Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Trả lại sự trong sáng cho Đạo Phật
Nhân đọc Ký Sự Hành Hương Đất Phật của Phan Thiết
Lệ Thọ

Nhân loại đang bước ra khỏi bóng tối của thời Trung Cổ, thù hằn đối nghịch mất mát đau thương do những tôn giáo bất đồng quan điểm (Phật giáo chỉ là nạn nhân trong các cuộc Thánh chiến đó) gây nên gần suốt một thiên niên kỷ qua. Giờ đây, nhân loại đã đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hoàbình, thịnh vượng và hạnh phúc, dưới sự soi rọi của nền khoa học tiên tiến. Vì thế, ngày nay các tôn giáo lớn trên thế giới đang nổ lực rút ngắn khoảng cách giữa tôn giáo với tôn giáo như tình anh em, để tránh đi những bất hòa về lý tưởng, về tư biện không cần thiết, nhằm hướng đến mục đích duy nhất là con người.

Những tưởng, trên lập cước chỉ nam này sẽ diễn tiến tốt đẹp như lời xin lỗi của người đại diện cho Giáo hoàng Gioan-Phao-Lồ II, sau lần ngộ nhận Phật giáo với quyển "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng" (Crossing the Threshold of Hope) là sẽ không bao giờ xãy ra những tình huống đáng tiếc đó nữa, những người Phật tử chúng tôi tin và nghĩ như thế. Nhưng không biết có phải vì bệnh sĩ diện của một ai đó, hay sự trùng hợp ngẩu nhiên mà lại xuất hiện tiếp tục trên diễn đàn một quyển sách mang tên "Hành Hương Đất Phật," do một tín hữu Ky-Tô giáo vừa cho xuất bản (1999). Nội dung hoàn toàn trái ngược với tựa đề: Vo tròn, bóp méo, dựng chuyện, xuyên tạc và chụp mũ. Nhận thấy, đây không phải là sự ngộ nhận như lần trước của Giáo hoàng mà là sự trực tiếp chống phá Phật giáo một cách thô bạo. Bất chấp sự thật, lịch sử mà Phật giáo đã và đang mang lại hạnh phúc an lạc cho nhiều nước trên thế giới suốt 25 thế kỷ qua. Nên chúng tôi muốn đem những việc làm sai trái của tác giả cho rộng rãi dư luận đánh giá, nhằm trả lại sự trong sáng cho đạo Phật. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số đoạn tiêu biểu và những điểm trung tâm "CÓ KHÔNG" của ông, chứ không nhặt hết ra cho đỡ ngán ngẩm với những lời lẽ thiếu khiếm nhã và tục tĩu của tác giả!

 

I. VO TRÒN, BÓP MÉO SỰ THẬT

Thật tình mà nói, trước khi ngồi viết những dòng nhận định này, chúng tôi không ngờ một trí thức của Ky-Tô giáo như tác giả Phan Thiết (Tên thật Nguyen Kim Khanh, sinh năm 1943 tại Hưng Yên, Bắc Việt Nam, tốt nghiệp cử nhân Luật đại học Sài Gòn. Trước 30-04-1975 là thẩm phán thuộc tối cao Pháp Viện, Việt Nam Cộng Hòa, nhiệm sở sau cùng: Chánh án Toà sơ thẩm Bình Thuận tại Phan Thiết. Định cư tại Úc từ 1985) mà nhất là một thành viên thi hành kỷ cương của quốc gia một thời lại có những hành động trái ngược từ suy nghĩ cho đến việc làm, quả là không thể tin được, nếu như không tận mắt đọc vào tác phẩm của ông. Từ cách nhận định, đặt giả thuyết cho đến những kết luận hoàn toàn thiếu cơ sở, không muốn nói là hơi non, so với kiến thức và địa vị của ông: "Viết mà run vì chưa ai làm trước mình và không biết mình có thành công không…" (Trang 18). Ở đây, chúng tôi đặt ra những câu hỏi: phải chăng tác giả chưa nắm rõ một vấn đề cho việc nghiên cứu của mình? hay trình độ của tác giả không đủ sức để đảm trách một "đơn đạt hàng" của ai đó đề ra? Hoặc giả, vì kế sinh nhai mà ông phải làm liều (như những lời tự bạch ở trang 23):

" …Viết văn chỉ là nghiệp dư. Tôi tự xét cái học của mình còn lam nham. Riêng môn triết mới học sơ sơ về tâm lý, luận lý và đạo đức ở lớp đệ nhất. Viết về đạo Phật, vốn chữ Hán của tôi ăn đong, viết không đầy lá mít, chữ Pali và Sanskrit thì mù tịt…"

