- Ý NGHĨA HÀNH HƯƠNG
- (Mùng 2 tết Đinh Hợi)
- Giác Hạnh Phương
DẪN NHẬP:
Mỗi mùa xuân về, đối với thế gian, Tết là
dịp được nghĩ ngơi và đi thăm viếng lẫn nhau sau bao nhiêu tháng ngày lo
làm ăn, bận rộn vì sinh kế mà con người ít khi gặp nhau. Do đó ngày Tết là
cơ hội để mọi người trở về cội nguồn tổ tiên ông bà, con cái thắp ném
hương lên bàn thờ tưởng nhớ công ơn tổ tiên; bạn bè đi thăm viếng lẫn nhau
và chúc nhau những điều tốt lành, nào là chuyện làm ăn buôn bán, gia đình
con cái học hành,v.v…con cháu thì có dịp thăm hỏi ông bà, chúc sức khoẻ
ông bà…Do đó ngày tết là dịp để mọi người quan tâm, thiết lập tình thương
yêu lẫn nhau, nói với nhau những lời từ ái, dễ thương, không được nói
những lời khó nghe, tất cả những gì của năm củ đều được phóng thích ...
chỉ trong ba ngày Tết thôi mà con người làm được biết bao nhiêu điều có ý
nghĩa. Quả thật Tết là những ngày bình yên và hạnh phúc nhất.
Trong khi đó những người con Phật, các
Phật tử ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ đối với gia đình, công việc xã hội…bên
cạnh đó những người đệ tử Phật còn thực hiện nhu cầu tâm linh, thăng tiến
tinh thần, thông qua việc đi thăm viếng các ngôi chùa cách vượt qua hàng
chục km, đã trở thành một nét văn hoá trong Phật giáo mỗi khi mùa xuân về.
Từ mùng 2 đến rằm tháng giêng, hầu hết các ngôi chùa đều đông đảo và sôi
động hơn thường ngày, vì các Phật tử sẽ tập hợp về một ngôi chùa nào đó để
đi du lịch (hành hương) Thập Tự đầu năm.
Tại Chùa Giác Ngộ (Q.10) hằng năm vào mùng
2 tết, thì Thầy Trụ trì đều tổ chức hành hương đầu năm mới, nhằm mang lại
an vui hạnh phúc cho mọi người. Năm nay (xuân Đinh Hợi) có phần sôi động
hơn vì số lượng người tham gia tăng lên hơn so với năm ngoái. Từ tờ mờ sáng
(5 giờ) mùng 2 Tết, một dãy xe gần 10 chiếc đã có mặt sẳn sàng để đưa đoàn
hành hương từ Thành phố HCM về miền Tây (Tiền Giang) thăm viếng các ngôi
chùa có bề dày về di tích lịch sử - văn hoá lâu đời của Phật giáo…dưới sự
hướng dẫn của Thầy Nhật Từ, thầy Nhật Thiện và chư Tăng tại chùa Giác Ngộ.
Thật là một chuyến đi, một hành trình tâm
linh đầu năm vô cùng ý nghĩa và giá trị không những về mặt thưởng thức du
lịch, mà còn có giá trị về mặt nuôi dưỡng tâm linh và hạt giống giải thoát.
Chuyến đi chỉ trong một ngày thôi, vậy mà có thể đem lại được các giá trị
về đời sống an vui hạnh phúc như sau:
-
GIÁ TRỊ PHƯỚC BÁU
-
Cúng dường Tam Bảo
Ngừơi Phật tử có hai nhiệm vụ đối với Phật
pháp: Hộ trì và bảo vệ chánh Pháp.
Đạo Phật có tồn tại hay không một phần nhờ
vào sự cúng dường của người Cư sĩ (Hộ pháp). Và đạo Phật tồn tại có bền
vững hay không cũng do cách sống và hành trì của người Phật tử tại gia, vì
người cư sĩ tại gia sẽ mang giáo lý, mang lời Phật dạy ứng dụng vào cuộc
sống thông qua sự truyền đạt của quí Thầy, Cô…là cách thức bảo vệ chánh
pháp, làm cho giá trị chánh pháp tồn tại mãi mãi. Cho nên đầu năm mới,
người Phật tử đi cúng dường thập Tự đã trở thành nét văn hoá trong Phật
giáo, cũng chính là ý nghĩa người Phật tử dấn thân làm Phật sự suốt đời
suốt kiếp. Nhằm thiết lập mối quan hệ giữa người Cư sĩ và Tăng chúng như
một đoàn thể không thể thiếu, có như thế thì chánh pháp được tồn tại mãi
mãi trên thế gian.
Người Phật tử thực nhiệm vụ hộ trì Tăng
Bảo (cúng dường) là cách thức cúng dường chư Phật, vì chư Tăng là những
đang đi trên con đừơng chuyển hoá hứơng thượng, có thể thay Phật giáo hoá
cuộc đời đem lại an vui hạnh phúc cho cuộc đời. Cúng dừơng với tâm niệm hộ
trì và bảo vệ Phật pháp như thế thì sẽ đạt được phứơc báo và hạnh phúc
vượt thời gian và không gian, do đó con đường giải thoát đang gần bên cạnh.
Bởi vì phứơc báu tỉ lệ thuận với tâm. Tâm niệm khởi lên càng rộng lớn bao
nhiêu thì phước báu sẽ theo đó mà gia tăng.
-
GIÁ TRỊ VĂN HOÁ (Vật chất và Tâm linh)
1. Văn hoá vật chất (kiến trúc các ngôi
chùa, tựơng Phật)
Môi trường sống của con người
không chỉ là môi trừơng tự nhiên mà còn bao gồm môi trường văn hoá hay môi
trừơng nhân tạo. Môi trường văn hoá nhân tạo ở đây đó là kiến trúc văn hoá
chùa chiền, nói lên nét đẹp thẩm mỹ kiến trúc và tính sáng tạo của con
người. Kiến trúc ngôi chùa cũng là nhân tố nói lên môi trường văn hoá của
dân tộc. Chùa ở Việt Nam không lớn, hay kiêu sa như nhà Thờ Ki tô giáo,
cũng không quá cổ kín, khép kín như các ngôi chùa Trung Hoa, Nhật Bản …mà
nó mang sắc thái riêng “chùa Việt Nam.” Với những nét hoa văn chạm khắc
rất công phu tỉ mỉ, cho thấy trình độ nghệ thuật điêu khắc của các nghệ
nhân người Việt Nam mang tính sáng tạo kết hợp với trí tuệ không kém gì
các nước trong khu vực.
Mỗi một ngôi chùa có nét kiến trúc riêng.
Qua đó cho thấy tính đa dạng trong tôn giáo và trong từng thời lịch sử
khác nhau thì cấu trúc chùa cũng khác nhau. Chẳng hạn cấu trúc các ngôi
chùa hiện đại như Huệ Nghiêm khác với cấu trúc chùa Sắc Tứ (Tiền Giang –
nơi vua Gia Long tị nạn…Đó là những gì thấy được qua chuyến hành hương
Thập tự đầu xuân.
2. Văn hoá tâm linh
Giá trị văn hoá kiến trúc các ngôi chùa
không chỉ dừng lại ở phần kiến trúc nghệ thuật thẩm mỹ thoả mãn cái nhìn
con mắt, mà kiến trúc ấy nó còn gắn liền với yếu tố giáo dục tâm linh,
giáo dục đạo đức và sự thanh thản của tâm hồn khi đến chùa được truyền
thụ từ người này sang người khác. Đó mới là giá trị kiến trúc chùa cần đạt
được khi thiết kế hay khi con người đi tham quan, hành hương Thập tự.
Các ngôi chùa Việt Nam nói riêng đã thể
hiện được điều đó. Khi bước vào chùa ai cũng cảm thấy cần bỏ lại sau lưng
những gì phải bỏ, rủ sạch bụi trần, để tâm hồn nhẹ nhàng thanh thản bay
bổng mỗi khi nghe tiếng chuông hồng chung ngân vang lên, câu kinh tiếng kệ
làm cho con người mỗi khi nghe đều có sự chuyển hoá tâm hồn,
buông bỏ những tham lam tranh đấu của cuộc
đời. Con người như đang trở về nguồn sống tâm linh, lúc ấy con người thật
bình yên và hạnh phúc.
* Thờ cúng tượng Phật
Nhìn hình ảnh các Phật và các vị Thần bảo
hộ được thờ cúng trang nghiêm, uy nghi đỉnh đạt làm cho tâm hồn con người
giảm bớt sự tranh đấu, sự hận thù, tâm lắng dịu, trầm tỉnh, cân bằng tương
ưng với các hình ảnh tượng Phật và cảnh vật xung quanh. Đó là những gì đạt
được lợi ích về tâm linh khi thăm viếng các ngôi chùa.
Khác với tâm trạng của người đi tham quan
các cảnh thế gian, làm cho tâm hồn xao động và mong cầu khát vọng.
Khi con người cúi đầu lễ bái lại càng có ý
nghĩa hơn, cũng có nghĩa là con người biết đề cao giá trị tâm linh, quí
trọng nhân cách sống của bâc Thánh nhân. Khi con người biết cúi đầu trứơc
sự cao cả của Thánh nhân, thì hạt giống Thánh đã được gieo trồng vào tâm
hồn phàm phu, nhưng hạt giống đó nếu biết nuôi dưỡng và phát triển thì hạt
giống Thánh sẽ đâm chồi và trổ quả, người đó
trở thành điểm sáng cho Văn hoá PG Việt
Nam.
-
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
a. Phật giáo sống trong lòng dân tộc
Giá trị văn hoá luôn hướng con người đến
cái tốt, cái đẹp vì lịch sử là quá trình được chắt lọc qua thời gian, do
con người sáng tạo và tích luỹ. Cho nên mỗi nền văn hoá đều có bề dày về
thời gian tồn tại của nó về tính lịch sử.
Tinh thần Phật giáo đồng hành với dân tộc
Việt Nam đã gắn liền với tên - tuổi tồn tại của các ngôi chùa, đó là những
ngôi chùa mà đoàn hành hương đã thăm viếng như: Khu di tích lịch sử chùa
Giác Lâm –Sài Gòn, chùa Vĩnh Tràng, chùa Sắc Tứ - Tiền Giang…. vì con
đường tâm linh PG là chổ dựa tinh thần thích ứng với con người Việt Nam và
nền văn hoá của Việt Nam.
-
GIÁ TRỊ TÂM LINH.
-
Mở rộng tình thương
Trong cuộc sống những va chạm và đau khổ
mà con người gặp phải nhiều hơn so với những ứơc mơ và hạnh phúc sẽ có,
cho nên cần phải trao cho nhau những lời lẽ tốt đẹp. Lời chúc tết
với mong muốn con người hạnh phúc là món
quà tặng nhau không tốn tiền, dường như phi thực tế, vô hình, nhưng ý
nghĩa rất sâu xa nếu không gắn với đạo lý nhiều khi nó trở thành thông lệ
giao tiếp xả giao mà thôi thì rất đáng tiếc. Đức Phật dạy bất cứ khi làm
việc gì, nói việc gì…cũng gắn kết với cái tâm. Vì vậy, tuy lời chúc tết
đầu năm chưa mang lại kết quả ngay lập tức, nhưng với tấm lòng mong muốn
chân thành của nhiều người thì kết quả vẫn
có thể xảy ra. Bởi vì lời chúc tết là sự mong muốn và hy vọng làm động lực
thúc đẩy cho người được nhận lời chúc ấy sẽ hành động và đạt được thành
công.
Còn đối với người mong muốn người khác tốt
đẹp cũng đồng thời làm cho tâm từ bi mở ra, tâm hỷ xả tăng trưởng và làm
teo hẹp tâm ích kỷ và ganh tỵ. Khi xuất hiện những tâm tích cực này thì
con người mới mong muốn người khác hạnh phúc. Chúc tết cũng là cơ hội để
khám phá lòng tốt của người khác và để tin tưởng một thế giới bình yên và
để tu tập tâm linh.
Nếu người còn nhiều tâm phàm phu thì khó
mà mở lời mong cho người khác hạnh phúc, thậm chí họ còn mừng rỡ khi thấy
người khác thất bại nhất là người đó đã từng gây thành kiến ác cảm.
Do đó trong những ngày tết là dịp để con
người thiết lập tâm Từ - Bi -Hỷ - Xả, một trong những pháp tu quan trọng
trong Phật giáo để trở thành người giác ngộ. Làm sao mọi người giữ được
trạng thái tình cảm đối với nhau như trong cách ứng xử của ba ngày tết này
trong suốt năm cũng góp phần giảm bớt khổ đau cho nhau, và xã hội cũng có
thể trở thành xã hội cực lạc ngay bây giờ và tại đây.
-
Nghe pháp thoại
Bản chất của việc nghe pháp thoại là để
chuyển hoá tâm hồn, thay thế nhận thức sai lầm bằng nhận thức
chân chánh (hiểu theo nghĩa rộng), tự tin vào sức mạnh chính mình
làm mới cuộc đời… từ đó sẽ chấm dứt
khổ đau thì hạnh phúc sẽ có mặt. Hành hương có giá trị trị liệu và chuyển
hoá như thế, thông qua mỗi chặng đừơng khi đoàn dừng chân tại mỗi ngôi
chùa thì Thầy Nhật Từ trao tặng đầu năm những ý nghĩa triết lý phước báu -
lịch sử- văn hoá mang tên một ngôi chùa mà đoàn đến thăm viếng như chùa:
Vĩnh Tràng, chùa Thiên Phước, chùa Kim Cang…để làm hành trang cho mỗi
người khi trở về gia đình của mình mà ứng dụng tu tập tâm linh.
(Những triết
lý đó là gì xin
xem dĩa vcd – hành hương đầu năm 2007)
3. Cầu nguyện và ý nghĩa.
Bản chất lời cầu nguyện mong muốn, ước
muốn mang lại đều tốt lành, an vui hạnh phúc. Tuỳ theo tâm lượng
mỗi người mà có cách cầu nguyện khác nhau như: có người chỉ cầu cho gia
đình, có người cầu cầu nguyện cho đất nước, cầu nguyện cho thề giới, cho
chúng sanh mọi loài …mà con người chọn cho mình hành động khác nhau.
Cầu nguyện đầu năm là một nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống. Theo nhà Phật lời cầu nguyện là chất xúc tác hỗ
trợ cho những ứơc muốn tốt đẹp, những điều mà con người cảm thấy khuyến
khuyết trong hiện tại sẽ được thay thế trở thành hiện thực, trở thành thế
mạnh trong tương lai. Khi cầu nguyện phải gắn liền với việc thực hiện và
hành động đúng theo đạo lý làm người thì kết quả đi theo đúng như lời
nguyện cầu. Và khi cầu nguyện cũng chính là mình không muốn gây đau khổ
cho con người, và luôn luôn cảm thấy yêu thương con người…
Cầu mong được một lời tử tế, một cử chỉ
cảm thấy yên lòng thì mình phải tử tế và ban tặng cử chỉ yên lòng đó cho
con người Cầu nguyện với ý nghĩa như vậy thì lời cầu nguyện vô cùng có
giá trị và hợp lý theo sự vận hành của qui luật nhân quả.
- Nếu con người cầu nguyện hạnh phúc an
vui mà trong cuộc sống luôn gây đau khổ cho người, làm tổn thương con
người như vu khống, ganh ghét… thì lời cầu nguyện đó có trở thành hiện
thực hay không ? Câu trả lời dành cho mọi người tự trả lời.
- Nếu cầu nguyện xem Phật như một vị thần
linh theo cơ chế “xin –cho” thì đạo Phật trở thành đạo thiếu tình thương
bình đẳng và mê tín, thiếu tính khoa học.
- Ở đây cầu nguyện trong Phật giáo khác
với các tôn giáo khác là ở chổ: Cầu nguyện Phật để bắt chứơc “gần” giống
như Phật về những gì mà Phật đã làm. Từ hạt giống (nhân) bắt chứơc Ngài
được tích luỹ lâu ngày thì chúng ta sẽ trở thành Ngài. Đó là giá trị cầu
nguyện tâm linh đạt đỉnh cao nhất đầu năm.
-
GIÁ TRỊ SỨC KHOẺ - Y HỌC:
Ngày tết mọi người chúc nhau mạnh khoẻ.
