- JOHN PAUL II & TERESA: TỪ
HUYỀN THOẠI ĐẾN THỰC CHẤT
Hiện tượng thần thánh
hóa những nhân vật mà một số người sùng tín, qua những thông tin sai lạc
một chiều, vốn không phải là điều xa lạ trong lịch sử nhân loại.
Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma (Công Giáo) có rất nhiều Thánh, đếm không xuể. Có
Thánh Abraham lấy em làm vợ, có Thánh David cướp vợ người, có Thánh
Giu-se, ông thợ mộc được phong Thánh chỉ vì đã cay đắng chấp nhận làm
cha của một đứa con không phải con của mình: Giê-su, có Thánh Augustine dốt
nát về vũ trụ và con người, kỳ thị phái nữ một cách điên cuồng,
có cả Thánh André Phú Yên, một Việt gian tội đồ của dân tộc Việt
Nam, đi theo tên thừa sai gián điệp Alexandre de Rhodes từ ngày đầu v..v..
Đó là những Thánh trong quá khứ. Trong tương lai, có hai nhân vật trong
Ca-Tô giáo rất có triển vọng sẽ được phong Thánh, lẽ dĩ nhiên chỉ
là Thánh của các tín đồ Ca-Tô, dù họ đã được gọi là Thánh rồi: đó
là Thánh Cha (Holy Father) John Paul II và Thánh Mẹ (Holy Mother) Teresa.
Giáo Hoàng John Paul II xứng đáng với
chức Thánh trong Ca Tô Giáo vì ông ta là giáo hoàng được quảng cáo và đánh
bóng nhiều nhất trong lịch sử các giáo hoàng; là biểu tượng của tự
do và dân chủ (sic) trong khi thực ra thì ông ta đã bóp nghẹt nhiều tiếng
nói của các nhà thần học nổi danh không chịu đồng ý với những lời
"giáo hội dạy rằng" và tuyệt đối không dung dưỡng tự do và
dân chủ trong giáo hội; là người có can đảm thú nhận sự sai lầm của
Giáo hội trong vụ án Galilei; là người can đảm đã hơn 100 lần tạ tội
với nhiều quốc gia trên thế giới về những bất hạnh mà giáo hội
Ca-Tô đã mang đến những quốc gia này, và cuối cùng đã cùng một số hồng
y, tổng giám mục xưng thú 7 núi tội lỗi của giáo hội Ca Tô ngày 12
tháng 3, 2000, tại Thánh đường Phê-rô⻠là người đã phá tan nền thần
học Ki Tô Giáo qua những lời tuyên bố công nhận thuyết tiến hóa và con
người có thể không phải do Thiên Chúa tạo ra tức thời, và không làm
gì có thiên đường trên các tầng mây, cũng như không làm gì có hỏa ngục
trong lòng đất (nghĩa là xóa bỏ những huyền thoại về sáng tạo, tội tổ
tông, chuộc tội, cứu rỗi v..v..); và nhất là, là người đã ra lệnh cho
các tín đồ thuộc hạ đi xâm lăng các nền văn hóa Á Châu ngụy trang sau
chiêu bài truyền giáo trong khi Ca Tô Giáo đang suy thoái trầm trọng ở các
nước Tây phương tiến bộ.
Thánh mẹ (Holy mother) Teresa thì chắc
chắn sẽ được phong Thánh vì lòng bác ái rất Thánh của bà đối với cô
nhi, quả phụ và các bệnh nhân nghèo khổ, không người săn sóc v..v.. như
chúng ta đã từng nghe qua những lời tuyên truyền, quảng cáo trên nhiều
phương tiện truyền thông. Nhưng thực chất lòng bác ái và công cuộc
"từ thiện" của bà ra sao, một số tài liệu mà tôi sẽ trình
bày trong một phần sau hi vọng có thể cho chúng ta thấy rõ phần nào sự
thực.
Hai nhân vật trên đã được bộ máy
truyền thông vĩ đại của Tòa Thánh đánh bóng, đưa lên những khuôn mặt
thánh thiện, lạc dẫn dư luận thế giới bằng cách thổi phồng quá mức
mặt phải của vấn đề. Nhưng trên thế gian này, bất cứ cái gì có mặt
phải thì cũng phải có mặt trái. Bài viết này không ngoài mục đích
giúp cho chúng ta nhìn được phần nào cả hai mặt.
Tiếng chuông Pavlov đã rung, cho nên
chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy một số trí thức Ca Tô Việt Nam cũng
lên tiếng tung hô JPII và bà Teresa. Nhưng thật là đáng buồn, thay vì tung
hô một cách thông minh kín đáo, họ lại tung hô một cách huênh hoang,
hoang đường lộ liễu, khiến cho người đọc phải phì cười.
Giáo chủ Ca Tô Giáo Rô Ma (Công
giáo) John Paul II, tác giả cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, được
một số trí thức Ca Tô Việt Nam ta ca tụng hết cỡ (Xin đọc Bước
Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng của Lê Trọng Văn, trg.
182-183). Vấn đề đặt ra là những lời ca tụng này đúng hay sai, và đâu
là sự thực? Lẽ dĩ nhiên, ca tụng Giáo chủ của mình là quyền của các
giáo dân, nếu họ ca tụng trong nội bộ với nhau. Nhưng khi họ ca tụng công
khai trên báo chí công cộng thì quyền phê bình là quyền của độc giả.
Trong bài này, xử dụng quyền phê bình của độc giả, tôi xin "góp
ý" về 3 lời tung hô Giáo chủ Ca Tô Rô Ma của 3 nhà trí thức Ca Tô.
Trước hết, chúng ta hãy nghe LM Hồng
Phúc tung hô John Paul II trong Lời Giới Thiệu cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa
Hy Vọng , trg. 17:
"Trong dịp đi thăm nhà tù Ý
nơi hung thủ (Agca) bị giam giữ, anh rất ngạc nhiên và nói: "Ông hãy
còn sống ư? Viên đạn mà tôi dùng để ám sát là loại đặc chế với
thuốc độc, chỉ cần trầy da một chút cũng vong mạng, nói gì khi xuyên
thẳng vào thân thể."
Quý độc giả nghĩ sao khi đọc câu
trên của một vị Linh Mục có nhiệm vụ chăn dắt giáo dân ra khỏi vòng
ngu dốt, mê tín? Trước một câu tung hô trơn ngọt tương đương với hành
động cung kính hôn giày hôn dép hôn nhẫn của đức Thánh Cha như trên để
thần thánh hóa Giáo chủ của mình, chúng ta nghĩ sao về con người và trí
tuệ của LM Hồng Phúc? Thật là tội nghiệp cho những tín đồ được LM
Hồng Phúc dạy dỗ mà không biết rằng mình đang bị lùa vào trong vòng tối
tăm mê tín hoang đường.
Tin John Paul II thoát chết đã được
loan truyền qua các phương tiện truyền thông khắp nơi trên thế giới, cả
trong các nhà tù, hung thủ Mehmet Ali Agca cũng đã biết từ lâu. Vậy mà mấy
năm sau anh ta còn "ngạc nhiên" và hỏi "Ông hãy còn sống
ư?" Và với cái chuyện "viên đạn đặc chế với thuốc độc"
trên, LM Hồng Phúc quả đã coi thường độc giả, cho rằng độc giả hải
ngoại cũng chẳng khác chi đa số giáo dân mà đầu óc còn tin ở những
chuyện hoang đường, phi lý, phản khoa học nhất trên đời. LM Hồng Phúc
có kiểm chứng với toán bác sĩ đã giải phẫu giáo hoàng trong gần 6 tiếng
đồng hồ để sửa chữa những chỗ rách nát trong cơ thể và lấy viên
đạn từ bụng John Paul II ra để biết viên đạn đó có được "đặc
chế với thuốc độc" hay không, và loại thuốc độc đó là loại
nào, có tác dụng ra sao? v..v.. trước khi đặt bút viết một câu như trên?
LM Hồng Phúc đọc truyện chưởng hơi nhiều, cho rằng giáo hoàng có thể
vận nội công tẩy chất độc ra khỏi người. Chỉ phiền có một điều,
sau khi bị bắn ngài đã bất tỉnh và được các bác sĩ chuyên ngành cứu
sống, chứ không phải ngài tự cứu.
Nhưng không phải chỉ có mình Linh
Mục Hồng Phúc viết chuyện hoang đường như vậy mà còn có một trí thức
Ca Tô khác rất nổi danh trên diễn đàn hải ngoại cũng đưa ra những lời
tung hô tương tự. Đó là ông Nguyễn Văn Chức, Tổng Thư Ký Liên Đoàn
Công Giáo Hải Ngoại tại Hoa Kỳ. Trong bài Một Khuôn Mặt Siêu Việt
Trong Một Thế Giới Hữu Hạn..., đăng trong Thế Giới Ngày Nay, số
139, trang 34-50, ông Chức cũng tung hô Giáo Chủ của ông như sau:
"Sau khi Đông Âu sụp đổ, có
kẻ đã kêu lên, bởi đâu, tại công trường Thánh Phê-rô ngày 13-5-1981 khẩu
súng của Mehmet Ali Agca đã không bắn thủng ngực được "tên Giáo
Hoàng Gioan PhaoLồ II"".
Quý vị độc giả thấy ông Chức
viết hay không? Đọc câu trên của ông Chức tôi vẫn thường thắc mắc:
nếu viên đạn của Agca không bắn thủng ngực được "tên Giáo
Hoàng Gioan Phao Lồ II" thì không hiểu tại sao ngày 13-5-1981 mấy
ông Hồng Y ở công trường Phê-rô lại bỗng dưng nhét vội "tên
Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II" lên xe cứu thương chạy gấp vào nhà thương
để cho một toán bác sĩ đè ngài ra mổ gần 6 tiếng đồng hồ. Phải
chăng mấy vị Hồng Y này muốn chứng minh cho sinh viên y khoa thấy rằng, cơ
thể "tên Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II" khác với cơ thể người
thường, thí dụ như: máu lạnh hơn, tim nhỏ hơn, dạ dày lớn hơn, óc có
ít neuron hơn v...v... và v...v... Nhưng suy đi nghĩ lại, có lẽ ông Chức viết
đúng. Vì Mehmet Ali Agca đâu có bắn vào ngực giáo hoàng. Viên đạn thứ
nhất xuyên vào bụng phá vỡ ruột non, ruột già; viên đạn thứ hai xuyên
qua cánh tay phải, và viên đạn thứ ba qua bàn tay phải. Agca bắn John Paul
II vào bụng vào tay, nhưng ông Chức lại tung hô rằng không bắn thủng
được ngực giáo hoàng. Viết như vậy để làm gì? Một người có trình
độ hiểu biết tối thiểu cũng có thể hiểu được cái tâm cảnh tôn
sùng mù quáng quá mức của ông Chức đối với giáo hoàng và ông viết ra
như vậy có lẽ với hi vọng là chúng ta sẽ tin vào phép lạ trong Ca-Tô
giáo.
