Trong 7 - 8 năm trở lại đây, nhiều
Tăng Ni Việt Nam (VN) với tinh thần cầu học nên sau khi tốt nghiệp tại
VN, một số đã chọn cho mình con đường đến Ðài Loan hay Trung Quốc lập
chí nghiên cứu về Hán tạng. Nhằm giúp Tăng Ni chúng ta chuẩn bị chu đáo
về tinh thần lẫn tài chính khi đặt chân đến một nơi hoàn toàn mới lạ,
khác biệt về văn hóa, tôn giáo..., chúng tôi không ngại phác thảo sơ lược
về đời sống của Tăng Ni sinh VN tại Ðài Loan và Trung Quốc.
Hiện nay tại Ðài Loan có khoảng
trên dưới 50 vị, có 1 vị đang theo học chương trình tiến sĩ, 4 vị tốt
nghiệp thạc sĩ đã về VN, 14 vị đang học chương trình thạc sĩ và 2 vị
sắp tốt nghiệp đại học (ĐH), với các ngành Ðông phương tư tưởng,
Trung văn, Triết học, Giáo dục, ở các trường ĐH bên ngoài như: ĐH.Ðài
Loan, ĐH.Sư phạm (TP.Ðài Bắc), ĐH.Chính trị (Mộc Sách - ngoại ô Ðài Bắc),
ĐH.Hoa Phạm (Thạch Định-ngoại ô Ðài Bắc), ĐH.Văn hóa (núi Dương
Minh-ngoại ô Ðài Bắc), ĐH.Tế Nam (huyện Bổ Lý), ĐH.Huyền Trang (huyện
Tân Trúc), ĐH.Phật Quang Sơn (huyện Nghi Lan), 3 vị đang học chương trình
thạc sĩ Phật học tại Phật học viện (PHV) Viên Quang, còn lại là đang
theo học chương trình sơ - cao trung - đại học trong PHV, và tiến tu tiếng
Hoa tại các trung tâm Hoa ngữ bên ngoài (đây là con số ước tính, chính
xác khoảng 90%).
Học phí cho chương trình học thạc
sĩ và tiến sĩ là 1.800usd/năm (trư?ng quốc lập) và 3.500usd/năm (trư?ng tư
lập); nếu học tiến tu tiếng Hoa thì 550USD/3 tháng(Trung tâm Hoa ngữ của
Ð?i học Sư phạm), 450 USD/3 tháng (Trung tâm Hoa ngữ của ĐH.Văn hóa và
Ð?m giang). Nếu thuê nhà ở gần trư?ng thì không phải tốn tiền xe, nếu
ở xa trư?ng thì tiền xe bus khoảng 50USD/tháng, tiền ăn khoảng 100USD/tháng,
tiền thuê phòng, nếu một căn phòng thật nhỏ bé khoảng 3 - 4m2 thì
100USD/ tháng, đ?y là chưa tính tiền mua sách vở và những vật dụng cần
thiết khác, tiền học phí có thể chênh lệch chút ít giữa các trư?ng, và
sinh hoạt phí tùy thuộc vào cá nhân của từng vị (đây là mức tính căn
bản).
Vào học trong các PHV, phần lớn
khó khăn của chư Tăng Ni VN trong buổi đầu là chưa quen với lối sinh hoạt
và quy củ của một PHV Ðài Loan. Điển hình như khi trong người không được
khỏe cũng không được tự tiện lên giường nằm nghỉ nếu không phải
là giờ chỉ tịnh, hay chế độ ăn uống phải dùng hết những thức ăn
đã được chia phần; y phục chỉ được dùng ba bộ (PHV Viên Quang), và
hai bộ (PHV Phật Quang Sơn)… đó là những quy luật được áp dụng cho chương
trình sơ-trung-cao, còn chương trình ĐH hay nghiên cứu sở thì có phần dễ
dãi hơn. Ngoài hai PHV lớn này, còn có PHV Tăng (PHV Phước Nghiêm - do HT Ấn
Thuận sáng lập, ngài thường trú nơi đây), có hai vị đang theo học
chương trình cao đẳng Phật học, tại đây có một Tăng sinh đã tốt nghiệp
và trở về VN hoằng pháp. Ðời sống của PHV thật quy củ, vì với số lượng
chúng đông đảo đó là điều tất nhiên, nếu vị nào thích nghi với đời
sống của PHV, sau khi ra trường sẽ có nhiều kinh nghiệm về tổ chức và
có được kiến thức Hán ngữ về giáo lý căn bản, do chương trình học
trong các PHV Ðài Loan cũng đi từ sơ đẳng đến nghiên cứu sở (thạc sĩ).
Còn đời sống của Tăng Ni VN học ở các trường ĐH bên ngoài, một số
được sự trợ giúp của Phật tử bản xứ và Phật tử VN hải ngoại. Một
số nhờ vào học bổng, một số vị khác do thầy tổ cha mẹ anh em ủng hộ,
nhưng phải sống rất tiện tặn, học ở ngoài thì ở nội trú trong ký
túc xá của trường hoặc tự thuê phòng. Điều đáng mừng là du học Tăng
Ni sinh VN tại đây dù học ở bên ngoài hay ở trong các PHV đều nói lưu
loát tiếng Hoa, vì trong đời sống thường nhật mọi thứ đều phải tự
đối phó nên có điều kiện nói – nghe, dần dần trở nên thông thạo về
hai mặt này.
Tại Ðài Loan có nhiều Tăng Ni từ
các nước đến học như: Hàn Quốc, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và VN. Những
nước trên đều có văn phòng hay trụ sở riêng để sinh hoạt hay họp mặt
trong những ngày lễ của Phật giáo. Riêng Tăng Ni VN có một số lượng khá
đông đang du học tại đây, kể cả các vị đang học trong các PHV như Phật
Quang Sơn, Viên Quang và một số PHV khác, nhưng không có một cơ sở hay một
nơi riêng nào để họp mặt hay tổ chức những ngày lễ truyền thống của
Phật giáo. Đây quả là một bức xúc lớn! Đời sống Tăng Ni tại các
PHV không phải đóng bất kỳ một lệ phí nào cả, ngoại trừ những PHV lớn
ra thì visa được cấp thời hạn một năm và cứ như thế mà gia hạn;
riêng những PHV nhỏ khác thì visa mỗi lần gia hạn là 6 tháng, cứ mỗi 6
tháng phải ra khỏi nước một lần. Vì vậy, những vị học tại đây phải
chuẩn bị chi phí vé máy bay để về nước làm visa, thời hạn visa còn
tùy thuộc vào chương trình học. Những học sinh đến từ các nước khác
có thể đến Hongkong xin visa, riêng người mang hộ chiếu VN thì phải trở
về VN để gia hạn; vé máy bay tương đối đắt hơn gấp đôi đi Hongkong.
Đa phần thì Tăng Ni VN đều theo học các trường ĐH bên ngoài, vì bằng cấp
ở các PHV chưa được chính quyền công nhận, học ở các ĐH bên ngoài
khi trở thành một sinh viên chính thức thì visa mỗi lần gia hạn thời
gian được một năm, tiến tu tiếng Hoa thì mỗi lần gia hạn visa chỉ được
thời gian là 3 tháng. Ða số Tăng Ni sinh khi mới đến Đài Loan đều phải
trải qua chương trình tiến tu tiếng Hoa, thời gian học lâu hay mau còn tùy
thuộc vào trình độ của mỗi người.
Tại Trung Quốc, Tăng Ni sinh VN đến
đây vẫn mặc pháp phục khi đến trường, giáo sư rất nhiệt tình đối
với chư Tăng Ni sinh VN. Visa cho chương trình học tiến tu tiếng Hoa là 1 năm,
2 - 3 năm cho chương trình thạc sĩ và tiến sĩ (tức visa sẽ được cấp
theo chương trình học, visa ở Trung Quốc có phần dễ dãi hơn và thời
gian gia hạn được lâu dài hơn ở Ðài Loan).
Trung Quốc hiện nay có khoảng trên
dưới 30 du học Tăng Ni sinh VN, có 7 vị (4 Tăng và 3 Ni ) đang học chương
trình tiến sĩ, các ngành: văn học, tôn giáo học tại các trường ĐH Sư
phạm Phúc Kiến, Vũ Hán và Hạ Môn, và 15 vị đang theo học chương trình
thạc sĩ, các ngành: Văn học, Hán cổ - hiện đại và giáo dục, triết học,
tâm lý học tại các trường ĐH Sư phạm Phúc Kiến, Vũ Hán, Hà Nam và Quế
Lâm (còn một vài vị ở các tỉnh phía Bắc không liên lạc được). Học
phí cho chương trình học tiến sĩ 2.400USd/năm và thạc sĩ 1.800USD/năm, còn
tiến tu tiếng Hoa 900USD/năm (giá đặc biệt cho những sinh viên đến từ các
nước nghèo khu vực Ðông Nam Á); học phí có thể chênh lệch đôi chút giữa
các trường tùy theo điều kiện kinh tế của từng vị, giá tiền
thuê nhà từ 60USD đến 190USD/tháng (nguyên cả tầng), đa số Tăng Ni sinh
VN thuê một tầng và 3 - 4 vị ở chung với nhau để giảm được chi phí
này; tiền ăn khoảng 50 USD/tháng, đa số chư Tăng Ni VN tại Trung Quốc đến
trường đều đi xe đạp.
Học phí cho chương trình từ thạc
sĩ trở lên tại Trung Quốc không giống như tại Ðài Loan ở chỗ sau khi học
hết học phần, tức trong thời gian viết luận văn, sinh viên ít đến lớp
thường vẫn phải đóng học phí như khi còn đang học cho đến khi
lãnh bằng tốt nghiệp. Còn ở Ðài Loan thì sinh viên sau khi học hết học
phần của chương trình thạc sĩ hay tiến sĩ, sinh viên chỉ đóng lệ phí
giáo sư hướng dẫn.
Gần đây có nhiều người Việt
Nam và Ðài loan đặt nghi vấn: “ Trong hai năm gần đây tại sao một số
Tăng Ni Việt Nam đến Đài Loan học và đã đi Mỹ mà không trở về
VN?", hay không ít người cho rằng: “ Tăng Ni Việt Nam trong thời gian học
ở nước ngoài mặc y phục thế tục".Câu hỏi ấy tôi xin phép mượn
câu trả lời của Hoà Thượng Thánh Nghiêm để thay cho câu trả lời của
cá nhân tôi, vì tôi thấy hoàn cảnh thời còn là một lưu học sinh cuả
Hoà Thượng khi còn trẻ cũng giống như hoàn cảnh du học của chư Tăng Ni
Việt Nam hiện nay.
Tháng 05-1998 Trung Tâm Thế Giới
Ðô Hội tại NewYork, cử hành cuộc đối thoại giữa hai vị đại diện
cho phái Hán truyền Phật giáo( HT. Thích Thánh Nghiêm) và Tạng truyền Phật
giáo (Ðức Dalai Lama đời thứ 14)… Sau khi kết thúc cuộc đối thoại có
một ký giả đến phỏng v ấn Hoà thượng Thánh Nghiêm :
-Bạch Hoà thượng sau khi tốt nghiệp
chương trình tiến sĩ tại Ðông Kinh (Nhật Bản), tại sao Ngài không trở
về Ðài Loan mà lại đến Mỹ lập đạo tràng và hoằng pháp?
-Hoà Thượng đáp: Trước đây tôi
định trở về Ðài Loan, nhưng người Ðài Loan chưa cần đến tôi, cùng
lúc ấy có một vị cư sĩ Hoa kiều ở Mỹ kiến nghị tôi đến Mỹ hoằng
pháp nên tôi tạm thời hoãn lại việc trở về Ðài Loan. Trong lần này
Hoà thượng cũng có đề cập đến thời kỳ du học của Ngài. Hoà thượng
kể: " Cùng thời với tôi Ðài Loan có nhiều chư Tăng đi nước ngoài
học nhưng không có vị nào trở về nước sau khi tốt nghiệp, nên khi tôi
chuẩn bị đi học thầy bổn sư và cả giới Phật giáo Ðài Loan phản đối
và không ủng hộ và giúp đõ tôi gì cả.
Dân Quốc năm 58 tôi rời Ðài Loan
đến Ðông Kinh học, trong khi mọi người phản đối việc du học của tôi,
bấy giờ có một vị cư sĩ hứa giúp đỡ kinh phí cho tôi trong thời gian
du học, nhưng khi đến Nhật thì số kinh phí của vị ấy ủng hộ có giới
hạn, nên ngoài giờ học ra tôi tìm đến những nhà phật tử người Hoa tụng
kinh giảng pháp và được họ cúng d ường chút ít tịnh tài; cũng có lúc
thay đổi y phục này để đến nhà hàng rửa chén… Có lần được một
vị cư sĩ Hoa kiều từ Ðông Nam Á đến Nhật tham vấn có quyên được một
ít ti ền và cúng dường tôi , tất cả những việc làm trên tôi chỉ mong
kiếm được chút ít tiền để bù vào kinh phí học tập…"
Tôi viết những dòng này nhằm để
cho những pháp lữ nào có ý định đến du học tại những nơi vừa nêu
nên có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng, để không ngỡ ngàng khi phải
đối diện với một hoàn cảnh hoàn toàn mới lạ mà mình không thể chấp
nhận được như trường hợp của một số chư Tăng Ni Việt Nam đến chùa
Từ Quang (Ðài Bắc) và Từ Ân (ở miền Ðông xa xôi hẻo lánh của Ðài
Loan) khi trường bị giải thể thì không biết mình sẽ đi về đâu trên xứ
sở xa lạ này..
http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/trungquoc&dailoan.htm