Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC HIỆN NAY

Bất kỳ một ý tưởng, một chủ trương, một học thuyết, một mục đích cao cả nào muốn trở thành hiện thực thì phải hội đủ nhiều yếu tố mà trong đó yếu tố con người đóng vai trò chủ đạo. Nếu chỉ tập trung chăm lo những điều kiện khác nhưng thiếu sự quan tâm, đầu tư đúng mức đến yếu tố con người thì mọi sự vận động để phục vụ mục tiêu, lý tưởng sẽ trở nên vô nghĩa và không có khả năng ttrở thành hiện thực. Cũng vậy, trong Phật giáo, để thực hiện lý tưởng giải thoát thì sẽ không thể thiếu những con người mang chất liệu giải thoát. Căn cứ trên bình diện lịch sử thì công tác chăm lo những con người mang chất liệu giải thoát được khởi sự từ đức Phật và liên tục được thực hiện do bởi những đệ tử ưu tú của Ngài. Ngày hôm nay, hoạt động đó vẫn được thực hiện và tồn tại đưới nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức quan trọng và đóng vai trò chủ đạo đó chính là công tác đào tạo Tăng tài, đào tạo lớp tri thức trẻ kế thừa cho công tác hoằng dương chánh pháp của giáo hội. Không như các loại hình đào tạo khác của xã hội, mục tiêu chính yếu mà giáo dục Phật giáo nhắm đến đó là đem những tri thức mà người học đã tiếp nhận, ứng dụng vào trong đời sống thực tiễn, vào trong công cuộc chuyển hóa tâm thức của mỗi cá nhân. Sự an lạc, sự giái thoát của mỗi cá nhân và rộng hơn là của xã hội bao giờ cũng là chủ đích cuối cùng mà giáo dục Phật giáo nhắm đến. Đây là một điểm đặc thù trong nội dung giáo dục của Phật giáo.

Từ những cơ sở nêu trên, qui chiếu vào nền giáo dục Phật giáo nước nhà ở một chừng mực nào đó, ta thấy các loại hình, các cấp độ đào tạo của Phật học đã thực hiện đúng theo tôn chỉ nhất quán đó. Điều này càng được khẳng định rõ nét hơn khi trình độ tri thức (Phật học và xã hội); hương thơm của đạo hạnh trong đại đa số lực lượng Tăng Ni trẻ càng được củng cố và kiện toàn. Có thể nói, đây là một điểm khởi sắc đáng mừng cho công tác giáo dục của Phật giáo tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng, nếu bình tâm mà suy xét thì bên cạnh nỗi vui mừng do thành quả của công tác giáo dục Phật giáo mang lại, vẫn còn đó những nỗi trăn trở băn khoăn. Băn khoăn phổ quát nhất đó chính là mối quan hệ giữa nội dung giáo dục của các tổ chức Phật học hiện nay và những yêu cầu, đòi hỏi hết sức khắt khe của xã hội, của các cấp học cao hơn, của việc lựa chọn cho mình một lộ trình tu tập. Từ thực tế đào tạo hiện nay, các chương trình giáo dục của Phật giáo, cụ thể hơn là các chương trình giáo dục trong các trường Trung cấp Phật học chủ yếu xây dựng cho Tăng Ni một lượng tri thức khá dồi dào, thể hiện trên cả hai mặt Phật học và thế học; ngoài ra còn vạch hướng cho Tăng Ni sinh thấy rõ sự cần thiết trong việc lựa chọn cho mình một pháp môn tu tập, cũng như những hành trang cần thiết khác để phục vụ cho tương lai của giáo hội. Quả thật đây là một thành công bước đầu trong việc xác định một chiến lược đào tạo của các trường Trung cấp Phật học nói riêng và của giáo hội nói chung.. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế khách quan, căn cứ vào xu thế phát triển của xã hội, căn cứ vào những điều kiện hết sức thiết thân của Tăng Ni sinh; thiết nghĩ còn có nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ về đối tượng, nội dung, cũng như phương pháp giáo dục hiện hành tại các trường Trung cấp Phật học. Nơi đây, người viết chỉ xin nêu những vấn đề chủ yếu.

Trước hết, về đối tượng giáo dục – theo người viết – đây là những đối tượng đã qua sàng lọc kỹvà đủ khả năng để tiếp thu các chương trình đào tạo được đề ra trong các trường Trung cấp Phật học. Nếu chỉ dừng lại như vậy thì chưa pahỉ là vấn đề. Bởi lẽ, tuy cùng tiếp nhận một nội dung giáo dục như nhau, tuy cùng chung sống với nhautrong một tập thể có kỷ luật, tuy cùng chia sẽ với nhau những nỗi khó khăn, vướng bận của cuộc sống đời thường; thế nhưng, tính cách, suy nghĩ, thái độ học tập và xu hướng vận động của mỗi người trong tập thể đó không hoàn toàn giống nhau. Sự không giống nhau giữa những cá thể này, một mặt khẳng định tính độc lập, tự chủ của những con người đang trưởng thành trên nhiều phương diện, nhưng mặt khác đã cho thấy giữa họ đã có sự lựa chọn cho mình một xu hướng phát triển, một thái độ riêng trong việc tiếp cận nội dung giáo dục, tức là tự kiện toàn những tri thức mà theo họ là cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của mình. Ngoài ra còn có một bộ phận khác, tuy không phải là số đông, có thái độ thụ động trong việc học tập, có tư thái lạnh nhãt, thờ ơ đối với tương lai phát triển của chính họ. căn cứ vào một bàng điều tra xã hội học sơ bôđã cho thấy các Tăng Ni sau khi tốt nghiệp Trung cấp Phật học, có một bộ phận tiếp tục theo học ở các chương trình giáo dục cao hơn như Cao cấp Phật học, Đại học hay Cao đẳng… có một bộ phận vào viện Chuyên tu, có một bộ phận tham gia hoạt động giáo hội và ngoài ra còn có một lượng Tăng Ni sinh vẫn chưa tìm ra cho mình một phương thức hành động thích hợp và do đó, công lao dùi mài kinh sử trong bốn năm theo học tại Trường của họ vẫn chưa có dịp để thể hiện công ơn giáo dưỡng của quí thầy, cô giáo thọ vẫn chưa thể được đáp đền. Thực tế này không chỉ là nỗi băng khoăn của các b?c lãnh đạo giáo hội mà còn là một ưu tư khá sâu đậm trong đại bộ phận Tăng Ni sinh. Vì vậy, yêu cầu mang tính bức xúc hiện nay là cần có những giải pháp thực sự phù hợp để góp phần đáp ứng cũng như giải quyết được nhu cầu thực tế đó. Giải pháp đầu tiên theo chúng tôi chính là việc phải vạch rõ cho Tăng Ni sinh thấy con đươpng phát triển trong tương lai của mình, phải làm cho Tăng Ni sinh luôn ý thức được những yêu cầu hết sức cụ thểdành cho mỗi hướng phát triển để cho Tăng Ni sinh tự chuẩn bị và xây dựng cho mình những tiền đề. Điều cần thiết nhất là công tác mang tính hướng dẫn, định hứng này phải được thực hiện ngay từ đầu. Đồng thời, nếu điều kiện cho phép, nhà trường có thể liên kết chặt chẽ với các đơn vị hữu quan như các trường Cao cấp, Đại học, Cao đ?ng, Viện Chuyên tu, các cơ sở hoạt động giáo hội, các công việc trong giáo hội,.. để tạo điều kiện thuận lợi cho Tăng Ni sinh sau khi họ ra trường. Việc nhận thức được thực trạng bàn thân, thấy rõ con đường sẽ đến, tự chuẩn bị đầy đủ những tiền đề và hơn hết có sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của nhà trường sẽ là một bước khởi đầu mang tính hứa hẹn đối với Tăng Ni sinh trẻ nói riêng và cho lực lượng tri thức trẻ Phật giáo nói chung.

Thứ hai, về nội dung giáo dục. Việc xác định rõ đối tượng giáo dục có một mối quan hệ mật thiết đến nội dung giáo dục. Nội dung cùa các trường Trung cấp Phật học hiện nay phần lớn đã đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thực tế, của điều kiện khách quan xã hội. Tức là Tăng Ni sinh sau khi ra trường có đủ khả năng để theo h?c các chương trình giáo dục cao hơn, vào Viện Chuyên tu hay tham gia hoạt động giáo hội. Đây là một thành công trong vấn đề lựa chọn một nội dung giáo dục khá đa diện vì có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều nhu cầu. Thế nhưng, bên cạnh những thành công đó không thể khôngnoí đếnsự vận động tích cực của từng cá thể Tăng, Ni sinh. Sự vận động này, một mặt mang tính nguyên tắc, nhưng mặt khác, nó đồng thời chứng tỏ một sự thiếu vắng hay chưa đầy đủ trong nội dung giáo dục hiện đang được áp dụng trong các trường TCPH. Điều này, sẽ dễ dàng nhận ra hơn khi đi sâu vào từng chi tiết của từng yêu cầu cụ thể. Chẳng hạn đối với những Tăng, Ni sinh có nguyện học sẽ tiếp tục theo học ở các chương trình Phật học cao hơn như Cao Cấp Phật học, Đại học hay Cao đẳng,… thì ngay từ đầu, việc chuẩn bị các tiền đề cần thiết là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng. Tuy nhiên, công tâm mà nhìn nhận thì công tác chuẩn bị cho những tiền đề này, tức là những kiến thức chuyên môn mà yêu cầu của các chương trình giáo dục cao hơn đòi hỏi thật sự ra chưa được chuẩn bị kỹ càng. Song, vấn đề thật sự phức tạp và mang tính cấp bách nhất đó chính là những yêu cầu trong lĩnh vực tham gia hoạt động giáo hội mà một số Tăng, Ni sinh sau khi ra trường có dự kiến là sẽ đảm đương. Nơi đây, thiết nghĩ cần phải thấy rõ ngoại diên của hoạt động giáo hội. Bởi vì, không nhất thiết phải làm các công việc hành chánh của giáo hội mà còn phải kể đến những công việc như quản lý, chăm lo các cơ sở của giáo hội, các công tác như trụ trì, hướng dẫn quần chúng nam nữ Phật tử và hàng loạt những công việc vô danh khác. Có thể nái, để có thể hoạt động tốt trong lĩnh vực này, ngoài kiến thức Phật học cần thiết, đòi hỏi phải kiện toàn nhiều mảng kiến thức mang tính chuyên biệt như: kến thức về quản lý, quản trị nhân sự, về kỷ năng giao tiếp, về tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội,… và hàng loạt những kiến thức bổ trợ khác. Từ tình hình thực tế hiện nay cho thấy một bộ phận Tăng, Ni sinh tham gia trong những hoạt động giáo hội nhưng do thiếu chuẩn bị đúng mức, thiếu đầu tư đầy đủ những vấn đề này cho nên hiệu quả công tác chưa cao nếu không nói là chưa thực hiện được trách nhiệm của mình một cách đầy đủ, Do vậy, nên chăng bổ sung một lượng tri thức cần thiết kể trên trong nội dung giáo dục cho Tăng, Ni sinh các trường Trung cấp Phật học. Vì vậy, để có được một tương lai tươi sáng thì điều thiết yếu là công tác chuẩn bị phải được xây dựng vững chắc từ những tiền đề, sự trưởng thành phát triển của ngày mai sẽ được quyết định trong những suy nghĩ của ngày hôm nay.

Cuối cùng về phương pháp giáo dục. Một phương pháp giáo dục tốt là một trong những điều kiện quan trọng đầu tiên để đạt đến những mục tiêu đề ra trong các chương trình giáo dục. Về cơ bản, các phương pháp giáo dục hiện đang được áp dụng trong chương trình Trung cấp Phật học hiện nay đã tỏ ra hết sức có hiệu quả trong việc giúp Tăng, Ni sinh thu lươm nhiều nguồn kiến thức. Tuy nhiên sẽ có ý nghĩa thiết thực và tăng cường mặt hiệu quảhơn một khi chúng ta bổ sung, kiện toàn nhiều phương pháp giáo dục mới. Hơn thế nữa, để đáp ứng được những yêu cầu nêu ra trong nội dung giáo dục kể trên, thiết nghĩ cần phải có một sự điều chỉnh, một sự vận động về phương pháp truyền thụ kiến thức. Theo xu hướng của các trung tâm giáo dục nổi tiếng trên thế giới, ngày nay, vai trò chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức đang nghiệng về phía người học, vị Thầy chỉ là người làm công tác gợi mở, trợ lực, hướng dẫn cho học trò mà thôi. Xu hướng tưởng chừng đơn giản đó nhưng thật sự ra để áp dụng nó vào trong hoạt động thực tiễn phải hội đủ nhiều điều kiện quan trọng, tức là phải trang bị cho người học một khả năng tự nghiên cứu. Thực tế cho thấy, một số lớn Tăng, Ni sinh trẻ, không riêng gì ở cấp Trung cấp Phật học thiếu khả năng tự nghiên cứu này. Đây là hệ quả tất yếu thể hiện cho việc thiếu đầu tư các phương pháp nghiên cứu trong chương trình Phật học của Tăng, Ni sinh. Trong thời đại thông tin phàt triển mạnh mẽ như hiện nay, nếu như thiếu đi các phương pháp nghiên cứu thì người học dễ dàng chết ngộp dưới hàng núi thông tin, tư liệu. Gần gũi nhất đó là việc nghiên cứu trong kho tàng tri thức vô tận thể hiện qua ba tạng Thánh điển của Phật giáo; nếu như có đủ các điều kiện cần thiết nhưng thiếu đi phương pháp nghiên cứu thì hiệu quả cũa việc tự nghiên cứu này không cao nếu không nói là hao tốn rất nhiều sức lực. Ở đây, yêu cầu của việc tự nghiên cứu đòi hỏi một khả năng xử lý, sắp xếp thông tin, việc xử lý thông tin một cách hiệu quả và có hệ thống đòi hỏi phải có phương pháp. Cũng ngay đây, phương pháp nghiên cứu khoa học đóng vai trò như một công cụ đắc lực trong việc vun bồi kho tàng trí thức đối với mỗi các nhân. Bên cạnh đó, để tăng cường khả năng tự chủ của người học, để việc tự nghiên cứu của Tăng, Ni sinh được chuyên sâu hơn, thiết nghĩ cần phải có nhửng buổi hội thảo (Seminar), trong đó, Tăng, Ni sinh tự lựa chọn những đề tài, có sự hướng dẫn cần thiết của những vị thầy chuyên môn và sau đó được trình bày truớc tập thể. Được như thế, không khí học tập sẽ có hiệu quả hơn, Tăng, Ni sinh càng vững vàn hơn và từng bước có thể tự diễn dạt những ý nghĩ của mình một cách dễ hiểu, mạch lạc và có hệ thống. Một biện pháp hỗ trợ khác cần có, đó là những buổi học chuyên đề. Kiế thức của Tăng, Ni sinh trong từng lĩnh vực sẽ khôngsâu sắc nếu như thiếu vắng những buổi học chuyên đề này. Hơn thế, với những yêu cầu mang tính độc lập như: phương pháp tu tập, phương pháp nghiên cứu, kỹ năng tham gia các hoạt động giáo hội,… qua những buổi học chuyên đề này sẽ được đáp ứng và thỏa mãn.

Như vậy, để có một giải pháp đúng đắn và phù hợp đối với Tăng, Ni sinh sau khi tốt nghiệp Trung cấp Phật học, điều cần yếu là phải căn cứ vào tình hình thực tế khách quan hiện nay của Tăng, Ni sinh, căn cứ vào từng điều kiện, từng suy nghĩ và nguyện vọng cụ thể đối với Tăng, Ni sinh để từ đó xoáy sâu vào những nội dung giáo dục cụ thể; ngõ hầu mới đưa ra được những giải pháptối ưu đối với từng Tăng, Ni sinh. Điều cưc kỳ quan trọng là công tác chuẩn bị cho những giải pháp ấy, tức công tác xây dựng những tiền đề, phải được thực hiện ngay từ đầu. Nếu thực hiện được như vậy thì tương lai của Tăng, Ni sinh sau khi họ ra trường sẽ được khẳng định vững chắc.

http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/truongphathoc.htm

 


Vào mạng: 1-10-2004

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang