Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
BƯỚC CHÂN HOA NỞ TRÊN ĐẤT QUÊ HƯƠNG

Trong không khí se lạnh và rộn ràng của những ngày cuối đông, mái chùa Hoằng Pháp – nơi mảnh đất của Tịnh Độ – uy nghiêm với tiếng niệm A Di Đà thanh thoát trầm hùng. Giờ lại được đón tiếp những bước chân hoa nở, nụ cười Thiền quán của những người con Phật hội ngộ tại quê hương.

cungnghinh01.jpg (3887 bytes)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh
phái đoàn Phật giáo Quốc tế thuộc Tăng thân làng Mai

Đúng 2 giờ 30 chiều ngày 27/01/2005, bước chân tỉnh thức của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - một vị danh nhân văn hoá thế giới - đã đến chùa Hoằng Pháp trong sự đón tiếp rất trang nghiêm và chí thành của hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử. Ở đây, Ban Tổ Chức khoá tu đã khéo léo trong việc sắp xếp hàng ngàn người đang rất háo hức trước đó. Nhưng khi bước chân của ngài đến cổng, đại chúng đều im lặng trong chánh niệm hoà vào cùng bước chân của Ngài và cùng cuốn nhau trôi vào biển cả của sự an lạc và tỉnh thức. Hai dòng nước của Thiền và Tịnh Độ của Đông phương hoà trộn vào nhau trở thành một bản thể nhất nguyên của bản lai diện mục trong đời sống tâm thức. Mênh mang tiếng niệm A Di Đà thánh thoát của của đạo tràng Tịnh Độ chùa Hoằng Pháp và tiếng đạo ca cao vút của đạo tràng làng Mai. Hoa và nắng sáng soi vào ánh mắt tĩnh lặng của một Thiền sư, một nhà văn, một nhà tư tưởng Phật giáo hiện đã tạo nên một nét đẹp hùng vĩ ngàn năm có một. Đang là điểm sáng trong triệu triệu con tim của Phật tử Việt Nam đang khát khao chào đón. Như nắng hạn gặp mưa để được tắm mình trong dòng suối tươi mát của giáo pháp Thế tôn. Đã thuyết giảng từ hàng ngàn năm về trước bên dòng sông đầy huyền bí và thiên liêng.

Trong phái đoàn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và phật giáo Quốc tế thuộc Tăng thân làng Mai có hơn 100 vị Tăng Ni trong đó có nhiều vị là tăng sĩ nước ngoài và 90 vị cư sĩ có quốc tịch của hơn 30 quốc gia. Sau nghi thức chào đón một cách trang nghiêm thanh tịnh, Sư ông lễ Phật rồi vào tịnh thất nghỉ ngơi. Buổi tối ngày 18 tháng Chạp Âm lịch, vì tứ đại không được khoẻ nên ban giáo thọ Làng Mai giới thiệu và chia xẻ về cách thức tu học và hành trì của đạo tràng Mai thôn. Nhấn mạnh đến sự an lạc hơi thở của sự hiểu biết và thương yêu. Hơn 1000 Tăng Ni, ngồi chật cả giảng đường và 1 truyền hình màn ảnh rộng phát dưới Tổ đường cũng đông chật cả, cư sĩ, Phật tử khoảng hơn 600 người. Buổi thuyết giảng, trong sự tĩnh lặng và trầm ấm của hàng ngàn trái tim đang cùng nhịp đập, cùng lắng nghe, và cùng quán niệm. Đại đức Thích Nguyên Anh của đạo tràng Hoằng Pháp bộc bạch : "Khi nhìn thấy những bước đi tĩnh lặng và oai nghiêm của những Tăng sĩ phương Tây.. "Thầy nói văn hoá của Tây phương là sôi động mà là khi sống trong giáo pháp của Bụt họ trỏ thành một tu sĩ chuẩn mực và đầy đủ về oai nghi cũng như về trí tuệ.

tangthanlangmai01.jpg (3612 bytes)

Tăng thân Làng Mai đồng hợp xướng những bài đạo ca

Buổi sáng ngày 19/12 Âm lịch, Sư ông Thích Nhất Hạnh đã lên pháp đàn giảng về đề tài: "Tịnh Độ cầm chắc trong tay". Trước khi buổi lễ diễn ra, ngồi bên cạnh Sư ông Thích Nhất Hạnh là 90 vị thuộc Tăng thân Làng Mai đồng hợp xướng những bài đạo ca thật là hùng tráng và vô cùng uy nghiêm. Sư ông ngồi chính giữa, tay cầm quyết ấn và tay còn lại đặt lên trái tim yêu thương và hiểu biết. Sau thời pháp là buổi Thiền hành diễn ra trong khuôn viên của chùa với sự tham dự của rất đông Tăng Ni và Phật tử tín đồ, tạo nên một buổi Thiền hành với những bước chân nở hoa chưa từng có tại Việt Nam trên 40 năm qua.

Buổi trưa, tất cả hội chúng đều ăn cơm theo phương thức ăn trong sự quán niệm của chư Tăng Làng Mai hướng dẫn. Buổi chiều vào lúc hai giờ, pháp đàm sống chung gia đình do Tăng thân Làng Mai hướng dẫn tụ tập thành nhóm để trao đổi về sự hiểu biết và cảm thông cho mọi người cũng như trong đời sống tu tập. Nhiều Ni trẻ đã không ngần ngại trao đổi về tâm lý tu tập và những bất chấp trong tâm sinh lý mà xưa nay không biết trao đổi cùng ai. Hành giả Ni Thích Nữ Như Mỹ tại Vũng tàu tâm sự: "Tôi rất hạnh phúc khi được tham dự khóa tu này. Bởi ngòai sự tu tập để đạt được an lạc và qua buổi pháp đàm tôi có thể giải tỏa được nhiều tâm sinh lý mà xưa nay tôi còn ngờ vực".

hanhgia02.jpg (9012 bytes)

Các hành giả đang đi thiền hành

Dưới những tàn cây, bóng các tà áo lam rực rỡ những nụ cười hòa nhập vào nhau như nước và sữa. Chưa bao giờ tôi được chứng kiến một cảnh tượng như vậy, một cảnh tượng của cảnh giới giải thoát đã biến cõi Ta Bà đầy ô tạp này trở thành cảnh giới của Tây Phương đầy sự tỉnh thức và an lạc. Tôi như biến thành một đứa trẻ thơ gương mặt hồn nhiên đón chào vũ trụ bao la đang rộng mở quanh mình. Những cánh tay sen từ ái của sự tiếp xúc, hiểu và thương được đưa lên chấp tay xá chào nhau: "Chấp tay kính chào một vị Bụt tương lai".

7.30: Tiếng chuông tỉnh thức lại vang ngân báo hiệu giờ pháp thoại đã đến từng bước chân tĩnh lặng tiếp bước quy tụ về giảng đường một cách rất thanh thản và tôi nhìn trên gương mặt ai cũng dường như đang nở một nụ cười Thiền quán. Sư cô Chân Không ngồi uy nghiêm giữa bục hoa nói pháp thoại cho hội chúng với đề tài: "Thiền buông thư và Thiền lạy". Đại đức Thích Nhật Từ phó ban tổ chức mỉm cười tâm sự: "Có một dịp chúng ta tiếp xúc và học hỏi lẫn nhau về Thiền và Tịnh Độ".

Đây là một cơ hội quý báu để Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam vốn theo truyền thống Tịnh Độ lâu đời có cơ hội tiếp xúc với truyền thống Thiền quán niệm hơi thở và Tứ Niệm Xứ do Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn. Đồng thời quý Tăng thân Làng Mai và các Phật tử đi cùng với phái đoàn có dịp giao lưu tiếp xúc vơí truyền thống Tịnh Độ tông được hành trì tại chùa Hoằng Pháp. Sự tu học trong một bối cảnh tương tác giao lưu giữa hai truyền thống Thiền và Tịnh Độ (Chưa từng có trong truyền thống Việt Nam hơn vài chục năm qua) và nó sẽ là một nhịp cầu truyền thông về các pháp môn tu tập khác nhau trong các truyền thống Phật giáo và qua nó còn thiết lập một nhịp cầu giao thoa Quốc tế, nơi đó không còn ý thức hệ, chính trị tôn giáo, trong và ngoài nước trước và sau năm 1975 và ngay cả ý thức hệ Giáo hội. Cái còn đọng lại quan trọng nhất trong khóa tu này là tất cả những người con Phật bất luận là ai, ở đâu đều cảm nhận được tính chất của sự an lạc, thảnh thơi và hương vị chuyển hóa tâm thức từ những lời dạy thâm sâu mà đức Phật đã để lại trong kinh điển.

http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/buocchanhoano.htm

 


Vào mạng: 30-01-2005

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang