Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Niềm hãnh diện của người Phật tử
Vô Tâm

Tôi chỉ là một Phật tử Ưu Bà Di tầm thường, nhỏ nhoi so với những vị khác, nhưng tôi rất hãnh diện với mọi người, vì tôi là con Phật, đang đi đúng theo con đường Ngài đã đi, là Phật tử thuần thành, luôn luôn y giáo phụng hành, phước huệ song tu. Ai có hỏi tôi đạo gì, tôi hãnh diện trả lời rằng tôi đạo PHẬT, tôi là Phật tử.

Rủi thay, Phật giáo đã bị đạo Ki Tô chỉa mũi dùi rình rập, quấy phá mãi tự bao nhiêu năm nay. Từ trong nước cho đến lúc bị mất nước, lưu vong trên xứ người, họ cũng chẳng tha, chẳng để cho Phật giáo yên tu nữa, họ âm mưu bày kế đủ kiểu cách để triệt hạ chỉ vì tham vọng chấp ngã. Thật là tội nghệp cho họ, vì Phật giáo vẫn đứng vững trên thế giới, được nhiều người biết và tím đến để tìm hiểu, học hỏi. Đạo Ki Tô ganh tị, hiềm khích, tìm đủ mọi cách phá phách, bêu xấu hầu tiêu diệt Phật giáo chỉ ví giáo lý Phật đà quá cao siêu, vi diệu, thậm thâm nên đã thu hút rất nhiều người Tây Phương trong thế kỷ qua trở thành Phật tử, thọ tam quy, ngủ giới hay cả bồ tát giới, và sẽ còn tiếp tục nhiều hơn nữa trong thế kỷ này. Trí óc và đời sống của con người ngày nay đã nâng cao, khác hẳn với chính sách ngu dân của thời trung cổ xa xưa, giáo hội không còn lộng quyền để khủng bố, áp đảo dân chúng. Lối suy nghĩ, sự hiểu biết, tư tưởng, cách giáo dục, văn hoá của họ ngày một mở rộng cao hơn để thích hợp với đà tiến hoá của nền khoa học kỷ thuật tinh vi vào thế kỷ 21.

Một khi con người đã đạt đến sự hiểu biết chân chánh, họ sẽ nhận thức rõ ràng hơn giữa thiện ác, chánh tà, trắng đen. Nhận thức thấu đáo hơn về vấn đề đời sống tâm linh, niềm tin chân chánh, thực tế rất cần thiết trong tâm hồn họ, họ chán ngán vị hướng dẩn tinh thần mà họ đang theo, đi tìm một vỉ khác, đạo đức , vửng chải hơn để nương tựa. Phần lớn, họ tìm đến đạo Phật, như đứa con thơ xà vào lòng mẹ để tìm lại sự che chở, thương yêu sau bao ngày xa cách. Như gã cùng tử trở về lại mái ấm gia đình sau bao năm lang thang. Chỉ có giáo lý nhà Phật mới đủ chi tiết, dữ kiện để giải đáp và chứng minh những nghi vấn, thắc mắc, tâm tư con người.

Họ quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng để khoả lấp đi những hố sâu tội lổi, biên giới phân biệt, xoa dịu lại những khổ đau, mất mát, hụt hẩng bi thương mà gia đình, xã hội, tôn giáo đã đem đến cho họ từ nhiều năm qua, họ đã và đang đi tìm lại chính mình trong khi áp dụng và thực hành tứ diệu đế, tứ vô lượng tâm, tứ chánh cần, bát chánh đạo ........

Hơn thế nữa, đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, bất bạo động cho nên các vị Tu sỉ và cư sỉ Phật tử không hề chống đối bằng bạo lực, hay trả đủa một cách hèn hạ, tiểu nhân những ai đã nhục mạ, phỉ báng đạo mình như những tôn giáo khác. Các vị ấy chỉ thương xót, ôn tồn khuyên nhủ, giáo hoá khai thị, chỉ dạy những lổi lầm, để kẻ phạm tội cảm thấy hổ thẹn trong tâm rồi tự sám hối với chính mình hay trước chư Phật, chư Bồ Tát mười phương (hoặc thành tâm vào nhà thờ, nhà kín mà xưng tội với Chúa, với Cha). Vì thế, cho nên ai cũng kính trọng, ngưởng mộ, tôn thờ và đi theo Phật giáo để học giáo lý hầu áp dụng trong đời sống hằng ngày cho bớt khổ đau, phiền trược khi diệt trừ được tam độc Tham, Sân,  Si.

Giữa thời đại này mà còn có nhiều tín đồ tin tưởng rằng nếu họ đã phạm lổi lầm thì cứ đến xưng tội, rửa tội với Cha xứ (uống rượu, ăn thịt ...) là xong ngay, mai mốt có phạm lại cũng chẳng sao, cứ đến xưng tội với Cha ???? !!!! .... đó chỉ là trò đùa trong hư ảo, là nắm bắt hoa đốm giữa hư không mộng mị vậy thôi. Dùng hình thức ban phước lành cho những ai nghe theo (một cách mù quáng), giáng hoạ đến những ai chống báng (một cách sáng suốt) để lìa bịp, đánh lận con đen đã củ rích và hết thời lâu rồi. Thời đại ấy đã chấm dứt tại Âu Châu từ nhiều thế kỷ nay. Đến bây giờ, vẫn còn nhiều tín đồ bị mê hoặc bởi chủ thuyết này mà trở thành cuồng tín.

Giáo lý đức Phật không chỉ đặc thù tính cách tôn giáo suông, mà còn là một nền triết lý tuyệt đỉnh, siêu việt, là định luật của muôn đời, bất di, bất dịch. Tôi dám khẳng định như vậy vì tôi đã dự nhiều cuộc hội nghị, những buổi hội thảo với nhiều đề tài khác nhau. Nhiều trường hợp, có những câu thơ, văn, bài viết trích từ kinh Pháp Cu' ra đã được thuyết trình viên đề cập đến trong những tài liệu, chiếu trên màn ảnh hay phát biểu giữa buổi họp để khuyến khích người tham dự nên áp dụng theo, được khoa học kỷ thuật chứng minh là đúng, thích hợp với đời sống ngày nay. Triết lý này, nuôn đời vẫn thích ứng với căn cơ của tất cả tầng lớp, giai cấp mọi người trong xã hội vì ba đặc tính BI TRÍ DŨNG .

Linh chú "Um Ma Ni Bat Me Hong" phát ra từ đức Bồ Tát Quán Thế Âm (một vị cổ Phật) đã được người bản xứ (Âu, Mỹ, Úc) và Việt trì niệm, đọc tụng rất nhiều. Chú này thông dụng hơn ở các nước Âu Tây kể từ khi đức Dalai Lama thứ 14 rời Tây Tạng đến Ấn Độ tỵ nạn rồi đi hoá đạo sang các nước Âu Mỹ để khai thị ngộ nhập Phật tri kiến cho dân xứ đó (đó là mối lo sợ của đức Giáo Hoàng và tình trạng suy thoái của Thiên Chúa giáo). Vì vậy, không những chỉ có Phật tử trì, còn có cả người đạo Ki Tô cũng thường trì tụng.

Tôi có một chị bạn rất thân, đạo Công giáo chính gốc, chồng chị ấy là Phật tử nên nhà có thờ đức Quán Thế Âm. Cuộc đời chị, đau khổ, tuyệt vọng vì con, chị đã mòn mỏi, mất trọn đức tin nơi giáo đường vì cầu xin mãi mà chẳng linh ứng. Tuyệt vọng nên phải nhờ tôi nói giúp với các vị thầy trì chú dùm cho chị được như ý. Vì chị nghỉ rằng chị khác đạo nên không dám vào chùa gặp quý thầy. Tôi khuyên chị vào thẳng chùa cầu xin, chị không chịu, kêu là dị vì chị ngoại đạo (thật ấu trỉ) và quay sang nhờ tôi trì chú dùm chị (còn ỷ lại vào tha lực), tôi bật cười và hỏi chị rằng nếu tôi ăn dùm chị thì chị có no chăng ? Chị nghe có lý, nên tôi bảo chị hãy tự lực trưóc đi, đừng có ỷ lại vào người khác. Chị đuối lý, và đến đường cùng, nên biện hộ thêm một câu thật là ngô nghê và dễ thương, tuy điều này làm tôi hơi chua xót cho chị " Các thầy và em là con đức Phật, còn là con ruột (vì đã xuất gia, hay quy y), còn chị là kẻ ngoại đạo, còn không được làm con ghẻ, nữa là ... thì làm sao Phật cứu vớt .....phù hộ ?". Tôi không cười nổi nữa mà đau nhói trong tim vì những lời ấy chứng tỏ chị đã bị nhồi sọ và tẩy não quá kỹ  từ khi chị còn thơ, về hố sâu phân biệt giữa đạo giáo, về sự cuồng tín, mê muội của tín đồ. Tôi đã tốn nhiều thì giờ để phơi bày, chỉ rỏ cho chị về tâm phân biệt, dính mắc trong tính cách hạn hữu nơi chị. Cuối cùng chị đành chịu, vì tôi dứt khoát không giúp chị bằng cách ấy, không còn lối thoát, chị đành ĐAU KHỔ và MẮC CỞ nghe theo tôi, chị yêu cầu tôi cho chị bài chú, tôi bảo chi nên niệm đức Quán Âm, chị dứt khoát hẳn với tôi là chị không niệm vì chị lả con Chiên (ngoan đạo) sợ sẽ đoạ địa ngục nếu niệm danh ngài (tà kiến nặng nề). Đến lúc tôi bị kẹt, vì Phật giáo có nhiều chú quá, tôi suy nghỉ thật lâu dể tìm bài chú nào vừa ngắn, vừa dể cho chị trì. Sau khi tụng xong phẩm PHỔ MÔN cầu an thì bài chú này hiện lên trong trí, nhắc tôi nhớ đến chị bạn. Tôi chép xuống cho chị, đồng thời tôi cũng chỉ dạy chị cách thức trì niệm, nơi trì. Một tuần sau, gặp lại tôi nét mặt chị thật tươi vui và thú nhận rằng chú ấy quả thật linh ứng, cầu chi được nấy, nhưng yêu cầu tôi dấu kín chuyện này (ngoan cố, chối bỏ) và hỏi tôi có thêm chú nào mạnh hơn nữa không (tham lam) ? Tôi muốn giúp đở chị tưới tẩm một chút nước lên hạt giống Phật trong chị nên dạy chị thêm Ngũ Bộ Chú, chị thuộc rất nhanh. Bây giơ`, có lẽ và mong rằng chị vẫn trì hằng đêm trước tượng đức Quán Thế Âm với tâm vô phân biệt. Còn chuyện chị bỏ sát sinh và trai lạc thì tôi xin gác lại.

Tôi đã trông thấy nhiều vị tín đồ đạo Ki Tô theo thời trang, hay theo bạn bè, gia đình đến chùa vào mhững dịp lễ lớn như Vu Lan, tết Nguyên Đán ... ngay cả Đản Sanh để họp mặt cho vui, các vị ấy cũng thắp hương cúng Phật, lạy ngài, tham dự các khoá lễ, cũng xin cầu an, cầu siêu, xin lộc, thọ trai, xem văn nghệ như các Phật tử tại chùa. Với tâm địa thế nào đi nữa, hạt giống Phật đã rơi vào vườn tâm A Lợi Gia thức mà họ đâu biết. Hạt giống ấy sẽ chờ đủ nhân duyên thì nẩy mầm .....

Đạo Phật không bao giờ dùng vật chất hay bạo lực để dụ dổ hay bắt buộc người khác phải theo vì tính chất từ bi, vô ngã, tự giác. Tùy thuận theo nhân duyên, căn cơ, chúng sanh tự ý đi theo đức Phật, biết bao nhiêu người đã tìm đến Phật giáo từ bốn thập niên gần đây. Được phương tiện giao thông, viễn thông, vật chất dễ dàng hơn, Phật giáo Việt Nam, Trung Hoa, Thái Lan, Tây Tạng ... đã được thế giới biết đến tường tận hơn, được truyền bá đến nhiều nơi trên Thế giới.

Bởi giáo lý Phật đà quá bao la như đại dương mà trình độ hiểu biết kinh điển của tôi còn non nớt, định lực lại thêm yếu kém cho nên sau giờ làm việc tại sở, tôi chỉ thích bỏ hẳn thời giờ còn lại của tôi vào việc tu, đọc kinh điển hầu lo chuyện cứu cánh trong đời của người Phật tử , đó là giải quyết SANH TỬ trong kiếp này, để vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc . Lúc ấy, tôi sẽ được sinh ra từ Hoa Sen dù tôi là nữ nhi. Hoa Sen là loài hoa quả đồng thời, tôi sinh vào phẩm nào trong chín phẩm thì còn tùy theo công năng tín nguyện hành của tôi. Còn hiện tại, thì thực hành y theo lời Phật dạy đã đem lại cho tôi một đời sống yên tỉnh, hiền hòa bằng giới luật và an lạc khôn tả nơi nội tâm từ chánh định (có giới tất nhiên phải sanh định) nên tôi ít có để ý đến chuyện bên ngoài (vô tâm).

Tình cờ, đọc được một bài trong báo PHÁP BẢO số Vu Lan năm 2000, tôi bị phiền não quấy phá vì những lời lẽ kinh tởm của Nguyễn Kim Khánh (NKK). Tò mò, tôi tìm thêm những bài vở khác trên mạng lưới Phật Giáo, tôi chỉ muốn đọc những lời vàng ý ngọc của các vị tu sĩ, cư sĩ Phật giáo. Tôi tất kính phục các vị vì các vị quả là những bậc Bồ Tát tại thế, có đủ tâm tự tại, kiên nhẫn mà đọc hết quyển sách này, dành thì giờ nghiên cứu, viết ra nhiều bài, và những quyển sách vô tiền khoáng hậu, có giá trị về nhiều mặt, nhất là đạo đức và luân lý, để giải thích những lỗi lầm to lớn của NKK và khuyên nhủ người lạc bước này, chỉ vì thiếu ý thức, thiếu lòng từ cùng sự hiểu biết về hai mặt, thế gian va xuất thế gian nên đã dại dột làm chuyện như thế. Tôi đã học hỏi thêm giáo lý từ chính nơi đây. Xin lỗi, vì tôi không có nhiều thì giờ bỏ ra để đọc cuốn sách ‘LÁ CẢI’ không có giá trị văn hoá, và lợi ích của NKK viết.

Tuy nhiên, với niềm hãnh diện của người Phật tử, tôi không thể nào làm ngơ trước những lời thóa mạ, phỉ báng, bẻ queo để bôi bẩn đạo Phật (một đạo thanh cao giữa cuộc đời ô trược, tỏa ngát hương thơm của đóa sen vươn lên từ bùn nhơ, ong bướm không dám vờn hút mật) của kẻ vô danh tiểu tốt, nên tôi họa bài thơ này để nói với kẻ cuồng (tín) si (mê) rằng:

Có con ếch quái dị hình,
Ngồi nhi nhô chỉ một mình giếng sâu,
Nhìn trời cao chẳng bao lâu,
Thình lình ậm oẹ cho mau thành lời.
Văn chương, kiến thức rã rời,
Nghĩ suy yếu kém, rối bời như tơ.
Độn căn, quả thật thô sơ,
Chẳng thông khế lý, khế cơ chút nào,
Tám vạn kinh điển cao sâu
Lăng Nghiêm, Bát Nhã, nhiệm mầu Pháp Hoa,
Giáo lý dốt, lại ba hoa,
Tập tễnh viết sách dèm pha đạo người!
Điều răn của Chúa có mười
Chẳng muốn áp dụng, lại lười tuân theo.
Nhân phẩm, đạo đức cong queo,
Háo danh ham lợi nên đeo đến cùng,
Vẽ vời, phác họa, dựng tuồng
Vơ cào cấu, viết tầm ruồng cho nhanh.
Nội dung khiếm nhã, lanh chanh,
Tỏ rõ thâm ý ghét ganh đạo người.
Lời lẽ trơ trẽn nực cười,
Ham chuyện hoa nguyệt, thích lời mây mưa.
Chuyện ác cứ muốn day dưa,
Nẻo chánh không chọn chỉ ưa đường tà.
Suốt đời chỉ biết làm ma,
Khi quả báo đến ắt sa xuống mồ.
Diêm Vương Quỉ Sứ đến vồ,
Rồi kéo mi lết bên bờ Thiết Vi,
Bẩy tầng ngục mở tức thì,
ChờTrâu cày lưỡi A Tỳ rồi than!
Địa Tạng thương cảm xốn xang,
Cứu mi ! tích trượng dộng tan cửa thành.
Tu Di Phật ở Đông, Nam,
Lập đàn sám hối tội phàm của mi.
Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi,
Bao dung xóa tội đương thì tạo ra
Đạo Phật, cốt nhất Vị tha,
Tìm đến sáu nẽo Ta Bà, độ sanh.
Khắp nơi lợi lạc an lành,
Triết lý thực tiễn tu hành song song
Trí tuệ thấu rõ Tánh Không
Viễn ly tam giới, thong dong Niết Bàn.

Lẽ ra tôi phải thực hành Tứ Vô Lượng Tâm : Từ, Bi, Hỷ, Xả, mà im lặng hỷ xả cho kẻ vô minh, không nên từ bi chỉ dậy cho ếch thấy, biết ếch quá nông nổi, dại dột đã làm chuyện vô ích là ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Riêng cá nhân của ếch bêu xấu một cá nhân khác đã làm cho danh dự ếch ung xấu rồi. Còn đằng này dám đại diện cho tôn giáo mình mà thóa mạ tôn giáo bạn thì lại càng phơi bày thêm cái tính đố kị ganh ghét từ tôn giáo mình đối với tôn giáo người (vạch áo cho người xem lưng).

Chúa đã dạy: ‘ Chớ nên phán xét người nếu không muốn người phán xét mình" . Ếch có biết điều ấy chăng ?

