- Researches In Indian And Buddhist
Philosophy: Essays in Honour of Professor Alex Wayman. Do Edwin Gerow điểm
sách, đăng trong "The Journal of the America", vol. 117, no. 1 (Jan - March
1997), các trang 225-226.
- Phật-Điển Hành-Tư điểm sách
Sau một thời gian chuyên trì nghiên
cứu, viết sách cách nghiêm túc và cẩn mật với những viễn kiến hay thẩm
định có giá trị để phổ biến những tri thức của mình về một bộ
môn nào đó, nhất là về Phật học, nhà học giả dĩ nhiên nổi danh và
được xem như là một người có thẩm quyền đáng ngưỡng mộ, đưa đến
một hiện tượng là khi nhà học giả đó qua khỏi giai đoạn "tri thiên
mệnh" rồi, nhất là bước vào cái tuổi "lục thập", thì thường
được các đồng liêu hay đệ tử thán phục, đồng cùng nhau mỗi người
viết một bài nghiên cứu để riêng tặng nhà học giả này. Kết quả là
các bài nghiên cứu đó được tập hợp lại, được gọi là Festschrift, một
ngữ từ chuyên dùng để chuyển vận ý nghĩa của các công trình làm rạng
danh nhà học giả vốn là mục tiêu chính của sự xuất hiện Festschrift đó.
Quyển Festschrift này, dành để khánh
chúc và xưng tán một trong những học giả đặc biệt và đa dạng nhất
hiện tại; vị đó là Alex Wayman, đã từng là tác giả của các tác phẩm
nghiên cứu như "Analysis of the Sravakabhùmi manuscript"; "Yogàcàra
and the Buddhist Ligicians"; là dịch giả kinhh Thắng Man (The Lion 's Roar of
Queen Srìmàlà: a Buddhist Scripture on the Tathàgatagarbha Theory); "The Ethics
of Tibet: Bodhisattva Setion of Tsong-kha-pa 's Lam Rim Chen Mo", v.v… Nội dung của
các bài tiểu luận trong Festchrift nói lên được sự kính mộ của các
tác giả, qua các tiểu luận quan trọng của các khuôn mặt cự phách trong
giới Ấn Độ học, đối với người được khánh chúc, cùng bao quát rất
nhiều đề tài. Các tiểu luận được xếp thành năm phần, ba phần thuộc
Phật học, một phần về Kỳ Na giáo và phần còn lại Bà La Môn giáo. Về
Phật học, là các phần nói về 1. Nghiệp (karma); 2. về Nhân duyên hay
Duyên khởi (Dependent Origination); và 3. Tạp đề (misc). Có lẽ để biểu lộ
sự phá chấp trong Phật giáo khi bàn đến ý nghĩa "trật tự", cho
nên sách mở đầu bằng phần 3: tạp phần gồm các đề tài khác nhau. Nhưng
đây lại là phần có giá trị nhất với sự đóng góp của các khuôn mặt
lão thành như André Bareau với bài viết về "Vô Trước (Asanga) và bản
liệt kê các pháp vô tác (asamskrtadharmah)" để hội ứng với Alex
Wayman qua bài tiểu luận "The Rules of debate according to Asanga - Các quy tắc
để tranh luận theo Vô Trước" của Wayman; như Nakamura Hajime viết về
"Bảy nguyên tắc trị quốc của tộc cộng hòa Vajjan" theo trong
kinh Trường Bộ. Ngoài ra còn bài phê bình rất cẩn mật của Michael Haln
đối với bài viết của Mark Tatz về Candragomin.
Ba bài viết rất có căn bản về
Nghiệp là của Kawasaki Shinjo, Had Shankar Prasad và T. R. Sharma. Đặc biệt đáng
kể là ba bài về Duyên sinh hay Duyên khởi, tức Nhân duyên. Akira Hirakawa khơi
đề về sự liên hệ giữa thế giới ngoại tại (dhàtu) và mười hai nhân
duyên (pratityasamutpada); bài điểm sách thật dài của Collett Cox về sự
liên hệ này trong các văn bản A tỳ đàm của Nhất thiết hữu bộ
(Sarvastivadin abhidharma texts); trong khi đó thì George R. Elder cũng bàn đến đề
tài này trong các văn bản Mật tông (Buddhist Tantra).
Padmanabha Jaini and M. A. Dhaky làm cho
phần về Kỳ Na giáo được sáng tỏ thêm với một bài viết về Bhavasena
và triết thuyết của ông qua tiểu luận Bhuktivicara được dịch thuật cẩn
thận và trình bày trong đây; trong khi người sau dịch kinh Dasavaikalika Sutra
của Kỳ Na giáo.
Phần về Ấn Độ giáo thì tiếc
thay, thật là vô vị. Chỉ riêng bài của K. K. Raja bàn về những quan điểm
giống nhau giữa Phật giáo và Mimamsa (một trong ba hệ thống lớn của triết
lý Bà La Môn giáo), về tướng (laksana) là đáng kể; những bài khác không
có gì liên hệ đến Phật giáo nên không cần nhắc đến.
Dĩ nhiên là nhân vật được khánh
chúc, Alex Wayman, được nhắc đến qua tiểu sử và thư tịch các tác phẩm
của ông trong Festchrift được trình bày thật kỹ lưỡng này.
Những tác phẩm thuộc loại
Festchrift này càng lúc càng được giới học giả chấp thuận vì đây là
một môi trường mới để họ có thể đóng góp những bài tiểu luận có
tính cáchh chuyên đề. (Trích Nguyệt San GIÁC NGỘ số 60)
http://www.buddhismtoday.com/viet/diemsach/016-phatdienhanhtu-research.htm