- ĐÔI
ĐIỀU
VỀ THI KỆ "HỮU CÚ VÔ CÚ" CỦA TRẦN
NHÂN TÔNG
-
Thích Ngộ Thành
-
-
-
-
-
Nguyên tác
有句無句
如是如是
八字打開
全無巴鼻
Dịch Âm
Hữu cú vô cú
Như thị như thị
Bát tự đả khai
Toàn vô ba tỷ.
-
-
Vừa qua theo dõi trên mục Văn Học của website Phattuvietnam.net, tôi
nhận thấy Thầy Thích Minh Trí hơi chủ quan và mắc lỗi cơ bản về các
ngữ ý khi dịch thi kệ và góp ý chỉnh sửa phần dịch của thầy Viên Như.
Đối với quá trình dịch, mỗi dịch giả có một cách chuyển ý bằng ngôn
phong của chính mình đó là phong cách riêng của mỗi dịch giả, nhưng
đối với công việc dịch một thi kệ trong nhà Thiền quả là cả một vấn
đề, vì các Thiền sư thường dụng điển, vả lại ngôn ngử khúc triết,
buộc chúng ta phải đọc và tham khảo rất nhiều để dịch đúng ý tác giả
của thi kệ. Sau khi tham khảo qua các bản dịch của Thiền sư Thanh Từ,
Thiền sư Nhất Hạnh (Nguyễn Lang), Thầy Thích Minh Trí, Thích Viên Như
tôi xin có đôi lời đóng góp ý kiến của mình như sau:
-
- I. HỮU CÚ VÔ CÚ
- Theo “Ngữ lục Hòa thượng Phương
Hội Dương Kì Tông” thì “Hữu cú vô cú”: Hữu cú vô cú như dây bìm (mây)
nương cây. Văn Thù Duy Ma thong dong trở về bản tánh thuần nhiên,
lời nói hợp với đạo, nếu xem là phá tan vô minh, tức lại có khiếm
khuyết, không được hành động sai.
- 1. Thuật ngữ “Hữu cú” được
lập bởi bốn câu mang ý nghĩa Hữu Vô để mà phân biệt:
- Câu thứ nhất nói: Có mà chẳng
không (Hữu nhi phi vô), là hữu cú vậy.
- Câu thứ hai nói: Không mà chẳng
có (vô nhi phi hữu), là vô cú vậy.
- Câu thứ ba nói: Cũng có cũng
không (diệc hữu diệc vô), là song diệc cú vậy.
- Câu thứ tư nói: Chẳng có chẳng
không (phi hữu phi vô), là song phi cú vậy.
- Theo Phật học Đại Từ Điển
Trung Quốc-TG. ĐINH PHÚC BẢO
-
- Về ý nghĩa của “Hữu cú vô cú” là
mệnh đề khẳng định và phủ định thuộc học thuyết “Bát bất trung đạo”
trong quan điểm tư tưởng “Trung đạo thực tướng” mà Long Thụ (Nagarjuna)
đã nêu trong tác phẩm Trung Quán.
- 2.
“Có nói, không nói” Thầy
Minh Trí dịch
- Nếu dịch từ “Cú” nghĩa là “nói”
theo cách nhìn của Thầy Minh Trí là hoàn toàn sai. Vì trong Hán Cổ
và văn Bạch Thoại thì từ “cú” hoàn toàn không có ngữ nghĩa là một
động từ (verb). Vì thế, sau khi thầy Viên Như tham khảo
Từ điển Phật học Hán Việt của Phân
viện nghiên cứu Phật học Hà Nội 1994 mục “Tứ cú chấp”,
dịch “Chấp có chấp không” là tạm
chấp nhận được.
- Theo bản dịch của Thiền sư Nhất
Hạnh “Có có
không không” là tương đối chuẩn xác.
-
“Có
có không không
Như thế như thế
Tám chữ tháo tung
Không nơi bám víu”.
-
II. NHƯ THỊ
- 1. Tạp ngữ “Như thị” tiếng
Sankris là Evam, là từ chỉ vật, còn là lời từ Ấn khả (xác chứng).
-
Theo “Tư Trì Ký Thượng Nhất Chi Nhất”
nói: như thị là từ chỉ ý nghĩa khai thị. “Thắng Man Bảo Quật” quyển thượng nói: lời
từ ấn chứng, như thị như thị, đích xác như thánh giáo, như thị như
thị.. Như ngươi đã nói, pháp xứng hợp với đạo lý, nên nói là như thị
như thị.
- Theo Phật học Đại Từ Điển
Trung Quốc-TG. ĐINH PHÚC BẢO
-
- 2.“Tín Thành Tựu” trong lục
thành tựu. Thông thường được đặt ở đầu của một câu kinh. Ví như “như
thị ngã văn” biểu thị niềm tin sâu sắc đối với lời kinh đã ghi lại,
đó là diệu pháp mà chính đức Phật đã nói, còn là lời biểu thị thực
tướng của các pháp.
- 3.Ví như phẩm Phương Tiện quyển
1 trong “Kinh Pháp Hoa” nêu Thập Như Thị, nghĩa là đồng loạt như
nhau. Thập như thị là gọi thực tướng của các pháp đều có 10 loại như
thị, bao gồm: Như thị tướng, Như thị tánh, Như thị thể, Như thị lực,
Như thị tác, Như thị nhân, Như thị duyên, Như thị quả, Như thị báo,
Như thị bổn mạt cứu cánh v.v. Tại quyển 3 “Pháp Hoa Kinh Văn Cú” đều
có giải thích rõ.
- Còn là: lời ấn khả chứng minh
đối với tha nhân. Khẳng định tán thành như thị như thị đối với điều
mà tha nhân đã nói đã giải thích.
-
- Vì vậy, thầy Viên Như dịch “như
vậy như vậy” khẳng định xuyên suốt của cả thi kệ là chuẩn xác.
-
- III. BÁT TỰ ĐẢ KHAI
- Ý nói là minh bạch không chút
uẩn khúc.
- 1. Tạp danh “Bát tự”.
- Tám chữ “sanh diệt diệt dĩ, tịch
diệt vi lạc” (sanh diệt đã diệt, tịch diệt là vui) trong phẩm Thánh
Hạnh kinh Đại Niết Bàn đã nói, gọi đó là “Tuyết Sơn Bát Tự”. trong
“Tam Giáo Chỉ Qui” nói: “Tuyết Sơn tám chữ thuộc phẩm Thánh Hạnh,
Tuyết Sơn Đại Sĩ cầu nữa bài kệ của quỷ La Sát mà xả bỏ thân mạng
vậy, bát tự tức là “sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc”. Niết Bàn
kinh 14 nói: ai nên tin lời ngươi như vậy, vì tám chữ mà bỏ ái thân.
-
-
2. “Bát Tự Đả Khai”
Thích
Minh Trí dịch là
“Cửa
Thiền đã mở” và Thích Viên Như dịch “Mở miệng nói ra”
- Về câu kệ này, hai vị dịch chưa
chuẩn xác. Vả lại Thầy Minh Trí đã sai ở phần dịch câu kệ này, “Bát
tự đả khai” không thề là “Bát tự tường môn” theo cách hiểu của Thầy
Minh Trí được. Theo tôi câu kệ dịch chuẩn xác nằm trong hai bản dịch:
-
-
“Có có không không
Như thế như thế
Tám chữ tháo tung
Không nơi bám víu”.
-
Thiền sư Nhất Hạnh
-
Và bản dịch:
-
“Hữu cú vô cú Như thế
như thế
Chữ bát mở ra
Sao không nắm mũi?”
-
Thiền sư Thanh Từ
- Mong Thầy Minh Trí và Thầy Viên
Như vui lòng xem lại điểm này.
-
- IV. BA TỶ
- Nghĩa là nguồn gốc, căn cứ.
Chúng ta nên hiểu ý câu này là “đều không nguồn gốc, không đầu không
đuôi”, theo học thuyết tánh không mà Long Thụ đã đề xướng trong tác
phẩm “Trung Luận”, tất cả sự vật hiện tượng đều do duyên sinh, vì
thế chúng ta không nên bám víu vào bất kỳ một sự vật hiện tượng nào,
ngay cả ý niệm giải thoát cũng cần phải thủ tiêu.
- Về phần dịch câu kệ này tôi cảm
nhận thầy Viên Như đã dịch tương đối chuẩn, và Thiền sư Nhất Hạnh
dịch là “không nơi bám víu” rất hay.
-
- Theo tôi nghĩ lời đóng góp phê
bình của Thầy Minh Trí đối với thầy Viên Như không hợp cho lắm, vì
chúng ta đều là những người đang trên bước đường hoàn thiện chính
mình trên tất cả phương diện, chúng ta không nên gán cho người khác
tội danh “Phỉ báng các bậc tiền nhân và danh tăng ngày nay” như vậy.
Trong bài góp ý này có đều gì chưa thỏa mong các vị góp ý, cùng xây
dựng để đạt đến sự hoàn thiện hơn.
-
- Kính chúc an lành và thuận thông.
-
-
Sài Gòn, 07/12/2008
-
11/11 Mậu Tý
-
-
Lễ Chí,
-
-
Thích Ngộ Thành
-
-