Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Nói Chuyện Với Thanh Niên

A         Hoàn Cảnh Sống Và Sự An Định Thân Tâm Của Thanh Niên

            Thanh niên ngày nay nếu phải tiếp xúc với bất kỳ ai, gặp phải bất cứ sự việc gì, hay mặt cho tình huốn nào phát sinh đi nữa vẩn giữ được than tâm an định. Làm được điều đó nghĩa là bạn đã toi lyện để có được nâng lực chổ nào, lúc nào cũng an tâm, dù có “vật đổi sao dời” vẫn đạt được vạn sự như ý.

            Danh từ “Hiện Đại” có nghĩa rộng, nghĩa hẹp. Rộng là chỉ từ sau cách mạng công nghiệp thế kỷ 18 đến nay. Hẹp là chỉ thời “đương đại” trước mắt.

Chổ khác biệt giữa cổ đại và hiện đại là cuộc sống khoa học kỷ thuật văn minh hiện đại đã làm cho hòan cảnh cuộc sống của con người thay đổi mau chóng. Không gian cảm thấy nhỏ bé hơn, thời gian như đi mau hơn, ngay cả phương cách sống, giá trị và tiêu chuẩn đánh giá cuộc sống cũng thay đổi theo. Biết bao sự vật mới, tri thức mới, tin tức mới đã tạo nên bao hấp lực mới, áp lực mới làm cho nội tâm con người bị đè nén đến mức gần như ngạt thở.

            Khi gặp phải hòan cảnh đó người trung niên và người lớn tuổi dễ biết cách đối mặt và thích ứng hơn. Ngược lại đối với thanh niên, tuy họ có tính uyển chuyển mạnh nhưng bởi tâm hướng chưa rỏ ràng nên mức độ dao động và ô nhiễm sẽ rất cao.

            Do vậy, trong hòan cảnh sống của xã hội hiện đại, thân tâm của người thanh niên rất khó an định. Họ rất dễ hoang mang rồi lạc mất hướng đi, khiến họ ở trong tình trạng thiếu mục tiêu sống. Tuy trong lòng họ chất chứa nhiều ước mơ nhưng không biết thức tỉnh với tương lai nên chỉ một lòng theo đuổi mơ ước, tìm kiếm sự thành công, mưu toan cho tiền đồ của bản thân, sáng tạo kỳ tích cho tương lai. Cộng với sự thay đổi không ngừng của hòan cảnh sống khiến cho thân tâm của người thanh niên dễ bị lôi cuốn vào trong hiện thực biến chuyển không ngừng. Ngọai trừ một số ít ra, đa phần thanh niên trẻ bị tác động của hòan cảnh u uất đó đã làm cho thân tâm của họ càng không yên ổn hơn.

B:         Bản chất của tâm linh vĩnh viễn tương đồn tuy rằng thời đại có xưa nay sai biệt, hòan cảnh có mới củ sai khác, văn hóa sản xuất có đặc thù khác nhau giữa lau động chân tay và máy móc nhưng bản chất tâm linh của con người thì mãi mãi không thay đổi dù ở thời gian hay không gian nào.

            Nhìn từ góc độ phân tích nhân tánh thì tâm linh của con người có tối có sáng, có thiện có ác. Nhưng đã gọi là nhân tính thì phải có sự khác biệt với vật tính. Cho nên bỏ nơi đen tối tìm ánh sáng, dẹp bỏ cái ác phát huy cái thiện vốn là thiên chức của con người. Người ta do vì tri cầu lợi ích và an tòan cho bản thân nên thường dễ dàng ngã theo xu hướng tự tư, tự lợi.