để có một khoảng lớn chi thu cho cuộc sống mà chính tác giả đang gặp phải khó khăn? Hoặc, vì quá nhiệt tình với tôn giáo của mình, đành phải viết méo mó như tung một quả mù mà chưa biết hậu quả nó sẽ như thế nào, nhưng vẫn phải làm, để củng cố niềm tin cho các tín hữu đang lần lượt chia tay với Thiên Chúa mỗi ngày một nhiều (The Register, Saturday, april 6/1991) và lung lạc những người chưa vào đạo "Tác phẩm Hành Hương Đất Phật bỏ ra nhiều năm nghiên cứu Phật pháp đặt ra nhiều nghi vấn cho đạo Phật chắc cũng sẽ làm nhiều người lung lạc đức tin" (Tr 46) để bù lấp lại khoảng trống trong Thánh đường, mà chưa chắc đã thu được kết quả, nên phải viết trong tâm trạng hoang mang và thiếu tự tin đến như thế? Nếu những dữ kiện đó là sự thật thì còn gì là lương tâm của một người cầm bút, nhân cách, liêm sĩ của một Chánh án một thời! AṠthế mà ông lại ba hoa lường gạt độc giả: "Nhân danh là người xuất thân từ trường luật, áp dụng và thi hành luật pháp của Việt Nam Cộng Hoà, tôi bảo đảm với đọc giả chuyện ông Nhất Hạnh viết trên không hề có" (sắc lệnh năm 1963 của Tổng thống Diệm cấm làm lễ Phật Đản, một lễ nghỉ quốc gia quan trọng của Phật tử là dùng gậy quất gẫy xương sống chúng tôi. Nhất Hạnh, Hoa Sen Trong Biển Lữa). Biết rằng mọi người sẽ chẳng tin mình, nên ông viết tiếp: "Cái bất lương của đại sư này là ông ta vừa sân vừa cố tình si che dấu cái bụng tham của ông và phe nhóm. Chuyện ấy đã ngã ngũ và đã có tác giả viết sách chỉ mặt gian trá của đại sư " (trang 166), nhưng ông Phan Thiết không nói tác giả nào, sách gì cho đọc giả biết. Cách viết bừa bải như thế của Phan Thiết hầu như gần hết trong quyển sách của ông, thử hỏi làm sao ông viết mà không "run"! Ngoài ra, khi đề cập đến một vấn đề thì Phan Thiết luôn khởi đầu bằng những cụm từ: có thể, chắc hẳn, nghi là, dường như, phải chăng , giả thuyết …để xác quyết một vấn đề. Đồng thời, cố tình dùng những danh từ mang ý nghĩa đặt thù trong Phật giáo: Thiền trượng, Thiền phòng, núi Tu-di, Đế-Thích, Cực-Lạc, Niết-Bàn và Bồ tát Quán A⭦#133;để diễn đạt hoặc so sánh với những ngôn từ, hình tượng kém văn hóa (Xin lỗi, phải trích những đoạn không đáng lập lại, và phải xử dụng những ngôn từ chính xác để nói về một con người như Phan Thiết):

"Tiếng cười như tiếng sấm tạo thành những âm thanh Ohm! Aum! Um! Từ đấy "Um" trở thành ngôn ngữ thiêng liêng của thần phật mà người theo Bà-la-môn hay theo Phật ưa tụng niệm đại loại "Uma-ni bát mi hồng" (người Tầu) hay "Um ma ni đeo neo" (người Tây Tạng)… Thiền trượng hay núi Tu-Di là biểu tượng dương vật của thần Siva ở trạng thái phải cương cứng, ngỏng cao vì tinh tử chưa xuất còn lưu chuyển thành tinh lực để tạo thành Kama" hay"Dẹp hết yêu nữ, Thiền trượng của ta chỉ để thiền hành trong thung lũng tình yêu của nữ thần kiều diễm Parvati…" (tr 64).

Những đoạn văn với ngôn ngữ gần cống rảnh hơn là gần sách vỡ như thế rất nhiều, do Phan Thiết dựng nên để bôi nhọ phật giáo. Hoặc

"Siva lắc đầu trọc Kama xong tiếp tục nhập định. Kama không lùi, liền hoá thân thành con ong dùng vòi hút mật làm kim bắn vào trái tim Siva chất mật ngọt của tình yêu. Siva tức giận lấy lữa tam muội đốt Kama ra tro…" (tr 66)

Tấn công như thế vẫn chưa thoả mãn dục tính và dã tâm của ông, nên ông cao hứng viết tiếp:

"Ví dụ Phật Quán A⭠Thiên Thủ Thiên Nhãn chỉ là hình tượng của ông thần dâm dục Indra. Ta có nên lậy các ông thần "tầm bậy" như thần Đế Thích chim vợ người bị mắc lời nguyền mọc nghìn tay nghìn mắt?"

