- ĐỐI THOẠI GIỮA KHOA HỌC VÀ
PHẬT GIÁO
- L’infini dans la paume de la main"
VŨ TRỤ TRONG LÒNG BÀN TAY
- Dẫn nhập của M.Ricard
Ta phải sống như thế nào? Sống
thế nào cùng với xã hội Ta phải biết điều gì? Đó là ba câu hỏi làm
bận lòng nhân loại qua các thời đại. Thật là lý tưởng nếu cuộc đơì
chúng ta đưa đến một sự hoàn mãn từng phút từng giây cho đến ngày
chúng ta lìa bỏ cõi đời này.
Sống cùng với xã hội là cần phải
đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến
thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên, đồng thời nội tâm của
chúng ta.
Những câu hỏi trên cũng nằm ở
trung tâm điểm của khoa học, triết học, nghệ thuật, hoạt động xã hội
và tâm linh, chưa kể các lĩnh vực trên như đã xảy ra trong hiện tình xã
hội ngày nay, làm thu hẹp tầm nhìn của chúng ta về cuộc sống. Nếu
chúng ta không có sự ming triết và lòng vị tha, khoa học và chính trị là
những con dao hai lưỡi, đạo lý sẽ bị bỏ quên, nghệ thuật trở nên nhảm
nhí và tâm linh thì hảo huyền.
Từ thế kỷ 17, thời điểm của Cách
mạnh khoa học, cho đến ngày nay, một số người ngày càng đông đảo đã
xem khoa học đồng nghĩa với sự hiểu biết. Sự thu thập thông tin càng
ngày càng bành trướng được nuôi dưỡng bởi khoa học chưa có dấu hiệu
chậm lại. Song song, Tôn giáo càng ngày càng suy tàn trong các xã hội dân
chủ và ngoại đạo, cũng như bị qui định trong các xã hội khác. Cốt
lõi của tôn giáo là tình yêu và lòng bi mẫn đã từng chịu nhiều thử
thách trong lịch sử nhân loại. Những truyền thống tâm linh, giáo điều
hay thực nghiệm, ngoài khía cạnh siêu hình, thường đem đến những lời
khuyên đạo lý, sáng suốt nhưng đôi khi cũng có tính ràng buộc. Ngày nay
những lời khuyên đó mất dần giá trị, con người không còn tư tưởng
hay hành động theo lời dạy của các tôn giáo dù rằng họ là tín đồ củ
các tôn giáo đó. Con người ngày nay tin tưởng hơn vào khoa học và kỹ
thuật mà họ nghĩ rằng giúp họ giải quyết mọi vấn đề của tương
lai. Tuy nhiên, cũng có những người cho rằng cao vọng của khoa học là biết
hết mọi thứ là điều rất viễn vông. Căn bản cuả khoa học bị giới
hạn bởi lĩnh vực của tự nó đặt ra. Và nếu kỹ thuật đem đến những
lợi ích to lớn, thì nó cũng đồng thời gây ra những thiệt hại không nhỏ.
Hơn nữa khoa học không chỉ dẫn gì được cho cách phải sống như thế nào.
Trên thực tế, khoa học không tốt cũng không xấu. Đưa nó đến tận mây
xanh hay kéo nó xuống đất đen cũng không có nghĩa hơn việc tôn vinh hay chỉ
trích sức mạnh. Một cánh tay đồng thời có thể giết người hay cứu
người. Những nhà khoa học không tốt cũng không xấu hơn những người bình
thường khi chạm trán đến những vấn đề đạo lý do những phát minh của
họ gây ra.
Khoa học không đem đến sự Minh
triết. Nó có thể tác động lên thế gian, nhưng chỉ những đức hạnh
con người mới hướng dẫn được cuộc sống của họ. Những đức hạnh
chỉ có thể nảy sinh được từ một khoa học tâm linh, mà tâm linh không
phải là một món đồ xa xỉ, nhưng là thật sự cần thiết. Trong vòng hai
mười năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa Phật giáo và Khoa học
theo sư gợi ý của Đức Đat Lai Lạt Ma và nhiều nhân vật Phật Giáo
khác. Từ năm 1987 theo đề xướng của một nhà doanh nghiệp Adam Enfle là
các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sinh vật Francisco Varela nhiều cuộc hội
thoại đã được thường xuyên tổ chức giữa Đức Đat Lai Lạt Ma và nhiều
nhà bác học nổi tiếng (bác sĩ chuyên khoa thần kinh, sinh vật học, tâm
lý học, vật lý và triết học). Một người trong nhóm đã nói: "Một
trong những đặt tính lạ lùng của những cuộc hội thoại này là thái độ
cởi mở nhưng hết sức nghiêm túc giữa những nhà khoa học và các Phật
tử, tất cả đều mong ước mở rộng tâm linh bằng cách học hỏi các phương
pháp và quan điểm của nhau. Từ những cuộc gặp gỡ đó được đặt tên
là "Tâm và cuộc sống" nhiều quyển sách đã được viết và chuyển
dịch ra tiếng Pháp như: "Những cây cầu nhỏ" (Passerelles),
"Khi tâm đối thoại với thân", "Ngủ, mơ và chết" cũng
như những bài viết của Allan Wallace "Khoa học và Phật Giáo".
Phật Giáo nhấn mạnh tầm quan trọng
trong việc giải thích bản thể của tâm bằng thiền định. Trải qua nhiều
thế kỷ, các Phật tử đã tìm ra cách tiếp cận thật nghiêm chỉnh việc
tìm hiểu các trạng thái tinh thần và bản thể rốt ráo của tâm. Tâm đứng
đằng sau mọi hoạt động trong đời sống, là cửa sổ giúp ta cảm nhận
thế giới. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trung tâm thì thế gian này sẽ
hoàn toàn đảo lộn. Dù những khám phá của Phật Giáo có sâu sắc đến
đâu đi chăng nữa, chúng ta cũng nên luôn luôn nhớ rằng giáo lý Phật
Giáo không hề có tính cách giáo điều. Nó gần như một bản đồ chỉ
đường để chúng ta đi theo người hướng dẫn. Phật Giáo sẵn sàng sửa
sai nếu biết mình lầm lỗi. Không phải vì nó nghi ngờ tính chân thật của
những khám phá đó được công khai nhìn nhận, nhưng vì chúng đã thực sự
được trãi nghiệm. Trong việc đi tìm kiến thức, Phật Giáo không trốn
tránh sự mâu thuẫn, trái lại còn nuôi dưỡng nó. Trong những cuộc hội
thảo siêu hình mà Phật Giáo tham dự trải qua nhiều thế kỷ với các triết
gia Ấn độ cũng như với khoa học và các Tôn giáo khác, Phật Giáo đã
có cơ hội tu chỉnh, mở rộng các quan điểm Triết học, luân lý của
mình trong việc tìm hiểu thế gian.
Nhưng thái độ cởi mở của Phật
Giáo không phải là một thái độ cơ hội rẻ tiền. Những đóng góp lớn
lao cho Triết học, những thảo luận về thiền định sâu sắc và gợi cảm
và việc thực hành thiền định đòi hỏi một quyết tâm cao với một sự
kiên nhẫn không gì lay chuyển được. "Không nên hy vọng một thành tựu
mau chóng, nhưng cứ tiếp tục thiền định đến hơi thở cuối cùng"
đó là lời của Tổ Milarepa. Sự chuyển hoá nội tâm dẫn đến giác ngộ,
thuộc về một lĩnh vực hoàn toàn khác hẳn với công việc tìm tòi Triết
học hay khám phá của Khoa học.
Phật Giáo cơ bản là một Khoa học
của sự tỉnh thức. Những cuộc đối thoại sau đây không nhằm mục đích
mang lại cho Khoa học một dáng vẻ thần bí cũng như binh vực cho Phật Giáo
dựa vào các khám phá khoa học. Thật ra là để đặt lại vị trí của
Khoa học trong bối cảnh một quan điểm rộng rãi hơn về đời sống mà
kinh nghiệm về đời sống tâm linh đóng một vai trò thiết yếu. Cũng là
để nối kết cách nhìn các hiện tượng xuất hiện cũng như thực chất
của chúng, để có thể chỉ ra là Phật Giáo có thể giải quyết được
sự đối kháng giữa thực tại, chủ trương rằng các hiện tượng là có
thực và các khám phá vật lý đi ngược lại cách nhìn này.
Cuộc đối thoại này cũng phản
ánh lại hai mảng đời: Một là của một nhà Vật lý thiên văn Á Đông
muốn đối chiếu những kiến thức Khoa học của mình với các kiến thức
Triết học và hai là của một nhà Khoa học Tây phương trở thành một tu
sĩ Phật Giáo mà những kinh nghiệm cá nhân đã đưa đến sự so sánh giữa
hai cách tiếp can thực tại.
Có ba nền văn hoá giao lưu ở Trịnh
Xuân Thuận_Việt, Pháp và Mỹ_Sinh ở Hà Nội năm 1948 giữa cuộc chiến
tranh thuộc địa, sáu năm sau trước thảm bại của quân đội Pháp ở Điện
Biên Phủ, ông học ở các trường Tiểu và Trung học Pháp tại Sài Gòn.
Chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp, ông quyết định vào năm 1966 sang Pháp
để theo học ngành vật lý vì ông nghĩ sẽ tìm ra câu trả lời cho ông về
bản thể của thế giới. Nhưng bài diễn văn quan trọng của tướng Đức
De Gaulle kêu gọi quân đội Mỹ rút ra khỏi Đông Nam Á đã làm đảo lộn
kế hoạch của ông. Chính phủ Việt Nam thởi ấy cắt đứt quan hệ với
Pháp và người Việt không còn có thể sang Pháp du học. Sau một năm ở
Thuỵ Sĩ trong trường Đại học Bách Khoa Lausaune, ông sang Mỹ và được
nhận vào Caltech (Đại học Kỹ Thuật California) đỉnh cao của các nhà vật
lý thiên văn. Trung tâm Calteth có viễn vọng kính Palomar lớn nhất thế giới
vào năm 1967 và hình bóng của Edwin Hubble, người ta đã khám phá ra thiên văn
và sự trương nở của vũ trụ vẫn phảng phất tại trung tâm.
Thời gian theo học của Giáo sư Thuận
trùng hợp với việc khám phá ra nhiều hiện tượng mới về bầu trời.
Chính Giáo sư cũng đã từng nói: "Ở giữa các khám phá rộn ràng ấy,
tôi không thể không trở thành nhà vật lý thiên văn được". Từ đấy
ông không ngừng quan sát vũ trụ và trở thành một chuyên viên tầm cỡ
trong việc giải thích sự hình thành các thiên hà. Hiện nay, ông là giáo sư
diễn giảng ở đại học Virginia.
Còn tôi, tôi theo đuổi việc nghiên
cứu khoa học nhiều năm ở viện Pasteur theo ngành di truyền tế bào của
Giáo sư Francois Jacob giải Nobel về y học. Năm 67 tôi đi Ấn Độ để gặp
Đạo sư Kangyour Rinpotche và nhiều năm sau đó cứ đến hè là tôi trở lại
không khí vắng lặng của nơi ẩn cư thầy tôi ở Darieeling. Tôi vẫn tiếp
tục công việc nghiên cứu Khoa học.
Nhưng đến năm 72, sau khi đã bảo
vệ luận án tiến sĩ tôi quyết định sống ở Hi Mã Lạp Sơn. Tôi đã sống
ở Ấn Độ, ở Bhoutan và ở Nepal, nơi đây tôi sống cạnh người thầy
thứ hai của tôi là Khyentse Rinpoche trogn 12 năm. Tôi có dịp đi theo ông nhiều
lần qua Tây Tạng và hiện nay tôi sống ở Tu viện Shéchèn gần Katmandou.
Tôi đã gặp Giáo sư Thuận lần đầu
tiên ở đại học Audorre vào hè năm 97 và có những cuộc thảo luận sôi
nổi trong những lần đi dạo trong khung cảnh hùng vĩ của núi rừng
Pynénées. Từ những cuộc trao đổi thần tình ấy quyển sách này có dịp
ra đời.
CHƯƠNG I
DUYÊN KỲ NGỘ
Nên có hay chăng một cuộc đối
thoại giữa Khoa học và Phật Giáo? Để biết được điều này cần phải
xác định rõ ràng hai lãnh vực học hỏi của hai luồng tư tưởng khác
nhau và thử xem Phật Giáo có thể đem lại một đóng góp giá trị nào
vào những thiếu sót mà Khoa học chưa giải thích được. Những thiếu sót
này đa phần thuộc về đạo đức, sự cải tạo tâm thức con người và
về sự khả dĩ đưa con người đến một thành tựu tâm linh thật sự. Phật
Giáo luôn chú ý đến nhiều vấn đề liên quan đến khoa vật lý đương
đại. Khoa vật lý có đem đến cho Phật Giáo những đóng góp gì trong việc
khám phá ra thực tại?
Matthieu: Bạn đã trải qua một cuộc
hành trình rất ấn tượng để trở thành một nhà vật lý thiên văn ở
Hoa Kỳ. Điều gì đã khiến bạn chú ý đến Khoa học.
Thuận: Những năm 60 có thể được
xem là thời kỳ vàng son của ngành Vật lý thiên văn. Áng sáng hoá thạch
(nhiệt năng còn sót lại sau big bang) và các quasars (các ngôi sao rất sáng
ở ngoài bìa vũ trụ và có thể phát đi năng lượng bằng cả một thiên
hà và có một khối lượng tương đương với Thái dương hệ) vừa mới
được khám phá. Khi tôi vừa mới đến Mỹ, công cuộc khám phá Thái dương
hệ bằng các con tàu vũ tru đang bộc phát nhộn nhịp. Tôi còn nhớ sự ngạc
nhiên sững sờ trước những hình ảnh đầu tiên của sao Hoả được truyền
về trái đất bởi con tàu Mariner, trên màn hình lớp học của chúng tôi.
Những hình ảnh về sa mạc cằn cỗi ở sao Hoả cho nhân loại biết rằng
không có đời sống tinh thần ở đó: Những kênh đào mà các nhà thiên văn
ở thế kỷ 19 lầm tưởng đã nhìn thấy chỉ là những ảo ảnh được tạo
nên bởi những bão cát. Giữa sự rộn ràng đó, tôi không ngớt quan sát vũ
trụ bằng những vọng kính tối tân nhất, trên mặt đất hay trên các quỹ
đạo trong không gian và sau đó suy nghĩ về bản thể của vũ trụ, về nguồn
gốc của nó.
Còn bạn, điều gì đã làm bạn
không hài lòng về sự nghiệp Khoa học của bạn. Từ bỏ một phòng thí
nghiệm sinh học để đi đến một tu viện Tây Tạng ở Nepal xét ra cũng là
một điều không bình thường.
Matthieu: Với tôi, sự việc đã diễn
biến theo một trình tự bình thường. Tôi luôn luôn ra sức tìm hiểu về
ý nghĩa của cuộc sống. Tôi làm việc này, việc nọ, theo đuổi bất cư
cái gì làm tôi thích thú trong khi vẫn cố gắng không hoang phí một giây
phút nào của đời sống quí giá này. Tôi đã được cái may mắn lớn sống
nhiều năm bên cạnh những nhân vật đặc biệt. Đó là khoảng thời gian
mà tôi có một kinh nghiệm tuy đơn giản nhưng rất sâu sắc mà tôi không
diễn tả được. Người ta có thể nhận ra một sự hoàn hảo về nhân
cách cũng như tâm linh tuy nhiên ta không thể diễn tả bằng những lời
thông thường được như: Sự minh triết, kiến thức, lòng nhân ái, nét
quý phái, đơn giản, khắc khe hay chân thật. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất
cho mỗi người là hoàn toàn để tâm đừng chậm trể nữa cho điều ta muốn
làm trong cuộc sống. Dù là công việc tìm kiếm Khoa học rất hấp dẫn,
tôi có cảm giác chỉ đem lại một điểm màu nhỏ trong một bức điểm
hoạ mà không biết kết quả sẽ ra sao. Điều này có đáng để tôi dồn
hết tâm lực trong khi còn biết bao nhiêu điều khác mà cuộc sống dành
cho tôi. Trong khi đó, trong Tôn giáo sự khởi đầu mục tiêu đề ra,
phương tiện vận dụng, và những trở ngại phải vượt qua rất rõ ràng
minh bạch: Chỉ cần rà soát lại nội tâm để nhận ra là ta thường xuyên
vị kỷ (chấp ngã) và sự vị kỷ đó bắt nguồn từ vô minh đã che lấp
bản thể thật sự của chúng ta và của thế giới. Và sự vô minh này là
đầu nguồn của sự đau khổ chính ta và người khác mà công việc cấp
bách nhất của con người là phải tìm cách chấm dứt đau khổ. Phương pháp
để đi đến đó là phải vun trồng tình yêu và lòng bi mẫn, cắt đứt gốc
vô minh bằng cách đi theo con đường giác ngộ. Và người ta nhận biết
qua năm tháng hành trì, một sự chuyển hoá nội tâm đem đến niềm vui hiếm
có, không còn bóng dáng của hy vọng và sợ hãi đồng thời không ngớt
nuôi dưỡng lòng nhiệt thành của tôi.
