Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
NHỮNG SUY NGHĨ VỀ LOẠT BÀI "NHỮNG NẺO ĐƯỜNG DU HỌC" (tuần báo Giác Ngộ 250) VÀ ĐÔI ĐIỀU TRĂN TRỞ VỀ THỰC TRẠNG DU HỌC của Phúc Đoàn

 

PHẦN I: Những sai lầm trong bài "Những nẻo đường du học" do Huyền Như- Tr Nguyên thực hiện được đăng tải trên tuần báo Giác Ngộ số 250.
Sau khi tuần báo Giác Ngộ số 250 phát hành ngày 11/11/2004 đến tay một ít Tăng Ni sinh đang du học tại Ấn Độ, riêng bản thân chúng tôi suy nghĩ. Chẳng lẽ báo Giác Ngộ không có bài để đăng hay sao, mà lại "lượm" một lá thư điện tử (E-mail) của một vị vừa sang Delhi được vài tháng nhận xét sự việc còn quá ấu trĩ, thiển cận và có quá nhiều điểm sai lầm, để đăng. Thiết nghĩ, n?u thầy thư ký và các biên tập viên báo Giác Ngộ muốn làm một phóng sự điều tra về tình hình du học của Tăng Ni sinh đang du học tại Ấn Độ thì các vị ấy nên liên lạc với quý Tăng Ni sinh có kiến thức, đạo hạnh và uy tín, những vị đã lặn lội khắp các vùng từ nam Ấn đến bắc Ấn để điều tra nghiên cứu về lịch sử Phật giáo cũng như phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn hoá của người Ấn. Hẳn nhiên ban thư ký báo Giác Ngộ sẽ có những thông tin chính xác, bổ ích và trung thực. Hơn thế nữa, nếu ban thư ký báo Giác Ngộ cần sự cộng tác và bài vở thì Tăng Ni sinh hoàn toàn ủng hộ. Với hơn 100 Tăng Ni sinh thì hẳn nhiên số lượng bài vở, với tính chất nghiên cứu sâu sắc, hết sức phong phú. Thế mà ban thư ký báo Giác Ngộ, trong khi chưa xác định được thông tin này có chính xác hay không, lại cho đăng tải bài viết ấy. Tôi xin lưu ý ban thư ký báo Giác Ngộ rằng báo Giác Ngộ là cơ quan ngôn luận chính thức của Thành hội Phật giáo T.P H.C.M và được xem gần như là cơ quan của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà làm việc thiếu suy nghĩ như thế. Thử hỏi, Tăng Ni và đồng bào Phật tử suy nghĩ thế nào về báo Giác Ngộ?
Ngay lời toà soạn, đoạn đầu viết: “Hiện tượng Tăng, Ni du học quá nhiều, bên cạnh viễn tượng đáng mừng, hẳn nhiên sẽ có rất nhiều điều đáng phải suy nghĩ.” Sau đây, chúng ta thử làm một sự so sánh:
Theo báo cáo công tác thống kê Tăng Ni, tự viện của GHPGVN tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V (nhiệm kỳ IV 1997-2002) thì hiện nay GHPGVN trong cả nước có: Tăng Ni 36.512 vị, trong đó: Bắc tông: 21.606; Nam tông: 9.976; Khất sĩ: 2.354; Tỷ kheo: 11.161; Tỷ kheo ni: 7.817: Thức Xoa Ma Na: 2.143; Sa di: 7.956; Sa di ni: 3.164; Điệu chúng: 4.262. Chỉ nhìn vào số lượng Tỷ kheo (11.161) và Tỷ kheo ni (7.817) là 18.978 thì con số 152 (theo báo cáo của GHPGVN tại Đại hội này) hay 189 (Giác Ngộ 245) Tăng Ni sinh hiện đang du học trên thế giới hiện nay chỉ chiếm khoảng 0.8% hay 0.9% (chưa đến 1%) và theo báo cáo của Ban giáo dục Tăng Ni GHPGVN cũng tại Đại hội này thì số lượng Tăng Ni sinh được đào tạo tại 3 Học viện Phật giáo như sau:
 
Khoá
(1982-1986)
Khoá
(1990-1994)
Khoá
(1994-1997)
Khoá
(1997-2001)
Hà Nội
49
 
78
154
Huế
     
161
TP.HCM
59
101
234
274
Tổng sồ
108
101
312
489

 

o với tổng số Tăng Ni sinh, 1010 vị cử nhân Phật học đã tốt nghiệp ở 3 Học viện qua 4 khoá, thì con số 152 hay 189 Tăng Ni sinh du học trên khắp thế giới chỉ chiếm 15.05% hay 18.71%. Từ hai sự so sánh trên thì số lượng Tăng Ni sinh du học có thể nói là quá ít ỏi. Qua đó, chúng ta thấy rằng toà soạn báo Giác Ngộ đã không nhìn sự việc một cách toàn diện và khách quan để đưa ra nhận xét chủ quan và phiến diện về sự việc này.
Nội dung bài báo là trích lại một lá thư điện tử (E-mail) của một vị có tên H.N vừa sang Delhi được vài tháng. "H.N qua bên này được vài tháng rồi, bận rộn quá, bây giờ mới mail cho thầy được…” Với tâm trạng của một người vừa rời quê nhà bắt đầu một cuộc sống mới hết sức xa lạ, nên có rất nhiều bỡ ngỡ. Thời gian đầu rất khó tiếp nhận một văn hoá rất xa lạ với văn hoá Việt Nam và cuối cùng có thể đi đến sự bức xúc, chán nản. Bao mơ tưởng đẹp đẽ sống ở nước ngoài giàu sang, sung sướng bỗng chốc trở thành bụi bặm và nhơ bẩn. "…Mình ở "old" Delhi chứ không phải "new" Delhi đâu-nhơ bẩn, bụi bặm và không tráng lệ như trong suy nghĩ của mình trước kia…" Xuất phát từ tâm trạng ấy, cho nên những nhận xét của vị H.N hết sức sai lạc, thiển cận, không đúng với sự thật. Chúng tôi cũng biết đây là ý kiến cá nhân nhưng một khi đã được công bố rộng rãi trên báo chí thì chúng ta có quyền nhận xét.
1. Vị H.N hết sức sai lầm khi viết: “…Dân Ấn hầu hết nói tiếng Anh…” “…Ấn Độ có 26 bang,…” Theo tài liệu mới nhất mà chúng tôi có được thì Ấn độ có tất cả 28 bang, 6 liên bang và 1 thủ đô quốc gia. Trên toàn cõi Ấn có tất cả 39 ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh xuất hiện rất ít ở một vài bang và ngay cả tại Delhi tiếng Anh cũng không được đề cập. Sau đây là bảng thống kê chi tiết:
Bang
Thủ phủ
Ngôn ngữ
  1. Andhra Pradesh
Hyderabad
Telugu, Urdu
2. Arunacchal Pradesh
Itanagar
Monpa, Miji, Mishmi, Aka
3. Assam
Dispur
Assamese
4. Bihar
Patna
Hindi
5. Chhattiisgarh
Raipur
Hindi
6. Goa
Panaji
Konkani, Marathi
7. Gujarat
Gandhinagar
Gurajati
8. Haryana
Chandigarh
Hindi
9. Himachal Pradesh
Shimla
Hindi, Pahari
10. Jammu &Kashmir
Srinagar
Urdu, Kashmiri, Dogri, Ladakhi, Punjabi
11. Jharkhand
Ranchi
Hindi
12. Karnataka
Bangalore
Kannada
13. Kerala
Thiruvananthapuram
Malayalam
14. Madhya Pradesh
Bhopal
Hindi
15. Maharashtra
Mumbai
Marathi
16. Manipur
Imphal
Manipuri
17. Meghalaya
Shillong
Khasi, Garo, Jaintia, English
18. Mizoram
Aizawl
Mizo, English
19. Nagaland
Kohima
English, Angami, Nagamese, Sangtam
20. Orissa
Bhubaneshwar
Oriya
21. Punjab
Chandigarh
Punjabi
22. Rajasthan
Jaipur
Hindi, Rajasthani
23. Sikkim
Gangtok
Lepcha, Bhutia, Nepali, Limbu
24. Tamil Nadu
Chennai
Tamil
25. Tripura
Agartala
Bengali, Kakbarak
26. Uttar Pradesh
Lucknow
Hindi, Urdu
27. Uttaranchal
Dehra Dun
Hindi
28. West Bengal
Kolkata
Bengali
Thành phố Liên bang
Thủ phủ
Ngôn ngữ
1. Andaman & Nicobar Islands
Port Blair
Hindi, Nicobarese, Malayalam
2. Chandigarh
Chandigarh
Hindi, Punjabi
3. Dadra & Nagar Haveli
Silvassa
Gujarati, Hindi, Bhilli, Bhilodi
4. Deman & Diu
Daman
Gujarati
5. Lakshadweep
Kavaratti
Malayalam
6. Pondicherry
Pondicherry
Tamil, Telugu, Malayalam, English

 

Thủ đô quốc gia
Thành phố thủ đô
Ngôn ngữ
Delhi
Delhi
Hindi, Punjabi, Urdu
Chúng tôi không biết vị H.N căn cứ vào đâu hay tài liệu nào mà dám cẩu thả viết là Ấn Độ có 26 bang và hầu hểt dân Ấn nói tiếng Anh? Hay vị ấy chỉ thấy quanh mình vài người nói tiếng Anh rồi phát biểu vu vơ như thế?
2. Vị H.N vừa sang Delhi được vài tháng, gặp mặt quý Thầy Cô còn không biết tên thì thử hỏi làm sao biết hết được trình độ Tăng Ni sinh tại Delhi? Vậy mà vị ấy dám khoác lác viết rằng: "…Mình cần mở ngoặc là trình độ các thầy cô bên này chênh lệch nhau quá sức tưởng tượng…” Tác giả bức E-mail đã trang bị được gì và trình độ tiếng Anh giỏi đến mức độ nào mà dám viết: “Nhiều người tiếng Anh viết chưa đầy cái lá mít mà vẫn tìm cách du học, bảo rằng ở vài năm thì sẽ biết, thì mình không biết là họ sẽ biết cái gì!?" Vị H.N quá xấc xược, ngạo mạn, xem thường Tăng Ni sinh, nhận xét về con người và đất nước Ấn Độ, hệ thống trường Đại học, ký túc xá… còn quá ấu trĩ và lệch lạc. Chúng ta biết rằng một khi nhận định về một vấn đề gì phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét vấn đề từ nhiều góc độ để có cái nhìn khách quan và trung thực. Vì chúng ta chí ít cũng có trình độ cử nhân.
Ngoài ra, còn rất nhiều điểm sai khác mà chúng tôi không thể đề cập hết ở đây, cụ thể như 7 điểm sai khác mà một Tăng sinh đã phân tích hết sức rõ ràng, tường tận và chính xác trong bài "Những ý kiến xung quanh bài viết ‘Những nẻo đường du học’”. Qua đó, hẳn nhiên chúng ta có thể xác định được thông tin của bức E-mail này là những thông tin sai sự thật, những câu chuyện truyền miệng có tính chất khôi hài, hay nói cách khác là những chuyện "tiếu lâm" trong dân gian nói để mà…cười.
Điều đáng nói ở đây là sự ảnh hưởng của bài viết. Từ cái nhìn chủ quan phiến diện đó, đã gây ảnh không nhỏ cho Tăng Ni sinh. Làm xáo trộn tình hình sinh hoạt học tập của nhiều người. Thậm chí có nhiều vị rất bức xúc. Trong khi tất cả Tăng Ni sinh ở các khoá học đều tập trung thời gian cho bài vở, nay lại bị chi phối từ bên ngoài. Không biết tác giả bức E-mail cảm thấy thế nào? Có bị đau đớn, ray rứt lương tâm khi nhìn thấy tình hình hoang mang của Tăng Ni sinh như thế không? Báo Giác Ngộ suy nghĩ gì khi chính mình đưa ra những thông tin sai sự thật để gây ngộ nhận cho độc giả?
"Làm thầy thuốc mà lầm thì hại một người, làm chính trị mà lầm thì hại một thời, làm văn hóa mà lầm thì hại muôn đời"
Quý thầy thư ký và các biên tập viên của Báo Giác Ngộ nên lấy câu nói trên soi sáng cho hành động của mình để xứng đáng là người làm công tác văn hoá, báo chí và nhất là xứng đáng với cái tên "Giác Ngộ".
PHẦN II: “Đôi điều trăn trở về thực trạng du học” của tác giả Phúc Đoàn, toà lâu đài xây trên cát
Sau loạt bài "Những nẻo đường du học" lần lượt xuất hiện trên tuần báo Giác Ngộ 250, 251, 252 và gần đây nhất là bài "Đôi điều trăn trở về thực trạng du học” của tác giả Phúc Đoàn được đăng tải trên Website chuyenphapluan.com, thì rõ ràng tác giả Phúc Đoàn đã làm một chuyện vô ý nghĩa như "xây một toà lâu đài trên cát."
Từ một sự quy nạp thiếu khoa học, thiếu cơ sở thực tế, dựa vào những thông tin ảo không có thật, tác giả Phúc Đoàn đã tưởng tượng và thổi phòng sự việc theo đầu óc cực đoan, thành kiến của mình để bóp méo sự thật theo chủ ý cá nhân. Đây là điểm căn bản và mấu chốt, mà tác giả Phúc Đoàn đã sử dụng trong xuyên suốt bài viết để cố ý lạc dẫn dư luận độc giả.
Câu cuối trong đoạn “Uu tư và trăn trở” tác giả Phúc Đoàn viết: "Nhất là sau loạt bài Những nẻo đường du học (Giác Ngộ số 250, 251 ,252) đã mạnh dạn “hé mở” các thực trạng của Tăng Ni du học tại Ấn Độ và Đài Loan, Trung Quốc làm cho những người quan tâm đến thế hệ tri thức kế thừa, tương lai của PGVN ngổn ngang tâm sự, hy vọng, tự hào chen lẫn với nhiều xót xa, thao thức." Thật ra sau bài viết (sai lạc sự thật) Những nẻo đường du học (Giác Ngộ số 250) thì tác giả Phúc Đoàn và ban thư ký báo Giác Ngộ bắt đầu mạnh dạn “hé mở” chủ ý cá nhân. Chính sự thật đau lòng nầy mới dẫn đến sự phương hại uy tín, danh dự của Tăng Ni sinh đang du học tại Ấn Độ. Thực trạng quá “tinh tấn” với chủ ý cá nhân và đặt biệt là yếu kém về phương pháp quy nạp khoa học, chỉ dựa trên những thông tin ảo dẫn đến việc "xây toà lâu đài trên cát". Như chúng tôi đã trình bày ở phần I, toàn cõi Ấn Độ có đến 39 ngôn ngữ và riêng tại Delhi có 3 ngôn ngữ Hindi, Punjabi và Urdu, chúng tôi xin hỏi tác giả Phúc Đoàn là Tăng Ni sinh phải thông thạo ngôn ngữ bản xứ nào để nghe, viết, hiểu và nghiên cứu, khám phá? Hay là tin vào cái nhìn thiển cận của vị H.N là "Dân Ấn hầu hết nói tiếng Anh…" "Rất nhiều trường có khoa Phật học để cho mình chọn"…. để rồi phải lạc lõng nơi xứ người xa lạ như một vị Tăng sinh đã phân tích trong bài "Những ý kiến xung quanh bài viết ‘Những nẻo đường du học’"?
Xuất phát từ quan điểm nhìn sự việc như thật, thoát khỏi sự mê tín và ảo tưởng (Chánh Kiến); suy nghĩ đúng như thật, xứng đáng là người thông minh kiên định (Chánh Tư duy); nói lời nói hiền hoà, thân thiện và chân thật (Chánh Ngữ) và hơn nữa là cái nhìn của bậc trí thức, quý Tăng Ni sinh rất thận trọng trong việc phát biểu về vấn đề sinh hoạt học tập cũng như về phong tục tập quán, văn hoá, con người và đất nước Ấn Độ. Tăng ni sinh chỉ nói những gì sau khi đã được kiểm chứng kỹ lưỡng, nhận xét vấn đề từ nhiều khía cạnh và sự ảnh hưởng của nó thế nào. Không phát biểu cẩu thả, gấp rút để kiếm chi phí nhuận bút hay với một ý đồ nào đó mà đánh mất đi lương tâm nghề nghiệp. Trong khi không nhận được thông tin chính xác từ Tăng Ni sinh mà chỉ y cứ trên những tin đồn nhảm nhí, những mẩu chuyện tiếu lâm hài hước, tác giả Phúc Đoàn đã quy kết theo đầu óc cực đoan của tác giả là Tăng Ni sinh bao che, bưng bít và lấp lửng kiểu "lãnh noãn tự tri", thiếu trách nhiệm, an phận, che dấu và thoả hiệp về tình hình du học tại Ấn Độ. Xin hỏi tác giả Phúc Đoàn là Tăng Ni sinh đã bao che, bưng bít điều gì và thoả hiệp với cái gì? Trong khi những thông tin của vị H.N là sai sự thật. Tác giả Phúc Đoàn chỉ dựa trên thông tin một chiều, không có cơ sở thực tế mà dám mạnh dạn viết về Tăng Ni sinh như thế. Kể ra tác giả Phúc Đoàn cũng thuộc vào những người thiếu lương tâm nghề nghiệp.
Từ câu chuyện hư cấu "doctor of cheating” không có thật tại Delhi, tác giả Phúc Đoàn suy diễn theo chủ ý thành kiến cá nhân của mình như sau: “Rồi đây những “tiến sĩ gian lận” (Giác Ngộ 250) này về nước nếu không tiếp tục "chạy" thì họ sẽ làm gì cho chính họ và cho PGVN.?" Đúng là sự suy diễn hoang tưởng. Sự suy diễn này chỉ xuất hiện trong đầu của những người có quá nhiều thành kiến đối với Tăng Ni sinh du học tại Ấn Độ. Chúng ta thấy đây là thủ đoạn “dựng lên một hình tượng rồi tự tay mình quật xuống." Đây là một thủ đoạn thường được dùng và không mấy đẹp của những người làm công tác văn hoá, báo chí thiếu lương tâm nghề nghiệp. Rồi cũng từ đầu óc bệnh hoạn, cực đoan và thành kiến cộng thêm một lá thư điện tử (E-mail) không giá trị mà đôi điều trăn trở về thực trạng (sai sự thật) du học của tác giả Phúc Đoàn đến hôm nay mới thành giấy trắng mực đen.
Câu thứ hai trong đoạn “Tự lượng sức mình”, tác giả Phúc Đoàn viết: " Vì chắc chắn hiện tại và tương lai, Giáo hội sẽ thận trọng, đặc biệt chú ý đến thực lực và chất lượng hơn trong việc tuyển chọn nhân sự, nhất là trong các ngành giáo dục, nghiên cứu, dịch thuật và hoằng pháp.” Theo chúng tôi, nhân sự được tuyển chọn ngoài thực lực và chất lượng phải có đạo đức phẩm hạnh và ngành văn hoá, báo chí cũng thế. Người làm công tác văn hoá, báo chí phải có thực lực và chất lượng và hơn thế nữa phải có đạo đức phẩm hạnh. Đạo đức của người làm công tác văn hoá, báo chí là lương tâm của người của người cầm bút. Đừng nên cẩu thả đưa tin không chính xác và trước khi đăng tải nên kiểm duyệt, cân nhắc kỹ lưỡng vì uy tín của cả Giáo hội và cả một tập thể Tăng Ni sinh.
Chúng tôi không biết suy nghĩ của tác giả Phúc Đoàn thế nào mà dùng những từ mỉa mai, châm chích như "cái ‘thùng’ M.A", "cái Ph.D" nghe sao đắng cay, chua chát quá. Những từ này chỉ có trong thâm tâm của những người ích kỷ, bỏn xẻn và tật đố.
