Trong chúng ta ai cũng
biết Đạo Phật hình thành và phát triển đến nay đã hơn 26 thế kỷ và du nhập
vào Việt Nam cũng được gần 20 thế kỷ. Trong quá trình gần 2000 năm ấy,
Phật Giáo đã sớm hoà nhập, gắng bó với dân tộc xuyên suốt dòng lịch sử
truyền bá tư tưởng giáo lý của mình. Sự hiện hữu tại Việt Nam cũng như
những nước Phật giáo đã và đang đến, Đạo Phật luôn hoà mình trong những
thời thịnh suy, thăng trầm của dân tộc, đem lại nguồn vui và sự an lạc cho
tất cả mọi người và mọi loài. Như vậy trong giai đoạn hiện nay Đạo Phật
nói chung và Tăng-Ni trẻ của chúng ta nói riêng phải làm gì để giữ vững
tinh thần, truyền thống tốt đẹp này.
1. Thực trạng hiên tại của giáo
hội.
Ưu điểm
Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam (GHPGVN) nói chung và Thành Hội Phật Giáo TP. HCM nói riêng đã không
ngừng nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
việc tu học của Tăng Ni trẻ, đó là kết quả ra đời của các Học Viện, lớp
Cao Đẳng, trường Trung Cấp và Sơ Cấp Phật Học trên toàn quốc. Một thực
trạng đáng vui mừng, cứ gần như mỗi năm một trong các lớp Phật Học tại TP.
HCM làm lễ tốt nghiệp ra trường với số lượng đông đáng kể, đúng theo con
đương mà Giáo Hội đã đề ra.
Nhìn lại những năm tháng
đã qua, lớp Tăng-Ni trẻ được đào tạo có trình độ Phật học cao, có tri thức
khoa học, trên mỗi vị trí công tác của mình, dù ở Quận hay ở Tỉnh, Thành
Phố đều kế thừa việc truyền đạo, giữ gìn mạng mạch Phật pháp bằng những
việc cụ thể như: đảm đương các hoạt động của Giáo Hội. Có không ít vị Tăng-Ni
trẻ đã làm quên mình vì sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp, lợi lạc quần
sanh, phát triển năng động với những phương thức sáng tạo, có phẩm hạnh,
tinh thần dấn thân cao. Một số vị hiện đang tích cực công tác tại các ban
nghành của các cấp Giáo Hội, hoặc được bổ nhiệm trụ trì tại các trú xứ để
quản lý điều hành cơ sở địa phương.
Khuyết điểm
Tuy nhiên ngoài những sự phát
triển nổi bật và thành công đó bên cạnh cũng còn rất nhiều khuyết điểm mà
chúng ta cần phải cùng nhau tìm cách khắc phục một cách triệt để. Đó là
tình trạng số lượng Tăng-Ni tốt nghiệp ra trường mỗi ngày một đông, như đã
nói ở phần trên thì Giáo Hội có cách giải quyết như thế nào để những vị
này khi hoàn tất các chương trình học của mình xong có nơi để mình dấn
thân và phục vụ. Phương hướng giải quyết cụ thể thế nào nếu tình trạng quá
tải xảy ra và sự kiện một số nơi đang rất cần nhân sự. Chúng con cũng biết
vấn đề này không thể quy trách nhiệm cho giáo hội hoàn toàn, nó đòi hỏi sự
tự giác cũng như tinh thần dấn thân và ý thức trách nhiệm của mỗi người. Tuy vậy chúng con vẫn thấy rằng sự chỉ đạo và việc sắp
xếp về nhân sự của giáo hội là điều không thể thiếu.
Chúng con nghĩ rằng đây là một
vấn đề khá quan trọng trong quá trình phát triển của Tôn giáo một cách
đồng điệu và lâu dài.
2. Phương hướng hoằng pháp
của Tăng-Ni trẻ trong thời đại mới phải giải quyết như thế nào, cần những
điều kiện gì?
Vẫn biết rằng đây là chuyện
không đơn giản, vì ngoài vấn đề những người có tinh thần dấn thân không
chưa đủ mà còn đòi hỏi vốn kiến thức và khả năng chuyên môn thực sự của họ.
Nhưng nghĩ lại chúng con nhận thấy điều này vẫn có thể thực hiện được nếu
giữ hai bộ phận hành chánh và giáo dục trong giáo hội kết hợp chặt chẻ với
nhau thì việc tìm ra những vị có khả năng thực sự để phân bổ đến những nơi
đang cần nhân sự là điều không khó lắm.
Hình thức trên nói theo thế tục
một tí thì cũng giống như đơn đặt hàng của các công ty đang cần tuyển
nhân sự, họ đến những trường trung học và đại học chuyên ngành bên ngoài
xã hội hiên nay vậy. Thậm chí họ còn có những chương trình khuyến khuyết
bằng cách hợp đồng trước và cấp học bổng cho các nhân sự tương lai của
mình.
Tương tự như vậy, chúng ta có
thể đến các trường Phật học của mình mà khai thác nhân sự theo yêu cầu.
3. Phương hướng hoằng pháp
chúng ta có thể chia theo từng gốc độ khác nhau như:
- Tạo nhân sự sử dụng theo yêu
cầu từng nơi, từng hoàn cảnh và môi trường thích hợp mà Phật giáo đã, đang
và sẽ có mặt.
- Sử dụng nhân sự theo sở
trường là mời gọi những đối tượng có khả năng, trình độ thích hợp với chức
vị hay lĩnh vực chuyên môn. Ví dụ: Chúng ta không thể nào mời những vị tôn
túc giáo phẩm lớn hay các vị có bằng tiến sĩ Phật học về dạy cho các lớp
giáo lý căn bản như sơ cấp được.
Những vị du học tăng mới tốt
nghiệp về, chúng ta phải đặt cho họ các nhiệm vụ đúng với sở trường riêng
của từng người. Ví dụ: vị nào tốt nghiệp môn Phật học thì mời họ tham gia
vào các mảng giáo dục chuyên đề về Phật học. Ai đã tốt nghiệp triết học
thì mời vào phụ trách các lãnh vực chuyên ngành về triết học Phật giáo,
tương tự các ban ngành khác cũng như vậy. Ngươc lại nếu chúng ta không đặt
đúng vai trò, sở trường của mỗi người thì sự trục trặc và vấn nạn trong
hệ thống điều hành xảy ra là điều không thể tránh được.
Ngoài ra chúng ta có thể mở
những lớp đào tạo ngắn hạn củng cố thêm kiến thức chuyên ngành, được vậy
khi nơi nào có nhu cầu mở những trường Phât học cho Tăng-Ni và Phật tử,
những lớp học tình thương xoá mù chữ..v.v... chúng ta sẽ có một đội ngũ
sẳn sàng cung ứng cho họ.
Về mặt hành chánh cũng
tương tự, chúng ta mở những lớp nghiệp vụ chuyên môn dạy thêm cho họ, để
khi ra trường có thể bổ sung ngay vào các ban ngành đang còn khiếm khuyết.
Người có năng khiếu về giao tế
xã hội, có thể mời họ tham gia vào các công tác từ thiện của giáo hội, đi
vận động, kêu gọi cứu trợ những nơi bị thiên tai, như lũ lụt, động đất.v.v...
Tiếp theo là phần Kinh tế,
đây là một vấn đề khá quan trọng, vì những tín đồ nơi mình ở nếu họ thiếu
kiến thức về kinh doanh, làm ăn thua lỗ thì bản thân chúng ta khó mà giáo
hoá họ, bởi không ai có thể nhịn đói mà nghe giảng đạo được. Như vậy chúng
phải có thêm ít nhiều kiến thức và kinh nghiệm chung về mặt kinh tế để
giúp họ.
Phần kế nữa là tạo cho họ thấy
được con đường tâm linh, nói một cách cụ thể hơn là cho họ những
món ăn tinh thần, mở những khoá tu học, tìm hiểu và hành trì giáo lý,
giúp họ tìm được sự an lạc thảnh thơi ngay trong đời sống hiện tại. Để
trong tự thân của mỗi tín đồ nhận thức được rằng Đạo Phật không thể thiếu
trong đời sống. Khi họ xem hằng ngày của mình.
Phần cuối cùng là chúng ta áp
dụng phương pháp thuyên chuyển, nếu một vị trụ trì không đủ khả
năng hoạt động, không làm tròn trách nhiệm nơi mình ở, mà còn vi phạm
những giới luật căn bản: Nếu nhẹ thì cảnh cáo, chỉ dẫn thêm kinh nghiệm
cho họ, nặng thì giáo hội phải có các biện pháp xử lý cấp tốc, có nghĩa là
áp dụng phương pháp di chuyển, thay thế nhân sự mới ngay để tránh những
điều đáng tiếc hơn xảy ra. Khi áp dụng phương pháp này chúng ta tránh được
tình trạng yếu kém về giáo lý, năng lực lãnh đạo, thụ động, không có tinh
thần trách nhiệm. Tránh tình trạng ỷ lại được bổ nhiệm chức vụ rồi thì
chẳng cần cầu tiến, phát triển thêm giáo hội, chẳng quan tâm việc truyền
bá giáo lý, đem lại sự an vui và lợi lạc mọi người, quan trọng hơn nữa là
để không mất lòng tin của tín đồ. Như vậy đây là một trong những vấn đề
cần thiết và cấp bách nhất cần đươc giải quyết trong giai đoạn hiện nay.
4. Kết luận
Chúng con thiết nghĩ những vấn
đề vừa nêu trên nếu được thành tựu thì việc quá tải về Tăng-Ni trẻ và nhu
cầu thiếu hụt về nhân sự khá nghiêm trọng ở một số vùng sâu, vùng xa
như hiện nay không còn là vấn đề nan giải nữa. Bên cạnh đó sự phát sinh
những tệ nạn ở một số Tăng-Ni trẻ từ đó cũng mất đi. Chẳng những vậy chúng
ta còn cho mọi người thấy và biết được rằng Phật giáo không phải là Đạo bi
quan yếm thế như người ta đã từng nghĩ, bởi vì ngoài những giáo lý thậm
thâm, vi diệu và khoa học giúp các hành giả tìm được sự an lạc ngay trong
hiện tại, chúng ta còn có những việc làm năng động, cụ thể và hết sức
thiết thực của các tu sĩ Phật giáo.
Được như vậy Đạo Phật mới có cơ
hội phát triển vững mạnh và đi sâu vào cuộc đời, mang niềm vui vào lòng
dân tộc nhiều hơn nữa.
http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/vaitro_hoangphap.htm