            Mặt dầu tự tư không phải là điều ác nhưng đa phần vì lợi trứơc mắt nên không thể nhìn xa hơn được, rồi vì để bảo vệ lợi ích của cá nhân mình mà làm hại người khác. Đặc biệt với người thanh niên vì tuổi con trẽ, sự va chạm và kinh nghiệm sống thấp nên suy nghĩ chưa chính chắn lắm, tâm ý dể bị kích động va sa ngã bởi hòan cảnh chung quanh. Nên họ thường chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt và chỉ biết nghĩ cho lợi ích của bản thân mà thôi. Hơn thế nữa họ lại bị cuốn hút theo dòng chảy của hòan cảnh, của thời đại. Xoay mãi trong vòng xóay đó từ việc học, việc làm, kết bạn, yêu đương, lập gia đình... đều không có một chuẩn tắc nhứt định khiến cho bản thân rơi vào trong khổ nảo đã đành, còn làm cho những người thân xung quanh mình cùng cuộn sống của họ cũng bị ảnh hưởng lây.

            Con người từ khi hiện hữu đến nay, tâm hồn vốn luôn có phiền nảo. Nguyên nhân bởi vì muốn tìm kiếm sự an toan cho bản thân nên đã xâm hại đến sự an tòan của kẻ khác. Thẩm chí đã tạo thành hiện tượng người người đều mất an tòan, ai ai cũng bị nguy hại nên không thể nào an tâm được.

            Thật ra, cuộc sống trong thế gian nầu không thể được bảo vệ an tòan tuyệt đối, cũng không thể tìm thấy được một nơi tuyệt đối an tòan. Nếu mọi người biết thả nhiên đối mặt với sự thật nầy, biết tiếp nhận nó, xử lý nó thì thân tâm sẽ được an lạc. Tuy nhiên người thanh niên trẻ thường không nghĩ kỷ về việc bảo vệ an tòan ma hay chú trọng đến việc bộc lộ bản thân cũng sẽ làm cho thân tâm mình bất an.

C:         Xây dựng chí hướng đùng đắn.

            Người thanh muốn bộc lộ tài năng của mình, tìm cầu tương lai tốt đẹp. Đây là ý chí tiến thủ cần được khích lệ. Lập trường của Phật Giáo khuyến khích người thanh niên cần có chí hướng lới, cần có trách nhiệm mới, cần có lòng nhiệt thành cầu tiến và cần có tinh thần sáng tạo trong sự nghiệp. Như Thiện Tài Đồng Tử trong kinh Hoa Nghiêm là người thanh niên Phật Giao tiêu biểu vì muốn tìm cầu lý tưởng của mình nên đã không ngại muôn ngàn gian khổ, vượt qua biết bao chặng đường gian khó để tham học với 53 vị gồm các nhà học giả, tôn giáo, chính trị, các vị thành công trong lãnh vực sự nghiệp, cùng các chuyên gia khắp mọi lãnh vực.

            Trọng quan niệm của một số người, chí hướng lớn vốn không tách rời với danh vọng, giàu sang, quyền thế, địa vị nhưng nếu ai cũng vậy cả thì sẽ tạo nên nỗi bất an lớn trong việc “tranh danh đoạt lợi”. Người đạt được thì một mặt sợ nó mất đi mặt khác lai muôn đạt được nhiêu hơn nữa. Người không dạt được thì mang mặt cảm thất bại, rồi đi đến không vừa ý trở thành người bất đắc chí đứng bên rià xã hội. Hoặc vì bằng con đường đàng hoàng họ đạt không được thành công, không được khẳng định trong xã hội nên họ chọn đi đường cong nhằm tìm phương cách bộc lộ mình trong xã hội.

            Thanh niên ở các nước phương tây khi bị khó khăn hay gặp nút thắt trong việc học, việc làm, cuộc sống gia đình... lúc đó họ tạm thời bỏ hết mọi việc, mang vác lên đường đi du lịch ba lô một thời gian để tìm kiếm sự thanh thản. Sau đó họ lại quay trở về tiếp tục việc học, việc làm và cuộc sống của mình.