Cuộc đời của ếch quá ngắn ngủi, chẳng được bao nhiêu năm nữa đâu để sống còn, tôi khuyên ếch nên dùng thì giờ còn lại của đời mình để mà phản quan tự kỷ những gì mình đã tạo tác, may ra cũng còn kịp, rồi tu nhân tích đức cho chính mình và con cháu sau này. Gia đình, con cháu ếch nghỉ gì khi đọc lên những lời ích viết như vậy ? Hổ thẹn với mọi người bởi trí óc bịnh hoạn ?

Ếch đừng nên bỏ phí thêm thì giờ của mình để làm chuyện đội đá vá trời, dã tràng xe cát biển đông này nữa, bởi vi` kiến thức Phật Pháp của ếch còn cạn cợt và non nớt quá để viết thành sách. Hãy đối xử với tất cả mọi người và vật như đối xử với chính mình thì cuộc đời sẽ hạnh phúc hơn, tâm hồn sẽ hướng thượng hơn, như ta nhìn ta trong gương vậy. Tội cho ếch là phải ở tận đáy giếng sâu, biết bao nhiêu rắn rết muỗi mòng, bò cạp rình rập, cấu xé thân này (nhà lửa - Pháp Hoa kinh) mà không chịu tỉnh thức rồi tìm cách chui ra, còn thích ở đấy làm những chuyện vô ích, rước họa vào thân, để hậu quả là sẽ đi đến những cảnh giới còn thấp hơn là giếng sâu, thì biết đến bao giờ mới về được nước Chúa? Có lẽ Chúa cũng chẳng dám rước về một con Chiên bịnh họan, dâm đãng như thế, để làm ô nhiểm Thiên Đàn nước Chúa .....

Tôi chỉ nói lên những gì đúng với giáo lý nhân quả của Đạo Phật mà thôi. Ai đó có thành kiến nói tôi là Phật tử mà thiếu từ bi, không hỉ xả, thì ... "xin vâng", tôi chấp nhận hoàn toàn những lời chỉ trích này, tôi biết tôi có đủ trí tuệ để nhận thức rõ ràng chánh tà, tôi không thể từ bi trong Vô Minh. Tôi vẫn áp dụng câu ‘Con dốc lòng vì Đạo hy sinh’ mà làm những việc khó, mà nên làm, dù có bị một chút tiếng xấu (xa' gi` thinh trần vô ngã) cũng đâu có nghĩa lý gì với tôi, so với tâm niệm bảo vệ Phật Pháp này?

Trong chùa có Ông Thiện, Ông Ác (Ông tiêu sĩ diện) trấn giữ hai bên. Cả hai vị đều do Bồ tát Đại Bi Quán Thế Âm thị hiện để trừng trị những kẻ có dã tâm, hiểm ác phá phách đạo giáo, chùa chiền, nhưng Ngài thị hiện ra như vậy với tấm lòng từ bi, thương sót và cứu vớt chúng sanh, chứ không phải để hãm hại, trừng tội. Bậc Bồ tát có khi còn phải khoác áo tàn ác trừ tà ma để làm lợi ích cho chúng sanh.

Lời thơ có thanh cao hay trần tục là tùy theo 'biến kế sở chấp ' của mỗi người, tôi cần gì phải làm thơ hay cho tên này chứ? Hắn đâu có đủ trình độ để hiểu biết, thưởng thức những lời thơ thánh thoát, tao nhã. Hắn chỉ biết có những lời tục tĩu, thô lổ, tầm thường như văn chương của hắn viết ra vậy mà. Mô Phật, tội lỗi, tội lỗi !!!  Ca dao tục ngữ lưu truyền trong dân gian từ ngàn xưa đã có câu:

"đi với Bụt, mặc áo cà sa
đi với ma, mặc áo giấy"

Tại sao tôi hãnh diện làm một Phật tử thì xin quý vị hãy trả lời dùm cho tôi đi. Hay là quý vị hãy thử làm Phật tử nhé? Có lẽ quý vị cũng đang là Phật tử, đã nếm mùi vị giải thoát và hưởng an lạc và đã hãnh diện như chính tôi vậy. Tôi xin mạn phép chấm dứt bài này bằng bốn câu thơ cuối (chắc từ bi hơn một chút) để khuyên nhủ Ếch Phan Thiết:

Thơ viết cho Ếch chẳng cần hay
Miễn sao Ếch bỏ ‘Tánh Ta Đây’
Mai này cầm bút nên "cẩn trọng"
Đừng phạm lỗi lầm như hôm nay.

http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/008-hanhdien.htm

 


Cập nhật: 1-9-2000

Trở về mục "Đối thoại"

Đầu trang