Thuận: Thế tại sao bạn lại muốn
đối thoại với một nhà Khoa học?
Matthieu: Tìm hiểu bản thể của thực
tại là công việc quan trọng nhất của người Phật tử và cả của nhà
Khoa học.
Thuận: Công việc của tôi là luôn
luôn tự hỏi về các khái niệm thực tại, vật chất, thời gian, không
gian. Mỗi khi tôi phải đối mặt với những khái niệm ấy, tôi không khỏi
tự hỏi Phật Giáo quan niệm thế nào về vấn đề ấy, thực tại nắm bắt
một cách hợp lý có giống như thực tại diễn tả qua thiền định. Hai
quan điểm ấy có gặp nhau không, hay trái ngược nhau và không cùng chung một
nhận thức? Vì không nghiên cức các bản văn Phật Giáo, tôi không có những
dữ kiện để đáp ứng những suy nghĩ này?
Matthieu: Có đúng là đằng sau cái
vẻ bên ngoài của hiện tượng có một hiện tại sinh động không. Nguồn
gốc của thế giới hiện tượng là gì? Liên hệ giữa hữu tri và vô tri
như thế nào? Thời gian, không gian và các quy luật thiên nhiên có thật sự
có hay không? Từ 2500 năm nay, những nhà siêu hình Phật Giáo đầy dẫy các
tác phẩm luận lý, nhận thức phân tích thực tại ở các tầng bậc và
nhiều điểm luận tâm lý nghiên cứu rất chi tiết về các sự kiện tâm
thức và các khía cạnh tinh thần khác.
Thuận: Bạn trình bày Phật Giáo như
một Khoa học tâm linh? Phải chăng là một Khoa học giống như mọi Khoa học
siêu nhiên đặt trên nền tảng quan sát và đo đạc diễn tả theo toán học?
Matthieu: Sự xác thực của một
Khoa học không nhất thiết phải tuỳ thuộc vào những đo đạc vật lý
hay những phương trình toán học rắc rối. Một giả thiết có thể được
kiểm chứng bởi một cuộc trãi nghiệm nội tâm mà không mất đi giá trị.
Phương pháp Phật Giáo bắt đầu bằng việc phân tích và thường xuyên nhớ
đến những kinh nghiệm tư tưởng không thể chối cãi được về mặt
quan điểm, dù rằng không thể chứng nghiệm trên thực tế được. Đó cũng
là cách dùng rất thường trong Khoa học.
Thuận: Đúng vậy. Những kinh nghiệm
đơn thuần bằng tư tưởng thật ra rất lợi ích cho khoa vật lý. Chúng
luôn luôn được Einstein cũng như những nhà vật lý tầm cở khác sử dụng,
không những để chứng minh những nguyên tắc vật lý, mà còn được dùng
để làm rõ những kết quả trái ngược nhau trong công việc giải thích một
vài tình huống vật lý. Einstein đã tưởng tượng là ông ta đang cởi trên
một hạt ánh sáng, còn để suy gẫm về lực hấp dẫn, ông đã hình dung
đứng trong một thang máy đang rơi tự do trong khoảng không. Tôi nghĩ rằng
khoa vật lý đương đại với những khám phá và những vấn đề siêu
hình không thể tránh được, đã tìm thấy trong Phật Giáo cũng như trong các
Tôn giáo và các triết lý khác những câu trả lời vọng lại bất ngờ.
Nhưng tại sao Phật Giáo lại chú ý đến Khoa học đặc biệt khoa Vật Lý
và khoa Vật Lý Thiên Văn trong khi nó không mấy thích thú về khoa học kỹ
thuật.
Matthieu: Mối bận tâm lớn của Phật
Giáo không phải là Khoa học hiện đại, nhưng nó chú tâm đến, vì lẽ
trong việc tìm hiểu thực tại, nó đã từng đặt ra những cây hỏi tương
tự với khoa Vật lý đương đại. Những hạt độc lập không thể chia rẻ
được có thể dùng như những viên gạch để xây dựng thế giới vĩ mô
không? Những hạt này có chăng một bản thể tố hậu hay chúng chỉ là sản
phẩm của tinh thần? Những quy luật vật lý tự chúng hiện hữu giống như
tư tưởng của Platon không?
Phật Giáo xem sự tương thuộc các
hiện tượng như là sự diễn tả thích hợp nhất về các hiện tượng.
Tuy nhiên quan niệm diễn tả thích hợp nhất về sự toàn nguyên có từ thời
Niels Bohr và Heisenberg cha đẻ của vật lý lượng tử phiến diện, đã
được trắc nghiệm trong vòng 20 năm sau này. Quan niệm toàn nguyên này là
một khám phá căn bản của nền vật đương đại. Không phóng đại về
những điểm tương đồng phiến diện, sự tìm hiểu về những khác biệt
và những điểm giống nhau giữa Khoa học và Phật Giáo có thể giúp chúng
ta hiểu sâu hơn về những khía cạnh đặt biệt trong việc tìm kiếm thế
gian. Triết học đặt nền tảng trong một cuộc trắc nghiệm trực tiếp
chứ không gò bó trong các giáo điều. Phật Giáo sẵn sàng chấp nhận mọi
nhận thức về thực tại có đầy đủ tiêu chuẩn của thực tại thật sự.
Đức Phật dặn dò các đệ tử hãy tránh xa những luận điêu đòi hỏi một
niềm tin mù quáng và giáo điều: "Hãy đánh giá những điều ta dạy
giống như các ngươi tìm vàng trong quặng bằng cách chà xát nó, bằng
cách đổ, đập vỡ tan nó hay làm nó chảy thành nước. Không nên chấp nhận
lời nói của ta vì nể trọng ta". Vậy là không nên tin mà nên hiểu.
Chỉ tích luỹ kiến thức thôi thì không đủ, thầy tôi Khientsé Rintotché
nói rằng: "Nếu chúng ta chỉ đi lượm lặt kiến thức để trở nên
quyền thế hoặc nổi danh, chúng ta ở trong cùng một trạng thái một ca sĩ
chỉ biết hát để nhận của bố thí. Kiến thức ấy không giúp ích gì
cho chúng ta cũng như cho kẻ khác. Một câu tục ngữ đã nói: "Càng biết
nhiều càng kiêu căng". Làm thế nào ta giúp đỡ kẻ khác trước khi
đoạn dứt được tư tưởng tiêu cực trong ta? Nuôi dưỡng một hoài bảo
ngông cuồng như vậy là điều nực cười cũng như một kẻ ăn mày đi mời
cả làng dự tiệc.
Những dấu hiệu thành tựu đời sống
tâm linh rất nhiều nhưng quan trọng hơn cả là sau một thời gian vài
tháng hay vài năm lòng ích kỷ của chúng ta bớt dần đi và tính vị tha mỗi
ngày một phát triển. Nếu sự luyến ái, hận thù, kiêu mạn và ganh tị vẫn
như trước kia thì chúng ta đùã mất thời giờ vô ích, chúng ta đánh lừa
mình như đánh lừa kẻ khác. Trái lại những kiến thức Khoa học giúp ta
đối phó với cuộc đời một cách tích cực hay tiêu cực nhưng lại
tương đối ít có ảnh hưởng với con người chúng ta. Rõ ràng là kiến
thức Khoa học không có dính dáng gì đến lòng nhân ái hay vị tha và vì
thế nó không có giá trị đạo đức. Chúng ta cần đến thiền định vì
chỉ trong thiền định, tâm mới tìm hiểu được tâm để có thể giải
toả những ảo tưởng căn bản, nguồn gốc của đau khổ của ta và của
người.
Thuận: Tôi thường nghĩ rằng điều
đầu tiên của Đức Phật giảng dạy là một triết lý thực dụng: Mục
đích chính của đời sống con người là tự mình mỗi ngày một cải tiến
mà không thèm nghĩ đến việc vũ trụ được tạo dựng như thế nào và vật
chất được cấu thành ra sao.
Matthieu: khi có người hỏi vì tò
mò về sự khởi nguyên của vũ trụ và những điều khác không liên quan
đến tiến bộ tâm linh. Đức Phật đã giữ yên lặng không trả lời. Phật
Giáo chú trọng nhất đến sự giác ngộ và thiết lập một hệ thống tư
tưởng để đưa con ngươi đế đó và không quan tâm mấy đến những kiến
thức không đưa đến sự giác ngộ dù rằng nó rất đáng được xem xét.
Thuận: Phật Giáo quan niệm sự
giác ngộ như thế nào?
Matthieu: Một sự nhận thức về bản
thể tối hậu các sự vật và lòng từ bi không bờ bế. Một sự nhận thức
không phải như bên Khoa học gồm sự tích luỹ kiến giải, mà là một sự
hiểu biết về hiện trạng tương đối giữa các vật cùng bản thể thật
sự của chúng. Sự hiểu biết này đưa đến sự chấm dứt vô minh. Nói về
vô minh, Phật Giáo cho rằng không phải vì thiếu hiểu biết mà là nhận
thức sai lầm về thực tại khiến chúng ta tin rằng sự vật là thường hằng
và chắc thật, rằng cái tôi thật sự hiện hữu. Và chính sự vô minh đó
đã đưa chúng ta đến việc xây dựng hạnh phúc của riêng mình trên sự
đau khổ của người khác. Chúng ta chỉ chú tâm về bản thân mình, về
cái tự ngã, và chúng ta ghét bỏ mọi điều khác đi ngược lại cái ngã
chúng ta. Dần dần sự suy nghĩ của chúng ta đưa đế sự mờ mịt trong tâm
trí và dẫn chúng ta đến những hành động ích kỷ. Vô minh kéo dài và sự
bình an biến mất.
Do vậy mà giác ngộ là liều thuốc
giải độc cuối cùng của sự đau khổ và việc tìm hiểu độ sáng các
vì sao hay khoảng cách giữa chúng không đem lại lợi ích thiết thực cho
con người chúng ta.
Thuận: Đúng là nhận xét đó đã
khiến tôi nghĩ rằng Phật Giáo gạt sang một bên những kiến thức không
cần thiết cho sự tiến bộ đạo đức về tâm linh của chúng ta cũng như
trong lối sống của chúng ta. Như thế hiểu biết về sự khởi đầu của
vũ trụ hay bản chất của thời gian có giúp ích gì cho chúng ta đến được
Niết Bàn không?
Matthieu: Người ta kể lại trường
hợp một người nọ hỏi Đức Phật nhiều vấn đề về vũ trụ học. Đức
Phật bứt một nắm lá trong lòng bàn tay và hỏi rằng: "Lá trong lòng
bàn tay nhiều hay lá trong rừng nhiều hơn?" Dĩ nhiên lá trong rừng nhiều
hơn rất nhiều và Đức Phật đã dạy: "Những điều ta biết có thể
sánh với lá trong rừng nhưng những điều ta dạy cũng ví như nắm lá
trong lòng bàn tay ta, chúng chỉ có mục đích chấm dứt đau khổ con người
mà thôi." Nếu điều ta cần nhất trong cuộc đời này là đi tới sự
giác ngộ, thì tốt hơn hết là để toàn tâm toàn ý tới vấn đề này. Từ
mẫu truyện trên ta thấy rằng muốn chấm dứt vô minh, cần hiểu thật rốt
ráo bản thể của thế giới hiện tượng và cả cái tôi, điều mà ta gọi
tắt là thực tại. Vì thế Đức Phật đã lấy chủ đề này làm cốt
lõi cho việc giáo hoá của Ngài. Ngài bác bỏ ý niệm một nguyên nhân đầu
tiên và độc nhất cho thế giới hiện tượng. Ngài nhấn mạnh đến sự
khác biệt giữa nhận thức của chúng ta về các hiện tượng và bản thể
thật sự của chúng ta và những hậu quả tai hại cho sự sai lầm này. Thấy
trong bóng tối một sợi dây mà ta tưởng lầm là con rắn làm ta sợ hãi
vô lối và khi ánh sáng bừng lên ta nhận ra sự sai lầm thì sự sợ hãi của
ta không còn. Theo Phật Giáo thì cả thế giới hiện tượng và "cái
tôi" đều không có thực thể, sự phân biệt giữa ta và người chỉ
là một ảo giác. Đây là điều mà Phật Giáo gọi là "tánh
không".