Thiết nghĩ, từ ngàn xưa cho đến ngày nay chưa có người nào cầm bút dám viết những lời lẽ thô tục và bỉ ổi như Phan Thiết, để khiêu khích một đối thủ bình thường chứ đừng nói đến một tôn giáo lớn như Phật giáo. Cho dù, có những bất đồng về quan điểm, những nghi vấn về tư duy triết học trong nền tảng triết lý của Phật giáo, thì cũng không đến nỗi phải sử dụng những ngôn từ lố lăng đường phố như thế. Nếu cần, những người Phật tử chúng tôi sẵn sàng trao đổi nghiêm chỉnh, và sẽ lắng nghe những sai trật nếu có trong hệ thống giáo lý Phật giáo có ảnh hưởng xấu và mang đến cho con người điều bất lợi trong cuộc sống. Phải chăng, đây là môn thần học mới của Ky-Tô giáo đang áp dụng cho Phật giáo ở thế kỷ thứ 21 này!

 

II. XUYÊN TẠC, CHỤP MŨ

Ở đây, xin miễn nhặt ra vô số lỗi sai về những danh từ trích dẫn của Phan Thiết, vì ông không biết chữ Hán, Paali và Sanskrit , nên chỉ nói về những điểm xuyên tạc và chụp mũ cho Phật giáo bằng nhiều hình thức trong suốt những trang còn lại:

"Đức Thích Tôn âu yếm nhìn mụ Ki-ma-ti như người cha hiền nhìn con dại, Ngài cầm tay mụ kéo mụ đứng dậy mà nói…" Mới đọc vào ta thấy một hình ảnh bình thường, như một người cha thương mến đứa con thơ. Nhưng đó là một thủ đoạn chơi chữ, để khởi đầu cho ông có cớ chụp mũ Đức Phật như một con người thường tình chẳng có gì siêu xuất, nên giáo pháp của Ngài cũng chỉ là loại góp nhặt, hệ thống lại những gì đã có từ trước trong bốn bộ Veda và hệ thống giáo lý Đại Thừa đã sao chép của Bà-La-Môn. Từ một mắc xích tưởng tượng đó, bắt đầu Phan Thiết thao túng dựng chuyện.

"Hai mươi lăm thế kỷ qua chánh pháp biến thiên từ vô thần sang hữu thần. Phật và các Bồ tát trở thành những vị thần độ sinh lên cõi niết bàn và các cõi tịnh độ đồng dạng với các loại thiên đường trong các tôn giáo. Người ta cầu cúng đức Phật và các vị Bồ tát như cầu cúng các vị thần. Không những cầu giải thoát mà còn cầu phúc, cầu tài, cầu lộc vốn là sợi xích cột chặt pháp ‘ta’ vào vòng luân hồi…" (tr 10).

Đây là thái độ xuyên tạc và chụp mũ của ông quá rõ ràng, vì trong Phật giáo làm gì có hữu thần hay vô thần, mà chỉ có đạo lý Giác ngộ hay đạo lý Thực nghiệm và "dùng sự để hiển bày cái lý" mà thôi. Ở điểm thâm áo này, với mớ kiến thức lem nhem như Phan Thiết thì làm sao ông hiểu nỗi! Nên từ sự sai lầm này dẫn ông đi đến những sai lầm khác.

"Trọng tâm của đạo lý và triết lý của Phật Tổ là diệt ngã. Các phương pháp tu hành trong hầu hết các tông phái đạo Phật cũng thuyết lý diệt ngã tức là trở về với cái không. Câu tôi hỏi là câu nghi vấn xin vị tăng sĩ chỉ đường, chỉ phương pháp giải thoát tức là phương pháp diệt ngã. Câu trả lời của vị thiền sư là câu xác định, quả quyết bằng lối nói tán thán ‘Chao ơi, làm sao diệt được ngã’…" (tr 14).

Đây cũng là cái trò gian lận chơi chữ để gán ghép và lường gạt đọc giả của Phan Thiết. Vì, không tìm ở đâu ra trong giáo lý Phật giáo về phương pháp làm sao diệt ngã như ông đã dựng lên để chụp mũ nền tảng giáo lý Phật giáo, và đâu có Thiền sư ngớ ngẩn đến độ đã trả lời những câu hỏi dốt đặc cán mai đó với ông? Xin nói ngay rằng, sỡ dĩ con người có lắm điều đau khổ bất an là do "Tham, Sân và Si" gây nên. Do đó, thiếu sự hiểu biết để nhìn nhận một vấn đề "như thật" là mọi sự vật hiện tượng trên thế giới này đều biến đổi theo từng phút từng giây, mà sở dĩ mọi sự vật đều như thế, là vì chúng "Vô ngã". Nên cần phải dùng đến "Bát Chánh Đạo" để huấn luyện thân và tâm đạt đến Vô ngã. Tức là thân và tâm không còn bị lệ thuộc vào Tham, Sân và Si, mà Phật giáo tạm gọi đó là Niết Bàn. Với một định kiến về Phật giáo, và chỉ mới đọc vài cuốn sách, cộng với mớ kiến thức non nớt thì làm sao Phan Thiết hiểu nỗi chỗ mấu chốt này! AṠthế mà ông lại ba hoa tự cho mình là Tam Tạng và Đồ Chiểu thời đại, rồi lên giọng muốn làm thầy thiên hạ."…dùng văn tải đạo may ra có kẻ bây giờ và mai sau hiểu được ta, đem lý tưởng của ta tác động vào xã hội…" (tr 18) Do kiêu căng tự phụ như vậy, nên Phan Thiết phạm tiếp những sai lầm:

"Lòng nghi ngờ của tôi đẻ ra muôn vàn cái có không nhưng tôi sẽ không tụng bài Bát nhã Tâm kinh vì càng tụng càng không có lối thoát. Nó là thiên la địa võng đấy!" "Đối với hàng thức giả đạo Phật gọi là thiện tri thức có không chỉ còn là trò chơi chữ ngụy biện. Đối với quảng đại quần chúng mịt mờ và chỉ xem đức Phật như là một vị thần để cầu phước cầu tài. Cái đạo diệt ngã của Thích-Ca chẳng ai theo được. Đạo Phật đã biến thể hoàn toàn" (tr 20).

Về phương diện này, ông Phan Thiết cho bài Bát Nhã Tâm kinh như thiên la địa võng là phải. Vì đây là bài kinh trọng tâm trong Phật giáo Đại Thừa, nó được cô đọng từ bộ Đại phẩm Bát Nhã (Bách Thiên Tụng Bát Nhã – 100.000 bài tụng, tổng cộng gồm 600 quyển), còn lại vỏn vẹn 262 chữ, do Ngài Huyền Trang dịch vào năm 649. Chưa chắc là ông đã thấy nữa huống hồ là đọc, nên mới nhằm lẫn tên gọi giữa bài kinh Bát nhã với bộ Đại phẩm Bát Nhã như thế. Trong giới Thiền môn xem nó là một tài liệu tâm lý học về kinh nghiệm Bát Nhã; đồng thời, nó cũng là một biểu đồ cho các hành giả đang tu tập quán chiếu về "Năm Tổ Hợp" (Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn và Thức Uẩn), chứ không phải một bản văn bình thường đọc cho vui để lấy kiến thức. Một học giả người Anh, giáo sư tiến sĩ Edward Conze, đã phát biểu rằng: "Càng đi sâu vào giáo lý Phật giáo, tôi càng thấy thích thú, vì tôi đã tìm thấy nhiều hoa thơm cỏ lạ qua kinh Bát Nhã. Sau 40 năm nghiên cứu, đã mỡ ra trong tôi một cái nhìn trực quan sinh động, mà không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào!" Thiết nghĩ, giáo lý Phật giáo như mặt trăng vẫn chiếu sáng trên mặt hồ, nhưng ta không nhìn thấy trăng phản chiếu dưới đáy hồ, vì mặt hồ dỡn sóng. Khi nào mặt hồ phẳng lặng, thì sẽ nhìn trăng dưới hồ! Có lẽ Phan Thiết lười làm bài tập, (nghĩa là không chịu tìm hiểu một vấn đề cho cận kẽ, vì vậy, mới nhận định quá đơn giản về giáo lý Phật giáo) và mang sẵn trong đầu một định kiến thù nghịch, chống đối, nên nhìn mọi sự vật hiện tượng đều bị khúc xạ.

"Bỏ ra ngoài thần thoại, xét cho cùng sự cứu độ của Thích-ca thiếu tính tất yếu vì Thích-ca cứu độ như chỉ đường. Còn Jesus là chuộc tội chỉ mình Jesus làm được là xóa bỏ cái vô minh (tội tổ tông) của toàn thể giống người. Một điểm khác biệt nữa cũng nên ghi nhận ra là sự cứu độ trong đạo Phật không phải độc quyền của Thích-ca. Bên cạnh Thích-ca còn có các đức Phật khác (nhiều như vi trần!) cũng làm cái công việc cứu độ cửu Phật Tổ. Đó là các đức Phật "lý tưởng" của Đại Thừa (các đức Phật từ chối vào niết bàn để làm Bồ- tát độ sinh như Địa Tạng, Quán A⭬ A-di-đà…). Kẻ lâm chung dầu là đồ tể phạm tội sát sinh lút đầu chỉ cần niệm Phật A-di-đàtất được vãng sinh về cõi cực lạc. Cõi cực lạc là cõi tịnh độ (tu thêm) hay cõi niết bàn còn nghi vấn. Hơn nữa Thích-ca là ngón tay chỉ mặt trăng. Thấy trăng rồi thì ngón tay vô dụng, còn Jesus vừa là ngón tay vừa là mặt trăng."

Sau khi chứng được đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, với Tuệ Nhãn ấy, Ngài nhận thấy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật như Ngài, nhưng Ngài không thể tu tập giùm cho bất cứ một ai, mà mỗi người phải tự nổ lực theo những kinh nghiệm mà Ngài đã trải qua. Ngài chỉ là người Thầy chỉ đường, không độc đoán, không ép buộc bất cứ một người nào, và càng không muốn dù chỉ một người bị lệ thuộc vào Ngài, vì Ngài tôn trọng trí tuệ của tất cả mọi người. Xử sự như thế quá ư là sáng suốt và nhân bản chứ! Cho nên, chư Phật trong thế giới Ta-Bà nhiều như vi trần là chuyện ắt có và đủ. Về phương diện này, theo tôi nghĩ, cái đầu của ông Phan Thiết không được bình thường, vì một sự việc quá đơn giản như vậy mà ông cũng không hiểu. Chẳng lẽ con người chỉ có khả năng trở thành một "Con-Chiên" thôi sao? Hay, vấn đề đó ông cũng đã nghĩ tới, nhưng lại cố tình xuyên tạc. Và ông tìm ở đâu ra lời dạy "Kẻ lâm chung dầu là đồ tể phạm tội sát sinh lút đầu chỉ cần niệm Phật A-di-đà tất được vãng sinh…" Ông phát biểu như thế mà không thấy mình tự mâu thuẩn? Nếu đó là sự thật, thì trước nhất Tăng, Ni và Phật tử chẳng cần tu tập giải trừ Tham, Sân và Si làm chi cho nhọc, vì chỉ cần niệm có một tiếng Phật lúc sắp trút hơi tàn là đủ! Thật ra, trong kinh dạy rằng: "Tất cả mọi người muốn được vãng sinh cảnh giới Cực lạc, thì phải chuyên tâm niệm danh hiệu Phật cho đến 'Nhất tâm bất loạn’… " Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác: Tín, Hạnh và nguyện… làm trợ duyên cho pháp môn niệm Phật. Chỉ chừng ấy, mà ông còn hiểu lệch lạc, thì làm sao có thể trở thành Tam Tạng và Đồ Chiểu thời đại được. Quả là thùng rỗng thường kêu to! Và ông có thể cho chúng tôi biết, quyển sách nào đã viết: "Hơn nữa Thích-ca là ngón tay chỉ mặt trăng. Thấy trăng rồi thì ngón tay vô dụng…" Chứ chúng tôi chỉ biết lời đức Phật dạy thế này: "Giáo Pháp của tôi giảng dạy cho các vị tu tập, như là ngón tay chỉ mặt trăng, không nên coi đó là chân lý. Mặt Trăng mới là chân lý, là đích để đến, là chổ cứu cánh giải thoát…" Chúng tôi biết chắc chắn rằng, trong Phật giáo không có một quyển sách nào viết như thế, mà chỉ có sách lược của Giáo Hoàng Gioan-Phao-Lồ II, vừa xuyên tạc, bóp méo sự thật, vừa gắn thêm một vầng hào quang mới cho Chúa Jesus mà thôi!

 

III. CÓ KHÔNG

Trước khi đi vào nội dung chính của Phan Thiết, để nhận xét và đánh giá cho đúng mức hư thực thế nào, chúng tôi muốn cùng quí đọc giả kiểm chứng lại những gì ông đã thấy và đã đi vào thực tế. Chứ riêng chúng tôi nhận thấy hình ảnh của ông trên trang sách, mang kính đen và cầm cây gậy, nên tôi nghi rằng ông bị khuyết tật. Nếu điều đó là sự thật, thì những gì ông đã thấy đã đi cần phải xét lại. Vì, "Cuộc chiêm bái Phật tích của tôi thoảng như cưởi ngựa xem hoa, không đủ thì giờ để đọc các thông tin lịch sử còn sót lại. Việt làm này có tính cách tài tử và nghiệp dư…" (tr 93 quyển II). Qua lời tự bạch trên của ông làm cho tôi nổi lên một số nghi vấn về tính thẩm quyền của bộ sách gồm 2 tập của ông. Trong khi đó, ở chương tổng luận ông có đề cập. "Để ghi nhớ số năm hành giả có mặt trên cuộc đời và khoảng 8 năm làm việc cho tác phẩm…" Chao ơi, một công trình vĩ đại, thời gian bỏ ra nhiều hơn cho một luận án Tiến sĩ., mà chỉ viết có 369 trang. Có không với khoảng chừng ấy thời gian, tại sao ông làm việc mất cân đối như vậy? Chỉ có quyển thứ I, với 206 trang mà ông phải đầu tư đến 7 năm, còn quyển thứ II, nói về xứ Phật và những vấn đề có liên quan mà chỉ có 6 tháng (? /11/1997- 29/05/1998) kể cả thời gian về Việt Nam, để nghiên cứu lịch sử du nhập của Phật giáo Việt Nam!

Vậy là, trong vấn đề công bố thời gian này có gì uẩn khúc? Phải chăng, những nghi vấn chúng tôi đặt ra là đúng. Phan Thiết viết theo đơn đặt hàng của một ai đó, nhưng cảm nhận được vấn đề phức tạp sao khi công bố, nên ông mới thố lộ "viết mà run" Đến đây, chúng tôi có thể suy luận. Sau chuyện rùm beng trên diễn văn học và trong cộng đồng Phật giáo ở trong và ngoài nước, về chuyện quyển sách "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng" (Crossing The Threshold of Hope) được xuất bản vào năm 1994 của Giáo Hoàng Gioan-Phao-Lồ II. Viết chống phá Phật giáo, nhưng sau đó đại diện của Giáo Hoàng đã xin lỗi. Phải chăng, vì chuyện đó ông đã rút kinh nghiệm, nên giờ đây đem Phan Thiết ra làm bình phong. Nếu phải xin lỗi lần nữa thì có đáng gì một vô danh tiểu tốt, mà lại đạt được mục đích chống phá đạo khác để mở mang đất Chúa! Nên Phan Thiết mới công bố thời gian chênh lệch, để nhằm lừa dối đọc giả? Bản chất của những Con Chiên cuồng tín là thế, nên Giáo Sư sử học Nguyễn Mạnh Quang đã nhận định: "Thực chất của giáo hội la mã, tổng hợp của ngu, dốt, huênh hoang và hung hăng" (Văn Sử Địa). Nhưng thôi, chuyện ấy hạ hồi phân giải. Giờ đây chúng ta hãy quay trở lại chủ đề "Hành Hương Đất Phật" của Phan Thiết thử xem chuyện "CÓ KHÔNG" và huênh hoang, hành hung Phật giáo đến mức độ nào? Như ông đã khẳn định:

"Xưa đức Thích Tôn vì cõi người ta đánh đổ thần quyền, nay tôi noi gương Ngài rồi học hỏi thêm nhóm Diderot, mài bút thành gươm"

"đức Phật bị phiền não ghê lắm vì chứng kiết lỵ đã biến thành tháo dạ khiến cơ thể kiệt nước. Ngài khát nước và tháo dạ liên hồi. Tôi hình dung ra một cụ già bị bệnh này hành cho đến chết và những gì xãy ra ở lâm sàng của người bệnh: người bệnh nằm nghiêng, hạ thể thấp và trần truồng"

Đấy là sản phẩm tưởng tượng bệnh hoạn của ông, nghĩ ra lúc đức Phật sắp vào Niết-Bàn . Chúng tôi nghi là ông đang mắc bệnh hội chứng trì trệ tâm thần, nên viết mâu thuẩn như sau:

"Đức Thế Tôn vô cùng tỉnh táo, mặt Ngài rạng rỡ như trăng rằm trong khi các đệ tử xúm quanh u sầu khóc lóc. A-Nan-Đà cung kính quỳ dưới chân Ngài xin Ngài di ngôn lần cuối. Phật hé mắt âu yếm nhìn ông rồi đọc kệ:

"Đừng tin những gì do kinh sách

Đừng tin điều gì do tập quán lưu truyền

Đừng tin điều gì vì được người ta nhắc đi nhắc lại

Đừng tin điều gì do bút tích của thánh nhơn......" (tr 31-32)

Rất chính xác ở câu đầu, nhưng ông đã sai ở phần bài kệ. Vì đây, không phải là lời di ngôn cuối cùng của Đức Phật mà chính là Kinh Phật thuyết cho dân Kalama. Ở đây chúng tôi thắc mắc, nếu như ông không bị chứng bệnh như tôi nghĩ, thì đức Phật nào sẽ được ông chấp nhận? Trên đất nước AᮠĐộ chỉ có một đức Phật Thích-Ca. Trong khi đó, ông viết rằng:

"Tôi truy tầm đến tận ngọn nguồn các vấn đề liên quan đến đạo Phật theo khả năng của tôi. Khi làm việc ấy tôi vẫn xử dụng ‘võ khí’ mà Phật Tổ đã chỉ là trí tuệ. Có điều trí tuệ của tôi đã được mài dũa trong khoa luận lý học với những phương pháp luận, phương pháp đối chiếu, biện chứng pháp, các phạm trù…để truy tầm những điều tôi nghi vấn" (tr 21)

Giữa hai sự việc cùng một vấn đề như ông đã viết ở trên, chúng tôi không biết ông đã xử dụng phương pháp nào mà ông đã học được ở "khoa luận lý"Điểm này, xin nhường lại sự nhận xét của quí đọc giả về kiến thức uyên bác của ông như Tam Tạng và Đồ Chiểu hiện đại!

Vẫn với những luận điệu quái gở như trên ông chụp mũ tiếp:

"Đạo lý nhà Phật mang tính cách phe đảng, phảng phất lòng tham. Trong rất nhiều kinh ‘Phật’, hành giả nào cúng dường chư Phật nhiều, liền được Phật Tổ ký quả Phật! Rõ ràng đây là tâm lý phàm phu chứ không phải tâm lý của bậc Đại Giác"

Ông chỉ phát biểu bừa bải như vậy, mà không hề đưa ra một bằng chứng cụ thể nào là kinh Phật đã nói thế. Phải chăng ông lấy từ trong kinh của Vatican và những "bề trên" của ông đã dạy từ thuở ông còn nằm trong noi, nên ông chỉ thấy có một chiều, một chiều bậy bạ!

"Trên hết phải kể công lao của các tác giả phương Tây có công Thiên Chúa giáo hoá đạo Phật qua ngôn ngữ. Ví dụ cuốn "An Introduction to Buddhism" của tác giả Peter Harvey do Cambridge University Press 1990-phát hành. Trong đó tác giả dùng các danh từ Thiên chúa để viết về đạo Phật, hoá ra người phương Tây hiểu đạo Phật qua đạo Thiên Chúa. Ví dụ chữ Holy được dùng rất nhiều: Holy Eightfold Path (p 23): Bát Chánh Đạo; The Four Holy Truths (p 47), Tứ Diệu Đế; Holy Sangha (p 71): Tăng già; Holy Bodhisattvas (p 178) Bồ-tát…Chữ Lord (p 23): Chúa, Blessed One (p 23) vị thánh. Mượn chư không nên lòi cái dốt của tác giả: Thích-ca vừa là Chúa vừa là một ông thánh! Cái tai hại là làm cho người khác hiểu lầm các mối đạo, nhưng cũng có cái lợi là lập lờ đánh lận dân ngu. Các tác giả Phật học Việt Nam ngày nay rất thích chữ Thánh của Thiên Chúa giáo: một thứ râu ông nọ cắm cằm bà kia."

Ở đoạn này, chúng tôi nghĩ ông Phan Thiết trở nên một người già khó tính quá đáng. Tại sao người ta không được phép xử dụng những danh từ tương đương, trong một ngôn ngữ nào đó không có từ chính xác để thay thế, khi người ta không muốn tạo ra từ mới sẽ làm khó dễ cho người đọc khó nắm bắt được vấn đề? Thiết nghĩ đây là chuyện bình thường của những nhà dịch giả, không có gì phải bận tâm. Vã lại tiếng Anh đâu phải là độc quyền của Thiên Chúa giáo, và kinh Thánh được viết bằng tiếng La Tinh kia mà! Hơn thế nữa, Vatican cũng chưa ra sắc lệnh cấm những ai "phạm húy" rằng: danh từ ‘Lord’ chỉ được dùng cho Chúa, không có quyền hiểu nó là Ngài, là người tôn quí. Thì lấy cớ gì ông buộc tội các tác giả Phật học Việt Nam "lập lờ đánh lận dân ngu" và"một thứ râu ông nọ cắm cằm bà kia"như thế có quá đáng lắm không! Quả nhiên, những phương pháp ‘luận lý học’ của Phan Thiết có cái gì đó bất bình thường? Cũng với lối suy diễn khó hiểu như trên ở một đoạn khác:

"Trong óc tôi trước khi tới AᮠĐộ cũng hiện lên một thành Ca-tì-la-vệ sầm uất, nhà cửa san sát, có bốn cửa thành mà Thái tử đã chứng kiến bốn cảnh sinh, lão, bịnh, tử133;"(tr 49) và "Chẳng lẽ đô thị sầm uất ngày xưa nay thành đồng lúa? Sự suy luận càng làm tăng lòng ngờ vực của tôi với kinh luận đạo Phật" (tr 50)

Từ hai dữ kiện trên Phan Thiết đi đến kết luận:

"Địa hình Ca-ti-la-vệ xưa và nay chắc vẫn thế tùy quang cảnh và cư dân thay đổi nhưng cổng thành phía tây là đồng lúa, phía nam là con sông, đức Bồ tát đã thấy cái gì? Cuộc du ngoạn 4 cổng thành của Thái tử Tất-đạt-đa mở đầu cho một hành trình thành Phật của Ngài có tính cách ước lệ, làm cho ra vẻ’ thông lệ của chư Phật’ chẳng phải là chi tiết lịch sử"(tr 51)

Lẽ nào Phan Thiết lại mang đến 2 chứng bệnh ‘nan y’- kiếm thị và bại xụi! Nên mọi chuyện đi đứng và quan sát mới sinh ra tác tệ và nông nỗi như vậy? Chứ những người bình thường và sở học ít hơn Phan Thiết rất nhiều cũng vẫn không đến đổi nhầm lẫn như thế mà còn nhận xét rất chính xác: "#7845;y nghìn năm trôi qua, đã khiến cho những nơi này trở nên hoang tàn đổ nát theo khói mầu thời gian. Đúng như lời đức Phật dạy trong kinh Kim Cang ‘Phàm sở hữu tướng giai do hư vọng’…" Vả lại, Phật giáo AᮠĐộ chẳng may bị những biến cố cực đoan về tôn giáo vào thế kỷ thứ 13, nên đã thiếu vắng đi những bàn tay chăm sóc cho những nơi cần được sự bảo vệ, như các Thánh địa và những nơi có liên quan đến đời sống của đức Phật. Nhưng không vì những lý do đó mà ông Phan Thiết vội chụp mũ nó với phương pháp luận lý học đặc biệt của ông là nó không có mặt cách nay hơn 2600 năm. Vì ngoài kiến thức bác học củaông, trên thế giới này còn có vô số những khối óc thượng thặng, đã giúp ông xác định những vị trí của các Thánh tích và những gì có liên quan đến đời sống của đức Phật qua nhiều cách: Khảo cổ học, ngôn ngữ học, giả sử, dị sử và chính sử…muôn trùng trong các thư viện của trường Đại học Delhi. Nhưng khi sang AᮠĐộ Phan Thiết đâu có cần những thứ ấy, ông chỉ cần đi để hợp thức hoá việc bôi nhọa, chống phá, chụp mũ…và lường gạt đọc giả là đạt mục đích.

Chỉ cần nhặt ra chừng ấy, trong vô số những điểm kỳ dị của ông còn lại, đủ thấy tác phẩm không mang một giá trị nào cho nền văn học, và không cung cấp được một thông tin nào về các ‘Thánh tích’ cũng như về giáo lý Phật giáo. Những điểm "CÓ KHÔNG" của ông đặt ra chỉ là trò bịp bợm với những tiểu xảo ngôn ngư một nửa gần sự thật, một nửa hoàn toàn bịa đặt theo đầu óc bệnh hoạn của ông. Nên chúng tôi đi đến kết luận rằng, những điểm ‘có không’ của ông dựng lên là ‘không có’ trong Phật giáo. Vì vậy, chúng tôi xin gởi lại cho ông những cái mũ mà ông cố tình chụp cho Phật giáo.

 

IV. LỜI KẾT

Khi đưa tay khép lại trang cuối của quyển "Hành Hương Đất Phật" (đúng ra là ‘Hành Hung Đạo Phật’) của ông Phan Thiết, lòng chúng tôi chợt dâng lên một niềm thương mến ông vô cùng: vì thiếu sự hiểu biết và nghiên cứu chưa đến nơi đến chốn, nên ông mới làm chuyện giả tràng xe cát trong suốt 8 năm qua. Bởi, khả năng chống phá Phật giáo của ông còn quá non nớt so với những cái đầu thượng thặng của Vatican như John Paul II, mà còn chẳng làm gì được Phật giáo. Vì, Phật giáo là đạo Giác Ngộ, đạo thực nghiệm cho con người.

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin trích lại lời phát biểu của Đại đế Asoka:

"Ta không nên chỉ tôn vinh tôn giáo riêng của mình vì chỉ trích các tôn giáo khác, mà ta nên kính trọng các tôn giáo khác vì lý do này hay lý do nọ. Làm vậy, ta đã giúp cho chính tôn giáo mình phát triển và cũng đồng thời hổ trợ những tôn giáo khác. Hành động ngược lại chính là ta đã tự đào huyệt chôn tôn giáo mình và cũng gây hại cho những tôn giáo khác. Bất cứai vinh danh tôn giáo mình và chỉ trích tôn giáo khác, tưởng như vậy là sùng bái tôn giáo mình, nghĩ là đã "Tuyên dương tôn giáo mình". Nhưng, ngược lại làm như vậy là đã gây tổn thương nặng nề cho tôn giáo mình. Nên hòa thuận thì tốt: Hãy lắng nghe tất cả và sẳn sàng nghe các học thuyết của các tôn giáo khác với thiện chí" (Buddhism in the Eyes of Intellectuals by Dr. K.Sri Dhamanada)

Qua những dòng nhắn nhũ của bậc tiền nhân, chúng tôi hy vọng rằng trong thế kỷ thứ 21 này, tất cả các đạo giáo đều ứng xử với nhau như thế, để giúp cho con người có được một cuộc sống đầy an lành, như Tom Paine cũng đã nhận định: "Tôi tin vào sự bình đẳng của con người và tôi tin rằng nhiệm vụ của tôn giáo là đem lại công bằng, bác ái, và cố gắng làm cho chúng ta hạnh phúc…"(Tom Paine, Page 285). Đừng vì, thấy sự khác nhau qua màu da, chủng tộc hay lý tưởng mà sinh ra những thù hằn chống đối không cần thiết. Đạo Phật bao giờ cũng là đạo Phật, nên có một ai đó cảm nhận:

Đạo Phật như một đoá sen tươi thắm
Vươn cao từ nước đọng, bùn nhơ
Người không thích gọi nhiều tên xa lạ
Như vô tình, vẫn toả ngát hương thơm!
Lệ Thọ
Delhi, 17/05/2000

http://www.buddhismtoday.com/viet/diemsach/004-letho-hhpp.htm

 


Cập nhật: 2-6-2000

Trở về thư mục "Điểm sách"

Đầu trang