Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
HẠNH PHÚC
ĐƯỢC BẮT NGUỒN TỪ Ý NIỆM SỰ CHẾT
Tiểu luận của: Phạm Đà Giang

 Muốn có hạnh phúc trong đời sống; luôn thanh thản, an vui, tự tại. Thì phải làm sao?

XIN THƯA:

DỄ VÀ GIẢN ĐƠN LẮM

            Ta chỉ việc giữ tâm trong tĩnh lặng, buông bỏ mọi vọng niệm lăng xăng, rồi quán chiếu về vũ trụ, nhân sinh một cách sâu sắc, nhất là sự chết của vạn vật và chứng ngộ định luật về cái chết của muôn loài.  Thì cuộc sống của ta sẽ thanh thản, an vui và việc làm của ta đối với tha nhân tự nhiên có ý nghĩa và cuộc đời sẽ chàn đầy hạnh phúc ngay bây giờ và tại đây.

            Nếu ta không chứng ngộ được sự chết, thì sự sống ở đời sẽ khổ đau, cơ cực và kinh hãi vô cùng… Tại sao lại khổ cực và kinh hãi?  Xin thưa, nếu ta chỉ biết sự sống mà không biết sự chết, thì ta sẽ phí công, khổ trí lao đầu vào cái phù du, ảo ảnh của đời sống bon chen để nắm bắt cho bằng được danh với lợi cho có dư thừa tiện nghi vật chất, rồi đến một lúc nào đó cái chết nó đến, mới hốt hoảng! kinh hải… Khi ấy mới chợt thấy rằng: Vạn vật (vạn pháp) có hình có tướng trên thế gian này đều vô nghĩa thì đã muộn.

            Vậy, ta phải làm gì bây giờ?  Xin thưa, ta giữ tâm trong chánh niệm, rồi suy luận theo quy tắc: ``Tam đoạn luận`` với phép qui nạp như sau:

Qui nạp

1.         - Ông Nguyễn văn A chết

- Bà Trần thị B chết

- Vua chúa chết, thằng mõ làng chết

- Hàng vạn, hàng tỷ người chết

- Thời xưa cũng như thời nay đều chết cả…

 2.         - Vậy làm người, ai ai cũng phải chết.

 

TAM ĐOẠN LUẬN:

            1- Đại đề:    Làm người, ai cũng phải chết  (đại là nói mọi người).

            2- Tiểu đề:  Ông Vinh là người  (tiểu là nói riêng ông Vinh).

            3- Kết đề:    Ông Vinh sẽ phải chết  (chung cuộc).

 

            Bây giờ, ta đứng về quan điểm Phật giáo tiếp tục quán chiếu:

- Chết, thì ai cũng phải chết

- Chết, là sự phân chia tuyệt đối giữa xác thân và tâm thức

- Chết, là bắt đầu một tiến trình cho đời sống mới

- Chết, tựa hồ như cắt đứt sợi dây giằng buộc xác thân với tâm thức

- Chết, là để cho ta được chuyển sang một thân thể mới

- Chết, là bỏ lại thế gian mọi bất hạnh khổ đau! của một kiếp người

- Chết, là biểu hiện sự chấm dứt mọi liên hệ cuộc đời trong quá khứ

- Chết, Còn là một cách sống ngoài thế gian

- Chết, không phải là hết hoàn toàn…

            Tóm lại: Không có chết, chỉ có đổi cách sống mà thôi.

 

Vậy thì ta hãy đối diện với cái chết ngay từ bây giờ, để nhận thấy rằng: Làm gì có chết, cái mà gọi là chết, chẳng qua chỉ là sự chuyển tiếp từ thể này sang một thể khác thế thôi.  Khi ta nhận diện được bản mặt của cái chết rồi, thì nó đâu có gì phải kinh khiếp!  Tựa hồ như phản ứng hóa học: át xit (Acide) trộn chung với kiềm (NaOH), lập tức át xít bị hủy diệt (chết)  và kiềm cũng bị hủy diệt (chết) luôn. Nhưng, bản chất của nó, nó đâu có chết! mà nó tái sinh; chuyển thành ra muối (Natri). Ông Vinh và mọi người cũng thế.  Do đó, ta có thể gọi là: ``Bất sanh, bất diệt`` là vậy.

 

Sống là chi, chết là gì?

Làm gì có sống

Đâu có chết!

Chúng ta vĩnh cửu  đời đời

Thanh thản khắp muôn nơi

Chỉ xác thân tan rã

Trả lại

Đất, Nước, Gíó, Lửa

Tựa hồ như vay

 Nay hoàn lại

Tâm hồn luôn tồn tại

Đừng ngại chết ai ơi!

Bởi làm gì có chết./.

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/hanhphuc_suchet.htm

 


Vào mạng: 1-10-2005

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang