Năm 1969, John H. Garabedian và
Orde Coombs viết một cuốn sách nhan đề Những Tôn Giáo Đông Phương Trong
Thời Đại Điện Tử (Eastern Religions In The Electric Age, Tempo Books, New York,
1969), ngoài bìa có in hình một hàng chữ lớn viết trên tường: "Chúa
Đã Chết - Phật Còn Sống" (CHRIST IS DEAD - BUDDHA LIVES). Trong cuốn sách
này, hai tác giả giải thích "tại sao hàng triệu giới trẻ ở Mỹ
đang vứt bỏ truyền thống tôn giáo của họ để đi tìm những giải đáp
cho cuộc đời trong những tư tưởng và tôn giáo của Đông phương"
(why millions of young people are rejecting their own traditions and seeking new answers
in the ideas and religions of the East).
Năm 1995, Thầy Nhất Hạnh cho ra đời tác phẩm Phật Sống,
Chúa Sống (Living Buddha, Living Christ, Riverhead Books, New York, 1995), mở cửa
cho một cuộc đối thoại giữa Phật và Chúa Ki Tô, tuy trong cuốn này có
vài đoạn Thầy chỉ trích tính chất hẹp hòi, bất khoan dung của Ki Tô
Giáo, và một đoạn phê bình Giáo Hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II) về nhận
định của ông về tính cách "duy nhất" của Giêsu.
Cuối năm 1999, Thầy Nhất Hạnh tiến thêm bước nữa, thực
hiện Bồ Tát hóa thân, một mình đóng hai vai, Phật và Giêsu, cho Phật và
Giêsu ngồi cùng với nhau như anh em và bàn về sự tương đồng của một
số triết lý Phật Giáo và Ki Tô Giáo qua lăng kính của Phật Giáo, trong
tác phẩm Về Nhà. Giê-su và Phật Như Là Anh Em (Going Home. Jesus and Buddha as
Brothers, Riverhead Books, New York, 1999). Trong lời giới thiệu ngoài bìa cuốn
sách này có đoạn:
Trong cuốn Going Home, Phật và Giêsu ngồi cùng nhau và bàn về
những lời cầu nguyện và lễ tiết của mỗi tôn giáo. Hai người hỏi có
thể làm được gì để tạo một sức sống mới cho mỗi truyền thống,
nhìn vào sự gặp nhau của những quan niệm như phục sinh và sự thực
hành chánh niệm hay tỉnh thức, vào chỗ gặp nhau của sự hiểu biết về
bản chất thực tại của Phật Giáo và quan niệm về Thượng đế của Ki
Tô Giáo.
(In Going Home, they (Buddha and Jesus) sit down and talk about each
other's prayers and rituals. They ask how they can help renew each other's traditions.
They look at the convergence of concepts such as resurrection and the practice of
mindfulness. They see where the Buddhist understanding of the nature of reality and the
concept of God come together)
Chỉ có điều, quan niệm về Thượng đế trong Ki Tô Giáo
đã phải thay đổi rất nhiều qua dòng thời gian và tiến hóa cùng với
trí tuệ của nhân loại. Sự tiến hóa của nhân loại vẫn chưa ngừng nên
quan niệm về Thượng đế còn phải thay đổi, do đó, khi sự hiểu biết
trong Phật Giáo về bản chất thực tại bắt đầu gặp quan niệm về Thượng
đế thì có thể đó cũng là lúc bắt đầu xa nhau.
Tuy không phải là một đệ tử của Thầy Nhất Hạnh,
nhưng có thể nói, tôi đã coi Người như là Thầy của tôi từ lâu rồi.
Tôi đã đọc khá nhiều tác phẩm của Thầy và nhờ đó tôi đã hiểu rõ
đạo Phật hơn, về lý thuyết cũng như thực hành. Hai tác phẩm của Thầy
mà tôi thấy thấm thía nhất là bộ "Đường Xưa Mây Trắng" và
truyện ngắn "Tùng" Thầy viết cách đây đã lâu. Cũng vì vậy mà
tôi đã giới thiệu cuốn Đường Xưa Mây Trắng và đưa truyện Tùng lên
diễn đàn điện tử Vietnet cho giới trẻ đọc. Tôi đã đọc khá nhiều
tác phẩm viết về Phật Giáo của những tác giả ngoại quốc cũng như Việt
Nam. Tôi chưa thấy ai viết về Phật Giáo một cách trong sáng và thoải
mái như Thầy Nhất Hạnh. Qua những tác phẩm viết về Phật Giáo của Thầy,
Phật tử Việt Nam nên cảm thấy hãnh diện về Thầy, không phải vì Thầy
rất nổi tiếng ở ngoại quốc, không phải vì Thầy có nhiều đệ tử
trong nhiều quốc gia, mà vì Thầy đã để lại cho kho tàng văn hóa Việt
Nam một gia tài Pháp bảo. Chúng ta cảm thấy hãnh diện vì chúng ta là những
Phật tử Việt Nam bình thường, chưa đạt được đến trình độ "tám
gió thổi không làm cho mình lay động." Còn đối với Thầy, tôi tin chắc,
đã là tác giả truyện Tùng thì không thể khởi động một niệm tự hào
nào.
Tùng là câu chuyện rất cảm động về Pháp sư Tri Huyền
tức Quốc Sư Ngộ Đạt, trong đó có nhiều đoạn rất hay hợp với tinh
thần và giáo lý Phật Giáo, thí dụ như đoạn vị Tăng người Ấn Độ tên
là Kaniska nói với Tri Huyền trước khi Tri Huyền nổi tiếng và được Vua
Ý Tông phong làm Quốc Sư với danh hiệu Ngộ Đạt: "Tôi biết thầy
là người thông tuệ; sự tu học của thầy sẽ thành công lớn. Rồi đây
thầy sẽ trở thành một vị cao tăng, tiếng tăm lừng lẫy. Tôi xin phép
nhắc với thầy rằng mục đích của sự tu hành là để đạt tới giải
thoát chớ không phải là để nổi tiếng..." Một đoạn khác tả lúc
Tri Huyền nhớ lại lúc mình lên tới tột đỉnh danh vọng và "lúc
mình bước lên ngồi vào Pháp tọa trầm hương, trong khi hàng chục ngàn người
cúi rạp mình làm lễ, trong đó có Vua Đường Ý Tông. Thấy mình là người
tu hành mà đạt đến một địa vị cao tột trong nhân gian như thế, Ngộ
Đạt, trong một giây phút ngắn ngủi, bỗng thấy một niềm tự hào dâng
lên trong lòng. Quốc sư biết là tà niệm đã khởi, mặt đỏ bừng, liền
ngồi xuống pháp tọa và nhiếp mình vào chánh niệm. Nhưng chậm mất rồi.
Bỗng dưng, trong khoảng không có một vật gì nhỏ bé, nhỏ bằng một hạt
cát, sáng trưng, bay xẹt xuống, trúng vào bắp đùi bên trái của quốc sư
làm đau nhói tới xương tủy..."
Vết thương trên đùi trở thành một mụn ghẻ lớn hành hạ
Tri Huyền nhiều năm, sau nhờ Kaniska chỉ điểm dùng nước suối Giải Oan
rửa vết thương mới lành và mới giải được nghiệp cũ. Vài hàng tóm tắt
một phần nhỏ những điều hay trong tác phẩm Tùng. Xin độc giả hãy tìm
đọc cho được tuyệt phẩm này của Thầy Nhất Hạnh.
Điều rõ ràng hai tác phẩm Living Buddha, Living Christ và
Going Home... của Thầy Nhất Hạnh đã được viết trong tâm cảnh của một
Bồ Tát Thiền Sư với chủ đích hòa hợp Phật Giáo - Ki Tô Giáo trong tinh
thần đối thoại tôn giáo. Lòng từ bi của Thầy đã được thể hiện trọn
vẹn trong hai tác phẩm này. Và, trong hai cuốn sách trên, Thầy đã sử dụng
phương tiện quyền xảo (skill in means) trong Phật Giáo, có lẽ với hi vọng
có thể chuyển hóa Ki Tô Giáo, thay đổi tận gốc rễ nền Thần học Ki Tô,
ngõ hầu đưa đến sự hòa hợp tư tưởng giữa Phật Giáo và Ki Tô Giáo.
Sự hòa hợp tư tưởng sẽ đưa đến sự hòa hợp trong xã hội. Mục đích
cao cả này là sự mong đợi của tất cả mọi người trong thế giới tiến
bộ, và cũng là sự mong đợi của những người Việt Nam yêu nước mà
hoàn cảnh bi thảm của một giai đoạn lịch sử cận đại đã đưa đến
sự chia rẽ dân tộc thành hai khối Lương Giáo với "nhiều e dè nghi kỵ,
xem ra không sao xóa sạch được," theo như nhận xét của Linh Mục Lương
Kim Định trong cuốn Triết Việt. Chúng ta cầu mong thiện tâm và mục đích
của Thầy Nhất Hạnh được viên thành.
Tuy nhiên, theo tôi, con đường chuyển hóa trên sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Phần lớn những khó khăn này thuộc bản chất và giáo
lý Ki-Tô. Sau đây, tôi sẽ trình bày một vài điểm khó khăn để chúng ta
thấy rõ vấn đề và tìm phương cách giải quyết chứ không phải để làm
nản lòng những người đang bước trên con đường hòa hợp.
Bài viết này chỉ có mục đích trình bày những suy tư của
tôi về Phật và Giêsu, những suy tư của một Phật tử bình thường, sống
trong thế giới các hiện tượng (world of phenomena), danh từ Phật Giáo gọi
là Sự Pháp Giới. Đây chỉ là những suy tư cá nhân, được trình bày hết
sức thành thực trong mức độ hiểu biết rất giới hạn của tôi. Phần
lớn những suy tư này dựa trên sự kiện (facts) và thực tế chứ không dựa
trên cảm tính.
Hiện nay, Phật Giáo đang bành trướng mạnh trên khắp thế
giới. Nhiều tín đồ Ki Tô Giáo đã nhận ra chân giá trị của Phật Giáo
và học hỏi được khá nhiều từ Phật Giáo. Tuy nhiên, khi họ nhìn Ki Tô
Giáo qua lăng kính Phật Giáo, điều này có thể rất hấp dẫn đối với
một số người Tây phương trong cơn khủng khoảng đức tin về những tôn
giáo truyền thống của họ, thì Ki Tô Giáo không còn là Ki Tô Giáo nữa.
Do đó, cái mà họ nhận thức được không phải là chân tinh thần của
giáo lý Ki Tô, vì giáo lý này đã biến chất, tùy theo họ nhìn giáo lý đó
qua lăng kính nào.
Trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, với trí tuệ của
con người tiến hóa và phát triển qua nhiều thời đại, với những tiến
bộ của khoa học và kỹ thuật, đầu óc con người đã mở mang trên mọi
địa hạt, đối thoại tôn giáo là điều tất yếu, không có không được
(sine qua non). Tại sao? Nhận định sau đây của nhà Thần học nổi danh
Hans Kung trong cuốn Ki Tô Giáo: Tinh Chất, Lịch Sử, Tương Lai (Christianity:
Essence, History, Future, Continuum Pub. Co., New York, 1995, trg. 783), hi vọng sẽ giúp
chúng ta thấy rõ vấn đề:
Không có hòa bình giữa các tôn giáo thì sẽ có chiến
tranh giữa các nền văn minh khác nhau. Không thể có hòa bình giữa các tôn
giáo nếu không có sự đối thoại giữa các tôn giáo. Không thể có sự
đối thoại giữa các tôn giáo mà không có sự nghiên cứu về những nền
tảng của các tôn giáo.
(Without peace between the religions, war between the civilizations. No
peace among the religions without dialogue between the religions. No dialogue between the
religions without investigation of the foundations of the religions).
Như vậy, điều kiện cần và đủ để cho một cuộc đối
thoại tôn giáo hữu hiệu là chúng ta phải nghiên cứu để biết rõ nền
tảng của mỗi tôn giáo trong tinh thần của tôn giáo đó. Giáo Hoàng Gion
Pôn Hai (John Paul II) đã vấp phải một sai lầm nghiêm trọng khi viết cuốn
Bước Qua ngưỡng Cửa Hi Vọng (Crossing The Threshold of Hope) vì không nghiên
cứu về nền tảng của Phật Giáo trong tinh thần Phật Giáo, do đó đã
đưa ra những nhận định phiến diện về Phật Giáo qua lăng kính của Ki
Tô Giáo.
Theo định nghĩa, đối thoại là sự trao đổi những ý kiến
và quan niệm (an exchange of ideas and opinions), có thể rất khác nhau, để đi
tới sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Đối thoại không có nghĩa là
tương đồng hóa những ý kiến và quan niệm. Cho nên, một trong những sai
lầm lớn trong căn bản đối thoại tôn giáo là cho rằng về bản chất,
tôn giáo nào cũng giống nhau, nói một cách rất đơn sơ và phiến diện
là tôn giáo nào cũng dạy làm điều lành, tránh ác, do đó chúng ta chỉ cần
khai triển sự tương đồng đó là có thể đi tới sự hòa hợp tôn giáo.
Chúng ta không sống trong thế giới của những nguyên lý mà sống trong thế
giới của những hiện tượng
Giáo lý tôn giáo tự nó vô nghĩa nếu chúng ta không áp dụng nó
trong cuộc đời, trong xã hội, trong sự giao tiếp giữa con người với con
người. Do đó, chúng ta không thể bảo mọi tôn giáo căn bản đều như
nhau trừ khi chúng đều có ảnh hưởng trên xã hội như nhau. Chúng ta cần
phải biết rõ giáo lý của mỗi tôn giáo, và tôn giáo đó đã mang lại những
gì cho nhân loại, rồi từ đó mới có thể có một căn bản để đối
thoại. Một sai lầm khác là toan tính đưa tín ngưỡng của mọi tôn giáo
qui về một mối, một nguồn, thí dụ như Allah và Chúa là một, Phật
Tánh và Thượng Đế không khác, Nước Chúa và Niết bàn như nhau v..v... Cách
nhìn sự việc như trên có thể đúng trong quan niệm về Tính Không, Tâm
Chân Như, Tương Duyên, Tương Tức v..v.. của Phật Giáo, trong thế giới của
Lý, nhưng không hẳn là đúng trong tinh thần của các tôn giáo khác, trong
thế giới của Sự. Phải chăng vì đã nhận thức rõ vấn đề nên Hans
Kung đã mở đầu cuốn Ki Tô Giáo ... (Ibid., trg. 1) bằng câu:
Chỉ có những người không biết gì mới có thể cho rằng
mọi tôn giáo đều giống nhau. Trái lại, thật là vô cùng quan trọng cho
những tín đồ của mỗi tôn giáo, và nhất là cho mỗi tôn giáo thuộc loại
tiên tri, dù là Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo hay Hồi Giáo, tự hỏi: "Sự
khác biệt giữa tôn giáo của mình và các tôn giáo khác là gì? Cái gì là
tính chất đặc thù, chuyên biệt, điển hình, nghĩa là "Tinh Chất"
của tôn giáo này hay tôn giáo nọ?
(Only the ignorant can claim that all religions are the same. On the
contrary, it is extremely important for members of every religion and especially every
prophetic religion, whether Christianity, Judaism or Islam, to ask, "What is the
difference between my religion and other religions? What is the special, the typical, the
specific, the essential character, indeed the "essence" of this or that
religion?)
Chúng ta vừa thấy, giữa Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo và Hồi
Giáo, tuy từ một gốc mà ra, đã có những sự khác biệt đến độ đưa
đến những cảnh tàn sát lẫn nhau không chút nương tay, kéo dài cho đến
tận ngày nay, số mạng sống con người bị hủy diệt vì chiến tranh tôn
giáo lên đến cả trăm triệu, như lịch sử đã chứng minh. Phật Giáo, một
tôn giáo Đông phương mà trong quá trình phát triển trong hơn 2500 năm không
hề làm đổ một giọt máu, tất nhiên phải khác, khác về giáo lý, vì
giáo lý đưa đến thực hành. Giáo lý căn bản của Phật Giáo là Từ, Bi,
Hỉ, Xả cho nên sự phát triển của Phật Giáo trên thế giới là một tiến
trình hòa bình, tôn trọng mọi tín ngưỡng khác, chưa hề mang lại hệ lụy
nào cho nhân loại.
Thầy Nhất Hạnh cũng đã thấy rõ vấn đề nên Thầy đã
viết, Going Home..., trang 143:
Chúng ta hãy nhớ rằng Giáo hội (Ki-Tô) đã gây nên quá
nhiều đau khổ, quá nhiều chiến tranh. Vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải
xây dựng một Tăng đoàn, xây dựng một Giáo hội sao cho Thánh Linh, sự tỉnh
thức đó, phải thắng để có thể có sự khoan dung ngõ hấu có thể phát
triển lòng từ bi.
(Remember that the Church has been responsible for so much suffering,
so much war. It is our task to build a Shanga, to build a Church in such a way that the
Holy Spirit, that mindfulness, should prevail so that tolerance becomes possible in order
to make compassion possible).
Hiển nhiên, nếu điều này thực hiện được, thì cả thế
giới sẽ được nhờ và hân hoan đón nhận, vì then chốt của hòa bình
trên thế giới là mọi tôn giáo đều thực hành đức khoan dung và hạnh từ
bi. Điều khó khăn ở đây là, nếu Ki Tô Giáo thay đổi như vậy, chuyển
đổi để trở thành giống như Phật Giáo, thì phải thay đổi tận gốc rễ,
không còn là Ki Tô Giáo nữa. Bởi vì, căn bản, Phật Giáo và Ki Tô Giáo rất
khác nhau.
Sự khác biệt căn bản giữa Phật Giáo và Ki Tô Giáo là
gì? Về phương diện nhân loại, chúng ta có thể quan niệm Phật và Giêsu
như là anh em, vì cả hai đều do tinh cha huyết mẹ sinh thành và gồm có 46
sắc tố (chromosome), 23 sắc tố thuộc cha và 23 sắc tố thuộc mẹ (trừ
khi chúng ta gạt bỏ mọi bằng chứng khoa học để chấp nhận huyền thoại
Thánh Linh có thể làm cho bà Maria thụ thai rồi sinh ra Giê-su), cùng nằm
trong tiến trình tiến hóa của những sinh thể ban khai trải qua một thời
gian nhiều tỷ năm, thân xác đều gồm có hơn 65% là nước, máu cùng đỏ,
nước mắt cùng mặn v..v.... Nhưng về phương diện giáo lý tôn giáo và
hành trì thì: Phật đi Bắc thì Giêsu xuống Nam, Phật đi Đông thì Giêsu
đi Tây, Phật nói một đàng thì Giêsu nói một nẻo. Chứng minh?
Về căn bản, mọi người chúng ta đều biết, Phật Giáo
là đạo của Trí Tuệ và Lý Trí, thường được biết dưới tên quen thuộc
là đạo "Giác Ngộ." Còn Ki Tô Giáo là đạo của Đức Tin, thường
được Theo học giả Gia Tô Joseph L. Daleiden thì Lý Trí và Đức Tin tượng
trưng cho hai con đường: "Con đường đi tới hiểu biết đối với con
đường đi tới mê tín" (The Final Superstition, p. 238: Reason Versus Faith: A
path to knowledge, a path to superstition")
Theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là
"một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có
thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable). Theo định
nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một
cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in
something for which there is no proof). Định nghĩa của Reason hay Lý Trí trong tự
điển là "khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý, hoặc phân biệt"
(The capacity of rational thought, inference, or discrimination) hay "suy xét đúng,
phán đoán hợp lý" (good judgment, sound sense). Theo những định nghĩa trên
thì hiển nhiên Đức Tin và Lý Trí là hai từ có nghĩa loại trừ hỗ
tương (mutual exclusive), có cái này thì không có cái kia. Thật vậy, khi
chúng ta dùng lý trí để xác định và chấp nhận một điều gì thì
chúng ta không cần đến đức tin, và khi chúng ta tin vào điều gì mà
không cần biết, không cần hiểu, thì lý trí trở nên thừa thãi. Mặt
khác, trong Phật Giáo cũng có lòng tin, nhưng chúng ta không nên coi lòng tin
này như là đức tin trong Ki Tô Giáo. Kinh Phật nói cho người dân Kalama đã
chứng tỏ điều này (Thích Nhất Hạnh, Đường Xưa Mây Trắng, trg. 698):
Này các bạn, các bạn đừng vội tin vào một điều gì
dù điều đó là điều mà người ta thường nói đến luôn, dù điều đó
có trong kinh điển, dù điều đó là do một bậc thầy mà thiên hạ tôn
sùng nói ra. Các bạn chỉ nên chấp nhận và tin vào những điều mà các bạn
thấy hợp với lý trí của các bạn, những điều được các bậc hiền
nhân đồng ý, những điều mà nếu đem ra thực hành thì đưa tới những
kết quả tốt đẹp cho đời sống. Còn những điều không hợp với lý
trí, những điều bị các hiền nhân chê trách, những điều mà nếu đem
ra thực hành thì đưa tới khổ đau và đổ vỡ, những điều đó các bạn
nên bác bỏ, đừng chấp nhận.
Lý trí và trí tuệ Phật Giáo được thể hiện trong lời
nói cuối cùng của Đức Phật trước khi Người nhập Niết Bàn: "Các
vị khất sĩ, hãy nghe Như Lai nói đây: vạn pháp vô thường, có sinh thì
có diệt. Các vị hãy tinh tiến lên để đạt tới giải thoát." Nói
xong Phật nhắm mắt. (Thích Nhất Hạnh, Đường Xưa Mây Trắng, trg. 917).
Đức tin trong Ki Tô Giáo được thể hiện qua lời nói cuối
cùng của Chúa Giê-su trước khi Người tắt hơi: "Chúa Giê-su kêu lớn:
"Thượng đế ơi! Thượng đế ơi! Sao Ngài lìa bỏ con?."..Chúa
Giê-su kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt hơi. " (Thánh Kinh: Matthew 27:
46, 50; Mark 15: 34, 37)
Điều rõ ràng là trước khi tịch diệt, Đức Phật vẫn còn
quan tâm đến những đệ tử của mình và nhắc nhở cho những đệ tử về
chân lý vô thường cùng khuyên các đệ tử phải cố gắng tu tập, tiến
tới giải thoát. Nhưng Chúa Giêsu thì vì sống trong một đức tin, tin rằng
mình là con của Thượng đế, tin rằng sẽ có những thiên thần Thượng
đế sai xuống để giải cứu mình v...v.., nên khi sắp tắt hơi mới tỉnh
ngộ và thốt ra những lời than đầy đau khổ và thất vọng.
Phải chăng vì vậy mà trong Phật Giáo có lý tưởng Bồ Tát
cứu độ chúng sinh không phân biệt, sẵn sàng vén tay áo, sắn ống quần,
nhảy vào địa ngục cứu vớt chúng sinh; trong khi Ki Tô Giáo cổ súy sự cứu
rỗi cá nhân qua đức tin (salvation by faith), bất kể là cha mẹ, bà con, họ
hàng, bạn bè v..v..có thể bị đầy hỏa ngục đời đời kiếp kiếp vì
không đủ đức tin (theo giáo lý Ki Tô).
Có lẽ, với lòng từ bi của một Bồ Tát trong ý định
chuyển hóa Ki Tô Giáo, nên Thầy Nhất Hạnh đã:
Đề nghị cùng các bạn trong Ki Tô Giáo gồm Gia Tô, Tin
Lành và Chính Thống, trở lại con đường nhận thức Giêsu như là một bậc
Thầy và học Giáo Pháp của Giêsu, vì đó mới là Giêsu chân thật, không
phải là một danh xưng, một ý niệm, mà là một thực tại sống động."
(Going Home ....trg. 139: It is suggested to our friends that we all go
back and rediscover Jesus as a teacher. Many of our Catholic, Protestant, Orthodox friends
have that intention. They want very much to rediscover Jesus as a teacher and to learn
from him the Dharma. And that is the true Jesus, the Jesus not merely as a name, as a
concept, but as a living reality).
Rồi Thầy giải thích thêm ở trang 140:
Chúng ta quan tâm đến sự hiểu biết Thân của Giêsu như là
một giáo pháp, vì điều này có tính quyết định đối với chúng ta. Vì
đó là điều chúng ta muốn từ một bậc Thầy. Một bậc Thầy có một
giáo pháp, và chúng ta biết nếu chúng ta không có được giáo pháp đó
thì chúng ta không có ông Thầy.
Giáo pháp của Giêsu, phương cách ông ta đề nghị cho chúng
ta để chúng ta ra khỏi sự khổ đau, gọi là Pháp Thân. Pháp Thân là giáo
pháp."
(We are interested in knowing his Body as a teaching, because that is
very crucial to us. Because that is what we want from a teacher. A teacher has a teaching
to offer, and we know that if we cannot get that teaching, then we do not have the
teacher.
The teaching of Jesus Christ, the way proposed by him for us to get out
of our suffering, is called the Teaching Body, the Dharmakaya - The Dharma Body is the
teaching).
Đây là một đề nghị rất hay, có thể chuyển hóa Ki Tô
Giáo từ một tôn giáo "cứu rỗi" thành một tôn giáo "giác ngộ"
như Phật Giáo, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ rất khó thực hiện. Qua nhiều thế
kỷ, các nhà Thần Học Ki Tô Giáo đã cố gắng đi theo con đường này nhưng
đã không thành công vì họ không thể nào dung hòa hình ảnh của một bậc
Thầy với những điều viết trong Thánh Kinh về Giêsu, được coi là những
lời "mặc khải" không thể sai lầm của Thượng đế hay Thánh
Linh.
Để hiểu sự khó khăn của các nhà Thần Học Ki Tô trong
việc thay đổi hình ảnh của Giêsu, tôi xin trích dẫn vài đoạn sau đây
của Tiến Sĩ George Dennis O'Brien, Giáo sư Triết, Viện Trưởng Viện Đại
Học Rochester, trong cuốn "Thần Và Đường Xe Lửa ở New Haven. Và Tại
Sao Cả Hai Đều Chẳng Mấy Thành Công" ("God and The New Haven Railway.
And Why Neither One Is Doing Very Well," Beacon Press, Boston, MA., 1986, trg.
101-108). Chúng ta nên để ý rằng, cũng như Bertrand Russell, Giáo sư O'Brien
đã so sánh Giêsu với Socrates và Đức Phật, nhưng dưới một khía cạnh
khác, ngả về trí tuệ thay vì đạo đức:
Một tôn giáo "giác ngộ" tăng tiến trí tuệ tâm
linh hoặc đạo đức của chúng ta bằng một giáo pháp nào đó. Một tôn
giáo "cứu rỗi" cải đổi đời sống của chúng ta bằng cách dẫn
chúng ta sống đời sống của chúng ta trong một người khác.
...Khi bậc Thầy xuất chúng qua đời, giáo pháp của ông ta
có thể tiếp tục sống.. Ông ta có thể có một giáo pháp như Tám Thánh
Đạo khiến cho trí tuệ chuyên biệt của ông ta tồn tại vĩnh viễn. Ngay
cả khi bậc Thầy không để lại một giáo pháp nào mà chỉ là mẫu mực
của một trí tuệ tìm tòi và lý tưởng về tính Thiện, như Socrates, cái
gương sáng của ông Thầy tồn tại và làm chỉ tiêu cố gắng cho những
đệ tử sau này. Tất cả những phương tiện trên để tiếp nối "đời
sống của Sư Phụ" đều có ý thức cao và được áp dụng rộng
rãi... Nhưng cái khung truyện đó không phải là chủ trương của Tân Ước.
Không phải là giáo pháp của ông Thầy tồn tại, mà là chính "ông Thầy."
Mà dù như vậy đi chăng nữa thì cũng không có "ông Thầy" mà chỉ
có "ông cứu thế." Vì cách duy nhất để có một tôn giáo cứu rỗi
là qua sự xâm nhập vào đời sống của tôi của một người có ý nghĩa
lạ lùng khác, cái "người khác" này thật là cần thiết để cho
câu chuyện có thể tiếp tục. Không có sự "sống lại" thì không
thể có chuyện để mà kể.
Do đó, tôn giáo cứu rỗi tùy thuộc ở "cải đổi,"
"sống lại," "thay đổi tận gốc rễ" trên căn bản một
đời sống sống với một người khác.
...Trong một tôn giáo cứu rỗi, ta không thể đạt được
một trình độ tâm linh cao bằng cách học hỏi về một chân lý nào đó,
một sự kiện nào đó, một con người nào đó. Tất cả những điều trên
đều có tính cách giáo dục và cao quý, nhưng đó không thuộc một truyện
phim thuộc loại cứu rỗi. Trong câu chuyện về tội lỗi và cứu rỗi, con
người tới một trạng thái mới bằng cách sống với một người khác.
Giêsu có hội đủ những tiêu chuẩn của những bậc Thầy
xuất chúng về tâm linh không? Không đâu. Chỉ tiêu của sự siêu quần về
tâm linh là con người phải là một bậc Thầy xuất chúng về tỉnh thức,
về trí tuệ tâm linh, hoặc một tâm bình lặng. Giêsu không phải là một
ông Thầy, mà là một ông cứu thế.
Chúng ta hãy coi một bậc Thầy xuất chúng. Socrates là một
thí dụ tốt. Socrates là một đại sư về tỉnh thức tâm linh. Ông ta cho rằng
ông không biết gì cả, chỉ đặt cho học trò vài câu hỏi có tính cách mưu
mẹo, thách đố. Socrates muốn chắc rằng học trò bám vào chân lý chứ
không bám vào Socrates.
Đức Phật là một thí dụ về một bậc Thầy "tôn
giáo" xuất chúng cũng có cùng giáo pháp tự chứng như Socrates.
Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi, Người là
Đấng Giác Ngộ. Người đã chứng được những chân lý về nhân sinh, và
Người đã đưa ra Tám Thánh Đạo để hướng dẫn con người đạt tới cùng
sự giác ngộ như Người và do đó thoát khỏi khổ đau..
Tương phản với những bậc Thầy xuất chúng kể trên,
chúng ta phải nói rằng Giêsu hiển nhiên hiểu lầm về vai trò của một
giáo pháp. Giêsu không có học trò (hay đệ tử) mà chỉ có môn đồ (hay tông
đồ). Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Giêsu nói: "Kẻ nào
"tin vào" ta thì sẽ được sống đời đời." Không phải là
tin vào giáo pháp của ta mà tin vào chính TA... Cái mà Giêsu "biết"
không phải là sự giác ngộ, Giêsu chỉ biết Chúa Cha: "Chỉ có con mới
biết Cha," "Kẻ nào biết TA sẽ biết Cha," "Chỉ có thể
đến với Cha ta qua TA."
Bất cứ Ki-Tô Giáo có thể là cái gì khác, có vẻ như là
ở ngoài mặt rõ ràng đó là một tôn giáo thuyết giáo về sự cứu rỗi
và một đấng cứu rỗi. Trước khi chúng ta cảm thấy chán ngấy với ý tưởng
này, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng hầu hết những chủ lực
tinh thần lớn khác, không những là không thuyết giáo về sự cứu rỗi
mà trong vài trường hợp, còn thực sự khinh ghét ý tưởng này. Hồi Giáo
là một trường hợp điển hình... Người theo Hồi Giáo thấy rằng cái
khái niệm Ki-Tô về một đấng cứu rỗi đã làm hạ phẩm giá của cả
đấng cứu rỗi lẫn người được cứu rỗi.
Để sống đạo hạnh và tiến tới Giác Ngộ, con người cần
những bậc Thầy chứ không cần tới các đấng cứu rỗi. Sự khác biệt
thật là quan trọng. Xét về toàn diện, những tôn giáo đạo đức hay giác
ngộ thì hợp với xu hướng của người Mỹ ngày nay hơn. Những tôn giáo
này có hai lợi thế rõ rệt so với những tôn giáo dựa theo Thánh Kinh. Trước
hết là những tôn giáo này có vẻ như là những con đường tâm linh tự lực
Điều này hợp với tinh thần độc lập và tự tin của người Mỹ. Tuy rằng
các bậc Thầy xuất chúng rất là đáng quý trong các tôn giáo này, nhưng họ
cũng có thể được để qua một bên, và con người có thể tự học lấy.
Người ta không thể tự cứu rỗi trong tôn giáo dựa vào Thánh Kinh. Lợi
thế thứ nhì của các tôn giáo giác ngộ và đạo đức là những tôn
giáo này có thể dẹp bỏ phần lớn cái mưu toan thần học. Nếu thực sự
có các Thần - và trong Phật Giáo có vẻ như là không hề có - thì vai trò
của các Thần là những bậc Thầy hữu ích (nhưng có thể bỏ qua), hoặc
là những lý tưởng hay những nhân vật gương mẫu. Chân lý nằm trong
giáo pháp chứ không nằm trong ÔngThầy - Cứu rỗi."
(A religion of enlightenment improves our spiritual wisdom or our moral
behavior by some teaching. A salvational religion converts our life by leading us to live
our lives in another.
...When the great teacher dies, his teaching may well live on...He may
have a teaching like the Noble Eightfold Path, which perpetuates his special wisdom. Even
if the teacher leaves no teaching but only the example of an inquisitive mind and the
ideal of the Good, like Socrates, the example of the teacher remains to be emulated by
later students. All of those means of continuing "the life of the teacher" are
eminently sensible and as broadly practiced... But that scenario is not the New Testament
line. It isn't the teacher's teaching that lives on, it is the "teacher." But if
that how it is, it is no "teacher" but "savior." Since the only way to
have a salvational religion is through the intrusion in my life of a strangely significant
other, this "other" is indispensable for the ongoing story. Without
"resurrection" the story cannot be told.
...Salvational religion depends, then, on "conversion,"
"resurrection," "radical change" on the basis of a life lived with
another.
...In a salvational religion, one does not spiritual 10 by learning
about some truth, fact, or person. All that is teacherly and noble, but it is not part of
a salvational scenario. In a sin and salvation story, one comes to a new state by living
with another.
...Does Jesus conform to the pattern of the great spiritual masters? He
does not. The norm for spiritual masterhood is that one be a great teacher of
enlightenment, spiritual wisdom, or the tranquil mind. Jesus is not a teacher, he is a
savior.
Consider a great teacher. Socrates is a good example. Socrates is a
master of spiritual enlightenment...He claims to know nothing; he only asks a few tricky
questions...Socrates wants to make sure that the pupil is attached to the truth, not to
Socrates.
Buddha is an examplar of a great "religious" teacher under
the same Socratic self discipline.
Buddha is not a savior, He is the Enlightened One. He has seen the
truths of human life, and he offers the Noble Eightfold Path as a guide to similar
enlightenment and release from suffering..
In contrast to these great teachers, one would have to say that Jesus
evidently misunderstands how teaching is played out. Jesus doesn't have students, he has
disciples. And not accidentally. Jesus says, "he who believes in ME shall never
die." Not who believes in my teaching, but who believes in ME... What Jesus
"knows" is not enlightenment; he knows the Father. "Only the Son knows the
Father. He who knows ME knows the Father. Only through ME can one come to the Father.
Whatever else Christianity may be, it seems on its face clearly to be a
religion which preaches salvation and a savior. Before one becomes instantly bored with
that idea, it is important to note that most other significanr spiritual contenders not
only don't preach salvation, in some cases they positively dislike it. Islam is a case in
point. Muslims find the Christian notion of a savior demeaning both to the saver and the
saved.
...For enlightenment and morality one needs teachers, not saviors. The
distinction is crucial. On the whole, religions of morality or enlightenment are much more
palatable to contemporary American taste. They have two distinct advantages over the
Biblical tradition. In the first place they appear to be do-it-yourself spiritualities.
This conforms to an American taste for independence and self-reliance. Although great
teachers are valuable in these traditions, they are also dispensable, and one can be
self-taught. One cannot be self-saved in the Biblical story. The second advantage of
religions of enlightenment and morality is that they can dispense of most theological
machinery. If there are Gods at all - and in Buddhism there appear to be none - then their
role is either as helpful (but dispensable) teachers or as ideals and examplars. The truth
is in the teaching, not in the teacher-savior).
Với nhận định trên, phải chăng Giêsu không thuyết giảng
một giáo pháp nào cho nên không xứng đáng mang danh hiệu Thầy? Không hẳn
vậy, tất cả những điều mà người ta cho là giáo pháp của Giêsu được
gói ghém trong Bài Giảng Trên Núi (Sermon on the Mount). Về bài giảng này,
Kenneth C. Davis viết như sau trong cuốn Don't Know Much About The Bible: Everything
You Need to Know About the Good Book But Never Learned, Eagle Brook, New York, 1998, trg.
374:
Một trong những bài giảng chính của Giêsu là một bài
dài mà Augustine gọi là "Bài Giảng Trên Núi." "Bài Giảng Trên
Núi" được trình bày toàn phần trong Phúc Âm Matthew (hơn 100 câu) và dưới
dạng một bản rút ngắn trong Phúc Âm Luke. Trong Luke bài giảng này tương
tự như trong Matthew, tuy ngắn hơn (khoảng 30 câu), và được nói ở đồng
bằng khi Giêsu cầu nguyện xong và xuống núi.
Những sự khác nhau trong hai bài giảng này đã đưa đến sự
đồng thuận của các học giả là bài giảng trong Matthew là kết quả góp
nhặt từ nhiều bài giảng của Giêsu thành một bài dài có thể nhớ được.
Nói khác đi, đó là những lời giảng của Giêsu được ghi lại một cách
trung thực và là "Những Lời Hay Ý Đẹp Nhất của Giêsu" được
gom lại thành một bài."
(One of the centerpieces of Jesus' teaching is an extensive talk that
Augustin labeled the "Sermon on the Mount." The "Sermon on the Mount"
appears its entirely in Matthew (more than one hundred verses long) and in a somewhat
abbreviated version in Luke. In Luke this teaching session is similar, though shorter
(about thirty verses), and is delivered "on a level place" after Jesus comes
downs from the mountain where he had been praying.
The differences between the two versions have led scholars to contend
that the version in Matthew represents a compilation of many of Jesus' teachings
compressed into one long and memorable discourse. In other words, while it faithfully
captures the words and teachings of Jesus, the sermon was a "Best of Jesus,"
edited into a single speech).
Đây cũng là bài giảng mà các tín đồ Ki Tô thường ca tụng
là hay nhất tuy họ chẳng bao giờ đọc Thánh Kinh. Vậy tại sao, với bài
giảng này, các nhà Thần Học Ki Tô không thể kết hợp nó với hình ảnh
của Giêsu như là một bậc Thầy. Lý do là, tuy bài giảng có một số điều
hay nhưng những điều này không có gì độc đáo, có thể coi là sáng tác
đặc biệt của Giêsu. Ngoài ra, trong bài giảng còn chứa nhiều điều mâu
thuẫn, không thể áp dụng được, hoặc bắt nguồn từ một đầu óc
không được bình thường v..v... Chứng minh?
Joseph L. Daleiden (Ibid., trg. 174) tóm tắt thực chất giáo
pháp của Giêsu trong đoạn sau đây:
Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo
pháp mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về
Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những
ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của
Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ... Một điều rõ
ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn
giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái
Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn Nguồn Gốc Luân Lý Trong
các Phúc Âm, Joseph McCabe (Một Linh Mục Gia Tô. TCN) đã trích dẫn những
quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với
những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái
và dân gian"
(There is very little, if anything, that is original in the teaching
attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a
hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian,
Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, Hindu religions...One thing is certain:
Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from
Judaism and the so-called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels,
Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel
columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers).
Chúng ta hãy đi vào vài chi tiết trong Phúc Âm để vấn đề
được rõ ràng hơn:
Một trong những điều giảng dạy của Giêsu mà các tín đồ
cho là hay nhất là câu mà các nhà truyền giáo gọi là "Luật
Vàng" (Golden Rule), Matthew 7: 12: "Hãy làm cho người khác điều các
con muốn người ta làm cho mình." Nhưng đây không phải là một luật
do Giêsu sáng tác, vì ngay sau đó Giê su khẳng định đó không phải là luật
của mình nghĩ ra: "Câu này đúc kết luật pháp Mai-sen và các sách
tiên tri." Chúng ta cũng biết rằng, hơn 500 năm trước khi Giêsu sinh ra
đời thì Đức Khổng Tử cũng đã nói luật trên nhưng dưới một dạng
khác: "Những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng
có làm cho người khác" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Và trong
kinh Talmud của Do Thái cũng có câu (Sabbath 31: 1): "Cái gì mà mình không
thích thì đừng có làm cho người khác" (What thou does not like, do thou
not to thy neighbor).
Luật Vàng mà các tín đồ Ki Tô thường cho là của Giêsu,
không được hoàn hảo, vì điều mà mình muốn người khác làm cho mình chưa
chắc đã là điều mà người khác cần đến, hoặc muốn mình làm cho họ,
khoan kể là những điều mình muốn người khác làm cho mình không nhất định
phải là đúng. Phân tích câu này, William Floyd cho rằng đó chỉ là một
cách xử thế thuộc loại "có đi có lại mới toại lòng nhau" của
người xưa (the desirability of reprocity of the ancients) chứ không phải là một
tiêu chuẩn đạo đức có tính cách phổ quát. Trái lại, luật của Đức
Khổng Tử có tính cách luân lý rộng lớn, khuyên ngăn chúng ta không nên
làm cho người khác những điều họ có thể không muốn, vì chính mình cũng
không muốn những điều này. Đây là một cách xử thế khôn ngoan, tránh
gây bất hòa, vì "đừng làm" ngụ ý thận trọng, trong khi
"hãy làm" thường có tính cách áp đặt.
Charles Bradlaugh, một tư tưởng gia tự do (freethinker) nổi
tiếng của Anh Quốc, đã phân tích những điều giảng dạy của Giêsu
trong một bài viết đặc sắc: Giêsu Đã Dạy Những Gì? (What Did Jesus
Teach?). Độc giả có thể lấy bài này trong Internet. Bài viết này không
có mục đích phân tích Thánh Kinh nên tôi chỉ trích dẫn sau đây vài luận
điểm của Charles Bradlaugh về Tám Mối Phúc Thật trong Phúc Âm Luke mà một
số trí thức Gia Tô cho đó là phản ánh đỉnh cao trí tuệ của loài người:
Phúc cho các con đang nghèo khổ, vì Nước Trời thuộc về
các con" (Luke 6: 20); "Nhưng khốn cho các con đang giàu có, vì các
con đã được an ủi rối" (Luke 6: 24). Giêsu đưa ra hình ảnh của một
người xuống địa ngục, cái tội duy nhất của người này là giàu có;
và một người khác lên thiên đường, đức tính duy nhất của người này
là nghèo khổ. Sau đó Giêsu còn khẳng định là: "Người giàu vào Nước
Trời thật khó. Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước
Trời." (Luke 18: 25) Ý định duy nhất của một giáo lý như vậy có thể
là làm cho người nghèo khổ an phận nghèo khổ trong đời sống này trong
hi vọng sẽ được đền bù trong đời sau...
Giêsu dạy những gì? "Phúc cho các con đang đói, rồi
các con sẽ no."(Matthew 6: 21) Ông ta không nói bao giờ thì sẽ đư?c no.
Hiển nhiên là thời điểm sẽ no đã được hoãn lại cho đến khi con người
không còn dạ dày đâu để mà đầy bụng. Không phải là trong đời sống
này mà người đói sẽ no. "Phúc cho các con đang than khóc, rồi các con
sẽ vui cười" (Matthew 6: 21), Thật vậy sao? Nếu thật thì bao giờ sẽ
vui cười?
Giêsu dạy: Những người nghèo, đói, khốn khổ, sẽ được
ân sủng của Thần Ki Tô, nhưng ân sủng này chỉ tới khi họ đã hết
nghèo, hết đói, hết khốn khổ (nghĩa là đã chết. TCN).
("Blessed are you poor, for yours is the kingdom of God."
(Luke 6: 20); "But woe to you who are rich, for you have received your
consolation." (Luke 6: 24). Jesus pictures one in hell, whose only related vice is
that in life he was rich; and another in heaven, whose only related virtue is that in life
he was poor. He affirms it is more difficult for a rich man to get into heaven, than for a
camel to go through the eye of a needle (Luke 18: 25). The only intent of such teaching
could be to induce the poor to remain content in this life with the want and misery of
their wetched state in the hope of higher recompense in some fututre life...
What does Jesus teach? "Blessed are you who hunger now, for you
shall be filled" (Luke 6: 21). He does not say when the filling shall take place. The
date is evidently posponed until men will have no stomachs to replenish. It is not in this
life that the hunger is to be sated..."Blessed are you who weep now, for you shall
laugh" (Luke 6: 21). Is this true, and, if true, when shall the laugher come?....
Jesus teaches that the poor, the hungry, and the wretched shall be
blessed. But blessing only comes when they cease to be poor, hungry, and wretched..).
Qua những trích dẫn ở trên, theo ý tôi, việc đi kiếm hình
ảnh một ông Thầy xuất chúng về tâm linh, tương tự như hình ảnh Đức
Phật hay Socrates, trong nhân vật lịch sử Giêsu quả thật khó khăn, vì
chúng ta không thể dựa vào Thánh Kinh để có thể đạt được mục đích
này. Mặt khác, trong những lời giảng dạy của Giêsu lại có quá nhiều
mâu thuẫn, những điều không hợp lý, và không tưởng. Thí dụ, các nhà
truyền giáo Ki Tô thường đưa ra những điều mà họ cho là "lời hay,
ý đẹp" của Giêsu, nhưng họ chỉ đưa ra một phần những lời Giêsu
nói mà bỏ qua nhiều lời khác có tính cách mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất,
và nhiều khi phản ánh con người thật của Giêsu.
Họ thường nhắc đến những câu Giêsu dạy "Phải hiếu
kính với cha mẹ và yêu thương láng giềng như chính bản thân"
(Matthew 19: 19: Honor your father and your mother, and, you shall love your neighbor as
yourself), và "Phải yêu kẻ thù" (Matthew 5: 44: Love your enemies), nhưng
chẳng bao giờ nhắc đến câu Giêsu trả lời mẹ khi bà nói với Giêsu là
rượu đã hết trong một tiệc cưới: "Người đàn bà kia, sự quan
tâm của bà có liên quan gì tới Ta? Chưa đến lúc Ta trổ tài" (John 2:
4: Woman, what does your concern have to do with Me? My hour has not yet come). Tài gì?
Tài biến nước thành rượu. Đây có phải là lời lẽ của một người
con hiếu kính cha mẹ? Và khi một đệ tử của Giêsu nói "Xin để con
đi chôn cất cha con xong con sẽ đi theo Ngài" Giêsu trả lời: "Hãy
đi theo ta ngay, hãy để cho người chết (người không đi theo Giêsu. TCN) lo
mai táng người chết của họ" (Matthew 8: 21-22: Then another of His
disciples said to Him: "Lord, let me first go and bury my father." But Jesus
said to him, "Follow me, and let the dead bury their own dead.") Phải chăng
đây là sự khuyến khích lòng hiếu kính đối với cha mẹ? Các nhà truyền
giáo cũng chẳng bao giờ nhắc đến câu Chúa phán: "Hãy mang những kẻ
thù của Ta ra đây, những kẻ không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết
chúng ngay trước mặt Ta" (Luke 19: 27: Bring here those enemies of mine who did
not want Me to reign over them, and slay them before Me).. Phải chăng đây là sự thực
hành điều dạy "Hãy yêu thương kẻ thù"?
Trong Thánh Kinh còn có những lời Giêsu nói hỗn hào với
cha mẹ, anh chị em, và những lời nói ác độc cũng như hành động ác độc
đối với người, súc vật, cây cỏ v...v..., nhất là đối với những
người không chịu tin Giêsu. Đây là những điều đã được viết rõ
ràng trong Thánh Kinh. Nếu ta cho rằng những lời này không phải do Giêsu
nói thì có gì bảo đảm là những lời khác do Giêsu nói? Vậy giáo pháp của
"Ông Thầy Giêsu" là giáo pháp nào? Không có giáo pháp thì không
có ông Thầy. Đúng vậy, và cũng vì vậy mà tuy cố gắng, các nhà Thần học
Ki Tô vẫn không thể tìm ra cách nào để hòa hợp quan niệm về một ông
Thầy Giêsu với một giáo pháp nhất quán về vấn đề luân lý, đạo đức,
hay tu tập.
Nhà văn Dương Thu Hương có viết ở đâu đó một câu rất
hay: "Một nửa cái bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật
thì không phải là sự thật." Chúng ta vẫn có thể tạo cho Giêsu hình
ảnh của một ông Thầy với một giáo pháp nào đó cho những người không
hề đọc Thánh Kinh, và nếu chúng ta tự mãn với một phần của sự thật.
Nếu một nửa chiếc bánh mì có thể giúp chúng ta đỡ đói thì một nửa
sự thật cũng có thể là một món ăn tinh thần giúp lương tâm chúng ta
yên ổn một phần trong một định chế tôn giáo. Có người trách tôi tại
sao chỉ đưa ra những khía cạnh tiêu cực của Gia Tô Giáo mà không nhắc
tới những khía cạnh tích cực của tôn giáo này trong cuốn Công Giáo
Chính Sử, như vậy phải chăng tôi chỉ đưa ra một nửa sự thật? Câu trả
lời của tôi thật là đơn giản: "Giáo hội Gia Tô đã đưa ra những
khía cạnh tích cực của Gia Tô La Mã Giáo nhiều rồi, nhưng đó mới chỉ
là một phần nhỏ của sự thật, khoan kể đó có phải thực sự chính
là sự thật hay không? Tôi đưa ra phần còn lại để chúng ta có một cái
nhìn đầy đủ về toàn bộ của sự thật."
Với mục đích chuyển hóa Ki Tô Giáo, không những cho
"Như thực tri kiến" trong Phật Giáo gặp quan niệm về Thượng đế,
Thầy Nhất Hạnh còn đi xa hơn nữa, đồng hóa đức tin Ki Tô với Niết
Bàn. Trong cuốn Going Home..., thầy viết, trang 137:
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng
nên trời đất. Câu này tương đương với chiều kích rốt ráo của thực
tại, tức là Niết Bàn.
(I believe in God, the Father Almighty, creator of heaven and earth.
This is equivalent of the ultimate dimension of reality, namely Nirvana).
Một khẳng định về đức tin (a statement of faith) trong Ki Tô
Giáo nay đã được nâng lên tương đương với một trạng thái tâm linh rốt
ráo trong Ph?t Giáo: Niết Bàn. Chúng ta hãy tìm hiểu câu trên trong tinh thần
Ki Tô Giáo.
Đây là câu đầu tiên trong bản Kinh Tin Kính của các tông
đồ (Apostle's Creed) thường gọi tắt là Kinh Tin Kính, đặt ra khoảng năm
150, để đưa ra những khẳng định về những đức tin chính trong Gia Tô
Giáo. Trong thời đại đế Constantine, qua công đồng Nicene năm 325, kinh này
được thêm vào vài đoạn nâng Giêsu Kitô lên cùng hàng với Chúa Cha với
những lời vô nghĩa như "Thần của Thần, ánh sáng của ánh sáng"
(God of God, light of light) v..v.. Kinh này đưa đến một sự mâu thuẫn, bất
đồng ý kiến giữa giáo hội miền Đông và giáo hội miền Tây. Đến thế
kỷ thứ 7, kinh này lại được thay đổi nữa, dài hơn kinh Tông đồ và
kinh Nicene nhiều, trong đó thuyết Chúa Ba Ngôi và nhiều điều hoang đường
khác được thêm thắt vào. Kinh này có tên là kinh Tin Kính Athanasius. Vì
kinh này dài và lủng củng nên chẳng có mấy ai đọc nó. Anh Giáo thường
dùng kinh Nicene làm căn bản và Công Giáo dùng kinh Tông đồ làm căn bản.
Trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam chỉ có kinh Tin Kính của Tông đồ
chứ không có những kinh Nicene hay Athanasius.
Các tín đồ Gia Tô được dạy phải đọc Kinh Tin Kính
hàng ngày để giữ vững đức tin gồm có: tin rằng Thượng đế phép tắc
vô cùng, đã dựng nên trời đất; tin rằng Giêsu là con một của Thượng
đế; tin rằng do Thánh Linh mà bà Maria đồng trinh mang thai sinh ra Giêsu; tin
rằng Giêsu đã chết, xuống ngục tổ tông, nhưng sau ba ngày lại sống lại
và bay lên trời lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng;
tin rằng Giêsu ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết;
tin rằng có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này; tin ở phép tha tội, và
tin xác loài người ngày sau sống lại. Do đó, Kinh Tin Kính không phải là
những đề tài quán chiếu, và câu đầu trong Kinh Tin Kính chỉ là một
trong số những niềm tin của Gia Tô Giáo được ghi trong Kinh.
Tưởng chúng ta cũng nên biết, Giám Mục John Shelby Spong đã
viết một cuốn khảo luận nhan đề Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hoặc
Chết (Why Christianity Must Change or Die, Harper San Francisco, 1998). Theo cái nhìn
của Giám Mục Spong thì sự thay đổi của Ki Tô Giáo không phải là sự
thay đổi từ một nền Thần học siêu hình này sang một nền Thần học
siêu hình khác, mà là sự thay đổi sao cho phù hợp với trí tuệ của con
người nằm trong định luật tiến hóa.
Nhận định về Kinh Tin Kính, Giám Mục Spong viết (Ibid.,
trang 4):
Những lời trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ, và sau đó
được khai triển thành Kinh Tin Kính Nicene, được nặn ra trong một thế giới
quan mà ngày nay không còn hiện hữu. Thật vậy, thế giới quan này thật
là xa lạ đối với thế giới mà tôi đang sống trong đó. Cách nhận thức
thực tại khi những Kinh Tin Kính của Ki Tô Giáo được đề ra thì nay đã
bị xóa sạch bởi sự phát triển hiểu biết của con người..
(The words of the Apostles' Creed, and its later expansion known as the
Nicene Creed, were fashioned inside a worldview that no longer exists. Indeed, it is quite
alien to the world in which I live. The way reality was perceived when the Christian
creeds were formulated has been obliterated by the expansion of knowledge..).
Trở lại câu đầu trong Kinh Tin Kính: "Tôi tin kính Đức
Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất."
Với sự hiểu biết của con người hiện nay thì câu trên
trở thành vô nghĩa và huyền hoặc, không hợp với thực tế. Người Gia Tô
Giáo dịch God là Đức Chúa Trời trong khi, như chúng ta đã biết, God trong
Ki Tô Giáo chỉ là một vị Thần của một dân tộc hay một bộ lạc Do
Thái cổ xưa. Mặt khác, người Gia Tô hiểu rằng Trời là trụ xứ của
Thần Ki Tô (God) như được mô tả trong Thánh Kinh, nghĩa là ở trên các tầng
mây một chút, vì vậy họ thường ngẩng mặt cầu nguyện "Lạy Cha chúng
tôi ở trên Trời." Cũng vì vậy mà họ gọi cái "nhà ở trên trời,"
nơi Chúa ngự, là "Thiên đường," đường tiếng Hán có nghĩa là
cái nhà.