            Ở tây phương nhiều gia đình bác sỉ, luật sư nhưng con cái của họ không vào đại học mà chọn học nghề hay làm việc lao động chân tay. Mặc dầu vậy, bản thân họ không co cảm giác cho rằng điều đó không đáng, mà ngay chính cha mẹ hay gia đình họ củng không nghĩ rằng điều đó làm mất danh giá hay sỉ diên của cha mẹ va gia đình. Bời vì họ tôn trọng tâm hướng và cá tính của con cái. Họ không bao giờ ép buột con cái mình trở thành ông này, bà nọ. Người làm cha mẹ ở phương tây không giống với người Á đông, họ không đem kỳ vọng của mình đậc lên con cái họ. Do vậy, người thanh niên có không gian khá lớn để phát trển chính mình. Thật ra, trong bất kỳ công việc gì dù là lao tâm hay lao lực miễn sao thân tâm an đình thời đều tốt cả.

D.                                                     Lời kiến nghị với thanh niên.

1.                                                                              Cần nhân biết rõ năng lực và sở thích của mình để tìm ra được con đường mà mình cần phải đi và có thể đi tới đích được.

2.                                                                              An định thân tâm mình vào hoàn cảnh hiện thực để đối mặt với nó, tiếp nhân nó, cải thiện nó rồi sau đó buông bỏ nó.

3.                                                                              Xác định được phương hướng của đời mình, rồi bước từng bước vững chắc theo phương hướng và nhân thức của mình. Luôn luôn tiến về phía trước dù cho phải thường thay đổi điểm đứng của mình vào những thời điểm khác nhau nhưng nhứt thiết không được lạc mất phương hướng. Nghề nghiệp và chức vụ có thể đổi thay nhưng phương hưóng của đời mình không bao giơ được thay đổi.

4.                                                                              Đối với danh, lợi, quyền, thế, vị không nên gạt bỏ nhưng không thể chỉ vì truy cầu danh, lợi, quyền,thế, vị mà sống.

Mục đích sống phải là bình an vui vẻ. Giá trị của cuộc sống là yên ổn cho mình va cho người khác.

E.                                                      Lời kiến nghị với chính phủ và xã hội.

1.                                                                              Phải tạo ra đưọc môi trường giáo dục và hoàng cảnh làm việc để tất cả mọi người thanh niên với tâm hướng và khả năng thiên phú khác nhau đều được bồi dưỡng và phát triển sở trường của mình.

2.                                                                              Phải tôn trọng nhửng người thanh niên bị mất lòng tin. Dùng những phương pháp giáo dục và nguồn vốn xã hội để giúp họ xây dựng lại niềm tin vào bản thân.

3.                                                                              Khuyết khích đoàn thể quần chúng và cơ quan chính phủ thành lập nhiều chương trình hoạt động cho thanh niên nhằm giúp đưa sức mạnh của thể sát cùng tâm hướng hiếu thắng, thích đấu tranh của người thanh niên đi vào quy luật, thể hiện đúng và được khẳng định kịp thời.

4.                                                                              Giá trị về nhân phẩm, gia đình cùng xã hội không phải là tiêu chuẩn điểm số thành tích nhiều ít trong nhà trường, danh tiếng lớn nhỏ, tài sản ít nhiều, quyền thế mạnh yếu, hay chức vị cao thấp. Mà phải được đo đạc bằng điều kiện thiên phú cùng sự nổ lực của tự thân về sau. Nguời thành công chính là người biết tận tâm, tận lực để trưởng thành bản thân, lại biết làm lợi ích cho tha nhân.

Mọi người phả có trách nhiệm đối với sự trưởng thành trong an định của lớp thanh niên trẻ. Vì lòng người giao động, xã hội bất an nên người thanh niên mới hoang mang. Chúng ta cần nổ lực vận động xây dựng “Tứ an” là an tâm, an thân, an nhà, an nghiệp trong xã hội hiện nay.

http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/noivoi_thanhnien.htm

 


Vào mạng: 1-9-2005

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang