Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
GIAO ĐIỂM GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Vạch Trần Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo

 

Lời Tòa Soạn (Giao Điểm): Giao Điểm xin đăng sau đây Lời Giới Thiệu trong cuốn Vạch Trần A⭠Mưu Phá Ngầm Phật Giáo của hai tác giả, Tỳ Kheo Thích Nhật Từ và Giáo Sư Trần Chung Ngọc, vừa được Giao Điểm xuất bản và phát hành đầu tháng 6, 2000. Có lẽ độc giả đã quen thuộc với những tác phẩm của Giáo sư Trần Chung Ngọc trong nhiều năm qua rồi, Giao Điểm không có gì phải giới thiệu thêm. Tỳ Kheo Thích Nhật Từ là một vị Tăng trẻ, chỉ mới 30 tuổi đời, đang tu học tại Ấn Độ. Nhưng xuyên qua bài viết của Thầy, thực ra là một cuốn sách dày gần 250 trang, trong cuốn Vạch Trần A⭠Mưu Phá Ngầm Phật Giáo, chúng ta có thể nhận ra chân thực học và kiến thức sâu rộng, chính xác của một Tăng tài. Giao Điểm xin cảm tạ Tỳ Kheo Thích Nhật Từ đã cho Giao Điểm cơ hội phổ biến một tác phẩm phản ánh chân kiến thức và trí tuệ Phật Giáo.

006-giaodiem.jpg (6805 bytes)

*********************

Thật là một vinh hạnh lớn cho Giao Điểm khi Giao Điểm nhận lãnh trách nhiệm xuất bản cuốn Vạch Trần Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo của Tỳ Kheo Thích Nhật Từb> và Cư Sĩ Trần Chung Ngọc mà quý độc giả đang cầm trên tay. Tinh thần Bi, Trí, Dũng của Phật Giáo được thể hiện rõ ràng trong hai bài của hai tác giả, một Tăng một Tục, góp thành cuốn sách này. Dù chưa bao giờ biết nhau, hai tác giả: Tỳ Kheo Thích Nhật Từ ở Ấn Độ, và Cư Sĩ Trần Chung Ngọc ở Hoa Kỳ, đã tình cờ viết chung về một đề tài. Nhưng thật là kỳ diệu, hai tác phẩm phê bình của hai tác giả trên lại ăn khớp với nhau, bổ túc cho nhau một cách vô cùng chặt chẽ, làm nổi bật hai nhiệm vụ chính trong Phật Giáo: hoằng dương Chánh Pháp của một Trưởng Tử Như Lai, và hộ Pháp của một cư sĩ Phật Giáo.

Như tên cuốn sách đã nói rõ, tác phẩm này ra đời để Vạch Trần Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo của Phan Thiết, tên thật là Nguyễn Kim Khánh, một tín đồ Gia Tô Việt Nam, trong cuốn Hành Hương Đất Phật. Thật ra thì sách báo của Gia Tô Giáo xuyên tạc để hạ thấp Phật Giáo không phải bây giờ mới xuất hiện, mà đã nằm trong sách lược của Vatican từ sau Công Đồng Vatican II, từ cuối thập niên 1960. Năm 1986, một Nhóm Bảo Vệ Sự An Sinh Của Phật Giáo (Group of the Defendants of Security of Buddhism, Bangkok, Thailand) ở Thái Lan đã xuất bản cuốn Âm Mưu Chống Phật Giáo Của Gia Tô (The Catholic Plot Against Buddhism) trong đó một số tài liệu mật của Vatican (Confidential Publication of the Vatican) về sách lược mới để chống phá Phật Giáo, đã bị phanh phui. Theo cuốn này thì nhiều cuốn sách của Gia Tô Giáo đã được viết ra với sách lược dùng ngôn từ trong Phật Giáo để diễn giải Ki Tô Giáo nói chung, khai thác và xuyên tạc giáo lý Phật Giáo. (New books have been written to explain Christianity in Buddhist vocabulary, exploiting and distorting Buddhist doctrines). Sách lược này, một mặt đánh đồng một cách khập khiễng hai giá trị tôn giáo hoàn toàn khác nhau, nếu không muốn nói là trái ngược nhau, một mặt vơ những điểm hay trong Phật Giáo để tô hồng một cách lệch lạc cho giáo lý Ki Tô Giáo, mặt khác nhằm xuyên tạc để hạ thấp Tăng đoàn và một phần giáo lý Phật Giáo, đã được thi hành triệt để trên khắp thế giới. Cuốn Hành Hương Đất Phật của Phan Thiết cũng nằm trong sách lược này. Nhưng khả năng của Phan Thiết không đủ để thi hành sách lược chống phá Phật Giáo trên của Vatican một cách thông minh, do đó đã viết bừa bãi, để lộ ra một trình độ hiểu biết vô cùng thấp kém về Phật Giáo cũng như về Ki Tô Giáo. Đây chính là những điểm mà hai tác giả Thích Nhật Từ và Trần Chung Ngọc đã vạch trần cho độc giả thấy rõ đâu là sự thật.

Tự thân bài phê bình của Thích Nhật Từ có giá trị như một cuốn sách giáo khoa về Phật Giáo. Để vạch ra những sai lầm căn bản của Phan Thiết viết về Phật Giáo, có thể điều này không mấy quan trọng đối với một tu sĩ Phật Giáo, tác giả đã soi sáng cho độc giả thấy đâu là kiến thức chân chính về Phật Giáo, qua một bố cục trình bày chi tiết và chính xác về cách dùng thuật ngữ Phật Giáo, sự hiểu biết đúng về Kinh Điển Phật Giáo và giáo lý Phật Giáo. Qua sự trình bày này, chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt sâu đậm giữa chân sở học của một tu sĩ Phật Giáo và sự hiểu biết vụn vặt, phiến diện của Phan Thiết. Giá trị bài phê bình của Thích Nhật Từ thực ra không ở chỗ phê bình Phan Thiết, mà là ở chỗ vị tu sĩ Phật Giáo này đã cống hiến cho các độc giả, nhất là cho các Phật tử, một kiến thức sâu sắc, vững chắc về Phật Giáo. Tỳ Kheo Thích Nhật Từ đã làm một phần vụ rất xứng đáng trong nhiệm vụ truyền bá Đạo Pháp của một Trưởng Tử Như Lai.

Bài phê bình của cư sĩ Trần Chung Ngọc, ngoài việc vạch ra những sai lầm của Phan Thiết viết về Phật Giáo, còn xoáy thẳng vào những sự hiểu biết thiếu sót, vụn vặt và mù quáng của Phan Thiết về chính tôn giáo của Phan Thiết: Gia Tô Giáo. Với những trích dẫn từ Thánh Kinh, từ những tác phẩm nghiên cứu về Ki Tô Giáo của những vị lãnh đạo tinh thần trong Gia Tô Giáo như Giám mục, Linh mục, và học giả Gia Tô, tác giả đã dứt khoát phủ bác toàn bộ kiến thức của Phan Thiết, bất kể là về Phật Giáo, Ki Tô Giáo, hay khoa học. Đọc bài viết trên, chắc chắn quý bạn đọc sẽ không còn thắc mắc tại sao Phan Thiết đã viết quá sai lệch, thiển cận về Phật Giáo, bởi lẽ ngay cả kiến thức về Ki Tô Giáo của ông mà ông cũng không nắm vững, huống hồ giáo lý uyên thâm của Phật Giáo thì làm sao ông có thể vói tới hay hiểu được! Đọc bài phê bình này, độc giả có thể tự mình đưa ra một sự so sánh giữa bản chất của Phật Giáo và của Gia Tô Giáo. Với bài viết này, cư sĩ Trần Chung Ngọc đã đóng vai trò giải hoặc trong nhiệm vụ hộ Pháp, ngăn chận ma quân của một cư sĩ Phật Giáo. Không những thế, ông còn cống hiến cho độc giả những hiểu biết chính xác về Gia Tô Giáo, một kiến thức mà Phật tử có thể dùng làm căn bản đối đáp trong bất cứ cuộc đối thoại nào, nếu có, với người Gia Tô Giáo.

Kết hợp hai bài phê bình cuốn Hành Hương Đất Phật của Phan Thiết, độc giả sẽ thấy trong đó hội đủ hai mặt khế lý và khế cơ của Phật Giáo. Đặc biệt là, trước sự xuyên tạc trắng trợn Phật Giáo với một văn phong nhiều khi tục tĩu một cách hạ cấp của Phan Thiết, hai tác giả Thích Nhật Từ và Trần Chung Ngọc đều không chấp trước và để tâm sân hận đối với Phan Thiết, trái lại còn tỏ ý thương hại Phan Thiết vì vô minh, vì nằm trong cái lưới xiềng xích trí tuệ của Vatican, nên đã cho ra một tác phẩm không có một giá trị trí thức nào, do đó chỉ mua lấy sự khinh khi của giới độc giả hiểu biết.

Giao Điểm xin trân trọng cho ra mắt độc giả một tác phẩm mà nội dung chứa cả hai mặt Đạo và Đời của Phật Giáo. Trong quá khứ, những sách do Giao Điểm xuất bản đã được độc giả trong cũng như ngoài nước đón nhận với nhiều thiện cảm và lời khen tặng.

Xin quý độc giả hãy tin tưởng là Giao Điểm sẽ không bao giờ phụ lòng độc giả. Đọc tác phẩm Vạch Trần Âm Mưu Phá Ngầm Phật Giáo này, quý độc giả sẽ thấy rằng chủ trương của Giao Điểm không hề thay đổi, luôn luôn tôn trọng sự thực, và tiếp tục cống hiến độc giả những tác phẩm có giá trị nghiên cứu cao. Giao Điểm xin hoan hỉ tiếp nhận mọi phê bình xây dựng về tác phẩm này, và sẽ chuyển đến hai tác giả trên những lời phê bình nghiêm túc của độc giả.

Giao Điểm
Phật Lịch 2544
Thường Lịch 2000

Quý độc giả có thể tìm mua cuốn Vạch Trần A⭠Mưu Phá Ngầm Phật Giáo, dày hơn 300 trang, giá $14 (Mỹ Kim) tại các tiệm sách trong và ngoài nước. Độc giả nào muốn mua sách trực tiếp từ Giao Điểm, xin đề trong ngân phiếu:

Giao Điểm
P.O. Box 2188
Garden Grove, CA 92842. USA
Điện Thoại: (323) 222-4444
[Giá sách: $14. Ngoài Hoa Kỳ xin gửi thêm $2 cước phí]

http://www.buddhismtoday.com/viet/diemsach/006-giaodiem.htm

 


Cập nhật: 27-6-2000

Trở về thư mục "Điểm sách"

Đầu trang