Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Merzel, Dennis Gempo. Beyond sanity and Madness: the Way of Zen Master Dogen. Introduction and Calligraphy by Hakuya Taizan Maezumi. Boston: Charles Tuttle, 1994.
Người đọc: PHẬT-ĐIỂN HÀNH-TƯ

Năm 1225, Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (Nhật: Dogen Kigen, Tao-yuan Hsi-hsuan, 1200-1253), được Thiên Đồng Như Tịnh (Tendo Nyojo, Tien-t'ung Ju-ching, 1163-1228) truyền tâm ấn và sang Nhật hoằng bá. Sáu năm sau, Đạo Nguyên sáng lập Hưng Thánh Pháp Lâm tự (Kòshò Hòrin ji), sau đó lập Vĩnh Bình tự (Eihi ji) và tiếp đến Tổng Trì tự (Sòji ji), trở thành sáng tổ của tông Tào Động tại Nhật. Ngài Đạo Nguyên nổi tiếng nhất qua tác phẩm lừng danh Chánh pháp nhãn tạng (Shobogenzo), trong khi các tác phẩm khác ít được chú ý đến. Và đó là nội dung của quyển Siêu việt tỉnh điên này, giới thiệu các tác phẩm ngắn gọn của Đạo Nguyên mà trước nay hầu như chưa ai nhắc tới:

a. Học đạo dụng tâm tập (Gakudo Yojinshu, Points to Watch in Practising the Way);

b. Duy Phật dữ Phật (Yuibutsu Yobusu, Only Buddha to Buddha); và

c. Bồ đề tát đỏa tứ nhiếp pháp (Bodaisatta Shishobo, Four Benovolent Ways of the Bodhisattva).

Quyển Siêu việt tỉnh điên gồm 5 phần:

i. Phần giới thiệu của Đại sư Maezumi, viết về bối cảnh xuất hiện của 3 tiểu luận kể trên:

ii. Ba phần sau là bản dịch và chú giải 3 tiểu luận này do Merzel thực hiện. Nguyên bản của Đạo Nguyên in theo chữ nghiêng, chia thành từng đoạn, sau mỗi đoạn có phần chú giải của dịch giả chữ đứng;

iii. Toàn bản văn của Đạo Nguyên được in đầy đủ ở phần cuối sách.

Thời bấy giờ, Phật giáo đang trong tình trạng suy thoái, được xem như chỉ là phương thức để trị bệnh, cầu phước, cầu sanh về cõi Tịnh độ, bùa chú thuật theo tín ngưỡng dân gian. Đạo Nguyên do đó mới tuyên thuyết căn bản đạo Phật chân chính, khuyến răn Tăng chúng phải nỗ lực tu thiền không được xao lãng và nêu cao khẩu hiệu: "Tu tập Phật pháp vì Phật pháp". Ngài quan niệm rằng tu thiền và giải thoát, tức giác ngộ, không phải là hai việc khác nhau, mà chỉ là một, bởi vì không thiền thì không giác ngộ, mà cuộc đời một Tăng sĩ, nếu không đạt được giải thoát thì tu Phật để làm gì ?

 

Học đạo dụng tâm tập là tác phẩm cổ xưa nhất của văn học Tào Động, và làm tài liệu căn bản cho sự tu hành theo Tào Động tông, nêu lên 10 điểm để thực tập Phật đạo, mà theo Đạo Nguyên, ấy là thiền định.

Trong Duy Phật dữ Phật, Đạo Nguyên thiết lập phương pháp truyền Phật ấn, đưa hành giả đến giác ngộ, bởi vì chỉ trong cảnh giới đó, chỉ có Phật mới "biết" Phật mà thôi. Đạo lý này, Đạo Nguyên dựa theo Biên đạo thoại (Bendôwa, viết năm 1231) và triển khai theo phẩm Phương tiện, kinh Pháp Hoa, ấn chứng cho tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật. (Ở đây cần ghi lại một điều là học giới phương Tây thán phục Đức Phật Thích Ca khi tuyên thuyết điều trên, không phải như theo Phật tử phương Đôn là chỉ vui mừng tin tưởng mình sẽ được thành Phật, nhưng mà vì Đức Phật là một nhà Bình Đẳng Nhất thế giới. Có vị giáo chủ nào dám cho phép tín đồ được đồng đẳng với mình không ? Họ đồng đẳng rồi, thì làm sao còn giáo chủ để tín đồ sì sà sì sụp lạy lễ nữa ?)

Luận Tứ nhiếp pháp (Phạn: Catvàri-sangrahavastùnì) của Đạo Nguyên viết về Bố thí (P.dàna; N. fuse; Anh: generosity), ái ngữ (priyavàdità; aigo; nice speech), lợi hành (arthacaryà; rigyo; beneficial actions), và đồng sự (samànàrthatà; doji; identifying with others). Trước thời Đức Phật, bố thí, một trong Tứ nhiếp pháp, cũng đã được thực hành trong truyền thống Bà la môn giáo. Vào thời Đức Phật, Tứ nhiếp pháp lại càng được khuyến khích tu tập (tam mật: thân, khẩu, ý) bởi cả Tăng già lẫn cư sĩ, các hành động này được ghi lại qua các hạnh nguyện Bồ tát của Đức Phật (Phật sở hành tán: Lalitavistara) và các kinh thuộc A Hàm bộ. Khi Đại thừa phát triển, tứ nhiếp pháp được các kinh Bát Nhã, Duy Ma Cật, Hoa NghiêmPháp Hoa xưng tán, phổ biến, trở thành là một pháp môn xuyên thời gian, không gian và văn hóa địa phương. Trong bối cảnh đó, Đạo Nguyên trùng tuyên lại Tứ nhiếp pháp và khuyến khích Tăng già tu tập để chấn hưng Phật giáo.

Sách còn có một liệt dẫn các từ Phật học sử dụng trong các tiểu luận trên.

http://www.buddhismtoday.com/viet/diemsach/018-beyond.htm

 


Cập nhật: 26-5-2001

Trở về mục "Điểm sách"

Đầu trang