- Thử bàn nguyên nhân của
xung đột tôn giáo
- Giáo Sư Minh Chi
- Học Viện Phật Giáo Việt Nam,
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tại sao con người lại có nhu
cầu sùng bái, thờ phượng? Phải chăng, vì con người là một động vật
đặc biệt, có thể hiểu điều nó không thấy, và tin những điều nó
không hiểu (nhà nhân chủng học Mỹ William Nowells trích dẫn từ cuốn
"Những tôn giáo lớn trên thế giới" bài: Nhân loại sùng bái như
thế nào? Tác giả Hutchinon. Trang 9): "The creature who comprehends things he
cannot see, and believes in things he cannot comprehend."
Tại sao con người co thể tin tưởng
những điều mà nó không thể hiểu? Tin những điều không thể hiểu,có
phải là mê tín hay không? Nếu vậy thì mê tín ắt là một hiện tượng
khá phổ biến, và có từ rất xa xưa .
Tín ngưỡng là tin tưởng và sùng
bái. Vì không hiểu nhưng vẫn tin là tồn tại như một cái gì thiêng
liêng và siêu việt, do đó mà có tôn giáo. Và vì các dân tộc cảm nhận
về cái thiêng liêng và siêu việt đó một cách khác nhau, thậm chí trong
cùng một dân tộc, một đất nước, cảm nhận đó cũng rất khác nhau,
cho nên tín ngưỡng tôn giáo cũng rất đa dạng, nhiều màu vẻ.Tất cả vấn
đề là ở chỗ những tín ngưỡng đa dạng và nhiều màu vẻ đó chi phối
lối sống và hành động cụ thể của những con người cụ thể như thế
nào.
Nếu từ bức tranh tôn giáo và tín
ngưỡng đa dạng đó mà con người hiện đại hiểu rằng, chân lý đó có
thể là một,nhưng chân lý đó có thể và phải được phản ánh và diễn
đạt dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đất nước, dân tộc và
những con người cụ thể. Nếu hiểu được như vậy, và tất cả các chức
sắc và cấp lãnh đạo tôn giáo đều hiểu như vậy, thì hạnh phúc biết
bao cho loài người tội nghiệp đang sống trên cái hành tinh nhỏ bé này!
Tôi nghĩ rằng, trên thềm của
thiên niên kỷ mới này, các chức sắc của tôn giáo, các nhà lãnh đạo tôn
giáo phải thật sự nhận lãnh trách nhiệm trước những điểm nóng và sắc
tộc, đã và đang bùng lên ở nhiều nơi trên thế giới, từ Đông sang
Tây, từ Nam chí Bắc…, không được đổ vấy và khoán trắng trách nhiệm
cho các nhà ngoại giao, chính trị và quân sự đều tỏ ra lúng túng từ
Kosovo đến Trung Đông, từ Tchesnia (Liên Bang Nga) đến Bắc A驠Nhĩ Lan, từ Kashmia (AᮠĐộ) đến Indonesia và Sri Lanka.
Tất nhiên, chúng ta không thể nóng vội và phải biết chờ đợi. Nhưng chờ
đợi không có nghĩa là khoanh tay ngồi chờ, chờ đợi càng không có nghĩa
là thêm dầu thêm lửa vao ngọn lửa đang cháy.
Tôi hy vọng rằng, từ những tôn
giáo lớn trên thế giới, như Phật Giáo (gồm cả ba nhánh Đại Thừa, Tiểu
Thừa, và Phật Giáo Lạt Ma Tây Tạng), Thiên Chúa Giáo (gồm cả ba nhánh
Gia Tô, Tin Lành, và Chính Thống), Hồi Giáo (hai giáo phái Sunnite và Shiite),
AᮠĐộ Giáo, Khổng, Lão Giáo v.v…, sẽ vang lên những tiếng nói trung thực
và kiên quyết, kêu gọi sự hoà hợp tôn giáo trên cơ sở thưà nhận:
1. Thứ nhất, không có một chân
lý nào là tuyệt đối hay tối hậu, để bất cứ một tôn giáo nào có thể
bám lấy rồi tự xưng mình là tôn giáo độc tôn, rồi ép buộc các tôn
giáo khác phải phục tùng và cải đạo. Bởi một lẽ dễ hiểu,là một
chân lý như vậy sẽ không thể diễn ta được bằng văn tự hay ngôn thuyết,
để chúng ta có thể tranh cãi nhau va đấu tranh với nhau.
2. Thứ hai, không có hai con người
giống nhau, giữa người và người, nếu đứng về tâm lý mà nói, sự
khác biệt rất là lớn, lớn vô cùng, cho nên không nên mà cũng không thể
đòi hỏi phải nhận thức giống nhau, tư duy và tín ngưỡng giống nhau. Đó
là chuyện không thể được, và nếu một chuyện không thể làm được mà
vẫn làm thì chỉ có dựa trên bạo lực. Mà đã dùng tới bạo lực, thì
nhất định phải có phản ứng. Mọi xung đột, chiến tranh đều từ đó
mà ra. Tôi nhớ mãi câu của C.G. Jung, nhà tâm lý học Thuỵ Sĩ rất có tiếng
tăm:
"Thừa nhận các tâm hồn người
khác biệt nhau đến mức độ vô cùng tận như thế nào là một trong những
kinh nghiệm gây chấn động nhất của cả đời tôi" (C.G.Jung-L’
home à decouverte de son âme)(C.G.Jung, Con Người Trong Sự Phát Hiện Ra Tâm Hồn
Mình-trg 72, bản Pháp, nxb Albin Michen.
3. Thứ ba, không những chấp nhận
có sự khác biệt về tư tưởng và tín ngưỡng, mà còn chấp nhận những
tư tưởng và tín ngưỡng khác biệt và thậm chí đối lập nữa là có lợi,
có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong sự nghiệp chung của loài người
đi tìm chân lý và hạnh phúc. Tìm sự hài hoà trong mâu thuẫn, đó là tinh
thần Đạo học phương Đông, khác biệt với thái độ triết hoc phương Tây,
hay tìm cách truy tìm và tiêu diệt các mặt mâu thuẫn và đối lập. A⭠và
dương khác biệt nhau, mâu thuẫn nhau nhưng có nhờ sự khác biệt và mâu
thuẫn giữa âm và dương mà sự vật mới phát triển. Hai cực điện âm
và dương khác biệt nhau, nhưng chúnh nhờ có sự khác biệt đó mà có
dòng điện nảy sinh. Phương Tây chinh phục thiên nhiên. Phương Đông sống
hài hoà với thiên nhiên. Bên nào đúng, bên nào sai. Cuộc sống và thực
tiễn sẽ trả lời.
Trên thềm thiên niên kỷ mới, cho
phép tôi nói lên niềm tin sâu sắc rằng, nếu nhân loại chấp nhận ba nhận
thức như tôi vừa nêu, ba nhận thức mà tôi rất mong mọi người sẽ tư
duy kỹ trước khi đồng tình, thì thế giới khắp mọi nơi sẽ tránh được
bao nhiêu vụ tàn sát và tang tóc, đau thương, bao nhiêu chiến tranh và xung
đột.
Máu chảy đã nhiều, nhưng tiếng súng
vẫn tiếp tục nổ vang tại các điểm nóng tôn giáo và sắc tộc. Các
nhà ngoại giao bay đi bay lại như con thoi, như mắc cửi mhưng máu vẫn chảy,
tiếng súng vẫn nổ. Tai soa các nhà lãnh đạo, các chức sắc tôn giáo lại
không lên tiếng?
Chờ đợi khi nào nữa đây?!
- Cảm ơn giáo sư Minh Chi đã gởi
tặng bài viết này, và cảm ơn Sư cô Liên Hoà đã giúp đánh máy.