Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Về Một Cái Website mang Tên “Vietnam Buddhism”

 

Trong những năm trở lại đây, những kiến thức, thông tin liên quan đến Phật giáo đã bắt đầu được phổ cập rộng rãi trên các mạng xa lộ thông tin, cung cấp cho người đọc, nhà nghiên cứu những nguồn tài liệu hữu ích, đáng tin cậy. Tuy nhiên cho đến nay phải thành thật mà nói, những người muốn nghiên cứu, tìm hiểu về Phật Giáo Việt Nam cũng vẫn đang gặp khó khăn là chưa tìm được một mạng chuyên môn nghiên cứu thuần túy về lãnh vực này mà nếu được viết bằng Anh ngữ thì qủa thật là hiếm hoi nếu không nói là chưa có. Thế nên khi thấy xuất hiện trên lưới một cái mạng mang tên “Vietnam Buddhism”, tuy chưa biết xuất xứ, nội dung như thế nào nhưng cũng thấy là một việc làm rất đáng tán dương, để rồi khi đọc xong không khỏi cảm thấy phần nào thất vọng vì phát hiện ra nội dung của cái Website này có rất nhiều điểm sai lầm, thiếu sót. Tìm hiểu thêm được biết đây là một phần trong trang nhà của Phân khoa Á Châu học, trường Đại học Pacific, Tiểu bang Oregon (1) mà chủ biên nguyên là hai sinh viên ban Cử Nhân của phân khoa này, cô Suzanne Brown và Laura Clark. (2)

Sống trong xã hội Tây phương, ta tôn trọng quyền tự do phát biểu tư tưởng, mọi người đều có quyền đưa ra những nhận định, phê phán theo quan điểm của mình cùng những luận cứ để bảo vệ quan điểm đó. Hơn nữa trong tinh thần vô tranh của Phật giáo, người viết quan niệm rằng chân lý của đạo Phật tự nó sáng tỏ, ta không cần phải tranh luận với đời để dành phần hơn thua về mình. Thế nên trọng tâm của bài viết này không phải là chuyện tranh luận trên bình diện quan điểm, tư tưởng; vấn đề ở đây là, trên mạng “Vietnam Buddhism” chứa đựng một số dữ kiện, chi tiết hoàn toàn sai lạc liên quan đến lịch sử Việt Nam cũng như Phật giáo Việt Nam, mà nguy hại hơn, được phát xuất từ một trường Đại học, nơi mà các công trình nghiên cứu, các nguồn thông tin cung cấp cho quần chúng thường được đánh giá cao, cho nên là một người Phật tử Việt Nam, chúng ta có bổn phận phải chỉ ra những sai lầm đó để tránh cho người đọc có một cái nhìn không đúng đắn về Phật giáo Việt Nam.

Trong tinh thần đó, xin mời bạn đọc, trước hết, đọc qua phần nội dung chủ yếu của mạng thông tin này, tức là bài viết tóm tắt về Phật giáo Việt Nam của hai tác giả Suzane và Laura:

 

Vietnamese Buddhism

SUMMARY

The classical period of Buddhism in South East Asia was from the 11th to the 15th century. In this period, there were several elements which made it classical. Buddhism, in the classical time period, had homogeneity of form and institutional orthodoxy, as well as helped to formulate kingship.

Buddhism, in this time period, tended to follow the Theravada tradition. Since the 19th century, Buddhism has continued to act as a structure for East Asian societies. Despite the challenges that western science has had on Buddhism, it has provided cultural and ideological support for modern, nationalist movements.

Buddhism has also offered solutions to political, economic, and social change. Vietnam, however, is different from the "norm" of the traditional South East Asian period of Classical Buddhism, since it was strongly impacted by the Chinese. With communist revolutions, Buddhism was displaced to as a fundamental mediator of cultural values.

Historically, Buddhism played a significant role in the definition of the classical South East Asian states. With Buddhism, when a country was dominated by a colonial power, nationalist movements grew out of and identified with a religious context. An example of this is the 1960 Buddhist protests, in which the Buddhist monks immolated themselves in fire. After the removal of Deim and his brother Nhu, the United Buddhist Association, which was under the leadership of Thich Tri Quang and Thich Thien Minh, remained politically active. "Vietnamese are Confucians in peacetime, Buddhists in times of trouble." (Fire in the Lake, 176)

Confucianism Vietnam's governing religion. It consists of a hierarchy of relationships which governs day to day life. Husband to Wife, Father to son, Elder brother to younger brother, Emperor to subject, and the relationship amongst friends. Therefore when Buddhism was introduced to Vietnam, it was introduced to a society which was used to a hierarchical governance. The Buddhist missionaries accepted Confucianism as a political system and social structure. According to a scholar of Asian studies, Paul Mus, "Confucianism was a social order defined by culture and history; Buddhism was a faith relevant to all times and to all men, no matter what their circumstances." (Fire in the Lake, 177)

Buddhism was a way to transcend the limitations of society and the self to a higher level. Buddhists were all equal whereas Confucians existed primarily in the five relationships. Buddhism offered the people a Way out of Confucianism's confining restrictions. "In peacetime it offered the Vietnamese an internal life--a soul, a personal identity--outside the conventions of society. In times of tyranny and 'splitting apart,' it indicated a morality that lay beyond loyalty to existing authorities." (Fire in the Lake, 177) Buddhism offered a form of brotherhood, where people become equals, rather than a world ruled by a few. Buddhism offered "means of reconciliation and showed the Way back into Confucian society." (Fire in the Lake, 178)

Along with this integration with Confucianism, Taoism also played a necessary part in the development of Vietnamese Buddhism. The natural tendency of Taoist philosophy towards meditation and contemplation was a compliment to many of the Buddhist techniques. As a result, many Taoist symbols and meditation tools became mainstreamed into Vietnamese Buddhist thought.

Buddhist entered Vietnam in two significant waves. The first was a missionary wave of scholars from India during the early millennia. These were primarily Mahayana scholars who introduced not only the scholarly elite to Buddhist doctrine, but the peasant class as well. The second wave of Buddhist thought occurred about two hundred years after the common era. This was a style of Buddhism filtered first through China, the Theravada school. Both of these schools of Buddhist thought co-existed throughout Vietnam.

The most significant defining features of Buddhist thought in Vietnam is first the integration of Buddhist, Taoist and Confucian traditions. In this respect Vietnam represents almost a unique case. The rituals, beliefs and notions of religion reflect each tradition equally. The second defining feature is the two step development of Mahayana and Theravada schools throughout the country. These two schools not only reflect differences in doctrine and basic theology, but also two different cultural influences: India and China.

Xin được tạm dịch như sau:

Thời kỳ cổ điển Phật giáo tại Đông Nam Á bắt đầu từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 15. Ta liệt nó vào thời kỳ cổ điển vì Phật giáo trong giai đoạn này mang một vài yếu tố đặc biệt: có hình thái thuần nhất, mang màu sắc kinh viện chính thống cũng như đã góp phần vào việc tạo dựng các vương quyền.

Phật giáo thời kỳ này có khuynh hướng Nguyên Thủy.

Kể từ thế kỷ 19, Phật giáo vẫn tiếp tục đóng vai trò cấùu trúc cho các xã hội Đông Nam Á và cho  dù là bị thách đố bởi nền văn minh khoa học Tây phương, Phật giáo vẫn là nguồn hỗ trợ văn hóa, ý hệ cho các phong trào canh tân, giải phóng quốc gia.

Phật giáo đồng thời cũng cống hiến những giải pháp chính trị, kinh tế, những vận động thay đổi xã hội. Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam phần nào khác biệt với những “tiêu chuẩn” chung của truyền thống Đông Nam Á thời Phật giáo cổ điển, bởi vì chịu  ảnh hưởng  nặng nề bởi Trung Hoa.

Với cuộc cách mạng của ngừơi Cộng sản, Phật giáo đã được thay đổi vị trí như là trung gian của các giá trị văn hoá.

Lịch sử cho thấy Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các quốc gia Đông Nam Á kiểu cổ. Với Phật giáo, khi đất nước bị đô hộ bởi một thế lực thực dân thống trị, những phong trào quốc gia yêu nước đã được khai sinh và thường được nhận dạng dưới một nội dung tôn giáo. Thí dụ điển hình là cuộc biểu tình của Phật giáo năm 1960 trong đó nhiều tăng sĩ Phật giáo đã tự thiêu để phản đối. Sau khi chế độ Diệm Nhu bị hạ bệ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dưới sự lãnh đạo của Thích Trí Quang và Thích Thiện Minh, vẫn tiếp tục hoạt động chính trị một cách tích cực. “Người Việt Nam là một nho sĩ trong thời bình và là một Phật tử trong giai đoạn khó khăn” (Fire in the Lake, 176).

Tại Việt Nam, Nho giáo là một tôn giáo để chăn dân, trị nước. Nó bao gồm những đẳng cấp, giềng mối quan hệ chi phối đời sống hàng ngày của con người. Đó là đạo vợ chông, cha con, anh em, vua tôi và bằng hữu. Thế cho nên khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, nó tiếp xúc với một xã hội đã được cai trị một cách có tôn ti trật tự. Các nhà thừa sai Phật giáo vì thế đã phải chấp nhận Khổng giáo như là một hệ thống chính trị và cấu trúc xã hội. Theo Paulmus, một học giả chuyên về Á Châu học, thì “Khổng giáo là một thứ trật tự xã hội đã đượ c định hình bởi văn hoá và lịch sử, Phật giáo là  một đức tin của mọi thời và mọi giới, bất kể trong tình huống nào “(Fire in the Lake, 177).

Phật giáo đã là một cách thế để thăng hoa xã hội và con người. Trong khi Khổng giáo giới hạn con ngừơi trong năm giềng mối quan hệ thì  Phật giáo coi tương quan đối xử giữa mọi người đều ngang hàng. Phật giáo như thế đã cho con người  một hướng đi thoát ra ngoài sự trói buộc tù hảm của Khổng giáo. “Trong thời bình nó cho người Việt Nam một đời sống nội tâm -với linh hồn và bản sắc cá nhân, vượt ra ngoài những khuôn khổ xã hội. Dưới những chế độ độc tài chuyên chế hay phân tranh, nó đưa ra một chỉ dấu đạo đức vượt xa hơn là lòngï trung thành với chính quyền đương nhiệm.” (Fire in the Lake, 177). Phật giáo cho con người một khuôn mẫu của tình huynh đệ, bình đẳng giữa con người, đó không phải là thế giới được thống trị bởi một nhóm nhỏ. Phật giáo như thế đã giúp cho con người “những phương tiện để sống hoà hợp và cái Đạo Sống đó đã được đưa vào xã hội Khổng giáo“.(Fire in the Lake, 178).

Bên cạnh những tương quan với Khổng giáo, Lão giáo cũng đóng một vai trò thiết yếu trong việc phát triển Phật giáo Việt Nam. Khuynh hướng tự nhiên của triết học Lão giáo thông qua thiền định và quán tưởng đã là nguồn cảm hứng cho nhiều kỹ thuật tu tập của Phật giáo mà kết quả là nhiều hình tượng , phương pháp thiền định của Lão giáo đã được thể nhập vào dòng tư tưởng Phật giáo Việt Nam.

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam qua hai đợt chính. Đợt thứ nhất gồm những nhà học giả Ấn Độ đến Việt Nam từ đầu thiên niên kỷ. Đây là những nhà học giả theo truyền thống Đại thừa không những đem học thuyết Phật giáo truyền bá cho giới thượng lưu trí thức  mà cả cho hàng dân giả. Đợt thứ hai bắt đầu vào khoảng hai trăm năm sau Công nguyên. Đây là một thứ Phật giáo đã được thông qua và sàng lọc bởi Trung hoa, Phật giáo Nguyên Thủy. Hai truyền thống này đã cộng tồn và có mặt trên   suốt lãnh thổ Việt Nam.

Yếu tố quan trọng nhất nêu bật nét đặc trưng của tư tưởng Phật giáo Việt Nam là sự hoà hợp các truyền thống Phật, Khổng, Lão. Trên phương diện này, Việt Nam được coi như là một trường hợp điển hình duy nhất. Nghi thức hành lễ, sự tin tưởng, tư tưởng lý luận của tôn giáo đã phản ảnh mỗi truyền thống một cách bình đẳng. Nét đặc trưng thứ hai là hai đợt phát triển của khuynh hướng Phật giáo Đại thừa và Tiểu Thừa tại Việt Nam. Hai truyền thống này không những phản ảnh những dị biệt về học thuyết, căn bản thần học nhưng đồng thời nói lên sự khác biệt của hai nền văn hoá đã tác động lên PGVN: Ấn Độ và Trung Quốc.

 Bây giờ ta hãy đi vào phân tích một số chi tiết, dẫn chứng thiếu chính xác liên quan đến Phật giáo cũng như lịch sử Phật giáo Việt Nam trên mạng “Vietnam Buddhism”.

1.       Phật Giáo Việt Nam:

Bối Cảnh, Thời Điểm Nghiên Cứu và “Tiêu Chuẩn”

Mở đầu bài “Tóm tắt về PGVN” tác giả đã đặt Phật giáo VN trong bối cảnh của PG toàn vùng Đông Nam Á và hạn chế thời điểm nghiên cứu trong khoảng từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 15, gọi đó là  Thời kỳ cổ điển Phật giáo: “Thời kỳ cổ điển Phật giáo tại Đông Nam Á bắt đầu từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 15.”

Ta xem đây là một cách áp đặt gượng ép vì trước hết Đông Nam Á không phải là chiếc nôi chính của Phật giáo. Trong 10 quốc gia thuộc khu vực này thì đã có đến hết một nửa không thuộc ảnh hưởng Phật giáo: Nam Dương, Mã Lai, Singapore, Brunei, Phi Luật Tân, và như vậy không thể đi đến kết luận một cách thiếu chính xác rằng “Lịch sử cho thấy Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các quốc gia Đông Nam Á kiểu cổ” cũng như cho rằng “kể từ thế kỷ 19, Phật giáo vẫn tiếp tục đóng vai trò cấùu trúc cho các xã hội Đông Nam Á.”

Việc đặt bối cảnh của PGVN trong cái khung của PG Đông Nam Á như vậy không mang một ý nghĩa nào cả mà chỉ có thể là một sự áp đặt để phục vụ cho chủ điểm của môn học lịch sử liên quan đến cuộc chiến tranh VN, như tác giả đã giới thiệu trong phần mở đầu: “xem xét những tác động của cuộc xung đột Mỹ  tại Việt Nam” để “hy vọng sẽ giải đáp một số câu hỏi thông thường mà các nhà giáo dục cũng như sinh viên thường nêu lên về thế đứng của Phật giáo (Việt Nam) trong cuộc chiến tranh này.”  Tuy nhiên như mọi người đều biết, cuộc chiến Việt Nam mà Hoa Kỳ đã trực tiếp dính líu vào, chỉ được mở rộng ra toàn vùng Đông Dương (Việt, Miên, Lào) thì đúng hơn là toàn vùng Đông Nam Á. Hơn thế nữa, Việt Miên Lào là 3 quốc gia chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo thế nên việc đặt PGVN vào bối cảnh này có vẻ hợp lý hơn. Như vậy có thể là tác giả đã không phân biệt được Đông Nam Á với Đông Dương hoặc hoàn toàn không biết gì về một vùng địa lý chính trị có tên là Đông Dương.

Tiếp theo tác giả tự ấn định một cột mốc thời điểm lịch sử cho Phật giáo Đông Nam Á-từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15- và gọi đó là “Thời kỳ cổ điển Phật giáo“. Thời kỳ cổ điển là thời kỳ gì ? Ai phân chia? Nếu cho rằng thời kỳ này có một cái “tiêu chuẩn” chung là “ có một hình thái duy nhất, mang màu sắc kinh viện chính thống cũng như góp phần vào việc tạo dựng vương quyền” thì đặc tính này không thể coi là đặc tính của Phật giáo vùng Đông Nam Á từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15 mà là đặc tính chung của mọi tôn giáo kể cả Thiên chúa giáo, Hồi giáo...  ở mọi nơi, mọi thời, đặc biệt là dưới chế độ phong kiến. Đã là tôn giáo đương nhiên phải có một hình thái duy nhất, phải có tính chất chính thống và kinh viện thì mới có thể tồn tại và phát triển. Hơn thế nữa tôn giáo nào lại không tìm cách ảnh hưởng vào chính quyền đương nhiệm. Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, uy quyền của vua là tuyệt đối trên mọi thần dân, không tranh thủ sự ủng hộ của vương quyền tôn giáo làm sao có thể tồn tại được. Cho nên nếu xem những yếu tố trên như là những tiêu chuẩn đặc thù của một giai đoạn lịch sử thì những tiêu chuẩn này đâu phải chỉ là cái tiêu chuẩn của thế kỷ 11 đến thế kỷ 15 cũng như đâu phải của riêng gì Phật giáo?

Như vậy việc đóng khung việc nghiên cứu PGVN trong thời điểm từ thế kỷ 11 đến TK 15 có thể vì tác giả cho rằng Phật giáo VN chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ 11. Điều này lại càng không đúng hơn. Các sử liệu cổ (Hán thư), các nhà học giả Trung Quốc cũng như Việt Nam đều đồng ý rằng Phật giáo đã phát triển rất sớm tại Việt Nam. Những học giả có uy tín của Việt Nam trong lãnh vực này đã xác  tín điều đó trong những công trình nghiên cứu về lịch sử PGVN được xuất bản gần đây như GS Lê Mạnh Thát với “Lịch sử PGVN”, Hoà Thượng Thích Đức Nhuận với “Phật Giáo trong Dòng Sử Việt”, v.v...

Tự  Đặt Ra “Tiêu Chuẩn” Rồi Tự Mâu Thuẩn Với Những “Tiêu Chuẩn” của Mình.

Ở phần trên tác giả đặt ra một số  “tiêu chuẩn” để ấn định đặc tính của PG vùng Đông Nam Á như  có “một hình thái duy nhất, mang màu sắc kinh viện chính thống cũng như đã góp phần vào việc tạo dựng vương quyền” và phủ nhận rằng PGVN không chia xẻ những tiêu chuẩn đó vì bị ảnh hưởng sâu đậm bởi Trung Hoa, tuy nhiên tác giả đã không đưa ra cho người đọc thấy cái Phật giáo ảnh hưởng của Trung Hoa đó hình thù như thế nào!

Như vậy, khi cho rằng Phật giáo Việt Nam không chia xẻ những nét đặc thù này có nghĩa là, theo luận lý của tác giả, cả PGVN lẫn PG Trung Quốc đã “không có một hình thái duy nhất, không mang tính chất kinh viện và không trực tiếp ảnh hưởng đến vương quyền” hay nói một cách rõ ràng hơn, PGVN và PG Trung Quốc chỉ là một mớ tạp nhạp, không chính thống.

Lịch sử cho thấy những sự thật trái ngược với lập luận của tác giả. Phật giáo thời đại nào cũng tôn trọng Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Nhìn vào mặt tổ chức, tính thuần nhất của Phật giáo được thể hiện qua Tăng đoàn như nhận xét của một học giả Tây phương, Paul Williams: “Yếu tố thống nhất trong Phật giáo, theo truyền thống Đại thừa hay các truyền thống khác được thể hiện trọn vẹn qua hình ảnh của tăng già và sự tôn trọng triệt để của họ đối với giới luật của đời sống phạm hạnh.” (Paul Williams, Mahayana Buddhism, London: Routledge, 1989, 4).

Nhìn vào khía cạnh này ta thấy, từ xưa đến nay PGVN đã cóø một tăng đoàn thuần nhất. Tăng đoàn đó theo vận mệnh thịnh suy của đất nước cũng có những lúc thăng trầm, thoái hoá nhưng trên căn bản là nghiêm trì giới luật và cho dù theo bất cứ pháp môn nào, Thiền định hay Tịnh Độ... các tăng sĩ  cũng đều được đào tạo một cách chính quy theo môn phong của sơn môn mình tại các chùa chiền, tự viện mà những kiến thức căn bản về nội điển là điều bắt buộc.  Cách thức hành hoạt cuả Phật giáo Việt Nam cũng rất thống nhất về mặt nghi lễ, các hình thức tổ chức giới đàn đều theo đúng qui cách, giới luật;  các nghi thức  tụng niệm trong các chùa chiền hoặc các ngày lễ, vía đều có tính cách phổ quát và không mấy thay đổi theo thời gian.

Phật giáo trong giai đoạn này có ảnh hưởng đến vương  quyền hay không?

Điều này Phật giáo Trung quốc cũng như PG Việt Nam đã có một câu trả lời khá rõ ràng. Đọc lại lịch sử VN ta thấy dưới các triều đại Đinh Lê Lý Trần... ta thấy Phật giáo đã đóng góp rất nhiều công sức trong công cuộc dựng  nước và giữ nước, trực tiếp ảnh hưởng đến các vương quyền.   Phật giáo trong giai đoạn này đã cống hiến cho đất nước những người con kiệt xuất, đó là những bậc cao tăng thạc đức nhưng đồng thời cũng là những sĩ  phu lỗi lạc của thời đại; đó là những ông vua Phật tử mà tài trị dân cùng với những chiến công hiển hách đã làm vẻ vang lịch sử Việt Nam. Những đóng góp to lớn của Phật giáo cho quốc gia trong những ngày đầu của thời kỳ độc lập và tự chủ vì thế là những đóng góp rất có ý nghĩa, các vương triều Việt Nam trong giai đoạn này đã ghi nhận những công lao to lớn này, thế nên  tuy trên danh nghĩa Phật giáo không được chính thức công nhận là quốc giáo nhưng trong thực tế đã nhận được một chế độ chăm sóc đặc biệt bởi triều đình. Các định chế quan lại dưới những vương triều này đã đặt thêm chức tăng quan, và bổ nhiệm những tăng sĩ có trình độ vào vai trò này như là những công chức của nhà nước để chăm lo các vấn đề liên quan đến Phật giáo. Đối với những bậc danh tăng lỗi lạc thường được nhà vua rất tôn kính, phong chức quốc sư và thỉnh cầu trú trì tại những ngôi chùa gần kinh đô để vua được gần gũi tham khảo ý kiến về cả việc đạo lẫn việc đời. Một điểm khác cũng được ghi nhận là dưới những triều đại này, ngay cả trong các kỳ thi, khảo hạch để lựa chọn nhân tài ra giúp nước cũng đã có những câu hỏi có nội dung trắc nghiệm kiến thức của sĩ tử liên quan đến Phật giáo.

 

2.       Không Nắm Vững Lịch Sử Phát Triển của Phật Giáo

Tiếp theo, tác giả khẳng định rằng: “Phật giáo trong thời điểm này theo khuynh hướng Theravada.” Đây là một kết luận võ đoán và hoàn toàn sai lầm. Không thể nhìn sự kiện rằng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Miến, Lào, Thái, Miên chịu ảnh hưởng truyền thống Theravada rồi vội vã kết luận rằng khuynh hướng Thereavada là khuynh hướng chủ yếu của PG trong giai đoạn này.

Đại Đức Piyadassi, một học giả Phật giáo nổi tiếng người Tích Lan đã tóm lược sự hình thành của truyền thống Nguyên Thủy và Đại thừa như sau :  

“Sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, dưới triều đại của Hoàng đế A Dục, Đại Hội Kiết Tập lần thứ 3 đã được triệu tập đễ duyệt lại Kinh điển và Giới Luật. Tất cả nội dung  được chư tăng chấp thuận trong kỳ kết tập này được gọi là Nguyên Thủy -Theravada.

Sau Đại Hội này, con trai của vua A Dục, Hoàng tử Arahat Maha Mahinda đã đến Tích Lan hoằng pháp, mang theo Tam tạng kinh điển, được viết bằøng tiếng Pali (Ma Kiệt Đà) tức ngôn ngữ thời Đức Phật, đã được tụng đọc (và chuẩn y) trong kỳ Kiết Tập lần thứ  Ba này.  Lúc này ngừơi ta thấy từ Đại Thừa chưa hề được đề cập đến.”  

“Danh từ Đại Thừa và Tiểu Thừa được biết đến vào khoảng thế kỷ thứ 1 trước công nguyên, xuất hiện trong tạng kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Tuy nhiên chữ Thừa không hề được đề cập đến trong bất cứ kinh tạng Pali nào, trong Đại Tạng cũng như trong văn chương Pali....

Khái niệm Đại Thừa được định nghĩa một cách rõ rệt vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên với ngài Long Thọ, một vị đại luận sư nổi tiếng của truyền thống Đại Thừa, đã góp công vào việc phát triển triết lý Đại thừa, đặt trọng tâm vào Triết lý Tánh Không và chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không trong một tập sách nhỏ mang tên Trung Quán Luận.”

“Đại thừa và Nguyên Thuỷ là hai truyền thống lớn của Phật giáo trong thời đại ngày nay. Đại thừa phát triển mạnh vùng Viễn Đông vào các quốc gia Trung hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ. Nguyên Thủy phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á: Tích Lan, Miến, Thái Lan, Miên, Lào...”

(The Spectrum of Buddhism, Piyadassi, The Corporate of the Buddha Educational Foundation, Taiwan, trang 427)

Như vậy, muốn có một kết luận chính xác về vấn đề này nhà nghiên cứu cần nắm vững về lịch sử truyền giáo của Phật giáo. Lịch sử cho biết truyền thống Đại thừa do các nhà truyền giáo Phật giáo mang đến từ vùng Bắc Ấn, xâm nhập vào Trung Quốc, Tây Tạng, Việt Nam, Mông Cổ,  và sau đó là Triều Tiên, Nhật Bản. Trong khi đó truyền thống Theravada được truyền đến từ Tích Lan vào Cam Bốt, Thái Lan, Lào và Miến Điện. Như vậy tùy theo quốc gia nào nhận truyền thống nào trước thì truyền thống đó bám rễ và tồn tại. Lịch sử Phật giáo cho thấy hai khuynh hướng này đã phát triển đồng thời tại các quốc gia ảnh hưởng và lớn mạnh theo thời gian chứ không thể nói rằng Phật giáo trong giai đoạn thế kỷ 11 đến thế kỷ 15 khuynh hướng Theravada là chủ yếu.

 

3. Nhận Thức Sai Lầm Về Đạo Đức Phật Giáo, Cũng Như Quan Niệm Của Phật Giáo Vềø Các Mối Tương Quan Xã Hội

Đểû định hình đặc tính của Phật giáo Việt Nam, tác giả đã đem so sánh những nét đặc thù của Phật Giáo với Khổng Giáo và Lão giáo để rồi đi đến kết luận “tư tưởng Phật giáo Việt Nam là sự hoà hợp các truyền thống Phật, Khổng, Lão.” Đồng ý rằng tất cả các thành tựu về học thuật tư tưởng mà con người thừa hưởng hôm nay đều là gia sản chung cuả nhân loại. Tất cả những vốn sống đó, bất cứ ai, bất cứ dân tộc nào cũng đều có quyền khai thác để làm phong phú thêm cho cuộc sống của mình. Thế nên ta thấy có nhiều học thuyết, tư tưởng trải qua nhiều không gian, môi trường sống khác nhau đã ảnh hưởng, giao thoa ,tác động lên nhau và đôi khi bị biến chất hoặc đi đến những giá trị tổng hợp. Ta không “bảo hoàng hơn vua” để luôn luôn cho rằng Phật giáo là siêu đẳng,  là có giá trị tuyệt đối,là không bị ảnh hưởng, biến chất, tuy nhiên vấn đề  ở đây lại khác: Do không hiểu biết thấu đáo về Phật giáo, cụ thể là về đạo đức Phật giáo; phương thức tu tập, hành hoạt của Phật giáo ... để rồi từ căn bản nhận thức sai lầm này tác giả lại đem ra so sánh với các tôn giáo khác, dĩ nhiên càng sai lầm thêm.

 

3.1. Khi So Sánh Với Khổng Giáo:

Trong phần so sánh giữa Khổng Giáo và Phật Giáo, tác giả cho rằng đối với mối tương quan của con người trong xã hội, Khổng giáo hạn chế con người trong năm giường mối quan hệ, “Đó là đạo vợ chông, cha con, anh em, vua tôi và bằng hữu” trong khi mối tương quan đối đãi của những người Phật tử trong những mối quan hệ này đều bình đẳng, tức là ngang hàng nhau. Điều này có nghĩa là tác giả cho rằng Phật giáo đã không cổ võ cho một nền luân lý hay tôn trọng một tôn ti trật tự xã hội gì cả. Cha con cũng ngang nhau, vua tôi cũng bằng nhau, thầy trò cũng thế...

Trước hết tác giả đã không hoàn toàn nắm vững những quan niệm đạo đức của Khổng Giáo về các mối giao tiếp, lại càng mù tịt hơn về đạo đức Phật giáo. Ở đây ta không đi sâu vào Khổng giáo, nhưng một cách tóm tắt trong mối tương quan xã hội, một bậc chính nhân quân tử theo quan niệm của Khổng giáo phải đặt vấn đề tu thân lên hàng đầu, sau đó mới nói đến trị quốc và bình thiên hạ. Thế nên trong đạo sống, người nho sĩ phải tôn trọng những quy luật về đạo đức, xử thế đặt căn bản trên “Tam cương” (Quân, Sư, Phụ)ï tức là đạo vua tôi, thầy trò, cha con và “Ngũ thường” tức Nhân, Lễ Nghĩa, Trí, Tín. Khổng giáo trọng nam, khinh nữ , (Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô), cho nên trong tương quan xã hội đã không đặt nặng nghĩa vụ của người chồng đối với vợ, ngược lại người vợ phải phụ thuộc vào chồng và  bị ràng buộc bởi Tam Tòng (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và Tứ Đức (Công, Dung, Ngôn, Hạnh). Đấy là tóm tắt những mối quan hệ giao tiếp xã hội chứ không phải chỉ hoàn toàn năm giềng mối quan hệ như tác giả đã nói.

Về Phật giáo, tác giả đã không hiểu ý nghĩa của chữ bình đẳng trong lý thuyết đạo Phật. Phật giáo quan niệm rằng không phải chỉ con người mà tất cả mọi chúng sanh khi sinh ra đều bình đẳng trong bản chất, đều có Phật tánh giống nhau nghĩa là đều có tiềm năng giác ngộ, và là những vị Phật tương lai. Đức Phật vì thế đã phủ nhận tình trạng phân biệt, kỳ thị giai cấp trong xã hội, “không có giai cấp khi nước mắt con người cùng mặn.” Như vậy bình đẳng ở đây không phải bình đẳng trong tương quan đối đải giữa con người với nhau trong một hệ thống tôn ti trật tự xã hội nào đó. Bình đẳng ở đây không có nghĩa là “cá đối bằng đầu” hay “cá mè một lứa“. Ngược lại, trong các kinh sách Phật giáo, Đức Phật đã rất tôn trọng những mối tương quan xã hội và chỉ ra rất rõ những bổn phận nghĩa vụ của con người trong các mối quan hệ với nhau. Như vậy, nếu đạo đức Khổâng Giáo dạy con người về Tam Cương, Ngũ Thường, Đức Phật cũng dạy đủ những nghĩa vụ giữa cha con, chồng vợ, thầy trò, bằng hữu, chủ tớ... chứ đâu có phải ai cũng ngang hàng nhau?!

Những lời dạy của Đức Phật về lãnh vực này nói lên những nét đặc trưng của nền đạo đức Phật giáo, góp phần và việc xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ như một học giả Tây phương, Nelson Foster  đã nhận định: “Một cách hiển nhiên trong kinh điển Pali, không cần biết đó là ngụy tạo hay thật, Phật giáo ngay từ buổi sơ khai đã xem mình là một lực đẩy cho sự thiện ích xã hội. Đức Thích Ca trong kinh tạng đã xuất hiện như là một nhà kiến tạo hòa bình, cung ứng những kim chỉ nam cho các bậc quân vương để trở thành những nhà lãnh đạo tốt, công kích chế độ phân biệt giai cấp của xã hội Ấn Độ đương thời, coi trọng đạo đức như là căn bản của mọi hành động,....”

 (Nelson Foster, “To enter the Marketplace,” in Fred Eppsteiner, ed., The Path of Compassion: Writings on Socially Engaged Buddhism, rev.ed. -Berkeley: Parallax Press, 1988-, 49.)

Về các mối quan hệ xã hội, thiết tưởng một đoạn sau đây trong Kinh Trường Bộ, Phẩm Sigala  (Digha-nikaya 31) hơn 2,500 năm sau vẫn mang những giá trị tích cực: 

Vâng lời cha và nghe theo lời khuyên của ông trước lúc hấp hối, Một thanh niên trẻ tuổi tên Sigala thường thờ phụng sáu phương trời : Đông, Nam, Tây, Bắc, hướng Thượng và hướng Hạ. Đức Thế Tôn đã chỉ cho người thanh niên này thế nào là cách thức thờ phượng sáu phương của một thánh nhân đệ tử:

“Này Gia chủ tử, vị Thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào? Này Gia chủ tử, sáu phương này cần được hiểu như sau: Phương Đông cần được hiểu là cha mẹ. Phương Nam cần được hiểu là sư trưởng. Phương Tây cần được hiểu là vợ con. Phương Bắc cần được hiểu là bạn bè. Phương Dưới cần được hiểu là tôi tớ, lao công. Phương Trên cần được hiểu là Sa-môn, Bà-la-môn.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Đông: "Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống; tôi bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời". Này Gia chủ tử, được con phụng dưỡng như phương Đông, theo năm cách như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách: Ngăn chận con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con.

 Này Gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam: Đứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp. Này Gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến; dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì; dạy cho thuần thục các nghề nghiệp; khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc; bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt.

Này Gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây: Kính trọng vợ, không bất kính đối với vợ; trung thành với vợ; giao quyền hành cho vợ; sắm đồ nữ trang cho vợ; Này Gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách: Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình; khéo tiếp đón bà con; trung thành với chồng; khéo gìn giữ tài sản của chồng; khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc.

 Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với bạn bè như phương Bắc: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, không lường gạt. Này Gia chủ tử, được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách như vậy, bạn bè có lòng thương kính vị thiện nam tử theo năm cách: Che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng; bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị này phóng túng; trở thành chỗ nương tựa khi vị thiện nam tử gặp nguy hiểm; không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn; kính trọng gia đình của vị thiện nam tử.

Này Gia chủ tử, có năm cách một vị Thánh chủ nhân đối xử với hạng nô bộc như phương Dưới: Giao việc đúng theo sức lực của họ; lo cho họ ăn uống và tiền lương; điều trị cho họ khi bệnh hoạn; chia xẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ; thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép. Này Gia chủ tử, các hàng nô bộc được Thánh chủ nhân đối xử như phương Dưới với năm cách như kia, có lòng thương tưởng đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau: Dậy trước khi chủ dậy; đi ngủ sau chủ; tự bằng lòng với các vật đã cho; khéo làm các công việc; đem danh tiếng tốt đẹp cho chủ.

Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với các vị Sa-môn, Bà-la-môn như phương Trên: Có lòng từ trong hành động về thân; có lòng từ trong hành động về khẩu; có lòng từ trong hành động về ý; mở rộng cửa để đón các vị ấy; cúng dường các vị ấy các vật dụng cần thiết. Này Gia chủ tử, các vị Bà-la-môn, Sa-môn được vị thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách như vậy, có lòng thương tưởng vị thiện nam tử ấy theo năm cách sau đây: Ngăn họ không làm điều ác; khuyến khích họ làm điều thiện; thương xót họ với tâm từ bi, dạy họ những điều chưa nghe; làm cho thanh tịnh điều đã được nghe; chỉ bày con đường đưa đến cõi Trời. “

(Kinh Trường Bộ, 31, Bản dịch của HT Thích Minh Châu)

 

3.2. Khi So Sánh Với Lão Giáo:

Khi nhận định về mối tương quan giữa Lão Giáo và Phật giáo, tác giả kết luận rằng “Lão Giáo đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Phật  Giáo Việt Nam”.

Luận điểm này của tác giả đã không có cơ sở. Tuy nói rằng tinh thần Tam giáo đồng nguyên là một đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam, nhưng trong thực tế sinh hoạt của Lão giáo tại VN rất mờ nhạt và không được coi như là một tôn giáo chính thức. Khổng Giáo còn có những Văn Miếu tại kinh đô cũng như các tỉnh để thờ Khổng Phu Tử và các đấng tiên hiền; đại biểu của Khổng giáo tức là hàng ngũ nho sĩ là những người đã tích cực đem đạo thánh hiền áp dụng vào việc việc chăn dân trị nước. Đối với Lão giáo, tại VN ta khôngthấy có sự sinh hoạt của giới đạo sĩ cũng như sự hiện hữu của các đạo quán để tín đồ thờ phượng, hành lễ. Lão giáo vì thế chỉ được coi như là một triết lý sống, đượm màu sắc thoát tục, xem cuộc đời chỉ là hư ảo, như là một giấc chiêm bao. Trang Tử, người được coi như là nhân vật tiếp nối tư tưởng Lão Tử, sau này còn nâng tính cách hư ảo cuộc đời lên một mức cao hơn qua chuyện Trang Chu hóa bướm. Ông nằm mơ thấy mình hoá bướm và khi thức giấc băn khoăn tự hỏi, không biết là mình nằm mơ hoá bướm hay là bướm nằm mơ hóa ra mình?

Khi đã nhìn cuộc đời như vậy, thái độ của người theo khuynh hướng Lão Trang là xuất thế, hưởng nhàn:

“xử thế nhược đại mộng,

hồ vi lao kỳ sinh?”

(Đã xem cuộc đời như là một giấc mộng lớn, thế thì tại sao phải lao khổ để mưu sinh?).

Tinh thần xuất thế, hưởng nhàn của Lão giáo thoạt nhìn có vẻ trái ngược với tinh thần nhập thế tích cực của Khổng giáo nhưng thật ra tại Việt Nam dưới thời Nho giáo thịnh trị, hai lối sống này lại hoà hợp, bổ sung cho nhau. Các nho sĩ VN sau khi công thành danh toại, trả xong nợ núi sông, hoàn tất bổn phận nghĩa vụ với xã hội   thường quay về vui thú điền viên, vui hưởng cảnh nhàn.

Một nhà thơ Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã cho ta hình ảnh hưởng nhàn của  một người ảnh hưởng sâu đậm bởi tinh thần Lão Trang trong bài “Cảnh Nhàn” như sau:

Một mai một cuốc một cầøn câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn ngừơi đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp
Nhìn xem thế sự tựa chiêm bao...

Hay như Nguyễn Công Trứ sau này trong tuyên ngôn “Kẻ Sĩ”:

Nhà nước yên thì sĩ được thung dung
Bấy gìơ sĩ sẽ tìm ông Hoàng Thạch (*)
Dăm ba chú tiểu đồng lếch thếch
Tiêu dao nơi hàn cốc thâm sơn
Này thơ này rượu này địch này đờn
Đồ thích chí chất đầy trong một túi
Mặc ai hỏi mặc ai không hỏi tới
Ngẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh...

(*) Hoàng Thạch Công, tên một vị tiên của Lão Giáo theo truyền thuyết của Trung Hoa.

Lão giáo vì thế gắn bó với Nho giáo hơn là với Phật giáo.

Người ta có thể hiểu lầm tinh thần xuất thế của Lão Trang với hành động ly gia xuất thế của Phật giáo. Tuy nhiên, tinh thần xuất thế của Lão Trang mang nặng màu sắc bi quan yếm thế trong khi tinh thần xuất thế của Phật giáo mang nặng tính chất tích cực, và năng động;  xuất thế nhưng mà để nhập thế, để cứu độ chúng sinh thoát khỏi những khổ đau, đưa họ đến bến bờ giác ngộ.

Ngoài ra nội dung và cách thức tu tập của hai tôn giáo cũng rất khác biệt. Ngay từ buổi sơ khai của Lão giáo, cụ thể là thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, các nhà đạo sĩ chỉ chuyên chuyên tâm tu tập về bùa chú và các phép luyện khí , luyện đơn, mà mục đích chính của họ là tìm phương thức để kéo dài đời sống, để được thành tiên, trường sinh bất tử. Tuy nhiên công phu tỉnh tọa, luyện khí của Lão Giáo -sau này được biết dưới hình thức khí công- khác biệt với pháp hành thiền của Phật giáo,là một pháp môn đặc biệt do Đức Phật tìm ra nhằm an trụ tâm để đi đến giác ngộ và được chứng ngộ qua kinh nghiệm tu tập bản thân, cho nên không thể nói rằng Phật giáo sử dụng các hình tượng và kỹ thuật tu tập của Lão giáo, đặc biệt là pháp hành thiền.

Như vậy không có cơ sở nào cho thấy là Phật giáo đã bị ảnh hưởng bởi Lão Giáo

 

4. Nhận Thức Sai Lầm Về Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam

Không cần phải là nhà học gỉa Phật giáo, ai cũng biết là Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Tây Tạng, ... theo truyền thống Đại thừa, thế nên không bao giờ có chuyện “Hai trăm năm sau công nguyên, PG vào Việt Nam thông qua Trung Quốc, đó là PG Theravada(!)”

Như trên đã nói, các nhà học gỉa chuyên về lịch sử Phật giáo Việt Nam có uy tín như GS Lê Mạnh Thát, Hoà Thượng Thích Đức Nhuận,... trong những công trình nghiên cứu của họ đều đi đến một kết luận là Phật giáo đã được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam rất lâu, trước cả Trung Hoa.

Một cách tóm tắt, sau khi tổ chức Đại Hội Kiết Tập lần thứ 3, vua A Dục đã gởi 9 phái đoàn truyền giáo ra ngoại quốc, trong đó có một phái đoàn do hai vị Thánh Tăng Sona và Uttara lãnh đạo, đã vựợt qua Miến Điện vào Đông Dương, trong đó có Việt Nam, để truyền bá Phật pháp. Hiện nay còn di tích một bảo tháp để tưởng nhớ công đức của vua A Dục tại Đồ Sơn (cách Hải Phòng chừng 7 dặm).

Đến thứ kỷ thứ 2 (168-239) thì Phật giáo Việt Nam đã phát triển, với sự đóng góp của ba vị thánh tăng đến từ Ấn Độ là Ma Ha Kỳ VựÏc, Khương Tăng Hội (cha mẹ đến làm ăn buôn bán tại Giao chỉ và sanh ngài tại đây) (3), Chi Cương Lương và một cư sĩ học giả Phật giáo người bản địa là Mâu Tử (160-230), sinh quán tại quận Thương Ngô (Ts’ang-Wu), tức là thuộc địa phận của hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây bây giờ. Theo quyển Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, một tác phẩm đầu tiên viết về Phật giáo bằng chữ Hán mà sử sách Trung quốc  còn ghi lại được, thì ở Giao Châu (Việt Nam) đặc biệt là Luy Lâu, thủ phủ của Việt Nam lúc bấy giờ Phật giáo đã rất thịnh hành, số tăng sĩ người Việt, Ấn Độ, Trung Quốc đã khá đông, cách thức sinh hoạt, y phục, lễ nghi đều theo cung cách, qui chế của Tăng già bên Ấn Độ, số kinh sách Phật có hàng vạn cuốn, một số đã được dịch ra chữ Hán. Tại thành phố này lúc đó được biết đã có đến khoảng hơn 20 ngôi chùa và hàng trăm tăng sĩ sinh hoạt.

Dĩ nhiên sống bên cạnh một nước lớn có nền văn minh, văn hoá rực rỡ như Trung Quốc, Việt Nam không thể không chịu ảnh hưởng, đó là lý do Phật giáo Việt Nam đi hẵn vào truyền thống Đại thừa.

Sau này khi chúa Nguyễn hoàn tất xong cuộc “Nam Tiến”, lãnh thổ Việt Nam được kéo dài đến tận mũi Cà Mau, tức là một phần đất của nước Thủy Chân Lạp, tức Cam Bốt ngày nay, Việt Nam mới có cơ hội tiếp xúc với truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ (Theravada). Tuy nhiên Phật Giáo Nguyên Thuỷ lúc bấy giờ chỉ sinh hoạt khép kín trong các cộng đồng người Việt gốc Miên, tiêu biểu là ở hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, người Việt không mấy quan tâm vì cho đó là tôn giáo của ngừơi “Thổ” -tức là người thiểu số có trình độ văn hoá thấp kém hơn. (Cũng cần mở một cái dấu ngoặc ở đây để nói rằng, tình trạng kỳ thị chủng tộc là bản chất chung của con người trên thế giới, không phải chỉ riêng ở Việt Nam. Bằng chứng cho thấy là không riêng gì dưới thời chúa Nguyễn, mà ngay cả trong thời gian gần đây chắc mọi người còn nhớ, sau khi Đức Tăng thống Tịnh Khiết viên tịch, Giáo Hội PGVNTN theo Hiến chương suy tôn Hoà Thượng Lâm Em, thuộc Giáo phái Theravada Việt gốc Miên lên ngôi Tăng thống, một vị cao tăng trong Giáo Hội -hiện ở hải ngoại- đã công khai lên tiếng chỉ trích: Tại sao lại suy tôn một người “Thổ“ lên chức vị Tăng thống của PGVN? Lời phát biểu này sau đó đã bị báo chí chỉ trích, làm xôn xao dư luận một thời.)

Mãi cho đến những thập niên 1920 đến 40, Phật Giáo Nguyên Thuỷ mới chính thức được du nhập vào Việt Nam qua ngõ Cao Miên do công lao của cư sĩ Trùng Quang Nguyễn Văn Hiểu (4) và ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thuỷ đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam là Chùa Bửu Quang, thành lập năm 1938 tại Thủ Đức do chính ông làm quản lý. Chùa Kỳ Viên tại Sài gòn tuy được thành lập lâu đời hơn (1922) nhưng ban đầu là Chùa Đại Thừa, sau này mới hiếân cúng cho Nguyên Thuỷ.

Phật Giáo Nguyên Thuỷ Việt Nam bắt đầu những bước phát triển mới sau khi Tỗng Hội Phật Giáo Nguyên Thuỷ Việt Nam được chính thức thành lập vào ngày 14-5-1957 do cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu đứng tên và sau đó các cao tăng của PG Nguyên Thuỷ Việt Nam gồm qúy Hoà Thượng Bửu Chơn, Thiện Luật, Hộ Tông, Kim Quang, Giới Nghiêm, Tốùi Thắng, Giác Quang đứng ra thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam vào ngày 18-12-1957. Giáo Hội này đã hòa nhập vào cuộc đấu tranh chung của Phật giáo năm 1963 và sau đó trở thành một thành viên của Giáo Hội PGVNTN.

Phật giá o Nguyên Thuỷ như vậy chỉ mới hoạt động mạnh mẽ tại miền Nam trong những thập niên gần đây, cho nên không có chuyện “Hai truyền thống này đã có mặt trên  suốt lãnh thổ Việt Nam” như tác giả mô tảvà càng sai lầm hơn nữa khi đưa ra kết luận: “Nét đặc trưng thứ hai là hai đợt phát triển của khuynh hướng Phật giáo Đại thừa và Nguyên Thủy tại Việt Nam. Hai truyền thống này không những phản ảnh những dị biệt về học thuyết, căn bản thần học nhưng đồng thời nói lên sự khác biệt của hai nền văn hoá đã tác động lên PGVN: Ấn Độ và Trung Quốc.” Sai lầm này cho thấy rằng tác giả đã có một kiến thức rất hạn hẹp về lịch sử phát triển của Phật Giáo Việt Nam.

 

5. Trình Bày Sai Lạc Lịch Sử Việt Nam

5.1. Vai trò của Phật giáo trong cuộc tranh đấu chống chính phủ Ngô Đình Diệm.

Trong bài này tác giả cũng đã đề cập đến mối tương quan giữa Phật giáo và chính trị và đưa ra nhận định rằng Phật giáo thường gắn liền với những phong trào quốc gia yêu nước, chống ngoại xâm: “Với Phật giáo, khi đất nước bị đô hộ bởi một thế lực thực dân thống trị, những phong trào giải phóng quốc gia đã được khai sinh và thường được nhận dạng dưới một nội dung tôn giáo.” Nhận định trên qủa tình  không có gì để cho chúng ta thắc mắc, nhưng cái thí dụ đi liền ngay sau đó để minh hoạ thêm cho nhận định này thì qủa thật là tai hại, nó gây thương tổn đến ít nhất là một vài bộ phận có dính líu đến cuộc chiến Việt Nam mà cụ thể là miền Nam Việt Nam và Mỹ:“Thí dụ điển hình là cuộc biểu tình của Phật giáo năm 1960 trong đó nhiều tăng sĩ Phật giáo đã tự thiêu để phản đối.”

Thí dụ này vô hình chung đã công khai xác nhận rằng Mỹ là thế lực thực dân đã gây cuộc chiến tranh xâm lược để thống trị Việt Nam, chế độ miền Nam Việt Nam chỉ là con đẻ tay sai của Mỹ và như vậy, xương máu của người Mỹ đã đổ ra tại VN một cách phi nghĩa, trái với những điều mà Mỹ đã từng tuyên truyền trong dư luận rằng chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến đấu để “bảo vệ thế giới tự do “ hay như lời tuyên xưng của cựu TT Reagan, đó là “Cuộc chiến tranh thần thánh”!

Câu hỏi được đặt ra là, phải chăng đây là quan điểm chính thức cuả Phân khoa Á Châu học của Trường Đại học Pacific đối với cuộc chiến Việt Nam, mà cụ thể là cuả GS Barlow, người chỉ đạo của website này?

Quan điểm này -ta không đi sâu vào việc phân tích đúng hay sai trong phạm vi của bài viết - chắc chắn sẽ tạo ra nhiều tranh cãi.

Một số đông người Mỹ -những người đã trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường Việt Nam, những cựu chiến binh, những gia đình có thân nhân đã tử trận hoặc mất tích trong cuộc chiến vừa qua, chắc chắn sẽ xem ông như là kẻ phản bội, một thứ “Jane Fonda” trong hàng ngũ trí thức, vì ông đã giúp cho Hà Nội một bằng chứng cho thấy cuộc chiến đấu “chống Mỹ cứu nước” của họ là một cuộc chiến đấu có chính nghĩa: cuộc chiến đấu để giải phóng đất nước ra khỏi ách ngoại xâm.

Đối với những người đã cầm súng chiến đấu dưới lá cờ của miền Nam Việt Nam, những người đã liều chết vượt biển đi tìm tự do, những người đã kinh qua những năm tù đày trong các trại cải tạo của CS, cụ thể là những người Việt tỵ nạn CS hiện có mặt trên đất Mỹ cũng như trên khắp thế giới kể từ năm 1975, quan điểm này chắc chắn là không được chấp nhận vì vô tình hay cố ý, tác giả đã biến họ thành những người lính đánh thuê trên chính quê hương mình!

Ta trở lại với những nhận định của tác giả về vai trò của Phật giáo trong việc lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong khi đưa ra nhận định rằng phong trào tranh đấu của Phật giáo (1960) mang màu sắc quốc gia chống thực dân xâm lược, trong đó có sự đóng góp của rất nhiều tăng ni bằng cách tự thiêu, tác giả viết tiếp: “Sau khi chế độ Diệm Nhu bị hạ bệ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dưới sự lãnh đạo của Thích Trí Quang và Thích Thiện Minh, vẫn tiếp tục hoạt động chính trị một cách tích cực.“

Trước tiên khi xác định thời điểm lịch sử cuả cuộc tranh đấu Phật giáo là năm 1960 chứng tỏ rằng tác giả hoàn toàn không nắm vững lịch sử cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam dưới thời ông Diệm. Những kiến thức hiểu biết của tác giả về Việt Nam, về Phật giáo không đi xa hơn cuốn sách “Fire in the Lake“ của Frances FitzGerald! Ai cũng biết rằng cuộc tranh đấu của Phật giáo đồ Việt Nam chỉ chính thức bùng nổ tại Huế vào ngày lễ Phật đản năm 1963 (8-5-1963), sau khi chính quyền của TT Ngô Đình Diệm ra văn thư cấm treo cờ Phật giáo trong ngày lễ quan trọng này. Như vậy cuộc đấu tranh năm 1960 của Phật giáo Việt Nam mà tác giả đề cập đến là cuộc đấu tranh gì?

Thứ hai, cuộc tranh đấu của Phật giáo đồ Việt Nam là sự đóng góp xương máu của cả đại khối tăng, tín đồ trong nước,  từ giới trí thức, sinh viên, học sinh cho đến giới tiểu thương, lao động, quân nhân... Cho nên nếu nhìn vào cuộc tranh đấu đó của Phật giáo đồ Việt Nam và sau này, GHPGVNTN, mà chỉ nhìn vào một hai khuôn mặt như cố TT Thiện Minh, hay TT Trí Quang (cũng lại theo cái nhìn của ông Frances FitzGerald) là một cái nhìn phiến diện, thiếu chính xác, để rồi đi đến kết luận một cách vội vàng rằng cái Giáo Hội PGVNTN đó là một tổ chức làm chính trị.

Tác giả đã không biết được rằng cái thí dụ được đưa ra để minh hoạ cho cái nhận định như đinh đóng cột rằng phong trào đấu tranh của Phật giáo là phong trào của người Việt quốc gia yêu nước chống lại kẻ thù xâm lược, thống trị -mà theo tác giả tức là người Mỹ- lại tự mâu thuẩn với chính mình! Bởi vì như mọi người đều biết, một nhân vật  lãnh đạo then chốt của phong trào đấu tranh vừa được tác giả vinh danh, TT Trí Quang, trong cái đêm dài đen tối nhấùt của lịch sử PGVN, đêm 20-8-1963, lúc chính quyền Diệm tấn công vào tất cả các chùa chiền tại miền Nam, lại chạy vào xin  tỵ nạn tại tòa đại sứ Mỹ tại Sài gòn, -mà người Mỹ theo như định nghĩa của tác giả ở trên- là kẻ thù chính của cuộc đấu tranh Phật giáo!

Một lãnh tụ sáng giá của phong trào đấu tranh quốc gia lại chạy tìm đến kẻ thù của mình và của dân tộc để nhờ che chở bảo vệ, thì theo đúng luận lý của tác giả ở trên, vị lãnh tụ đó không phải là người quốc gia hoặc phong trào Phật giáo không phải là phong trào quốc gia yêu nước.  Ở vào trường hợp nào đi nữa thì người đọc cũng thấy những ý tưởng, lập luận, dẫn chứng của tác giả như thế tự nó đã mâu thuẩn lẫn nhau trong từng câu, từng đoạn. Chưa kể là khi kết luận rằng Giáo Hội PGVNTN “vẫn tiếp tục hoạt động chính trị một cách tích cực“  sau khi chính quyền Diệm bị hạ bệ, tác giả đã vô hình chung xem Giáo Hội này là một tổ chức chính trị thay vì tôn giáo, trong khi mọi người đều biết, đây là một tổ chức được thành lập do nhu cầu tôn giáo, dù rằng trong quá trình hành hoạt của nó có thể đã không tránh khỏi bị một vài cá nhân -tăng sĩ hay cư sĩ- khuynh loát hoặc lợi dụng cho những mưu đồ chính trị cá nhân của họ.

 

5.2. Về Đạo Cao Đài

Một sai lầm tương tự về lịch sử tôn giáo VN là phần viết về đạo Cao Đài. Trong bài ngắn giới thiệu về đạo Cao Đài, tác giả cho biết trong số những thần tượng, nhân vật được Đạo Cao Đài thờ phượng có cả ... Lenin! Đây là một chi tiết dựng đứng hoàn toàn sai lạc, bôi đen cả lịch sử của đạo Cao Đài.

Trước tiên, Đạo Cao Đài là một tôn giáo, do đó không có lý do gì lại đi thờ phượng một nhân vật chính trị nhất là nhân vật đó lại là thuỷ tổ của chế độ CS! Dở lại những trang sử Việt Nam trong thời cận đại ai cũng biết phong trào Cao Đài thật ra cũng là một phong trào ái quốc nhuốm màu sắc Phật giáo mà mục tiêu ban đầu là ủng hộ Hoàng thần Cường Để -người đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nhật Bản trong cuộc tranh đấu giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của Pháp. Song song với đấu tranh chính trị, Cao Đài còn tranh đấu cả về mặt quân sự. Họ có lực lượng quân sự riêng, được võ trang bằng một tinh thần chống Cộng triệt để. Bởi vậy cho nên sau năm 1945, khi lên nắm chính quyền tại Nam Bộ, Việt Minh CS  đã thi hành một chính sách khủng bố đẩm máu nhắm vào các tổ chức đảng phái quốc gia, mà nạn nhân chính lúc đó là các thành viên lãnh đạo của các phong trào Đệ Tứ, Hoà Hảo, Cao Đài... dưới sự chỉ đạo của Giám  Đốc Công An Nam Bộ thời đó là Nguyễn Văn Trấn (5).  Yếu thế, không thể chống lại nỗi sự khủng bố và tấn công quân sự này, Cao Đài không còn một lựa chọn nào khác là quay lại hợp tác với Pháp để chống Cộng, rồi sau này với hiệp định Genève, khi chế độ miền Nam ra đời năm 1954 dưới sự lãnh đạo của TT Ngô Đình Diệm, tướng Trình Minh Thế của Cao Đài đã đem quân đội về hợp tác và lực lượng quân sự của Cao Đài sau đó được đồng hoá vào quân lực VNCH.

Như vậy, khi nói rằng Cao Đài thờ Lê Nin ta không cần phải chứng minh bằng sách vơ,û một người bình thường có đầu óc nhận thức trung bình  cũng nhận thấy chi tiết này hoàn toàn sai lầm. Cứ nhìn vào thực tế, ai cũng biết rằng các chính quyền thuộc địa Pháp tại VN trước 1954, và sau này các chính quyền tại miền Nam từ năm 1954 cho đến 1975 đều là những chính quyền chống Cộng triệt để. Có lý nào các chính quyền đó lại để cho Đạo Cao Đài thờ phượng một nhân vật là thủy tổ của CS tại thánh địa Tây Ninh, ngay trên lãnh thổ miền Nam?

 

6. Vài Đề Nghị

Như đã nói ở trên, mục tiêu của bài nhận định này không nhằm đả kích nội dung viết về Phật Giáo Việt Nam của mạng “Vietnam Buddhism.”  Ta ghi nhận phân khoa Á Châu học của Trường ĐH Pacific, cũng như cá nhân tác giả có thể đã rất có thiện chí muốn trình bày đến người đọc cũng như sinh viên của họ một số kiến thức liên quan đến lịch sử Việt Nam, đặc biệt là Phật Giáo Việt Nam. Tuy nhiên ta không thể không nhìn nhận rằng đây là một việc làm thiếu nghiêm túc của Trường Đại học Pacific khi đem một cái research đầy thiếu sót của một sinh viên ban Cử nhân, lại cho nó mang cái tên là Phật giáo Việt Nam khiến người đọc  có thể hiểu lầm đây là tiếùng nói -chính thức hay bán chính thức- của Phật Giáo Việt Nam hay một tổ chức nào đó có liên hệ đến Phật Giáo Việt Nam.

Trước những sai lầm, thiếu sót này chúng tôi đã có dịp liên hệ trực tiếp với tác giả , cô Suzanne Brown, cũng như chủ nhân của mạng, GS Barlow, Khoa trưởng Phân khoa Á Châu Học.  Cô Suzanne Brown đã trả lời một cách chân thành rằng: người viết đã “nhận xét rất đúng rằng một vài phần trong nội dung của mạng này không được sáng tỏ”, và cô “rất muốn thay đổi nội dung nhưng vì đã là sinh viên tốt nghiệp nên không có quyền vào mạng để sửa đổi.” (Xem Email trao đổi đính kèm) (6). GS Barlow cũng hứa hẹn sẽ trao đổi với chúng tôi mộtcách nghiêm túc với về vấn đề này sau khi nghỉ hè từ Trung Quốc về, khỏang cuối tháng Tám. Trong tinh thần chia xẻ dử liệuvà hợp tác để cải thiện nội dung, sau đây là những đề nghị được gởi đến Trường Pacific:

1.       Không lý do gì khi chính tác giả của mạng “Vietnam Buddhism” nhìn nhận rằng có sai lầm mà Phân khoa Á Châu Học lại cố tình không chịu sửa đổi nội dung. Đề nghị Trường mời tác giả viết lại nội dung của mạng này với một số chi tiết, dữ kiện đúng đắn liên quan đến Phật Giáo Việt Nam, cụ thể là những điểm được chúng tôi nêu ra trong bài viết này.

2.       Dĩ nhiên trường Đại học Pacific có quyền giữ nguyên nội dung của mạng này nếu họ muốn, nhưng chúng ta yêu cầu họ không nên đưa vào lưới dưới cái tên “Vietnam Buddhism” để tránh ngộ nhận về nguồn gốc. Khi mạng này được đưa ra công cộng một cách độc lập, cái tên của nó phải làm nổi bật cho người đọc biết rõ xuất xứ của mạng - tức Trường ĐH Pacific, và dĩ nhiên họ sẽ là người gánh chịu những hậu quả, tai tiếng về việc cung cấp những thông tin không trung thực dưới danh nghĩa của một trường Đại học.

            Ngoài ra nếu nội dung bài viết này có những sai lầm thiếu sót, kính mong Chư Tôn Đức, qúy bậc thức giả vui lòng chỉ giáo cho.

 Tâm Hà Lê Công Đa

 

Note:

(1) http://www.saomai.org/~binhp/vn-buddhism/

(2)     http://mcel.pacificu.edu/as/students/vb/index.htm

(3)     Theo quan điểm di trú bây giờ, ta có thể xem ngài là ngừơi Việt gốc Ấn, mang quốc tịch Việt Nam, mà không sợ bị xem là nhận vơ, theo kiểu “Thấy sang bắt quàng làm họ”.

(4)     Con trai của cố cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu là BS Nguyễn Tối Thiện hiện cũng là một cư sĩ hoạt động tích cực cho PG Nguyên Thuỷ tại Pháp.

(5)     Ông Nguyễn Văn Trấn sau 1975 trở thành nhân vật đối lập của chế độ CS, tác giả “Viết cho Mẹ và QuốcHội” và tin đồn cho ông là tác giả tờ báo chui chống chế độ,  “Người Sài Gòn.” Theo cáo trạng của Cao Đài hải ngoại, trong một trận tấn công vào Thánh Địa Tây Ninh, lực lượng của Nguyễn Văn Trấn đã chôn sống hàng trăm tín hữu Cao Đài.

(6)     Nội dung Email cuả cô Suzanne, tác giả “Vietnam Buddhism.”

Subj:    Re: (no subject)
Date:             7/24/2001 2:02:39 PM Pacific Daylight Time
From:             suzannembrown@yahoo.com (Suzanne Brown)
To:             LeCongDa@aol.com

Thank you for your comments.  I co-wrote that page well over 5 years ago as an undergrad, with another student. I am sure you are correct that there are unclear portions of the page, and your input would be helpful. There are many things I wish I could change myself, but since I am no longer a student I am unable to upload changes.   But please, forward it to the folks at Pacific University who can make the changes.

Thank you again for your respectful attention.

Suzanne 

***

http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/024-websitePGVN.htm

 


Cập nhật: 21-8-2001

Trở về mục "Đối thoại"

Đầu trang