Chúng tôi xin hỏi dựa vào đâu mà tác giả Phúc Đoàn biết có một số du học sinh yếu kém? Hay chỉ là dựa trên một mớ nhận định vu vơ, nhảm nhí của vị H.N trong bài Những nẻo đường du học (Giác Ngộ 250) như những đoạn: "…Bên cạnh đó, một số người vì trình độ kém quá,…Mình cần mở ngoặc là trình độ các thầy cô bên này chênh lệch nhau quá sức tưởng tượng…", “Nhiều người tiếng Anh viết chưa đầy cái lá mít mà vẫn tìm cách du học, bảo rằng ở vài năm thì sẽ biết, thì mình không biết là họ sẽ biết cái gì!?"? Từ thông tin sai dẫn đến sự kết luận lại càng sai lầm hơn.
Tác giả Phúc Đoàn đã nhìn sự việc quá thiển cận khi viết: "Vì tấm bằng thôi cũng chưa nói lên điều gì cụ thể cả mà phải là sự thể hiện, hoá thân của các văn bằng ấy trong các công trình nghiên cứu tiếp theo."
Tại sao tấm bằng chưa nói lên điều gì cụ thể? Chúng tôi xin trả lời là tấm bằng đã nói lên một điều cụ thể là thành quả học tập đạt được sau một chuổi ngày hết sức gian nan, cực khổ. Đó là cả một quá trình kiên trì, bền bỉ, phấn đấu không ngừng nghỉ trong học tập của tất cả Tăng Ni sinh đang du học tại Ấn Độ. Tác giả Phúc Đoàn có biết đâu tất cả chư Tăng Ni sinh ngày đêm vật vã với bài vở, kham nhẫn với cái lạnh thấu xương của những đêm đông, cái nóng cháy da của những ngày hè đổ lửa, rồi chuyện tiền nong, nhà cửa, ăn uống… Còn chuyện thủ tục hồ sơ lặn lội qua không biết bao nhiêu cửa và chuyện Visa đối với chính phủ Ấn Độ… Vượt qua tất cả mọi khó khăn, toàn thể Tăng Ni sinh đều phải học. Lúc ấy không một ai trong chúng tôi nghĩ là học để lấy học vị, cấp bằng mà đơn giản là chỉ biết đã đi học thì phải học. Cấp bằng là một thành quả tự nhiên trong vấn đề học tập, xứng đáng với công sức mà Tăng Ni sinh đã bỏ ra. Chúng tôi thiết nghĩ tất cả Tăng Ni sinh đều rất xứng đáng và hãnh diện với cấp bằng có trong tay dù là M.A, M.Phil hay Ph.D, vì đó là tất cả mồ hôi, nước mắt, xương máu và trí não cũng như cả một quá trình phấn đấu lâu dài của chính mình. Tất cả Tăng Ni sinh đều đã phát nguyện khi tha phương cầu học. Vì nếu chỉ vì bằng cấp, mà không xuất phát từ hùng tâm kiên định thì Tăng Ni sinh không thể kham nhẫn với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống tưởng chừng như không thể vượt qua được tại đất nước Ấn Độ này.
Sự thể hiện, hoá thân của các văn bằng ấy chưa hẳn là trong các công trình nghiên cứu tiếp theo, mà nó được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Có những vị trong khi nghiên cứu phát hiện một số vấn đề ngoài đề tài tạm thời không thể điều tra nghiên cứu sâu sắc được, sau này những vấn đề đó là những công trình nghiên cứu tiếp theo của họ. Có những vị thành thạo về văn bản, hành chánh thì sau này tham gia hoạt động Giáo hội. Có những vị có khả năng sư phạm tốt thì tham gia công tác giáo dục. Có những vị có năng khiếu dịch thuật thì tham gia vào công tác phiên dịch. Nhưng cũng có những vị trong khi nghiên cứu cảm nhận được điều gì đó trong giáo lý Phật đà, sau khi tốt nghiệp vị ấy muốn tự thân chứng đắc điều ấy. Đúng theo quá trình Văn-Tư-Tu của Phật giáo.
Tại sao chúng ta lại nhìn từ khía cạnh cực đoan để xem việc phát triển tri thức của Tăng Ni là khuynh hướng quá thiên trọng về học vị, là đối tượng theo đuổi của Tăng Ni trẻ, biểu hiện đa chiều của tham vọng và vô minh? Mà chúng ta nên có cái nhìn khách quan hơn để xem đó là quá trình phát triển tri thức trong thời đại hiện nay. Có phải từ những cái nhìn cực đoan, phiến diện ấy là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ phát triển của xã hội?
Chánh Ngữ là lời nói chân thật, lời nói thẳng, lời nói thân thiện và lời nói hiền hoà. Từ đâu có Chánh Ngữ ấy? Có phải là từ cái nhìn chân thật, không ảo tưởng (Chánh Kiến) và suy nghĩ đúng như thật (Chánh Tư Duy)? Nếu không có Chánh Kiến và Chánh Tư Duy thì Chánh ngữ chẳng khác nào là lời nói của người không biết nhìn sự việc một cách chân thật và không biết suy nghĩ sự việc một cách đúng đắn. Hay nói một cách khác, đó là lời nói của người “có đầu mà không có óc".
Vài lời khuyên thay đoạn kết
Chúng tôi thành thật khuyên tác giả Phúc Đoàn không nên coi thường độc giả mà bẻ cong sự thật, nghĩ rằng có thể thuyết phục được người đọc. Chính việc làm này là tham vọng và vô minh. Nên biết rằng, độc giả chí ít cũng bằng mình nếu không muốn nói là hơn hẳn mình về kiến thức cũng như đạo đức.
Vị H.N, tác giả Phúc Đoàn và ban thư ký báo Giác Ngộ nên tránh chuyện miệt thị, khinh thường Tăng Ni sinh dù là cá nhân. Điều này chỉ hạ thấp giá trị của chính mình. Nếu muốn nói đến sự việc nào đó thì cần phải đưa ra những bằng chứng cụ thể, chứ không nên viết cẩu thả dựa trên thông tin vu vơ và suy luận vô căn cứ của chính mình. Đây là điều mà tác giả Phúc Đoàn đã quá lạm dụng trong suốt bài viết. Đừng có hi vọng dạy khôn người khác khi bài viết của mình dựa trên thông tin sai sự thật và chẳng có gì chứng tỏ là mình hiểu biết đúng cả.

Vì sự ảnh hưởng của những bài viết sai sự thật rất lớn, chúng tôi chân thành khuyên những người làm công tác văn hoá, báo chí nên có lương tâm nghề nghiệp. Và cuối cùng mong rằng với lòng nhiệt thành của một người con Phật (như tác giả đã tự bạch), tác giả Phúc Đoàn và ban thư ký báo Giác Ngộ nên nhìn sự việc từ Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.

http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/nhungsuynghi.htm

 


Vào mạng: 22-12-2004

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang