- Nỗi Vất Vả Nghề
Trồng Người
- Thích Lệ Thọ
Có thể nói rằng, trong mọi người
chúng ta đây đều công nhận vai trò chủ đạo của ngành giáo dục, vì
ngành này sản sinh không biết bao nhiêu nhân tài lỗi lạc về Kinh-tế,
Chính trị cho quốc gia. Nhưng hiện nay, ngành Giáo dục phải suy tính như
thế nào để đạt được mục tiêu "trăm năm trồng người" cho
thế kỷ thứ 21 này, chứ không thể chạy theo các hệ thống giáo dục
tiên tiến ở Châu Aâu, Châu Mỹ… để áp dụng cho ta trong thời điểm này;
đồng thời lại càng không thể chỉ vì một thiểu số biến tướng trong
ngành giáo dục mà lại ngăn cấm chuyện dạy thêm và học thêm.
Chúng ta thử đặt lại vấn đề,
tại sao có nhu cầu học thêm và dạy thêm ? chắc chắn là có 1.001 chuyện
từ nhu cầu thực tế của xã hội trong thời gian qua và hiện nay, nên trước
năm 1975 chỉ có dạng gia sư mà thôi. Như vậy, phải chăng mức độ truyền
đạt kiến thức chưa thích ứng với thời gian đề ra, hay đôi ngũ giảng
viên chưa đạt được chuyên môn cao, hoặc giả là con em của chúng ta
ngày nay kém thông minh hơn thế hệ trước, nên chưa theo kịp xu hướng phát
triển mạnh trong khu vực và toàn cầu hóa như hiện nay?.
Cũng không thể do đang đứng trước
những bức xúc đó mà Bộ Giáo Dục lại "đổ thừa" cho chuyện dạy
thêm và học thêm như là thủ phạm gây ra những sự trị trệ từ trước
đến giờ, rồi ra quyết định cấm! Ở đây, chúng ta thử đặt ra câu hỏi,
sau khi cấm thì Bộ Giáo Dục sẽ làm gì để chia xẻ với mức lương ít
ỏi của giáo viên hiện nay? Và số lượng học sinh kém cỏi kia với kiến
thức hiện đại này sẽ sử dụng vào đâu, trong khi chỉ tiêu của Nhà nước
đề ra "công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước". Phải chăng,
trống đánh xuôi kèn thổi ngược?
Nếu chỉ vì mỗi một chuyện biến
tướng của một thiểu số nào đó mà Bộ Giáo Dục ra quyết định cấm
dạy thêm học thêm, thì chẳng khác nào chỉ vì một vài chổ dột mưa mà
phải phá đi cả một cái nhà, trong khi mình chưa co khả năng xây dựng lại
cái mới. Quả là bất lợi cho tình trạng mới bắt đầu phát triển của
đất nước chúng ta trong giai đoạn này! Còn như bảo rằng, để theo kịp
các nước trong khu vực và Châu Aâu thì lại càng không nên, vì ta còn phải
tốn khá nhiều thời gian để nâng cấp hệ thống và nhân sự từ Trung
ương đến Địa phương. Chúng ta có thể lấy Ấn Độ để làm phương pháp
so sánh: Giáo sư của Trường đại học có mức lương là 600 USD cho một
tháng, đồng thời được cấp một căn nhà trong thời gian giảng dạy.
Giáo viên cấp I được hưởng mức lương là 200 USD, còn trường dân lập
thì cao hơn từ 50 đến 70 USD cho một tháng. Sinh viên đóng học phí gần
như tượng trưng (1800 Rupee, cho 2 năm Cao học) và tiền ăn ơû
tại Ký túc xá cho 1 tháng là 1200 Rupee (1USD=47Rupee). Và ở Đông Âu thì từ
cấp I đến cấp III được nhà nước hổ trợ hoàn toàn, đã vậy mà còn
cưỡng chế đi học, nên nạn thất học có tỷ lệ rất thấp. Còn ở ta
hiện nay thì sao?
Viết đến đây, tôi nhớ lại một
chuyện: Trước đây, thường ngày tôi đi học ngoại ngữ vào thứ 2,4,6.
Nhưng vì bận việc nên tôi phải học bù vào thứ 3,5,7, vẫn với thói
quen cầm trên tay vé giữ xe và tiền trao cho người thu, thi trong khoảnh khắc
đó tay của người nhận và người đưa không làm sao lấy tay về. Trước
sự hội ngộ ngoài ý muốn đó, Thầy tôi bảo"thôi em về đi, thầy
không nhận tiền" bằng một giọng lạt đi chứ không còn hùng hồn như
đang đứng trước lớp mới hôm nào. Hôm sau, Thầy tôi chủ động hỏi,
em đã nghĩ gì về thầy? Một phút đắn đo tôi mạnh dạng phát biểu:"
Thưa thầy, mỗi ngành nghề đều có vẻ đẹp riêng của nó, để đóng
góp cho xã hội phát triển, nên em cảm thấy rất vinh hạnh là được học
với thầy và nhiều Thầy Cô khác. Mặc dù, rất vất vả với cái nghề
"trồng người" trong nhiều năm qua, nhưng thầy vẫn thiết tha yêu
nghề và bám trụ bục giảng trong giai đoạn đất nước đang phát triển"
Thầy tôi nở một nụ cười thật tươi và nói, cảm ơn em!
Trường hợp trên không phải là hiếm
gặp ở các Thầy Cô ngày nay, họ phải kiếm thêm thu nhập bằng cách giữ
xe, bỏ Báo, chở hàng …nhưng lúc nào cũng lo sợ học trò của mình
"bắt gặp". Ở điểm này, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những ý
kiến phản đối việc cấm dạy thêm và học thêm, như một Cô giáo trẻ
ở Long An đã bức xúc phát biểu trên Sài Gòn buổi sáng vào thứ 2
(18/06/2001) vừa qua. Là một nhà mô phạm thì không thể cạnh tranh mua bán
với mọi người, mà chỉ có mỗi một việc là đáp ứng nhu cầu dạy
thêm cho hoc trò của mình.
Thiết nghĩ, đây là một nghề tay
trái lương thiện và chân chính nhất của các Thầy Cô hiện nay, khi Nhà nước
chưa lo nổi đời sống của ho ïtốt hơn thì tại sao lại bị ngăn cấm.
Nếu Bộ Giáo Dục muốn ngăn chặn biến tướng thì tại sao không tìm ra một
giải pháp nào đó cho thích nghi với nhu cầu hiện nay của đất nước, hoặc
giả trưng cầu ý kiến của Phụ- Huynh và học sinh trước khi ra quyết định
thì sẽ "tâm phục, khẩu phục" biết mấy. Bằng không thì cứ lập
một đường dây nóng để mọi người có thể quan tâm và tố giác nếu
có, lúc ấy đâu muộn màng gì cho việc "khai đao"
Tóm lại, chuyện học thêm và dạy
thêm là nhu cầu không thể thiếu trong giai đoạn đổi mới và định hướng
của Nhà nước đang đẩy mạnh "công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước" để hoà nhập toàn cầu là xu hướng chung của cả nước hiện
nay. Nên, nhu cầu trên là hoàn toàn có lợi cho cả hai, cùng tồn tại và
phát triển. Bộ Giáo Dục không làm sao hiểu những đứa học trò của
mình bằng Thầy Cô của chúng, nếu tiếp tục việc cấm đoán này là hạ
sách chứ không phải là chính sách!
http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/021-nghetrongnguoi.htm