoàn, cho thấy Ni đoàn
bị mất đi quyền tự trị, và bị tước đoạt quyền lực để định
nghĩa những bổn phận tôn giáo mà nữ giới phải thực hiện. Không giống
như hệ thống tổ chức bên Thiên chúa giáo, các ma-sơ không bị lệ thuộc
bên các linh mục. Chư Ni Phật giáo trong xã hội Ấn Độ cổ đại bị phụ
thuộc vào chư Tăng, cơ cấu tổ chức của chư Ni cũng lệ thuộc hệ thống
tổ chức của chư Tăng. Họ được chư Tăng trực tiếp hướng dẫn trong
các buổi họp của nhị bộ Tăng”. (Buddhismtoday-Quan điểm Phật giáo về
nữ giới-so sánh luật Tỳ Kheo và Tỳ
Khoe Ni dựa trên giới bổn tiếng Hoa-Liên Hiếu dịch)
Chúng ta thử
đặt lại vấn đề tại sao đức Phật đã chấp nhận phụ nữ làm Tỳ khoe Ni mà lại cho họ
giữ nhiều giới hơn Tăng? Sao Ngài lại bất công đến thế? Trong khi Ngài
đang kêu gọi xã hội lúc bấy giờ xoá bỏ giai cấp, vậy mà Ngài lại
thiết lập giai cấp trong đoàn thể của Ngài? Nên Susan Murcott phát biểu:
“Tăng đoàn quản lý Ni đoàn, các giới luật và quy tắc của chư Ni lại
nghiêm khắc hơn chư Tăng. Mục đích của các giới nghiêm khắc này là để
kềm chế bản chất ngang ngạnh của phụ nữ và để giành quyền hành tuyệt
đối cho chư Tăng. Các vấn đề vừa nêu trên, Tỳ-kheo-ni
In Young Chung nhận
định: “Mặc dù, hầu
hết các học giả và các nhà nghiên cứu Phật giáo đều tán thành Tỳ-kheo-ni
dưới quyền Tỳ-kheo Tăng là do có quá nhiều giới thêm vào cho Tỳ-kheo-ni
và Bát Kính Pháp buộc họ phải tuân thủ, tôi vẫn không đồng ý với những
ý kiến này. Hơn nữa, dựa vào thực tế của đời sống khi các giới
hình thành, nếu khảo sát hoặc so sánh các điều luật của cả Tỳ-kheo và
Tỳ-kheo-ni một cách tỉ mỉ, chúng ta sẽ thấy rằng các điều luật ấy
hết sức thực tiễn và cảm thông cho đời sống tu sĩ cả Tăng lẫn Ni.
Điều này phải được nhìn nhận một cách sâu sắc về “đời sống khất
sĩ” của chư Ni như đã mô tả trong
Luật Tạng. Thật sai lầm khi chúng ta chỉ dựa vào sự hiện
diện của các giới trội hơn cho Tỳ-kheo-ni
mà lại khái quát hoá quan điểm của Phật giáo về phụ nữ nếu không khảo
sát nguồn gốc của các giới đó hoặc bối
cảnh xã hội”
Từ đây,
chúng ta có thể suy luận thêm cùng một vấn đề chênh lệch về giới, nhưng
các học giả đều có mỗi góc độ nhìn khác nhau. Và những người “trong
cuộc” lại có cái nhìn thực tiển và chính xác hơn! Ngay điểm này,
chúng ta có thể tạm chia ra làm hai khái niệm:
1/ Học giả:
là một chuyên gia đi thu thập dữ liệu, nghiên cứu, so sánh, thậm chí chẻ
sợi tóc ra thành ngìn mảnh nhỏ để đi đến kết luận: 1+1=2 mà không cần
trải qua thực nghiệm!
2/ Hành giả:
là người giai đoạn sau của Học giả, là sau khi nghe rồi suy nghĩ, thấy
sự việc đó đúng, đi đến thực hành (Văn như tư, tư như tu). Nên Hành
giả là người: 1+1=1. Hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau, nên đứng về
mặt khách quan nhận xét thì các Học giả đúng về mặt so sánh số lượng
với số lượng Tỳ Kheo Tăng giữ 250 giới, Tỳ Kheo Ni giữ 348 giới.
Nhưng ngay nơi 2 danh từ Tăng và Ni đã
nói lên sự khác khác biệt giữa hai giới tính.
Như
vậy, chúng ta suy luận thêm, đức Phật là người biết rõ tâm sinh lý của
chúng sinh! Vì Ngài đã chứng nghiệm tự thân: “Chính bản thân ta chịu
sanh, già, bệnh, chết, sầu khổ và phiền não, khi nhận chân được sự
nguy hiểm của chúng, ta đã tìm kiếm cái không bị sanh (ajaata),
không bị già, (ajara) không bị bệnh (abyaadhi'm), không bị chết
(amata), không bị sầu khổ (asoka'm), không bị phiền não (asankili.t.tha'm),
sự an tịnh tối thượng vượt thoát khỏi mọi trói buộc - ta đã chứng
đạt niết-bàn. Tuệ nhãn và tuệ tri sau đây đã xuất hiện trong
ta; sự giả thoát của tâm trở thành bất động. Đây là đời sống cuối
cùng. Ta không còn phải tái sanh nữa”. (Niết bàn và sự chấm dứt luân
hồi-Buddhismtoday). Cho nên Ngài đã mạnh dạng chỉ dạy cho hàng đệ tử
phải gìn giữ giới luật như thế nào, và Tỳ kheo cần phải giữ bao
nhiêu và Tỳ Kheo Ni cần phải giữ bao nhiêu là đủ, để đạt được Trí
tuệ và đạo quả Giải thoát! Như vậy, trong sự chênh lệch này đức Phật
không hề có sự nhầm lẫn và Ngài đã có sự cân nhắc hết sức tận tường
và tinh tế. Vì những người nữ đầu tiên phát tâm xuất gia là Mẹ và
những nhưng người thân thuộc của Ngài, nên chắc chắc là Ngài không phải
bị sức ép của xã hội, phong tục tập quán và bất cứ một thế lực
nào! Đứng ở góc độ này Việt Nam có câu Ca Dao khá giống cách xử sự
của Ngài: “thương con cho roi cho vọt, ghét con thì cho ngọt cho bùi”! Như
thế, giới luật của Ngài cho Tăng và Ni giữ là cả một tấm lòng bi mẫn
như một người “Cha” đối với tất cả các “con”, chứ không phải
vì chư Tăng có cùng giới tính với Ngài nên được giảm bớt giới cấm!
Làm sao Ngài
không biết sự khác biệt về cơ thể vật lý và tâm sinh lý của Nam và Nữ
! Trong chúng ta đây điều thừa nhận
rằng: Người nữ hầu như 80% là sống thiêng về tình cảm và người Nam
có đến 85% sống thiêng về lý trí. Nên chúng ta không thể quy nạp đoàn
thể Tăng già như một tập đoàn Dầu hoả Rockerfeller hoặc công ty phần mềm
của Bill Gate là dù Nam hay Nữ khi hội đủ điều kiện làm việc là cùng
tuân thủ chung một nội quy của tổng giám đốc đưa ra! Hay phải theo văn
hoá Tây phương, phụ nữ phải được hưởng ưu tiên trên mọi lĩnh vực,
hiểu như thế là hết sức tai hại và sai lầm với lộ trình hướng đến
Vô ngã trong đạo Phật!
Thật ra, chư Tăng giữ 250 và chư Ni 348 giới ( theo
Bắc tông) chỉ là con số tượng trưng cho giới “Tướng”, chứ giới
“Tánh” không hẳn là dừng lại ở đó! Ví dụ: giới không được uống
rượu, nhưng chúng ta phải hiểu là không được dùng những chất kích
thích! Không được khởi tâm nghĩ đến chất kích thích, chứ không thể
hiểu một cách đơn giản là chỉ có cấm không được uống rượu mà
thôi! Nên giới luật của Tăng Ni là khác hẳn với điều lệ của xã hội.
Vì vậy, giới còn được ví: người mù được sáng mắt, giữa biển khơi
tìm được hải đảo như châu báu lấy hoài không biết chán! Còn người
phá giới như tên bắn, như thác đổ, như ngựa chạy và như xe đang vào
đường đèo mà bị bể bánh đứt thắng….những lời dạy đó bàng bạc
khắp nơi trong giáo lý của Ngài cho chư Tăng qua các kinh Tứ Thập Nhị Chương và phẩm An Lạc Hạnh
trong kinh Pháp Hoa…nhưng có học giả nào phản ảnh đức Phật đã bất
công cho Tỳ kheo giữ thêm ngoài 250 giới?
Có thể nói
đây là vấn đề lớn và khó cho các Học giả và những ai mới bắt đầu
nghiên cứu giáo lý Phật giáo, nó không giản đơn như chuyện 1+1=2, nên một
hành giả đã phát biểu: “nếu chẳng một phen sương thấm lạnh, hoa kia
đâu dễ ngửi mùi hương”! Vì vậy, Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni có chênh lệch
giới điều là không hẳn trong đạo Phật bất bình đẳng mà đó là nhu cầu
cần thiết cho từng cơ thể vật lý và tâm sinh lý của mỗi Hành giả
đang trên đường tìm đến giải thoát. Một khi đã hết bệnh thì tất cả
các loại thuốc đều trở thành vô nghĩa, nên trước khi vào Vô dư y Niết
Bàn Ngài đã khẳng định: “trong suốt 49 năm ta chưa hề nói một lời!”
Vậy mà ngày nay chúng ta cứ đem cái đầu óc phân tích, hý luận chia chẻ
giáo lý của Ngài ra hàng tỷ mảnh vụn, rồi phê phán chổ này không
logic, chổ kia không công bằng…trong khi hai phạm trù Phân tích và thực
nghiệm hoàn toàn trái ngược nhau. Hãy mạnh dạng buông bỏ tất cả thì
chúng ta sẽ thấy được trong đạo Phật là bình đẳng tuyệt đối!
Delhi, 18/06/2002