"Chúa Trời" bây giờ được gọi là Cha, nghĩa là
giống đực. Tại sao lại là Cha mà không phải là Mẹ? Căn bản giống đực
của "Chúa Trời" dựa vào đâu? Chữ "Cha" trong câu kinh
này chẳng qua chỉ là sản phẩm của những người sống trong thời đại
và địa phương theo chế độ phụ hệ, kỳ thị và coi rẻ phái nữ.
Chính chữ "Cha" này đã được các giáo hội Ki Tô dùng làm căn bản
"truyền thống thiêng liêng của giáo hội" (sacred tradition of the
Church) trong suốt 20 thế kỷ nay để biện minh cho đường lối coi thường
và đàn áp phái nữ, kéo dài cho tới tận ngày nay.
Giám Mục Spong cho rằng chữ "Cha" trong kinh Tin Kính
đã được dùng trong nhiều ngàn năm để biện minh cho sự đàn áp phụ nữ
của các định chế tôn giáo (Ibid., trang 5): "The word Father...shouts of
the masculinity of the deity, a concept that has been used for thousands of years to
justify the oppression of women by religious institutions..."
"Phép tắc vô cùng" là dịch sai từ chữ
"Almighty." Vì "phép tắc vô cùng" làm ta liên tưởng đến
Tề Thiên Đại Thánh, đệ tử của Đường Tăng Trần Huyền Trang, theo Thầy
đi Thiên Trúc thỉnh Kinh Phật. Giám mục John Shelby Spong giảng Almighty, theo
nghĩa Thần học của Giáo hội, có nghĩa là Toàn Năng và Toàn Trí (Almighty
has been translated theologically by the Church into such concepts as omnipotence
(all-powerful) and omniscience (all-knowing)), nghĩa là "làm gì cũng được,"
và "cái gì cũng biết," kể cả quá khứ vị lai.
Những tín đồ Ki Tô tin vào một vị Thần toàn năng trong
khi họ không hiểu toàn năng là gì. Họ không thể hiểu được rằng, theo
định nghĩa, không làm gì có chuyện toàn năng. Vì toàn năng nghĩa là có
khả năng làm bất cứ điều gì mà con người có thể tưởng tượng được,
thí dụ, làm cho một cặp vợ chồng da đen sinh ra một đứa con da trắng,
làm ra một con rùa có lông, hay con thỏ có sừng, hay một cây mít sinh ra
trái soài v...v.. Có người đã đặt một câu hỏi rất ý nhị về thuộc
tính toàn năng của Thần Ki Tô: "Thần có thể tạo ra một phiến đá
nặng đến nỗi chính Thần cũng không vác nổi không?" Đây là một
câu hỏi không một nhà thần học Ki Tô nào trả lời nổi, vì trả lời
"có" hoặc "không" đều đương nhiên bác bỏ thuộc tính
toàn năng của Thần. Kết luận: thuộc tính toàn năng không thể có. Nếu
thuộc tính toàn năng không thể có thì một vị Thần toàn năng cũng không
thể nào có. Mặt khác, toàn năng và toàn trí (cái gì cũng biết) là hai
thuộc tính có tính chất loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), nghĩa là
có cái này thì không thể có cái kia, cho nên một vị Thần kiêm cả hai
thuộc tính toàn năng và toàn trí là điều không tưởng. Thật vậy, nếu
Thần "biết" cái gì sẽ xảy ra trong tương lai và Thần không thể
thay đổi được sự việc đó, điều này rất rõ ràng trước những thực
tế và quy luật thiên nhiên ở ngoài đời, thì làm sao có thể gọi là
"Thần toàn năng" được? Ngược lại, nếu Thần có khả năng thay
đổi sự việc nhưng lại không biết những gì sẽ xảy ra để mà thay đồi,
vậy thì "toàn trí" ở chỗ nào? Nói tóm lại, một vị Thần toàn
năng, toàn trí chỉ có trong niềm tin của những người không hiểu thế
nào là toàn năng, toàn trí.
Câu tiếp theo "Dựng nên trời đất" cũng không
còn ý nghĩa trong thời đại này. Giám Mục Spong phê bình câu trên như sau
(Ibid., trg. 10):
Thế rồi, câu khẳng định đức tin này gọi Thần Ki Tô
là đấng dựng nên trời đất. Trời là gì? Đâu là trời? Điều rõ ràng
là trong cái thế giới cổ xưa này, trời mà Thần Ki Tô dựng nên được
nghĩ là nơi ăn chốn ở của Thần, và nó ở trên quá vòm trời. Nhưng chúng
ta trong hế hệ này biết rõ rằng vòm trời không phải là mái của thế
giới mà cũng chẳng phải sàn nhà của Thiên đường. Vậy chúng ta muốn
nói gì khi chúng ta khẳng định là Thần Ki Tô toàn năng toàn trí đã dựng
nên trời? Phải chăng chúng ta muốn nói đến một vũ trụ vô biên mà
trong thời Thánh Kinh được viết ra, không một người nào hiểu gì về
cái vũ trụ đó như thế nào?
Gán cho Thần Ki Tô quyền năng tạo ra trái đất cũng vấp
phải nhiều khó khăn đối với con người hiện đại. Ngày nay, qua cách định
tuổi vật chất bằng tia phóng xạ, chúng ta có thể định tuổi của hành
tinh này một cách khá chính xác là khoảng 4 tỷ rưỡi năm. Sự hiểu biết
trong Thánh Kinh đặt sự sáng tạo ra thế giới này vào một thời điểm
khoảng 6000 năm. Đó là theo sự tính toán của Giám Mục James Ussher ở Ái
Nhĩ Lan, dựa vào những dữ kiện trong Thánh Kinh...Vậy, hiển nhiên là khi
con người trong thế hệ này nghĩ về nguồn gốc của vũ trụ của chúng
ta, chúng ta không thể mang Thánh Kinh ra làm nguồn hiểu biết về cái vũ trụ
đó...Vậy, bảo Thần Ki Tô đã tạo dựng nên trời đất thì có ý nghĩa
gì?"
(Next, this statement of faith calls God :the "creator of heaven
and earth." What is heaven? Where is heaven? It is clear that in this ancient world
the heaven that God created was thought of as God's home, and it was located beyond the
sky. But those of us in this generation know that the sky is neither the roof of the world
nor the floor of heaven. So what are we referring to when we assert that this almighty God
created heaven? Are we talking about that almost infinite universe that no one living knew
anything about when the Bible was written?
To ascribe to God the power to have created the earth also presents
modern men and women with difficulties. We can now date the birth of this planet, rather
accurately, by radioactive particles to be four and one-half to five billion years old.
The biblical understanding of creation placed the birth of this world at a point a little
more than six thousand years ago. That was the calculation arrived at by Bishop James
Ussher of Ireland from biblical data... So inevitably, when members of this generation
think about the origins of our universe, we do not bring biblical content to our
understanding of that universe. In what sense, then, is God the creator of heaven or the
creator of the earth?)
Trên đây chỉ là vài ý kiến của tôi về những khó khăn
mà Ki Tô Giáo sẽ phải đối diện nếu muốn chuyển đổi theo lý tưởng
của Thầy Nhất Hạnh để đi tới một sự đối thoại và hòa hợp giữa
Phật Giáo và Ki Tô Giáo. Bài viết này tuyệt đối không phải là bài phê
bình hai cuốn Living Buddha, Living Christ và Going Home của Thầy Nhất Hạnh. Dựa
theo tinh thần của hai cuốn này, tôi chợt tưởng tượng ra một cuộc đối
thoại nhỏ giữa Phật và Giêsu, như là hai anh em, về một vài phép lạ
Giêsu đã thực hiện, như được viết trong Thánh Kinh, và về quan niệm mới
nhất về Thiên đường và Hỏa ngục của Giáo Hoàng Gion Pôn Hai.