Thế thì tại sao không biến lời chúc đó trở thành hiện thực bằng cách đi
hành hương. Hành hương là cơ hội làm tăng cường sức khoẻ đấy. Bởi vì con
đừơng từ quốc lộ vào các chùa làng phải đi bộ một đoạn, vừa bị ánh nắng
rọi rát cả mặt, thế nhưng không ai có cảm giác mệt mõi cả, mà còn thích
thú khi được đi bộ. Nếu kết hợp đi bộ như đi thiền hành, đi trong im lặng
và tỉnh thức thì giá trị hạnh phúc mang lại vô cùng lớn. Chính niềm vui,
và tâm lý tích cực lạc quan khi đi bộ có liên hệ đến sức khoẻ và bệnh tật.
Tuy đoàn xe về đến chùa Giác Ngộ gần 20
giờ, nhưng trên gương mặt mọi người đều thể hiện tâm trạng nhẹ nhàng thoải
mái, êm dịu khó tả, không thể hiện sự mệt mõi chút nào. Trạng thái này rất
khó tả, nó không sôi động hào hứng như ca một bản nhạc, hay cảm giác thích
thú khoái khẩu như khi ăn tiệc trong nhà hàng, hay ở khách sạn, nó cũng
không làm trương phồng bản ngã ...đây là sự khác biệt giữa đi du lịch hành
hương Thập tự và đi du lịch thông thường của thế gian.
Du lịch của thế gian “Vui ít, tiền nhiều.”
Cách thức đi du lịch theo thế gian nhằm
thoản mãn sự hưởng thụ của con mắt (ngắm nhìn cảnh đẹp); cái miệng (ăn
uống) và vui chơi giải trí, thoả mãn cái “Tôi”, hoặc có người muốn chứng
tỏ sự giàu có sang trọng của người lắm tiền nhiều của (du lịch là dành cho
thành phần có tiền) cho nên khi đi du lịch về cảm giác, trạng thái hạnh
phúc để lại không lâu, không bền. Thậm chí trạng thái hạnh phúc nó sẽ biến
mất ngay lập tức vừa khi rời khỏi bàn tiệc hay khu du lịch, hạnh phúc vụt
lên rồi tắt đi nhanh chóng, giống như lửa của rơm... Cho nên tiền tiêu tốn
nhiều để mua cảm giác hạnh phúc mà giá trị mang lại không lâu.
Du lịch hành hương trong Phật giáo “Tiền
ít, vui nhiều.”
Khi đi du lịch dưới hình thức hành hương -
Thập tự trong Phật giáo, ngoài việc mang lại hạnh phúc lâu dài (hỷ lạc) và
đạt được các giá trị vừa nêu trên, mà còn làm cho đời sống tinh thần thăng
hoa từ phàm phu, nếu biết cách tác ý chân chánh thì hành hương là một
trong những cơ hội gieo trồng hạt giống (nhân) giải thoát.
Cùng là một công việc đi du lịch, thế mà
giá trị của nó mang lại khác nhau rất lớn. Những ai chưa tiếp xúc với hình
thức du lịch tâm linh này, tại sao không lựa chọn tham gia cho biết. Khi
đi và biết rồi thì sẽ thấy hạnh phúc không những trong cả năm, mà còn cả
trong tương lai của nhiều đời sau, vì hạt giống kết duyên với Tam bảo đã
được gieo trồng.
Cho nên hành hương mang lại nhiều giá trị
hạnh phúc: Hạnh phúc của mùa xuân, hạnh phúc được gieo trồng phứơc báu,
nuôi dưỡng tâm linh, hạnh phúc được nghe pháp thoại, hạnh phúc được gặp gỡ
nhiều người, hạnh phúc được tìm hiểu các giá trị văn hoá - lịch sử PG,
hạnh phúc được có thêm sức khoẻ, …thật là một ngày mang ý nghĩa “nhiều
trong một.” Một ngày với nhiều giá trị như thế, đối với những ai còn bỡ
ngỡ, chưa tham gia thì hãy tham gia năm sau (2008) sẽ cảm nhận được giá
trị hạnh phúc “nhiều trong một.”
Kính chúc tất cả mọi người có sự lựa chọn
cho mình một hình thức “du lịch” đúng đắn và hoàn hảo nhất, nhằm mamg lại
giá trị cao nhất cho đời sống./.
http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/ynghia_hanhhuong.htm