-
TỰ DO TÍN NGƯỠNG
-
Kiêm Đạt
Vào đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng Tây Phương đè nặng lên nền chính trị, ngoại
giao và tôn giáo, đã gây ra những xáo trộn không ít. Thái Lan cũng không
thể thoát ra vòng kiềm toả đó. Chẳng hạn như vấn đề Phật Giáo (Tiểu Thừa)
được đặt thành quốc giáo, tuy nhiên chính quyền vẫn cho phép nhiều tôn
giáo khác hoạt động như Ấn Giáo, Hồi Giáo, Cơ Ðốc Giáo; Ðại Thừa Phật Giáo
cũng được người Hoa và người Việt du nhập, xây chùa chiền, tổ chức tu học,
giới đàn và chính nhà vua cũng từng đến tham dự và ban tên bằng tiếng Thái.
Cùng với ý thức sớm hiểu biết do việc du nhập các yếu tố khác từ Tây
Phương, để tránh nền đô hộ do chiến tranh xâm lược gây nên, Thái Lan đã
sớm lĩnh ngộ và mở rộng cửa để đón nhận.
Việc giáo dục Phật Giáo (Tiểu Thừa) bàng
tiếng Pali đã được canh cải rất sớm, sửa đổi theo chế độ trước. Những tăng
sĩ học tiếng Pali theo trình độ khác nhau được phân chia ra làm ba cấp và
được sát hạch trong hàng ngũ các si di và tỳ kheo, đặt ra những quy chế
học tập nghiêm ngặt. Ðể có thể giao lưu về văn hoá tôn giáo, nhà vua còn
cử nhiều học tăng sang du học tại Sri Lanka, đồng thời cũng cung thỉnh
nhiều cao tăng vào Thái Lan để thuyết giảng, dịch kinh và trao đổi quan
điểm tu hành, ngày càng thêm tinh tấn hơn trước.
Nhà vua cũng đích thân tham gia tích cực; chẳng hạn như vua Rama IV (Mongkut)
lẽ ra lên ngai vàng, nhưng đã vào chùa tu trong một thời gian, thụ giới tỳ
kheo, biên soạn kinh sách. Nhà vua còn ra lệnh trùng tu chùa chiền và kiến
tạo nhiều công trình Phật Giáo mới, kiến trúc và điêu khắc Phật Giáo được
canh cải nhiều trong giai đoạn nầy.
Ðiều được sách sử tán dương
là trong thời kỳ trị vì của Rama III,, người em trai của Monkut đã ra cộng
nghiên cứu Phật Pháp, tinh thông cả Tam Tạng kinh điển, hiểu biết rành về
tiếng Phạn, tiếng Pali, lẫn Anh Ngữ, muốn canh cải Phật Giáo theo đường
hướng chấn hưng, đề ra giới luật nghiêm minh mà chính bản thân thực thi
trước tiên. Cũng nhờ vậy, sau nầy đi vào con đường chính trị đã tạo nhiều
thành tích vẽ vang và được mọi giới kính phục. Từ những nguyên tắc và tinh
thần nầy, đã không xẩy ra những cuộc tranh quyền đoạt vị thường thấy trong
nhiều quốc gia khác.
Năm 1829, Mongkut đã sáng lập ra một phái Pháp tông mới, mà nội dung đề
cao việc tôn trọng giới luật hàng đầu. Suốt 27 năm làm tỳ kheo, Mongkut
mới chịu lên ngôi hoàng đế với điều kiện là mời người em của mình, một
nhà tu hành tinh thông giáo lý và nền học vấn Tây Phương làm Phó Vương.
Khi lên ngôi vua, Mongkut vẫn theo dõi những bước tiến cải cách Phật Giáo,
đề cao pháp quy, tăng cường việc học vấn cho các tu sĩ.
Nhà vua liên tiếp cho xây
dựng nhiều chùa nchiền, thư viện Phật Giáo, dịch kinh điển. Những ngôi
chùa tiêu biểu cho đường lối canh tân nầy phải kể đến: chùa Bovoranies,
chùa Mongkiet, chùa Rajapharadis, chùa Patumwan.
Vào thời đại vua Rama V tức vua Chalalongkon, trong khi các nước láng
giềng của Thái Lan trở thành thuộc địa của Pháp Anh, Bồ Ðào Nha, Tây Ban
Nha, Hà Lan, nhưng Thái Lan lại chủ trương khai phóng môn hộ, ký nhiều
khiệp ước hữu nghi và thương mải, ban hành trị ngoại pháp quyền; tuy Thái
Lan có mất một số phần đất nhỏ, để tránh chiến tranh, và nhờ vậy đễ giữ
vững nền độc lập của mình.
http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/tudotinnguong.htm