Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Tìm hiểu mối xung khắc giữa cha mẹ và con cái trong thời hiện đại

Chúng ta hãy lắng nghe nỗi niềm sâu kín của một cô gái 17 thổ lộ : “Cha mẹ dường như không hiểu gì về tôi. Họ chỉ muốn tôi vâng lời một cách tuyệt đối như  đứa bé con. Có lẽ họ quên rằng tôi đã 17 tuổi và tôi có lối sống riêng của mình. Họ đòi hỏi tôi phải học thật chăm và kiếm nhiều điểm tốt; họ chỉ biết la rầy khi tôi lầm lỗi, nhưng lại không bao giờ chỉ bảo cho tôi biết phải nên làm gì. Họ luôn than phiền về việc ăn mặc hợp thời trang của tôi. Tôi nghĩ họ không bắt kịp sự tiến hóa của xã hội hiện đại. Họ cấm tôi có bạn trai, thâm chí không muốn lắng nghe lời giải thích, qủa thật họ không tin gì ở tôi...” Ca Dao việt nam có câu : “chiếc áo mặc sao qua khỏi đầu”, cha mẹ luôn luôn có cái nhìn chín chắn hơn con cái đó là lẽ tất nhiên, sự trãi nghiệm đời thường đã nói lên điều đó. Thế nhưng trong xã hội ngày nay, một xã hội hiện đại, văn minh và tiến hóa, những quan điểm của cha mẹ và con cái cần phải có sự phân định rõ rệt, cái noi phong kiến cần phải được tu chỉnh, sự tiến bộ cần nên được phát huy. Và đây là một minh chứng nữa từ một cậu trai 18 : “Cha mẹ tôi chẳng bao giờ quan tâm đến tôi. Họ đi làm từ tờ mờ sáng và trở về nhà vào ban đêm thật trễ lúc tôi đã đi ngủ. Tôi có rất nhiều vấn đề muốn nói và mong tiếp nhận nơi cha mẹ một vài lời khuyên, nhưng dường như họ không bao giờ có thời gian dành cho tôi. Họ cho tôi nhiều tiền và nghĩ rằng như thế là đủ. Khi tôi phạm lỗi hay gây chuyện cãi nhau, thì họ cho là tôi hư đốn. Tôi thật sự cảm thấy lạc lõng giữa gia đình. Tôi luôn chống lại mọi ý kiến của cha mẹ để họ phải chú ý đến tôi. Thật sự mà nói, có qúa nhiều mâu thuẩn giữa cha mẹ và chúng tôi”. Có vô số lý do dẫn đến xung khắc giữa cha mẹ và con cái. Thế nhưng có bao giờ các bạn trẽ tự đặt lại câu hỏi, “do đâu cha mẹ phải làm thế?”

Qủa thật  cha mẹ có một cái tội, một tội rất lớn chỉ vì qúa thương con và mong con nên người, có đời sống ấm no. Cha mẹ phải cật lực phấn đấu với công việc để có cái ăn, cái mặc, đến độ đôi mắt quầng thâm vì nhiều đêm thức trắng. Các con đâu biết rằng “mỗi chàng trai, mỗi cô gái đều được kết tụ từ niềm hy vọng của người cha, và là ánh sáng tinh yêu của người mẹ”.

Vậy làm thế nào để hàn gắn vết nứt trong quan hệ cha mẹ và con cái ?

“Theo Tâm Lý Học Phật Giáo, muốn nối kết sợi dây liên đới giữa cha mẹ và con cái, không gì bằng thực tập lắng nghe sâu, nghĩa là có đủ khả năng để hướng ý muốn tốt đẹp về người khác để lắng nghe, cảm thông và chia sẻ. Vì ‘không ai hiểu con bằng cha mẹ’. Cho nên tôi thiết nghĩ và tin chắc rằng: một người cha, nếu ông biết lắng nghe đứa con trai yêu một cách sâu sắc. Với hiểu biết và thương yêu ông sẽ mở được cánh cửa lòng nơi con trai mình, nghe được tiếng thổn thức trong tim đứa bé và làm sống lại niềm cảm thông giữa cha con. Và người mẹ cũng thế, dùng lòng yêu thương và sự trìu mến để gần gũi, cho con được giải bày tâm tư và ước nguyện của mình”. (lời HT.TNH)

“Dưới cái nhìn của một chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Đinh Phương Nhi nói về tuổi trẽ như sau : ‘Đặc điểm tâm lý chung của tuổi mới lớn biểu hiện rõ rệt nhất ở chổ các em muốn làm người lớn. Và nhu cầu tâm lý đầu tiên của tuổi mới lớn là nhu cầu xác định bản sắc riêng và muốn khẳng định mình. Chính khi trẽ hành động ngược lại điều bố mẹ muốn là trẽ muốn có sự chọn lựa riêng của mình...’ Vì vậy trách vụ của cha mẹ là quan tâm, giúp con phát triển các sở thích, năng khiếu, hướng con đến cái chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Thái quá thì bất cập. Do vậy, cha mẹ không nên ‘khư khư’ kiểm soát qúa nghiêm ngặt, đồng thời cũng đừng bao giờ thả lỏng. Kinh nghiệm từ một người mẹ, chị Trần Thị B chia sẻ : ‘ muốn hiểu con tuổi mới lớn, có khi cha mẹ phải hạ mình xuống, phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của con. Nếu muốn trao đổi với con một cách thẳng thắn và mong được sự cảm thông của con, có lẽ không cách nào hay hơn là chúng ta phải trở nên như một người bạn của con...’. Hiểu con ở tuổi mới lớn qủa không đơn giản. Bởi giữa cha mẹ và con cái là hai thế hệ khác nhau nên chắc chắn sẽ có khoảng cách xa về tư tưởng cũng như lối sống. Một học giả Mỹ khảo sát hơn 20 quốc gia và đã kết luận : ‘ Con cái muốn cha mẹ luôn đối xử công bằng với chúng, không thất hứa hoặc nói dối. Cha mẹ nên quan tâm đến con cái, vui vẻ với bạn bè của con, không cáu gắt, nên để con tham gia ý kiến và được vui chơi, kết bạn. Dám nhận khuyết điểm nếu cha mẹ có lỗi. Tuyệt đối không áp chế, điều gì cũng cho là ‘cãi’ vì ‘qúa phê phán người khác là phủ nhận quyền tự do sống của người đó’. (K.Mamurti)”. (Trách Nhiệm Làm Cha Mẹ - Trầm Thiên Thu)

Tóm lại muốn xóa bỏ các mâu thuẩn giữa cha mẹ và con cái, chỉ có một con đường duy nhất là tình thương. Tình thương đưa đến sự chấp nhận và khi nào con người biết chấp nhận những khác biệt của nhau thì xung đột mới có thể chấm dứt được. Thiếu tình thương là thiếu hiểu biết và khi đã không hiểu biết thì con người không thể cảm thông được nhau mà chỉ thấy toàn những khác biệt, sai trái. Chính quan niệm về sự khác biệt này làm nãy sinh ra bất đồng rồi đưa đến mâu thuẩn, đối nghịch. Để giải quyết nó, cha mẹ cũng như con cái cần biết thay đổi chính mình chứ không thể đòi hỏi người khác phải thay đổi được. “sự thay đổi chính mình là một sức mạnh hết sức lớn lao, một huyền năng phi thường mà mỗi cá nhân từng trãi nghiệm”. (Dấu chân trên cát – Nguyên Phong).

http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/xungkhac_giadinh.htm

 


Vào mạng: 1-1-2006

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang