Lần
đầu tiên, tỉnh Phú Yên tổ chức cuộc hội thảo về thiền phái Liễu Quán, dưới
sự chứng minh của HT T.Trí Quảng và tham dư có HT Thiện Nhơn, trưởng BTS
tỉnh Bình Định, GS Lê Mạnh Thát, TT Bảo Nghiêm, TT Chân Quang, TTViên Giác
và một số chư tôn đức các tỉnh thành. Đồng thời tổ chức khóa tu 3 ngày cho
Phật tử.
Nhân
ngày giổ tổ Thiền sư Liễu Quán thứ 15, tại tổ đình Bảo Tịnh, Phú Yên, do
HT Tâm Thủy trụ trì và tỉnh hội PG Phú Yên tổ chức, gồm 9 huyện thị
thuộc tỉnh Phú Yên tham gia khóa tu; khởi đầu từ ngày 19 đến ngày 21
tháng11 năm Bính Tuất. Ngày 20, mở đầu cho cuộc hội thảo về thiền phái
Liễu Quán.
Thiền
sư Liễu Quán, năm 12 tuổi đến học tại chùa Hội Tôn do Thiền sư Tế Viên
khai sơn, năm 1689 thầy viên tịch, tổ Liễu Quán được 19 tuổi, ngài bắt đầu
vân du cầu học, khi còn là du tăng, đã đến chùa Thiên Thọ, thụ giới với
Thiền sư Giác Phong vào năm 1690 -1691.Năm 1702, Thiền sư Liễu Quán cũng
ra chùa Ấn Tôn, tức chùa Từ Đàm ngày nay để cầu pháp với HT Thiền sư Tử
Dung, ngài được T.S Tử Dung yêu mến nhất;Lần thứ hai vào năm 1708, gặp và
được TS.Tử Dung ấn chứng cho tổ đạt ngộ, và lần thứ ba cũng là lần sau
cùng tổ Liễu Quán gặp TS. Tử Dung tại Quảng Nam, trình bài kệ “ Tắm Phật”.
Thiền
sư Liễu Quán được xem là vị lãnh đạo công cuộc chấn hưng PG đàng trong.
Ngài là người làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, sinh năm 1670
trong gia đình nghèo, mồ côi mẹ năm lên 6. năm 12 tuổi vào ở chùa Hội Tôn
với cha. Năm 1690 vượt núi băng ngàn ra Thuận Hóa, tới chùa Thiên Thọ cầu
pháp với TS Giác Phong;
Năm
42 tuổi, Ngài thành lập nhiều Đạo tràng, đó là chùa Thiền Tôn, Viên Thông,
Hội Tông, Cổ Lâm và Bảo Tịnh ở Phú Yên ; Do dân tộc hóa pháp hành, Ngài
biến thiền phái Lâm Tế của Trung Hoa thành thiền phái Liễu Quán của VN ở
đàng trong.
Hôm
nay, môn nhơn pháp quyến truyền đăng tục diêm, hiện tại Phú Yên, vẫn còn
tiếp nối tông pháp của Ngài;sau 30 năm đất nước thống nhất và hòa bình,
tỉnh hội PG Phú Yên kết hợp với chùa Bảo Tịnh của HT Tâm Thủy đứng ra tổ
chức khóa tu cho Phật tử và làm cuộc hội thảo đầu tiên mang tầm vóc quốc
gia, ôn lại công trạng của tổ khai sơn tông môn đối với PGVN, đồng thời mở
đường cho các tông phái khác có những cuộc hội thảo đa dạng hơn đánh dấu
sắc thái văn hoá PG góp phần khởi sắc cho nền văn hoá dân tộc;
http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/thienphai_lieuquan.htm