Tôi đề nghị từ nay về sau, mỗi
khi LM Hồng Phúc và ông Nguyễn Văn Chức có viết lách gì thì trước khi
viết hãy nên quay bút 7 vòng rồi hãy viết. Viết như vậy không sợ người
ta cười cho hay sao? Thời đại này đâu có phải là thời đại của
Alexandre de Rhodes, hay thời đại của Trần Lục, Hoàng Quỳnh đâu? Cũng không
còn là thời đại của Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam mà quý vị muốn viết
sao thì viết, bàn dân thiên hạ chỉ có quyền đọc mà không có quyền
phê bình?
Nhân vật trí thức Ca Tô Việt Nam
thứ ba mà tôi muốn nhắc đến là ông Trần Phong Vũ, nhà đại văn sĩ muốn
gây "gió mưa" trên văn đàn hải ngoại bằng một cuốn sách tung
hô Giáo Chủ John Paul II. Tôi sẽ không phê bình cuốn sách này vì nó nằm
trong kỹ nghệ (industry) tung hô Giáo chủ của giáo hội. Nhưng tôi không thể
bỏ qua một câu của ông Trần Phong Vũ vừa có tính cách phê bình
"nhóm Giao Điểm" vừa có tính cách tung hô Giáo Chủ của ông.
Cách đây ít lâu, ông Trần Phong Vũ
viết một bức thư tình nhan đề "Khi Tình Người Mở Ngỏ"
để đáp lại bức thư tình nhan đề "Lá Thư Mở Ngỏ Tình Người"
của ông Đặng Nguyên Phả đăng trên tờ Saigon Post. Nếu chỉ là bức thư
tình đáp lại mối tình của ông Đặng Nguyên Phả thì chắc chắn là tôi
không dám bàn đến. Nhưng phiền một điều là trong bức thư này ông
không giới hạn trong tình người mà lại bàn lang bang sang nhiều vấn đề
khác và có liên hệ đến "nhóm Giao Điểm" và cuốn "Đối Thoại..."
nên tôi không cưỡng được việc thảo luận và phê bình để cho vấn đề
thêm sáng tỏ.
Trong bức thư tình trên, ông Trần
Phong Vũ viết như sau:
"...nhiều tên tuổi vừa thuộc
thành phần chủ trương vừa có bài đăng trong cuốn "Đối Thoại..",
vẫn không ngớt dùng những lời lẽ nặng nề, đau xót để ném bùn vào,
không chỉ người có tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo, mà còn là Đạo Công
Giáo được chỉ danh công khai như một tôn giáo kể cả vị Giáo chủ
chúng tôi, người được cả thế giới coi như một "khuôn mặt siêu
việt trong một thế giới hữu hạn" từng sắm vai chủ động trong việc
làm sụp đổ chủ nghĩa Cộng sản quốc tế! (Chính Đức Đạt Lai Lạt
Ma, vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật Giáo Tây Tạng, người mới
đây đã được cộng đồng Phật Giáo VN địa phương long trọng đón tiếp
như một vị Thánh sống, cũng đã không tiếc lời ca ngợi Ngài.)"
Khi viết rằng "ném bùn"
vào một cái gì đó là ngụ ý cái đó đang sạch và người ném có ý định
làm nhơ cái đó. Nhưng nếu cái đó đã dính đầy bùn thì không thể cho rằng
những người khai sáng cho quần chúng rõ sự thực này là ném bùn, vì
không còn chỗ đâu để mà ném. Chúng ta cần phân biệt những lời vu khống
dựng đứng vu vơ, không căn cứ, và những tài liệu đã viết thành văn,
hiện hữu trong thư viện, trong tiệm sách v..v.. khoan kể đến những tài
liệu đã được phổ biến công khai trên báo chí, TV và do đó, cả thế
giới đã biết. Có bằng chứng nào chứng tỏ những tài liệu đó là
bùn, và có lý do nào mà người Việt không nên đọc, không nên biết những
tài liệu đã phổ biến công khai này? Nếu ông Vũ muốn trách thì nên
trách các tác giả những tài liệu này chứ không nên trách những người
nghiên cứu và trích dẫn những tài liệu đó.
Ông Trần Phong Vũ thử kiếm trong
cuốn "Đối Thoại.." và trong những cuốn Giao Điểm xuất bản xem
có lời phê bình Giáo Hoàng nào mà tương đương với lời Giáo Hoàng phê
bình các nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là những "con chó sói
đói mồi", hoặc tương đương với lời của Hồng Y Ratzinger, phụ
tá thân cận nhất của Giáo Hoàng, người đứng đầu một cơ quan có tên
là Thánh Bộ Truyền Bá Giáo Lý Về Đức Tin của Tòa Thánh, biến thể
của những tòa án xử dị giáo khi xưa, phê bình Phật Giáo là một tôn
giáo thuộc loại "spiritual autoeroticism". Ông có ý kiến gì về tư
cách và đạo đức tôn giáo của Giáo Hoàng và phụ tá của Ngài? Còn cái
"đạo Công Giáo" của ông mà giáo hoàng đã đại diện xưng thú 7
núi tội lỗi với cả thế giới thì chúng tôi không được quyền nói đến
hay sao?
Cuốn "Đối Thoại.." viện
dẫn trên dưới 300 tài liệu đã được phổ biến.. Không có một tài liệu
nào thuộc loại bịa đặt, dựng đứng, mà hầu hết là những kết quả
nghiên cứu của những người có thẩm quyền về Ki Tô giáo, ngay chính
trong nội bộ Ki Tô giáo. Vấn đề là, trong thời đại văn minh tiến bộ
hiện nay, chúng ta có quyền ngăn chặn sự phổ biến những tài liệu này
hay không, dù những tài liệu này không hợp với lòng tin hay suy tư của chúng
ta.
Tôi tuyệt đối tôn trọng ý kiến
của ông Trần Phong Vũ nếu ông cho rằng đối với ông thì Giáo Hoàng là
"một khuôn mặt siêu việt trong một thế giới hữu hạn", vì đây
là ý kiến riêng của ông. Nhưng khi ông viết rằng "Giáo Hoàng là người
được cả thế giới coi như một "khuôn mặt siêu việt trong một thế
giới hữu hạn"" thì ông đã đi ra ngoài ý kiến cá nhân và có ý
cưỡng đặt ý kiến cá nhân trên toàn thế giới nên tôi xin được có
vài ý kiến.
Trong cái mà ông Trần Phong Vũ gọi
là "cả thế giới" này, ông có kể đến gần một tỷ rưỡi người
Trung Hoa, một tỷ người Ấn Độ, hơn một tỷ người theo Hồi Giáo
v...v... và gần 70 triệu người dân Việt Nam hay không? Ông Trần Phong Vũ là
một nhà văn, nếu ông viết truyện giả tưởng (fiction) thì tôi không có
ý kiến, nhưng nếu ông viết về những vấn đề liên quan đến tôn giáo,
lịch sử, xã hội, thì tôi hi vọng nơi ông những nhận định chính xác.
Vấn đề cần đặt ra ở đây là
"khuôn mặt siêu việt trong một thế giới hữu hạn" của giáo
hoàng John Paul II thực sự như thế nào? Ngày nay chúng ta đã có nhiều tài
liệu về thân thế và con người của ông. Sau đây là một số nhỏ tài
liệu về con người của Giáo Hoàng John Paul II.
Avro Manhattan, "Murder in the
Vatican", Trang 217-219:
- "Thật ra, cao vọng sơ khởi của Giáo Hoàng
John Paul II là trở thành một kịch sĩ chứ không phải là một người tu hành.
Chính Wojtyla đã thú nhận như vậy khi ông đã là một Hồng Y: "Khi trẻ
tôi được huấn luyện trong ngành kịch nghệ", ông ta thú nhận với
J. Michener của đài PBS năm 1977. "Thật vậy, tôi muốn là một diễn
viên..."
- Trong Đệ Nhị Thế Chiến, từ 1939 tới 1944, nhiều
sinh hoạt của ông ta không được ghi lại chính xác.. Ô⮧ ta có nhiều
nghiệp vụ khác nhau, đã làm trong một xưởng làm hóa chất, kết thân với
những du kích quân Mác-xít, và giao du với nhiều nữ nhân. Có nhiều tin đồn
là ông đã lấy vợ ...
- Khi Giám Mục Ba Lan Andre Deskur được báo tin là Hồng
Y Wojtyla ở Cracow được bầu làm Giáo Hoàng, ông lộ vẻ khủng khiếp
(horror-struck), phê bình rằng: "Không thể được" (Impossible).
- Giám Mục Deskur là người biết rõ Wojtyla hơn ai
hết. Ông làm bạn vớI John Paul II từ khi hai người còn trẻ, khi mà
Wojtyla sống trong lâu đài của Hồng Y Sapieha, cậu của Deskur.
- Ở đó, Wojtyla đang học làm Linh Mục, ban ngày
làm ở một xưởng máy, diễn xuất trên sân khấu ban đêm, và giao du với
những du kích quân Mác-xít.
- Là bạn học thân nhất, Deskur biết rõ chi tiết
thầm kín nhất trong đời sống của Wojtyla, tính tình cũng như cao vọng.
Đây là những điều chưa bao giờ tiết lộ sau khi Wojtyla lên làm Giáo
Hoàng.
- Khi được gạn hỏi về nguồn gốc nghề nghiệp
Linh Mục của Wojtyla, Deskur giữ yên lặng. Deskur không tiết lộ điều gì
về Wojtyla trong khoảng thời gian từ 1939 đến 1944. Sự sinh hoạt của
Wojtyla trong thời gian này không được ghi lại bất cứ ở đâu.
- Khi được hỏi về tin đồn là Wojtyla đã lấy vợ
và vợ đã chết trong cuộc chiến, Deskur giữ yên lặng, cũng như trước
những câu hỏi về nhiều tin đồn khác về Wojtyla trước và sau khi Wojtyla
được bầu làm Giáo Hoàng."
2. Louis Baldwin, "The Pope and
The Mavericks", trang 20:
"Karol Wojtyla sinh vào tháng 5,
năm 1920 ở Wadowice, một tỉnh nhỏ ở phía Đông Nam Cracow. Sau khi Đức Quốc
Xã xâm chiếm Ba Lan, Wojtyla làm công nhân trong một hầm mỏ và trong một xưởng
hóa chất, trong những việc có liên hệ tới sản phẩm chiến tranh để khỏi
bị nhập ngũ."
Tôi hơi thắc mắc về cái xưởng
hóa chất mà Manhattan và Baldwin viết ở trên, tìm kiếm thêm thì thấy
trong cuốn "Thời Đại Mới" của Trần Văn Kha, trang 259, có
trích lời của Mục Sư Tony Alamo tại "Music Square Church" nên biết
thêm một chút chi tiết:
Cái xưởng hóa chất trên là
"I.G. Farben Chemical Company", xưởng chế tạo hơi độc (cyanide gas) mà
Đức Quốc Xã dùng để tiêu diệt nhiều triệu người Do Thái ở lò sát
sinh Auschwitz. (manufacturer of cyanide gas for the Nazis for use to exterminate millions
of Jews and other peoples in the very heart of the Auschwitz extermination camp. The I.G.
Farben Chemical Company executives along with Herman Goering, Heinrich Himmler, and
Reinhard Heydrich planned the "solution for the Jews" )
Vì vậy, Mục sư Tony Alamo đã gọi
John Paul II là:"Một tên tội phạm chiến tranh Ca-Tô Quốc Xã" (A
Catholic Nazi World War II Criminal).
Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về con
người của John Paul II:
Trong cuốn "The Keys of This
Blood", Tiến sĩ Malachi Martin, giáo sư thần học tại Viện Nghiên Cứu
Thánh Kinh ngay trong Vatican, đã viết như sau, trang 345:
"Lòng tin chắc như đá của
John Paul II , bắt nguồn từ niềm tin Ca Tô và tự cho mình là đại diện của
Chúa Ki Tô, là mọi nỗ lực của con người mà không đặt căn bản trên
những giáo điều về luân lý và trên Giê-su KiTô cuối cùng sẽ thất bại."
Quan niệm trên của John Paul thật
đúng như lời Avro Manhattan nhận xét trong cuốn "The Vatican's
Holocaust", trang 223:
- "Những đoan quyết căn bản của Ca Tô Giáo
Rô Ma chưa bao giờ thay đổi tí nào. Cho đến nay cũng như tự bao giờ, sự
chấp chặt của Giáo hội Ca Tô trên tính chất duy nhất của giáo hội vẫn
còn chắc như đá hoa cương. Cũng chính vì những chấp chặt này mà đã xảy
ra tòa án xử dị giáo, Croatia và chế độ độc tài Ca Tô ở Việt Nam.
- Nếu quá khứ là một dấu hiệu về những việc
xảy ra trong tương lai thì, khi nắm được cơ hội và ở trong một bối cảnh
chính trị thích nghi, những tòa án xử dị giáo mới, những Croatia mới
và Việt Nam mới sẽ lại được tạo ra hoài hoài. Khi nào, ở đâu và như
thế nào, chỉ có tương lai mới trả lời được."
Như trong phần trình bày sơ sài về
thân thế của Giáo Hoàng ở trên thì Giáo Hoàng có nhiều khuôn mặt, và
thế giới cũng đã có nhiều nhận xét về con người của Giáo Hoàng. Đối
với một số giáo dân không biết gì về GH và chỉ biết Ngài qua bộ máy
tuyên truyền của Giáo hội mẹ và các giáo hội thuộc hạ con, hoặc qua
niềm tin Ngài là đại diện của Chúa KiTô trên trần và có quyền cho hay
không cho con người hiệp thông với Chúa, thì có thể Ngài là một khuôn mặt
siêu việt, tuy rằng tôi nghi phần lớn giáo dân cũng không hiểu thế nào
là siêu việt, chỉ nhắc lại những lời đã được các phương tiện truyền
thông của Giáo hội mẹ và con nhồi vào đầu óc.
Trong cuốn "Đối Thoại..",
chúng tôi chỉ phê bình những sai lầm của Giáo Hoàng khi Ngài viết về Đức
Phật và Phật Giáo. Nếu ông Trần Phong Vũ theo dõi những tin tức báo chí
liên quan đến Giáo Hoàng thì ông sẽ thấy rằng "nhóm Giao Điểm"
thực sự rất là nhã nhặn và lịch sự đối với Giáo Hoàng, không phê
bình về đời tư hoặc những hoạt động chính trị, xã hội của GH
v...v.... Ông Trần Phong Vũ chắc cũng chưa hề thấy hình ảnh một số phụ
nữ đứng dàn chào Giáo hoàng JPII nâng cao biểu ngữ "Hãy để chuỗi
hạt mân côi của ông ở ngoài buồng trứng của chúng tôi" (Keep
your rosaries out of our ovaries), chống lại giáo điều cấm ngừa thai của
JPII. Chúng tôi quả thật đã rất dè dặt và tự kiềm chế khi viết về
Giáo Hoàng, nhưng có vẻ như ông Trần Phong Vũ không chịu nghiên cứu sâu
xa mọi vấn đề, không chịu thông cảm và còn lên án chúng tôi là đã
dùng những lời nặng nề, đau xót để ném bùn vào giáo hội và giáo chủ
của ông. Cho nên, buộc lòng tôi phải trích dẫn sau đây vài nhận xét về
Giáo Hoàng để ông so sánh và thấy rằng công việc chúng tôi làm và lời
lẽ chúng tôi dùng trong cuốn "Đối Thoại.." rất là nghiêm túc:
- 1. Mục Sư Les Balsiger ở Albuquerque, New Mexico, đã
cho dựng nhiều tấm bảng quảng cáo lớn trên có vẽ hình John Paul II và
ghi: "Một người tội lỗi" (The Protestant minister behind
billboards showing a caricature of the pope with the words "a man of sin"
defended the message: "I love the Catholic people dearly, It's the Catholic system
I'm against")
- 2. Khi được hỏi ý kiến về vị thế cao cả của
Giáo Hoàng trong lãnh vực chính trị quốc tế và ảnh hưởng những ý kiến
của Ngài đối với các tín đồ (What is your opinion of Pope John Paul II's high
standing in the world's political affairs, and effect his opinions make on his followers?)
Tiến Sĩ Madalyn O'hair đã trả lời như sau:
"Những phương tiện truyền
thông trong các xứ Ca-Tô đều phụ thuộc Giáo Hoàng và dựng ông lên như
là một lãnh tụ danh tiếng của thế giới. Ông ta là một con người Trung
Cổ, chống lại tiến bộ và tự do, một con người nguy hiểm. Nên lên án
ông trước tòa án thế giới về những tội ác chống lại nhân loại vì
những thái độ độc đoán đối với giới phụ nữ trong mọi quốc gia.
Ông ta đã tái áp đặt chế độ kiểm duyệt, tái lập văn phòng có tính
chất xử dị giáo, kêu gọi phụ nữ sinh sản nhiều và lệ thuộc phái
nam, tố cáo khoa học và giáo dục, và không có nỗ lực nào ngăn chặn sự
phát triển vũ khí hạt nhân.. Đây là một con người hoàn toàn đáng khinh
bỉ và lịch sử sẽ phán xét ông ta như vậy.
Ảnh hưởng những ý kiến của
ông trên tín đồ có thể thấy rõ trong nước Mỹ, nơi đây giới phụ nữ
CaTô dùng thuốc ngừa thai nhiều hơn là những phụ nữ Tin Lành. Giới phụ
nữ trong giáo hội của ông ta coi thường ông ta trên những vấn đề như
kiểm soát sinh sản và mang thai. Trong triều đại của ông số người chọn
nghề linh mục ít hơn bao giờ hết, và số phụ nữ vào nghề nữ tu cũng
ít hơn.
Giáo hội Ca Tô Rô Ma cho rằng có
nhiều tín đồ đông thứ nhì trên thế giới... Vì số tín đồ đông đảo
như vậy nên thế giới biết tới ông ta chứ không phải là vì trình độ
trí thức hay nhân cách của ông ta."
Nhận định của Tiến sĩ Madalyn
O'Hair không xa với thực tế là bao. Một người ở địa vị giáo hoàng
mà có nhân cách thì không bao giờ phê bình các nhà truyền giáo ở Nam Mỹ
là "những con chó sói đói mồi". Một người có trình độ
trí thức thì không bao giờ lại tái khẳng định (reassert) tín điều Maria
luôn luôn còn trinh, trước cũng như sau khi sinh ra Giê-su (virgin before and
after the birth of Jesus), và trước những bằng chứng tràn ngập của các học
giả cũng như của linh mục John Meier đưa ra là Giê-su có ít ra là 4 người
em trai và 2 người em gái do Maria sinh ra, lại ngụy biện rằng những danh từ
như em trai (brothers) và em gái (sisters) của Giê-su trong Phúc Âm là những
danh từ có ý nghĩa lỏng lẻo (loose meanings).
3. Trong những chương trình phát
thanh đặc sắc nhất ở Columbus, Ohio, đài CBN và TV, (Greatest Hits from Ohio,
AA Press, Austin, Texas, 1991, p. 182), Frank R. Zindler bình luận về John Paul II như
sau:
"100 năm sau, ai là người mà
thế giới cho là ác nhất trong thế kỷ 20? Chắc các bạn cho rằng đó là
Adolf Hitler. Có thể, nhưng không hẳn vậy. Tôi nghi rằng nếu nền văn minh
này còn tồn tại 100 năm nữa thì các sử gia khi đó sẽ đưa ra những bằng
chứng bất khả phủ bác là John Paul II là con người ác nhất trong thời
đại của chúng ta. Điều chắc là, hình ảnh của Hitler sẽ không sáng sủa
hơn chút nào qua dòng thời gian. Người ta sẽ nhớ tới y như là một người
đã giết chết nhiều triệu người vô tội. Nhưng những tội ác của y sẽ
trở thành mờ nhạt bên cạnh danh sách những tội lỗi của John Paul II.
- Trong khi Hitler phạm tội dự tính diệt chủng đối
với một nhóm người đặc biệt (Do Thái. TCN), John Paul II sẽ bị kết tội
dự tính diệt chủng đối với toàn thể nhân loại.
- 100 năm sau, ít nhất là một tỷ nguời sẽ sống
trong những cơn hấp hối kéo dài và chết chóc vì John Paul II chống đối
sự kiểm soát sinh đẻ, phương pháp diệt trùng để khỏi sinh sản, và
phá thai.
- Người ta sẽ nhớ rằng John Paul II đã đi tới
những vùng đang chết đói ở Phi Châu và Nam Mỹ và khuyến khích dân
chúng ở đây gia tăng sinh sản những đứa trẻ vô tội xấu số không
tránh khỏi chết đói về sau.
- Người ta sẽ nhớ rằng John Paul II là người làm
tăng sự nghèo khổ của con người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử văn
minh..
- Giáo hội Ca-Tô Rô Ma đã giết trên 11 triệu người
trong thời đại của những tòa án xử dị giáo, nhưng John Paul II sẽ giết
hại nhiều hơn thế trong cuộc sống của Ngài. Cái chủ thuyết diệt chủng
mà Ngài phát động sẽ còn tiếp tục giết những người vô tội trên
trái đất này dài dài trong tương lai."
4. Học giả Gia Tô Joseph L Daleiden
đã viết như sau trong cuốn The Final Superstion, trg. 82:
"Giáo Hoàng John Paul II tin
vào nhiều điều mê tín mà đối với các tín đồ Gia Tô hiện đại họ
cảm thấy ngượng ngùng. Ngay gần đây trong ba bài dạy giáo dân ông vẫn
tin rằng mỗi người đều có ít nhất là ba thiên thần bảo hộ và thảo
luận về những nhiệm vụ khác nhau của các thiên thần trên Thiên đường.
Giáo hoàng hét vào mặt cử tọa: "Hãy coi chừng bọn quỷ". Ông
tin rằng quỷ Satan hiện thân dưới dạng một con sư tử, một con rắn, một
con rồng, hoặc một con dê có sừng.."
Trên đây chỉ là vài nhận xét về
con người của Giáo Hoàng qua những tài liệu và tin tức báo chí, TV đã
được phổ biến công khai trên toàn nước Mỹ. Nếu những nhận xét này
là những lời vu khống, mạ lỵ, hay ném bùn vu vơ thì tại sao, với quyền
lực của Giáo hội Ca Tô Rô Ma trên thế giới, không có một tác giả nào
bị truy tố ra Tòa về các tội danh trên, và các tài liệu đã thành văn
trên không hề bị thu hồi hay cấm đoán mà vẫn được tự do phổ biến?
Sau đây, tôi xin bàn một chút về
Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Trước hết, Đức Đạt Lai Lạt Ma
chưa bao giờ tự nhận là một vị Thánh sống. Trước khi được giải
Nobel, trong một cuộc phỏng vấn về con người của Ngài, Ngài đã trả lời
"Tôi chỉ là một tu sĩ Phật Giáo bình thường" (I am only a
simple Buddhist monk) Sau khi được giải Nobel, khi được phỏng vấn về cảm
nghĩ về con người của Ngài với giải Nobel, Ngài trả lời: "Tôi vẫn
chỉ là một tu sĩ Phật Giáo bình thường, không hơn, không kém" (I
am still a simple Buddhist monk, no more, no less) Cũng vì vậy mà người ta đã trọng
vọng Ngài , coi Ngài như một vị Thánh sống. Nếu Ngài tự nhận là
Thánh, là "đại diện của Phật" (Vicar of Buddha) trên trần
gian, bắt mọi Phật tử phải tuyệt đối tuân phục Ngài nếu không thì sẽ
không được lên Niết Bàn, thì sẽ không có ai coi Ngài là Thánh cả.
Tôi không biết là Ngài hết lời
ca ngợi Giáo Hoàng như thế nào và ở đâu, vì ông Trần Phong Vũ không cho
biết chi tiết, nhưng tôi hiểu rằng đối với Ngài thì mọi người đều
bình đẳng, và có lẽ không có ai có thể gọi là siêu việt cả, nhất
là đối với Giáo hoàng John Paul II. Thật vậy, trong tờ "Tricycle",
số mùa Thu năm 1995, trang 35-39, có đăng cuộc đàm thoại giữa Đức Đạt
Lai Lạt Ma và nhà viết truyện phim Pháp Jean-Claude Carrière về vài vấn đề
quốc tế.
Bàn về ý kiến của Jean-Claude
Carrière :
"Đôi khi, đối với tôi
hình như Giáo Hoàng muốn chặn đứng bánh xe của thế giới này,"
(Ý nói về giáo điều cấm ngừa thai của Giáo Hoàng. TCN)
Ngài nhận định như sau:
"Không còn nghi ngờ gì nữa.
Giáo Hoàng, điều này cũng bình thường, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
những truyền thống tôn giáo của Ngài. Do đó Ngài trở thành chấp vào một
nguyên lý: Đời sống con người là một sản phẩm quý giá, phần lớn nhất
của quần chúng phải được lợi từ sản phẩm này. Nhưng điều này lại
chống lại một nguyên lý khác , một dạng thức khác tôn trọng đời sống,
và không chỉ đời sống của con người. Đúng vậy, đời sống là quý
giá, nhưng phẩm chất của đời sống cũng phải được bảo vệ. Như vậy,
đó là một nguyên lý chống một nguyên lý khác. Đối với chúng tôi, phục
tùng một cách nô lệ vào một nguyên lý là làm cho con người không hề
có sự chọn lựa. Có vẻ như đối với tôi sự thông minh của chúng ta
có sẵn đấy, đúng để cho chúng ta có thể uyển chuyển và thích hợp với
hoàn cảnh. Mọi vật chỉ là tương đối. Một sự thông minh bị ngăn chặn
(bởi một nguyên lý. TCN) không phải là sự thông minh."
Nếu cho rằng những lời trên, chê
Giáo hoàng là phục tùng nô lệ vào một nguyên lý và không lấy gì làm
thông minh cho lắm, là "không tiếc lời ca ngợi" thì cũng được
đi, nhưng chắc ông Vũ không nghĩ rằng ai cũng phải có cùng một nhận định
như ông, và chúng tôi cũng có quyền không đồng ý chứ?
Và Đức Dạt Lai Lạt Ma cũng còn
bình luận thêm:
"Bất cứ ai loại trừ những
người khác thì đến lượt mình sẽ bị loại trừ. Những người đoan
quyết rằng Thần của họ là duy nhất (Trong cuốn BQNCHV, John Paul II đã
viết Chúa Jesus là duy nhất. TCN) là đang làm một công việc nguy hiểm
và độc hại, vì họ đang ở trên con đường, bằng mọi cách có thể
được, áp đặt niềm tin của họ trên những người khác."
Trên đây chỉ là vài nhận định
về một khuôn mặt mà ông Trần Phong Vũ viết rằng cả thế giới cho là
"Một khuôn mặt siêu việt trong một thế giới hữu hạn.", một
khuôn mặt mà Đức Đạt Lai Lạt Ma "không tiếc lời ca ngợi." Với
những nhận định mà tôi vừa dẫn chứng ở trên, tôi cho rằng cái
"thế giới hữu hạn" mà ông Trần Phong Vũ viết ở trên chỉ có
thể nằm trong tâm cảnh hoang tưởng của một nô lệ tôn giáo. Vì thực
ra cái "thế giới hữu hạn" đó tuyệt đối không phải là thế
giới của con người, mà chính là cái Popemobile (Xe riêng được chế tạo
đặc biệt cho giáo hoàng) mà chúng ta thường thấy "khuôn mặt siêu việt"
của Giáo Hoàng ngồi trong đó trong những chuyến công du. Hình ảnh của một
khuôn mặt ngồi trong một cái xe có lồng kính để chắn đạn quả thật
là siêu việt, theo tiêu chuẩn siêu việt của ông Trần Phong Vũ et al...
Chúng ta biết rằng, theo lời
"Giáo hội dạy rằng" thì Giáo Hoàng là do Thánh Linh chọn lựa qua
các phiếu bầu của các Hồng Y và do đó Giáo Hoàng luôn luôn được Thánh
Linh bảo hộ trong nhiệm vụ "đaị diện của Chúa Ki Tô" (Vicar of
Christ). Ngoài ra, chúng ta cũng biết rằng, Giáo Hoàng John Paul II rất sùng
tín Đức Mẹ Maria. Sau khi được các bác sĩ giải phẫu, cứu ngài thoát
chết, ngài tuyên bố:
- "Một bàn tay bóp cò, một bàn tay khác (của
Mẹ Maria) hướng dẫn viên đạn lệch ra ngoài."
- (Une main tire, une autre guide la balle (Henri Guillemin)
Giá tay Mẹ hướng dẫn viên đạn
ra hẳn ngoài thân thể của ngài thì có lẽ hay hơn. Vì vậy mà sau đó
thì ngài không còn tin tưởng vào Thượng đế hay Thánh Linh, mà cũng chẳng
còn tin tưởng vào bàn tay của Đức Mẹ Maria, vì mỗi khi ngài đi công du,
ngài luôn luôn ngồi trong cái Popemobile có lồng kính chắn đạn để bảo
đảm sự an toàn của ngài . Ngài sợ phải lên Thiên đường ở bên Chúa
vì ngài đã biết quá rõ là chẳng làm gì có thiên đường trên các tầng
mây như ngài đã thú nhận mấy năm gần đây. Ngồi trong cái Popemobile có
lồng kính chắn đạn, ngài cảm thấy rất an toàn, và ngài khuyên các con
chiên của ngài: "đừng sợ".
Ngài là Giáo Hoàng nên khôn hơn
ông Ngô Đình Diệm, tính chuyện an toàn cho chắc ăn. Ông Ngô Đình Diệm
tin ở "ơn trên phù hộ" sau vụ Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử
ném bom vào Dinh Độc Lập nhưng không nổ nên chỉ hơn năm sau là bị thảm
sát vì "ơn trên" không phù hộ nữa.
Tôi có cảm tưởng rằng trên thế
giới ngày nay có lẽ chỉ còn có giáo hội Ca Tô Việt Nam trong đó đa số
là còn có tâm cảnh nô lệ tuyệt đối giáo hoàng và tòa Thánh Vatican, qua
lời phê bình của một linh mục cấp tiến "Tòa Thánh có đánh rắm cũng
khen thơm" Thật là tội nghiệp cho họ, bị trói buộc trong mớ xiềng
xích trí tuệ và bị giam giữ trong những ốc đảo tối tăm, không hề biết
đến những diễn biến trên thế giới liên quan đến quyền lực của giáo
hoàng và của Tòa Thánh.
Từ năm 1981, Tiến sĩ Malachi Martin
đã viết trong cuốn Sự Suy Thoái Và Sụp Đổ Của Giáo Hội Rô-Ma
(The Decline and Fall of the Roman Church), trang 239:
Một cuộc tham khảo ý kiến của
các giám mục Ca Tô Rô Ma và những giáo sư thần học ở Tây Âu và Châu Mỹ
La-Tinh cho thấy khoảng hai phần ba (2/3) cho rằng, về phương diện tôn
giáo hoặc chăn dắt tín đồ, không cần thiết phải tuân theo những ý tưởng
và nguyên tắc của John Paul II liên quan đến những niềm tin và luật lệ
về đạo đức mà ông ta tuyên bố. Ở Hòa Lan, đa số các giám mục cùng
với vị hồng y duy nhất, Jan Willebrands, và các linh mục, giáo dân, đã ra
tuyên ngôn nói trắng ra rằng họ chống quyền lực của giáo hoàng. Những
giám mục ở Ái Nhĩ Lan và Tây Ban Nha, một thời là những thành trì của
quyền lực Rô-ma, cũng mang đầy tinh thần hoàn toàn độc lập đối với
Vatican. Đa số các giám mục Hoa Kỳ chỉ chấp nhận ngoài miệng những chỉ
thị của giáo hoàng, nhưng bằng những hành động cụ thể họ đã không
khuyến khích những giáo sư trong các trường dòng, linh mục trong các giáo
xứ, và tín đồ phải nghe theo giáo hoàng. Trong khắp các nước ở Châu Mỹ
La-Tinh, John Paul II đã thất bại đối với Cọng Sản - dù đã hai lần đích
thân đi tới - nhưng cũng không lấy được sự trung thành của hầu hết
các hồng y, cũng như của hai phần ba số giám mục, linh mục và nữ tu địa
phương...Sự xa lìa khỏi Rô Ma của John Paul II thật là rộng lớn và đang
bành trướng.
Về chính giáo hoàng John Paul II, Tiến
sĩ Malachi Martin cũng còn viết:
- John Paul II đã từng nhắc đi nhắc lại rằng,
theo quan điểm của ông ta, giáo hội chưa từng bao giờ và sẽ không bao giờ
là một thể chế dân chủ.
- Đối với những người bảo thủ trong giáo hội,
họ thông cảm với giáo hoàng nhưng cho rằng ông ta đã đi lệch ra ngoài
quá xa (way off) trong những vấn đề như tình yêu vợ chồng, ngừa thai,
phá thai, và đồng tính luyến ái.
- Đối với nhiều người theo phái truyền thống
(traditionalists) thì ông ta là người trình diễn quá mức (too much of a
"showman")
Đối với những người cấp tiến
và theo chủ thuyết tự do trong thế giới Tây phương thì ông ta là một kẻ
mị dân (demagogue). là loại người Ba Lan kỳ quặc đã thành công ngự được
ở Vatican và chắc chắn là sẽ có một đám người Ba Lan vô tên tuổi
theo đuôi gây khó chịu cho những người xung quanh (Polish carpetbaggers); là một
người gốc Slav không thể hiểu được tình trạng tiến bộ trí thức của
Tây phương, và cứng đầu áp đặt "chủ thuyết Ca-Tô thô thiển và cổ
xưa" (crude and primitive Catholicism) của xứ Ba Lan lạc hậu trên ý thức
về tôn giáo đã quá tiến bộ của Tây phương.
Vài tài liệu trên cũng có thể cho
chúng ta thấy thực chất con người của John Paul II như thế nào. Có đúng
với những lời ca tụng của vài trí thức Ca Tô Việt Nam hay không. Xin để
cho quý độc giả tùy nghi nhận định.
Bàn đến khuôn mặt siêu việt của
Thánh Cha mà không nhắc tới Thánh Mẹ Teresa thì quả là một thiếu sót.
Vì, trong những năm gần đây, điều mà giáo hội CaTô Rô-Ma quảng cáo nhiều
nhất và ồn ào nhất là những công tác từ thiện của Giáo hội. Bất cứ
có một cơ hội nào là Giáo hội và các con chiên ngoan đạo Việt Nam lại
mang Mẹ Teresa, người mà Giáo hội tôn là Thánh Mẹ (Holy Mother), ra làm
bình phong từ thiện, lạc dẫn dư luận, làm như Mẹ là con người rất mực
thánh thiện, rất giầu lòng bác ái, và tất cả tín đồ CaTô đều như Mẹ
Teresa cả. Nghiên cứu tường tận về các công việc từ thiện của Giáo
hội từ xưa tới nay, chúng ta rất ít thấy ở đâu là thuần túy từ thiện,
mà mục đích chính của các công việc từ thiện là dùng vật chất để
truyền đạo, để làm giàu cho Giáo hội trên sự đau khổ của con người,
và chúng ta phải công nhận đây là nguyên nhân chính về sự thành công của
CaTô giáo trong những thế kỷ qua. Mở đầu là Đại Đế Constantine, người
đã dùng mọi cách và đã bỏ của cải ra mua toàn thể các tỉnh, các thị
trấn để cho dân chúng đi theo đạo mới (Malachi Martin: "The Rise and
Fall of The Roman Church", trg. 36.) Và từ đó cho đến ngày nay, của cải
vật chất với nhãn hiệu từ thiện đã là vũ khí hữu hiệu nhất của
CaTô giáo để thu nhặt tín đồ. Kinh nghiệm Việt Nam cho thấy từ thời các
giáo sĩ thừa sai đầu tiên xâm nhập Việt Nam cho tới thời Ngô Đình Diệm
ở miền Nam, bả vật chất đã là một phương tiện hữu hiệu để truyền
đạo và thu nhặt tín đồ của Ca Tô Giáo. Dưới thời Ngô Đình Diệm,
các linh mục Việt Nam được toàn quyền xử dụng viện trợ từ thiện của
Mỹ và dùng nó như một vũ khí để ép người vào đạo và để bỏ túi,
khoan kể đến chuyện bắn pháo binh vào những làng không theo đạo để
ép buộc dân trong làng theo đạo để đổi lấy sự an toàn của làng xóm.
Người Việt Nam đâu đã có ai quên cái câu bất hủ được truyền tụng
trong dân gian: "Theo đạo có gạo mà ăn." Cảnh này cũng lại tiếp
diễn trong các trại tị nạn di cư mà các linh mục được sự viện trợ
của các cơ quan từ thiện KiTô giáo, họ giữ chặt của viện trợ cho
giáo dân và chỉ cho người ngoài khi bằng lòng theo đạo.
Tôi không nói là các việc từ thiện
của CaTô giáo không có ích lợi gì. Lẽ dĩ nhiên chúng có góp phần để
làm vơi bớt sự khó khăn màcon người gặp phải. Nhưng cái động cơ đằng
sau những công việc từ thiện này và phương cách xử dụng thì chẳng thiện
chút nào.
Trở lại trường hợp của Mẹ
Teresa. Tờ Newsweek, số ngày 13 tháng 11, 1995, David Gates có điểm cuốn sách
Lập Trường Thừa Sai: Mẹ Teresa Trong Lý Thuyết Và Thực Hành (The
Missionary Position: Mother Teresa in Theory and in Practice) của Christopher Hitchens
viết về bà Teresa. Theo Hitchens thì "Mẹ Teresa là một kẻ "mị
dân" chống phá thai và là kẻ "phục vụ cho những quyền lực thế
gian.", thân thiện với hạng người không tin cậy được như tên lừa
đảo Charles Keating ở Ngân Hàng Tiết Kiệm và Tín Dụng, mà nhân danh hắn
Mẹ đã viết cho ông Tòa Lance Ito trong vụ xử hắn năm 1992. Trong một bức
thư trả lời với đầy đủ lý lẽ , ông Phó Biện Lý của Tòa giải
thích cho Mẹ Teresa biết bằng cách nào mà Keating đã ăn cắp món tiền đã
biếu cho Mẹ, và đề nghi Mẹ hoàn trả lại số tiền đó cho các "sở
hữu chủ với đầy đủ pháp lý"; Mẹ đã không hề hồi âm.
Hitchens cũng ghi chú rằng Mẹ đã
vào "điều trị ở một vài bệnh viện tốt nhất và đắt tiền nhất
ở Tây phương." Hitchens lý luận rằng "Mẹ làm công việc từ
thiện không phải vì chính sự từ thiện mà chỉ để mong một ngày nào
đó được kể như một vị Thánh thành lập một dòng tu mới trong giáo hội."
- (Hitchens' Mother Teresa is an anti abortion
"demagogue" and a "servant of earthly powers," cozying up to such a
slime as S & L (Savings & Loans) swindler Charles Keating, on whose behalf she
wrote to Judge Lance Ito during his 1992 trial. In a well-reasoned reply, a deputy D.A.
explained to her how Keating stole the money he'd donated and suggested she return it to
"its rightful owners"; she never answered.
- ...Hitchens notes, she herself has "checked into some
of the finest and costliest clinics and hospitals in the West." She does charitable
work, he argues, "not for its own sake but...so that she may one day be counted as
the beatific founder of a new order and discipline within the Church itself.")
Ngoài ra, một học giả chuyên gia
viết tiểu sử, Anne Sebba, đã sang tận Calcutta và nhiều nơi khác để quan
sát những "cơ sở từ thiện" của bà Teresa và tìm hiểu sự thực
về những "công cuộc từ thiện" của bà Teresa. Kết quả nghiên cứu
trong nhiều năm được viết thành cuốn Mẹ Teresa: Ngoài Cái Hình Ảnh
Được Tạo Nên (Mother Teresa: Beyond The Image), Doubleday, New york, 1997,
trong đó tác giả đã dùng hơn nửa cuốn sách dày gần 300 trang để viết
về một số những sự thực về cái gọi là "công cuộc từ thiện"
của bà Teresa mà chính tác giả đã đích thân đến tận nơi quan sát, tìm
hiểu cùng qua nhiều cuộc phỏng vấn những nhân vật có thẩm quyền như
bác sĩ, nữ tu, những người đứng đầu các cơ quan từ thiện, những nhân
viên thiện nguyện và cả những cựu nữ tu trong dòng "Thừa Sai Bác
Ái" (Missionaries of Charity) của bà Teresa (I am full of questions and have put
as many as I can to people qualified to answer them including doctors, nuns, heads of
charities, volunteers and former Missionaries of Charity).
Sau đây là vài điểm chính mà tác
giả, Anne Sebba, đã khám phá ra:
- * Về tiểu sử, bà Teresa không có gì đặc biệt,
chúng ta thấy cùng một niềm tin tôn giáo đã hướng dẫn bà trong mọi việc.
- * Công việc từ thiện của bà Teresa không bắt
nguồn từ chính lòng từ thiện mà động cơ thúc đẩy chính là để làm
sáng danh Chúa và để truyền đạo. Ngay cái tên của dòng "Thừa Sai
Bác Ái" cũng đã nói lên rõ ràng mục đích truyền đạo của các thừa
sai trong những thế kỷ qua. Bà Teresa biết rõ về lịch sử truyền đạo
ở Ấn Độ và toan tính KiTô hóa quốc gia này trong 400 năm qua. Bà Teresa đã
khẳng định rằng công việc bà làm là để phục vụ Chúa, không phải phục
vụ con người, phục vụ Chúa bằng cách kiếm thêm nhiều tín đồ cho Chúa
mà những sự đau khổ, bất hạnh của con người là những cơ hội để bà
làm "việc thiện", chứng tỏ "lòng từ bi" của Bà. Bà
không phải là cứu tinh của nhân loại, những việc bà làm chỉ có tính
cách tượng trưng bề ngoài. (Trong cái niềm tin của Bà Teresa, bà cố
ý lờ đi chuyện những đau khổ, bất hạnh của con người cũng là do
Chúa tạo ra. Cũng như gần đây GH John Paul II tuyên bố: Mẹ Teresa là quà của
Thượng đế cho những người nghèo khổ (gift of God for the poor) nhưng Ngài
không hề nói tới những người nghèo khổ là quà của Thượng đế cho
ai? Chắc là cho Bà Teresa để Bà có cơ hội làm việc thiện vinh danh Chúa.
Một mặt Chúa tạo ra những đau khổ, một mặt khác Chúa nhờ bà Teresa,
qua dòng "Thừa sai bác ái", quảng bá lòng thương của Chúa qua những
việc từ thiện chỉ có tính cách tượng trưng. Ấy thế mà vẫn có nhiều
người ca tụng lòng yêu thương của Chúa đối với nhân loại, và lòng
"bác ái" của bà Teresa. TCN)
Tác giả Anne Sebba còn đưa ra nhiều
hình ảnh của bà Teresa, trái ngược hẳn với những hình ảnh đã được
bộ máy tuyên truyền của giáo hội trên thế giới đưa ra, thí dụ như:
"đạo đức giả, ve vãn giới
truyền thông, thân cận với một số lãnh tụ độc tài trên thế giới, bất
minh về vấn đề tiền bạc, nhận tiền thụt két nhà băng của một tên
lừa đảo (Charles Keating) và khi Tòa án viết thơ khuyên Bà nên trả lại số
tiền đó thì lờ đi không trả lời, dùng tiền của thiên hạ đổ vào
các tu viện thay vì nhà thương và để cho các cơ sở từ thiện rất thiếu
thốn, mù quáng theo lệnh của Vatican chống mọi kế hoạch hóa gia đình
v..v.."
Đó là thực chất những công việc
"từ thiện" của Mẹ Teresa, người mà các tín đồ Ca Tô được
nhồi vào trong đầu óc hình ảnh của một Thánh nhân. Ngày nay, đã có
thêm nhiều tài liệu về bà Teresa do chính những người trước đây cộng
tác với bà, như các sơ (soeur, sister), viết ra. Họ không phải là người
ngoài mà là chứng nhân trong cái gọi là dòng tu "Thừa sai bác ái"
của bà Teresa. Hình ảnh của bà Teresa mà họ đưa ra không thánh thiện như
giáo hội đã cấy vào đầu óc các tín đồ mà thực ra là : đạo đức
giả, lừa bịp, gian dối, tàn nhẫn, cuồng tín, lạc hậu v..v... như chúng
ta sẽ thấy trong vài tài liệu sau đây.
Để quảng cáo kiếm tiền, Giáo hội
đưa ra hình ảnh bà Teresa đang bồng ru một em bé Ấn độ ốm yếu, làm mủi
lòng nhiều người. Giáo hội cũng quảng cáo là dòng "Thừa sai bác
ái" của bà Teresa đã thiết lập những "cơ sở từ thiện"
trong hơn 25 quốc gia với những nhà thương, viện mồ côi, trường học
v..v.. Việt Nam, có lẽ đã biết rõ thực chất những "hoạt động từ
thiện" của bà Teresa nên đã từ chối, không chấp nhận đề nghị lập
viện mồ côi tại Việt Nam của bà Teresa ngay khi Mỹ còn đang cấm vận.
Đây là một quyết định khôn ngoan của chính quyền, không rơi vào cái bẫy
"từ thiện để kiếm thêm linh hồn cho Chúa" của thế lực đen quốc
tế.
Ai cũng biết, công việc "từ
thiện" của bà Teresa tập trung ở Calcutta, Ấn độ, và quảng cáo rầm
rộ nhất cũng là những hoạt động của dòng "thừa sai bác ái"
ở Ấn độ. Những tài liệu của Christopher Hitchens và Anne Sebba ở trên đã
cho chúng ta thấy phần nào mặt trái của các cơ sở "từ thiện"
đó. Sau khi bà Teresa chết thì có một số sơ trước đây đã cộng tác với
bà trong tổ chức "Thừa sai bác ái" đã tiết lộ nhiều chi tiết
thuộc loại động trời.
Thí dụ, sơ Susan Shields đã viết
trong tờ Free Inquiry, số mùa đông 1998, tiết lộ rằng:
Một phần nhiệm vụ của sơ là
giúp trong việc giữ sổ sách về số tiền, lên đến nhiều triệu đô la,
do những người có từ tâm đóng góp để bà Teresa làm việc "từ thiện"
vì tin ở những lời tuyên truyền quảng cáo của dòng tu "Thừa sai
bác ái", nhưng hầu hết những số tiền đó lại để trong nhiều ngân
hàng khác nhau mà không dùng gì đến, trong khi các sơ hàng ngày phải đi
ăn mày (beg) thức ăn của các thương gia địa phương, vì bà Teresa chủ trương
"nghèo khổ" là một đức tính. Ngày nào xin không đủ thì các em
mồ côi hoặc các bệnh nhân dưới sự "săn sóc" của hội "thừa
sai bác ái" phải ăn đói. Đó là từ thiện hay sao? Với hàng triệu đô
la nằm ì trong các ngân hàng mà bà Teresa vẫn thường xuyên kêu gọi đóng
góp thêm cho công cuộc từ thiện của bà, thật là hoàn toàn vô nghĩa.
(Judith Hayes trong The Happy Heretic, p. 66-67)
Trước những tiết lộ trên của sơ
Shields, một ký giả viết cho Knight Ridder, Clark Morphew, đã viết bài biện
bạch cho bà Teresa, nhưng chính những lý luận biện bạch này lại càng
làm sáng tỏ thực chất công cuộc "từ thiện" của bà Teresa.
Morphew viết rằng bà Teresa tin rằng sự đau khổ của con người là một
điều tốt, và ngừa thai bao giờ cũng sai. (..among Teresa's beliefs were the
ideas that suffering is good and ..birth control is always wrong.); chủ tâm của
bà Teresa không phải là xóa nghèo và nạn mù chữ. (wiping out poverty and
illiteracy was not Teresa's focus). Morphew cũng còn viết là người ta sẽ tiếp
tục chỉ trích bà Teresa cho đến khi có "một sự cải tiến sâu rộng"
(criticism of Teresa will continue until "some serious reform comes about), và rằng
sơ Nirmala, người thay thế bà Teresa điều hành dòng "thừa sai bác
ái" có thể có những thay đổi rộng lớn. (Since Sister Nirmala had
taken over the reigns as Teresa's successor, "grand changes could happen")
Bình luận về những lời biện bạch
trên của Clark Morphew, nữ học giả Judith Hayes đã đặt ra vài câu hỏi: Nếu
những nhà thương của bà Teresa được tài trợ rộng rãi mà được điều
hành một cách trôi chảy không có vấn đề gì, lương thiện và từ bi,
thì tại sao lại cần phải có bất cứ sự cải tiến sâu rộng nào? và tại
sao lại cần những thay đổi rộng lớn nếu không có sự sai lầm trong đó?
Tác giả Judith Hayes còn phê phán: Tôi chưa từng nghe thấy một người nào
có lòng từ bi mà nghĩ rằng sự đau khổ của con người là một điều tốt.
Từ bi là đức tính tối thiểu của một người mà chúng ta cho là xứng
đáng được phong Thánh. Nếu những điều Morphew viết là đúng thì
chúng ta phải đặt bà Teresa đâu đó giữa sự tàn ác và ngu đần, mà hay
thay, trong tự điển từ Thánh (Saint) nằm giữa 2 từ Tàn Ác (Sadistic) và
Ngu Đần (Stupid). Tác giả đã chơi chữ ở đây: (If all of that is true,
it places Teresa somewhere between "sadistic" and "stupid" which,
interestingly, is where "saint" appears in the dictionary)
Để hiểu rõ hơn con người của bà
Teresa, sau đây là một số chi tiết trong cuốn The Missionary Position của
Christopher Hitchens. Chúng ta hãy duyệt qua một số tư tưởng, quan niệm vĩ
đại của Thánh Teresa. Trong khi ngồi trên hàng triệu đô-la ở trong các
ngân hàng, bà Teresa bày tỏ quan niệm như sau: "Tôi nghĩ rằng thật
là quá đẹp cho những người nghèo chấp nhận số phận của họ.. thế
giới đang được phục vụ nhiều bởi sự đau khổ của những người nghèo"
(Hitchens, p.11: Mother Teresa said: I think it is very beautiful for the poor to accept
their lot...the world is being much helped by the suffering of the poor people). Tôi nghĩ
đây là một quan niệm thần học tệ hại cần phải lên án trong một thế
giới mà tất cả nỗ lực tập trung vào việc giảm nghèo, nâng cao đời sống
của người dân. Đây là quan niệm, đúng hơn là sách lược ru ngủ của các
thừa sai, tuyên dương sự nghèo khổ bảo đó là ý của Chúa. Tài liệu
sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề.
Penny Lernoux viết trong cuốn Tiếng
Kêu Than Của Người Dân (Cry of the People) như sau về sách lược truyền
giáo ở Châu Mỹ La Tinh:
"Từ lúc đầu, xã hội Mỹ
- LaTinh được xây dựng giống như một Kim Tự Tháp, với vài người Âu
Châu đến định cư và hưởng mọi quyền lợi của đế quốc, và quần
chúng thổ dân, da đen, giai cấp thấp, không có một quyền nào. Cái tháp tồn
tại được là vì khối nhân dân ở dưới đáy được nhắc nhở rằng họ
ngu si, lười biếng, và thấp kém. Những nhà truyền giáo ngoại quốc góp
phần nhồi vào đầu óc dân bản xứ ý tưởng là họ nghèo và ngu dốt
là do ý muốn của Thiên Chúa. Như Tổng Giám Mục ở Lima dạy các thổ
dân rằng: "Nghèo khổ là con đường chắc chắn nhất đi đến hạnh
phúc." (hạnh phúc sau khi chết. TCN). Người thổ dân hay dân Phi Châu
nào mà liều lĩnh nghi ngờ điều dạy khôn ngoan đó bằng cách chống lại
hệ thống đều bị giết ngay.. Giáo hội Ca-Tô phải gánh rất nhiều
trách nhiệm về tình trạng này"
Tình trạng trên không chỉ có ở
châu Mỹ - LaTinh mà chúng ta phải đau lòng mà nhận thực rằng nó cũng xảy
ra trong một số ốc đảo Ca-Tô ở Việt Nam trong đó các linh mục ngoại
quốc ngồi vênh váo trên kiệu do giáo dân hoặc "cu li" khênh, và
giáo dân khúm núm thưa trước kiệu: "chúng con xin phép được lạy cha
ạ". Ngu dân dễ trị. đó là sách lược cố hữu của giáo hội CaTô,
và sách lược này cũng đã được thực hiện qua chương trình "từ
thiện" và lòng bác ái của bà Teresa. Sau đây là thêm vài chi tiết
khác để chứng minh.
1. Khi được hỏi là bà có đồng
ý là ở Ấn Độ có quá nhiều trẻ con hay không, bà Teresa đã trả lời: "Tôi
không đồng ý vì Thiên Chúa bao giờ cũng cung cấp đầy đủ"
(Ibid., p. 30: I do not agree because God always provides). Câu trả lời là một
câu mạ lỵ những người có đầu óc và có tình thương thực sự. Thật
vậy sao? Nếu thực sự là có một Thiên Chúa có thể cung cấp đầy đủ
cho tất cả thì thực trạng thế giới đã chứng tỏ là Thiên Chúa không
muốn làm như vậy. Bà Teresa không hề biết là trên thế giới mỗi ngày
có khoảng 40 ngàn trẻ con dưới 5 tuổi chết đói. Nếu Thiên Chúa cung cấp
đầy đủ cho tất cả thì tại sao ngay trên đất Ấn Độ mà bà làm công
việc "từ thiện" cũng có 423 triệu người sống trong sự tuyệt
đối nghèo khổ (living in absolute poverty), 73 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiếu
dinh dưỡng, và 350 triệu mù chữ? Lẽ dĩ nhiên, đối với bà thì Thiên
Chúa quả là đã cung cấp đầy đủ, quá đầy đủ, vì bà ngồi trên đống
tiền của thiên hạ đóng góp để bà làm việc "từ thiện".
2. Bà Teresa huấn luyện những sơ
dưới quyền bà hỏi những bệnh nhân sắp chết là có muốn một "vé
lên thiên đường" hay không? Nếu họ trả lời muốn thì sẽ có ngay một
lễ rửa tội cấp bách để kéo họ vào trong Ca Tô Giáo Nếu chúng ta
biết đến lời tuyên bố của giáo hoàng John Paul II là không làm gì có
thiên đường ở trên các tầng mây thì thiên đường của bà Teresa đúng
là một thiên đường mù. Đó không phải là thiên đường của những người
mù mắt mà là của những người mù quáng tin vào một điều mà ngày nay
đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ.
3. Có một bệnh nhân bị bệnh ung
thư đang ở thời kỳ cuối, đau quằn quại, sắp chết, nhưng bà Teresa lại
nhất định không cho họ thuốc đủ mạnh (tại sao??). Bà đến an ủi họ:
"Con nên nghĩ rằng con cũng đang đau đớn như Chúa Giê-su đang bị
đóng đinh trên thập giá; Chúa hẳn là đang hôn con đó" Bệnh nhân
đó trả lời: "Vậy xin mẹ nói với ông ta là đừng hôn con nữa."
("You are suffering like Christ on the cross. So Jesus must be kissing you." To
which the patient replied, "Then please tell him to stop kissing me").
Đối với tôi, trong vụ này, không
những bà Teresa là một con người cuồng tín mà còn là ngu đần, tàn nhẫn,
và sống xa thực tế. Bà thừa biết rằng không một người nào trên thế
gian này lại muốn chịu khổ hình đau đớn như Chúa Giê-su trên thập giá
và dù Giê-su có đang hôn thật đi chăng nữa thì cũng không làm cho bệnh
nhân bớt đau hay khỏi bệnh. Bởi vậy cho nên bệnh nhân đã từ chối
cái hôn của Giê-su. Nhưng hành động như trên của bà thực ra chỉ là một
thủ đoạn ru ngủ lừa dối và hết sức đạo đức giả. Vì khi chính bà
đau ốm thì bà lại vào những nhà thương Tây phương đắt tiền nhất để
chữa trị. Năm 1989 bà đã được gắn một máy để cho tim đập điều hòa
(pacemaker). Năm 1993 bà đã được thông một mạch máu bị tắc. Tại sao
bà không chịu đựng những sự bất thường đau đớn trong cơ thể bà như
là Chúa Giê-su chịu đựng trên thập giá. Tại sao bà không nghĩ rằng những
khi bà bị bệnh đó chính là Chúa đang hôn bà? Tại sao bà phải vào những
nhà thương đắt tiền nhất, có nhiều phương tiện tối tân nhất, để
chữa trị cho bà, trong khi bà không chịu chữa trị đúng mức cho những bệnh
nhân trong những nhà thương "từ thiện" của chính bà? Nếu bà muốn
thì bà sẽ có đủ phương tiện trong các nhà thương "từ thiện"
của bà, vì nhiều triệu đô la do những người hảo tâm đóng góp để
cho bà làm việc "từ thiện" còn nằm ì trong các ngân hàng. Chúng
ta nên nhớ, theo cấu trúc của Ca Tô Giáo Rô Ma thì những chương mục này
thuộc tài sản của Vatican. Chúng ta cũng đừng quên là Hội Đồng Giám Mục
Việt Nam cũng đã đệ đơn lên chính quyền Việt Nam đòi lại những cơ sở
của Ca Tô Giáo ở Việt Nam (phần lớn là do ăn cướp đất Chùa trong thời
đô hộ của thực dân Pháp, trong đó có đất của nhà thờ lớn Hà Nội,
đất của nhà thờ Đức Bà ở Saigon, và đất của nhà thờ La Vang v..v..,
và do chính quyền Ca Tô Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam lạm dụng cường
quyền cấp cho) với luận cứ đó là tài sản thuộc Vatican.
4. Một ác cảnh khác trong các nhà
thương "từ thiện" của bà Teresa không thể chấp nhận được là
những sơ và những người thiện nguyện làm việc cho bà phải dùng đi dùng
lại những ống chích không được tẩy trùng để chích những thuốc vô
hiệu lực và thuốc trụ sinh không đủ mạnh cho các bệnh nhân khiến cho
họ càng đau đớn trong cơn hấp hối. (Judith Hayes, p. 68: Her employees and
volunteers used and reused unsterelized syringes to administer ineffective drugs and mild
antibiotics to terminally ill people, who suffered the resulting agonies)
Trước những sự thực phũ phàng về
bộ mặt "từ thiện" thật của bà Teresa ở trên, tác giả Judith
Hayes, người đã từng nổi tiếng với tác phẩm Chúng Ta Tin Thiên Chúa!
Nhưng Là Thiên Chúa Nào? (In God We Trust! But Which One?), và cũng là người
mà qua những phương tiện truyền thông của Giáo hội đã một thời tin rằng
bà Teresa là một vị Thánh sống, sau khi biết rõ sự thực đã vạch trần
mặt trái của bà Teresa trong cuốn The Happy Heretic. Sau đây là một số
đoạn trong chương 2, trang 62-69, mục Một Khoa Học Gia Và Một Thánh
(A Scientist And A Saint), bình luận về giới truyền thông trước cái chết của
Carl Sagan (1996) và Teresa (1997). Tôi xin bỏ qua những đoạn viết về khoa học
gia Carl Sagan vì tôi cho rằng không thể so sánh Teresa với Carl Sagan:
Teresa chỉ nhìn về quá khứ, thời
mà người ta cho rằng các phù thủy là có thực, và những chuyện đuổi
quỷ ám ra khỏi con người là có nghĩa. Chúng ta không thể tự cho phép
nhìn về phía sau.
- Cảnh xun xoe tán tụng Mẹ Teresa trên khắp thế
giới là cơn ác mộng của một người theo chủ nghĩa nhân bản. Ký giả
chen lấn nhau để giành lấy máy vi âm và tìm những danh từ quá mức để
mô tả cái người gốc Macedonie (Teresa) không có gì nổi bật, đầu óc ở
trên mây, với tâm cảnh thuộc thế kỷ thứ 9 này... Thật là một sự
tôn sùng nồng nhiệt không nhằm chỗ.
- Chút ít điều tốt bà làm chẳng đáng gì so với
những số tác hại không thể tính được mà bà đã làm.
Tài nguyên trên trái đất thì hữu
hạn, bất kể đến lập trường đà điểu của Giáo hội Ca-Tô, và chúng
ta phải nhìn về tương lai, xử dụng mọi phương tiện khoa học mà chúng
ta có, để tránh tai họa đang đe dọa. Điều này gồm có việc ngừa thai
một cách khá dễ dàng. Sự đau khổ mà chúng ta có thể phòng ngừa qua phương
pháp ngừa thai này thật là vô lượng. Do đó chúng ta không được nhìn về
dĩ vãng, cúi đầu trong những lời cầu nguyện vô vọng, trong khi con cháu
chúng ta chết.
- Bà ta thường xuyên rao giảng chống kiểm soát
sinh đẻ ngay cả khi xung quanh có những trẻ em chết đói.
- Khi người ta phỏng đoán về việc phong Thánh cho
bà Teresa, người ta đã bàn cãi nhiều về bằng chứng của những phép lạ,
một điều kiện để được phong Thánh. Nhưng tôi nói rằng có một bằng
chứng rõ ràng về một phép lạ của bà Teresa. Đó là bà đã xoay sở thuyết
phục được hàng triệu người tin rằng bà ta là đồ tốt cho nhân loại.
Những hoạt động thuộc thời Trung Cổ của bà được gói ghém lại và
bán cho nhân loại như là một lợi ích thế gian, thay vì thực chất của
chúng là cản trở, ngăn chận sự tiến bộ của con người.
- Đối với những người theo chủ nghĩa nhân bản,
chức vị Thánh thật chẵng có nghĩa gì. Riêng tôi, tôi không tìm thấy bất
cứ cái gì trong đời sống hoặc ký ức của bà Teresa để mà tôn kính,
xét đến sự đau khổ mà bà ta đã tạo ra cho hàng triệu người.
"Nhân danh Thiên Chúa" bà
Teresa đã thu được hàng triệu đô la rồi vội vàng dấu kín nó đi như một
con sóc để dành thức ăn cho mùa Đông. "Nhân danh Thiên Chúa", bà
ta cũng cải đạo nhiều người trước khi họ tắt hơi... Tôi tự hỏi,
trong cái tầm nhìn thô thiển của bà ta, có phải là bất cứ bà làm điều
gì cho Thiên Chúa là để cho bà được điểm cao (như các em hướng đạo
sinh đi bán bánh kẹo, ai bán được nhiều thì được đoàn trưởng gắn
huy chương khen thưởng. TCN) trong đời sau. Có lẽ đối với bà ta thế
giới này không hề có một ý nghĩa nào, chẳng qua chỉ là cái mê hồn trận
thách đố của Thiên Chúa để quyết định xem ai chiếm được mẩu tốt
nhất trên thiên đường. Nếu thật là như vậy thì chúng ta có thể giải
thích, vì không có gì khác có thể giải thích được, tại sao bà ta có thể
nhẫn tâm ngồi trên nhiều triệu đô la như vậy trong khi trẻ con, ngay cả
ở nơi bà hoạt động ở Ấn Độ, đang chết đói. Điều này chống lại
mọi giải thích hợp lý, và tôi thách đố bất cứ ai, từ Morphew cho đến
chính giáo hoàng, có thể giải thích được sự kiện đó.
Hiển nhiên là mục đích của
bà ta là vơ vét tích tụ tiền bạc. Để làm gì, ai muốn đoán sao thì đoán..
Thật là lạ lùng, không có ai vạch
trần những hoạt động đáng nghi ngờ của bà Teresa sớm hơn. Mà chúng ta
ai cũng biết chuyện các linh mục hiếp dâm các trẻ em trai, có phải không
- vậy tại sao mà những chuyện về bà Tewresa để quá lâu mới bị phanh
phui? Câu trả lời thật là đơn giản, Giáo hội Ca Tô Rô Ma có những quyền
lực hăm dọa thật đáng sợ. Cho đến khi tác phẩm có tác dụng mở mắt
con người của Christopher Hitchen xuất bản năm 1995, cuốn The Missionary
Position, tôi không hề biết gì về những hoạt động trong những "nhà
thương" của bà Teresa. Cũng như mọi người khác, tôi nghĩ rằng bà ta
là một Thánh sống. Tôi đã lầm.
Bất kể động cơ hành động của
người đàn bà ở Calcutta kia (Teresa) là như thế nào, tôi đã thấy quá đủ
những sự đau khổ trong những người đã phải khủng khiếp trùn lại với
tư tưởng của bà Teresa: đau khổ là một điều tốt. Đau khổ không bao
giờ là một điều tốt. Nhất là ngày nay, khi chúng ta có khả năng làm giảm
đi khá nhiều sự đau đớn, hình ảnh tâm thần của những người bất hạnh
bị vào một "nhà thương" của bà Teresa thật là đáng buồn và đáng
giận.
Thực ra thì những hành động của
bà Teresa được phanh phui ở trên cũng không lấy gì làm khó hiểu vì
chúng nằm trong sách lược đi kiếm linh hồn cho Chúa của Giáo hội trên
khắp thế giới. Nếu chúng ta theo rõi những vụ kiện các cơ sở từ thiện,
viện mồ côi của Ca Tô Giáo ở Canada, Mỹ, và Úc Châu v..v.. thì chúng ta
sẽ không lấy gì làm lạ trước những hành động "bác ái" của
bà Teresa ở Calcutta. B. S. Rajneesh, tác giả cuốn Linh Mục và Chính Trị
Gia: Những Mafia của Linh Hồn (Priests & Politicians: The Mafia of the
Soul), đã viết như sau, trang 25:
Nếu con người nghèo đói, họ
có thể dễ bị dụ vào Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca Tô Giáo. Những trường
học, nhà thương, và viện mồ côi của họ chẳng qua cũng chỉ là những
xưởng để dụ người ta trở thành tín đồ Ca Tô (If people are poor and
hungry, they can be easily converted to Christianity, particularly into the Catholic
Church. Their schools, their hospitals, their orphanages are nothing but factories for
converting people into Catholics).
Rajneesh đã không nhắc đến sự kiện
là với những sự trợ cấp của chính phủ và sự đóng góp của những
người có từ tâm, nhiều cơ sở "từ thiện" đã là những nguồn
kinh tài cho giáo hội, vơ vét tiền bạc trên sự đau khổ của các trẻ em
mồ côi và những người xấu số. Sơ Lê Thị Tríu ở Phi Luật Tân cũng
đã hốt được 2 triệu đô-la để thành lập làng Việt Nam ma ở Phi Luật
Tân.
Tưởng chúng ta cũng nên biết thêm
một sự kiện về những tổ chức "từ thiện" của Vatican. Sách vở,
báo chí và TV Âu Mỹ đã phanh phui ra vụ Vatican dùng những cơ quan từ thiện
như Caritas International, Red Cross và một số tu viện làm những đường giây
gọi là "Giây chuột" (Ratlines) với những dịch vụ như cấp căn
cước giả, thông hành giả, tài chánh v..v.. cho nhiều tội phạm chiến
tranh Đức Quốc xã ẩn náu trong các tu viện chờ cơ hội chuồn sang Nam Mỹ,
phần lớn là sang Á Căn Đình (Argentina).
Ngoài ra, trong vụ lụt lớn ở miền
Trung Việt Nam năm 1999, dân VN di cư cũng như dân chúng trong nước đã
quyên góp tiền cứu trợ lên đến nhiều triệu đô-la, trong khi Vatican, với
tài sản hàng ngàn tỷ đô-la, nghe đâu chỉ góp cứu dân nạn lụt có 1, 2
trăm ngàn đô-la. và gửi về các cơ sở Ca Tô để cho giới chăn chiên và
các bà sơ giúp các con chiên mà thôi.
Người Ca-Tô thường mang ra khoe những
việc "từ thiện" của giáo hội dù rằng họ không biết rõ thực
chất của những công việc "từ thiện" này ra sao. Họ chỉ nhắc
lại những lời tuyên truyền của giáo hội, có ít thì xít ra nhiều.
Không ai có thể phủ nhận là trong Ca Tô Giáo Rô-Ma có rất nhiều người
tốt, vì bản tính của họ tốt, chứ không phải vì Ca Tô Giáo mà họ tốt.
Nếu cho rằng vì Ca Tô Giáo mà họ tốt thì chẳng hóa ra ngoài Ca Tô Giáo
không có ai tốt hay sao? Nhiều người vô thần cũng tốt vậy thôi. Chúng
ta không nên nghĩ rằng vô thần là CS bởi vì vô thần đã có cả hơn ngàn
năm nay. Cho nên, chuyện các linh mục hay bà sơ săn sóc người cùi v..v.. cũng
có gì là đặc biệt đâu? Những công việc từ thiện như vậy đâu phải
chỉ mình Ca Tô Giáo mới có? Trước khi Ca Tô Giáo ra đời, trên thế gian
này cũng đã có bao nhiêu là cơ sở từ thiện được lập ra, do chính quyền
cũng như do cá nhân. Vậy có gì đâu mà phải mang ra mà khoe? Chỉ có một
điều khác, người ta làm việc từ thiện là do từ tâm, còn Ca Tô Giáo
làm việc từ thiện để quảng cáo, kiếm tiền và kiếm linh hồn cho
Chúa. Trong vụ lụt năm 1999 ở Việt Nam, chúng ta thử so sánh những công
tác cứu lụt của Phật Giáo, của chính quyền "vô thần", và của
Ca Tô Giáo xem nó như thế nào? Phật giáo có coi việc đó là thánh thiện
đâu? Đó chỉ là bổn phận giữa con người và con người, không có tính
toán, không có mưu đồ kiếm thêm tín đồ.
Để kết luận tôi xin có vài lời
tâm sự cùng quý vị trí thức Ca Tô Việt Nam như sau: Diễn đàn hải ngoại
không phải là các giáo xứ trong đó các tín đồ Ca Tô Việt Nam chỉ có
quyền "bảo sao nghe vậy". Cho nên, mỗi khi quý vị viết cái gì
thì hãy suy nghĩ cho kỹ, đừng quá coi thường độc giả, nhất là những
độc giả không phải là tín đồ Ca Tô Giáo Rô Ma.
Một mặt khác, như trên đã nói,
quý vị bị trói buộc trong mớ xiềng xích trí tuệ và giam giữ trong những
ốc đảo tối tăm của kiến thức. Chúng tôi chỉ có một mục đích là
giúp quý vị cởi trói, vứt bỏ mớ xiềng xích trí tuệ làm hạ phẩm
giá con người, và mong cầu cho quý vị thấy được chút ánh sáng ngoài
các ốc đảo kiến thức mà quý vị đang sống trong đó, bằng cách đưa
ra mặt trái của các vấn đề mà có thể quý vị chưa bao giờ biết đến
hoặc được dạy là không nên biết đến, vì biết đến là mang tội với
Chúa. Vậy thay vì trách chúng tôi là chống đạo hay phá đạo hay gây chia
rẽ, quý vị, nếu thực là các bậc trí thức, hãy xử dụng đầu óc để
suy nghĩ xem những điều chúng tôi viết ra là sự thực hay chỉ là những
điều bịa đặt. Suy nghĩ xong rồi, rất có thể quý vị sẽ cám ơn chúng
tôi vì đã cất bỏ cho quý vị một gánh nặng mặc cảm trên vai.
Ai cũng biết Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma
là một tổ chức giàu có nhất thế giới với đầy đủ các phương tiện
truyền thông để tạo nên một hình ảnh của Giáo hoàng hay của một
"Thánh nhân" như bà Teresa, mà giáo hội muốn cho quần chúng, và nhất
là những tín đồ ở các nước kém mở mang, phải tin và tôn thờ. Nhưng
ở cái xứ Mỹ này thì không gì có thể qua mắt được những chuyên gia
đầy đủ khả năng về mọi vấn đề, những người có tinh thần tôn trọng
tuyệt đối sự thực và quyền tự do phát biểu ý kiến. Cho nên, thường
thường trước sau gì rồi sự thực cũng phải được phơi bày. Cổ nhân
đã dạy: muốn cho người khác không biết thì đừng có làm. Chân lý này
không bao giờ thay đổi.
- Tháng 9, 2001
http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/025-JohnPaul2_Teresa.htm