- Cải
cách tâm trước hết
Trước hết, cho phép tôi với tư cách là một
Phật tử có tuổi, hiện nay đang giảng dạy Phật học ở Học viện Phật
giáo tại TP. Hồ Chí Minh, gởi lời nồng nhiệt chào mừng quý vị,
tán thán những Phật sự mà quý vị đã và đang làm, vì tương lai của trẻ
thơ, vì hạnh phúc của đồng bào nghèo.
Những
việc làm của quý vị rất bình thường và thiết thực, và cũng chính vì
lẽ bình thường và giản đị đó mà chúng có ý nghĩa rất lớn lao. Những
việc làm này, ở đâu cũng làm được, miễn là chúng ta có một tấm
lòng.
Vì sao đạo Phật đề cao chữ Tâm?
Đó
là vì Tâm hay lòng là cái tinh yếu nhất, cốt lõi nhất trong con người và
trong mọi hành động của con người. Ở các chùa Việt Nam, trong các khóa
lễ sớm hay chiều, Tăng Ni Phật tử thường tụng một bài kinh ngắn gọi
là Tâm kinh. Tâm kinh tuy chỉ có 120 chữ
nhưng lại là tinh yếu, là cốt lõi của ba tạng kinh điển Phật giáo gồm
có hàng nghìn quyển và hàng vạn lời. Cũng như vậy, hoạt động của
con người tuy đa dạng nhiều màu nhiều vẻ, nhưng giá trị đích thực của
chúng, nói cho cùng, cũng chỉ quy về một chữ Tâm mà thôi. Vì vậy mà thi
hào Nguyễn Du, trong đoạn kết thúc Truyện Kiều, đã viết:
“Thiện
căn bởi tại lòng ta
Chữ
Tâm kia mới bằng ba chữ tài”
Đúng
như vậy, gốc của mọi điều thiện, tức thiện căn, chính là ở nơi lòng
người, tâm người. Có tài không bằng có tâm, bởi vì như thi hào Nguyễn
Du nói:
“Có
tài mà cậy chi tài
Chữ
tài liền với chữ tai một vần”
Chữ
tài không những có giá trị chỉ bằng một phần ba chữ tâm, mà chữ tài
lại thường kéo theo tai họa, nếu người có tài mà không có tâm tốt,
không có lòng lành.
Chúng ta hãy nghĩ xem. Tham nhũng thường là những
người có chức có quyền. Họ không phải là người bất tài. Nhưng vì
thiếu cái tâm vì dân, vì nước, cho nên càng có tài, càng tham nhũng, càng
đục khoét tợn. Thậm chí họ còn lý luận: Hy sinh đời bố, củng cố đời
con. Họ không nhớ lời Bụt dạy: Tham thì thâm.
Bụt
đã bảo thầm rằng chớ có tham. Thế là cái gì phải đến đã đến. Nhà
lao Chí Hòa mở cửa đón họ, thậm chí súng của pháp trường kết liễu
đời họ.
Đối
với đạo Phật, tất cả những lời nói hay những cử chỉ gọi là đẹp,
nếu không xuất phát từ tấm lòng thật sự thiện, thì chỉ là vô nghĩa,
hay chỉ là giả dối kệch cỡm mà thôi. Vì vậy mà trong dân gian có câu:
Của người Bồ tát, của mình lạt buộc.
Ý
nói, đối với của cải người khác, của Nhà nước, của dân thì mình
phung phí, xài lớn như vứt tiền qua cửa sổ, thế nhưng đối với đồng
tiền của chính mình, hay của gia đình mình thì ky bo, tính toán chi li từng
đồng xu. Ý nói đối với của người thì xử sự như là Bồ tát là theo
nghĩa như vậy.
Chính
như vậy mà tu theo đạo Phật, chủ yếu
là tu tập cái tâm của mình khiến cho tâm trước đây nghĩ điều ác thì
nay chỉ nghĩ điều thiện, điều lành mà thôi, mà cũng nhờ cái tâm suy
nghĩ toàn điều thiện mà trước kia tâm bị mê mờ, thì nay tâm trở nên
sáng suốt, cái tâm trước kia tán loạn, nay trở nên định tĩnh, thanh thản.
Hạnh phúc đích thực của con người, chính là cái tâm bình tĩnh sáng suốt
và thuần thiện đó.
Trong
kinh Pháp Cú, một kinh nổi tiếng thuộc Phật giáo Nam tông, có hai bài kệ
42 và 43.
“Kẻ
thù hại kẻ thù
Oan
gia hại oan gia
Không
bằng tâm hướng tà
Gây
ác cho tự thân”
Ý
tứ bài kệ nói: Cái tâm nghĩ ác, đem lại tai hại cho mình còn hơn là kẻ
thù hại mình.
Trái
lại, có những điều tốt lành mà cha mẹ, anh em, bà con muốn làm cho
mình, thì chính cái tâm hướng thiện còn làm tốt hơn. Vì vậy, bài kệ
43 kinh Pháp Cú viết:
“Điều
mẹ cha bà con
Không
có thể làm được
Tâm
hướng thiện làm được
Làm
được tốt đẹp hơn”
Đức
Phật từng ví thân tâm người thiện như cái cây, hút toàn những chất ngọt
ở trong đất và thân tâm người ác như cái cây có bộ rễ hút toàn những
chất đắng ở trong đất. Vì sao cảnh ngộ của người thiện thường là
an vui, may mắn, tiếng lành đồn xa. Còn cảnh ngộ của người ác thì bức
xúc và đầy lo âu, gặp chuyện bất hạnh, và tiếng dữ của người này
cũng đồn xa, bạn bè và người thân đều lánh mặt! Lý do nói cho cùng cũng
là do một bên thì tâm nghĩ toàn điều thiện, và một bên thì tâm nghĩ toàn
chuyện ác.
Đó
chính là bài học đầy minh triết của đạo Phật cũng như của nhiều đạo
giáo khác. Đó cũng là bài học của cuộc sống. Cách đây vài ngày, đúng
vào ngày 2 tháng 9, tôi có gặp lại ngài nguyên Cố vấn Phạm Văn Đồng,
vốn là thủ trưởng của tôi ở Phủ Thủ tướng từ năm 1950 đến 1960,
ngài Phạm Văn Đồng tuy đã 94 tuổi nhưng vẫn tráng kiện và minh mẫn.
Ngài giơ tay ra và xăn áo lên để cho tôi nắn. Tuy tay tôi nắn rất mạnh,
nhưng ngài vẫn không nhúc nhích. Đúng là ngài còn rất khỏe, không phải
là thượng thọ mà là thượng thượng thọ. Ngài cười và nói: “Tôi khỏe
như thế này cũng là nhờ ông Phật”.
Đối
với đạo Phật, thì Phật tức là lòng. Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhà Phật học
xuất sắc nhất đời Trần, và là thầy dạy của vua Trần Nhân Tông có
làm bài ca với đầu đề “Phật tâm ca” và mở đầu với hai câu: “Phật
tức Tâm, Tâm tức Phật..."
Nhà
đại văn hào Nguyễn Trãi đời Hậu Lê cũng viết: “Bụt ấy là lòng, Bụt
há cầu”.
Nếu
lòng chúng ta, tâm chúng ta trong sáng, thanh thản, nghĩ toàn điều tốt lành,
thì tâm chúng ta, lòng chúng ta tức là Phật rồi, không cần cầu ông Phật
ở đâu xa. Khi ngài Phạm Văn Đồng nói nhờ ông Phật mà ngài có sức khỏe,
có phải chăng ngài muốn nói về già, đến hơn 90 tuổi, tâm của ngài,
lòng của ngài đã trở nên thanh thản, bình lặng, trong sáng, không còn
mong cầu gì nữa, ngoài mong cầu cho đất nước yên bình, xã hội giàu mạnh
và công bằng, nhân dân được hạnh phúc.