Mặt khác muốn tìm được nguyên
nhân đầu tiên cho các hiện tượng, chỉ là muốn cho chúng một thực thể,
một thực tại chắc thật theo đúng nhận thức thông thường của chúng
ta. YÙ niệm nguyên nhân đầu tiên đã áp đảo tư tưởng Tôn giáo, triết
lý và khoa học Tây phương suốt hai thiên niên kỷ.
Thuận: đúng thế. Cho đến thế kỷ,
Khoa học cổ điển quan niệm sự vật như có thực thể và chịu sự điều
hành của luật nhân quả. Sự khám phá ra cơ học lượng tử vào đầu thế
kỷ 20 đã làm thay đổi ý niệm về luật nhân quả. Nhưng quan niệm của
Phật Giáo về "tánh không" có làm cho người ta nghĩ đến hư vô
chủ nghĩa không? Vì lẽ vạn vật làm thế nào để hoạt động nếu chúng
trống rỗng?
Matthieu: Khi Phật Giáo dạy rằng
"tánh không" là bản thể tối hậu của vạn vật, Đức Phật muốn
nói rằng mọi hiện tượng đều không có tự tánh và không thường hằng.
"Tánh không" như vậy không phải là thứ thực thể độc lập. Đó
là bản thể sau cùng của vạn vật khi chúng được phân tích đến cùng cực.
Trong mọi trường hợp không phải là hư vô, là sự vắng bóng các hiện tượng
như các nhà bình luận Phật Giáo Tây Phương đã nghĩ. Để tránh mọi sự
hiểu lầm, Đức Phật đã cẩn thận nói đến "cái không của cái
không". Thật vậy, những quan niệm về hiện hữu hay không hiện hữu
chỉ có giá trị khi được đối chiếu với nhau. Nếu không giải thích
được sự thực sự hiện hữu, thì nói về không hiện hữu quả là vô
lý. Vì thế triết lý Phật Giáo chú tâm phân tích sự hiện hữu và không
hiện hữu, những hạt vật chất và từng sát na tinh thần. Và nhận thức
được bản thể của tinh thần, cũng như các hiện tượng là ta có thể
thoát khổ.
Thuận: Điểm sau cùng này nêu lên
một câu hỏi mà tôi cảm thấy khá rắc rối trong lĩnh vực Khoa học. Như
bạn đã biết tôi vào Caltech năm 19 tuổi, khi đó Caltech là đỉnh cao Khoa
học thế giới. Người ta có thể gặp ở đó những gương mặt lớn trong
giới Khoa học, giải Nobel hay viện sĩ viện Hàn lâm Khoa học, tôi nghĩ rất
ngây thơ rằng với tài năng và óc sáng tạo, họ là những con người ưu
việt trên mọi mặt của đời sống. Tôi đã thất vọng não nề. Ta có thể
là một nhà Khoa học tầm cỡ, một thiên tài nhưng vẫn là một con người
xấu xa trong xã hội đời thường. Sự trái ngược này làm tôi choáng
váng. Tôi cứ nghĩ rằng Phật Giáo hay các Tôn giáo khác có thể bổ sung
cho Khoa học về mặt đạo đức…
Lịch sử các Khoa học đầy dẫy
những mẫu chuyện về những nhà Khoa học lớn lại tỏ ra rất tầm thường
trong các cuộc giao tiếp như Newton, nhà vật lý vĩ đại của mọi thời đại
đã nhầm lẫn khi tố cáo Leibniz chiếm đoạt khám phá của ông ta về
toán vi tích phân trong khi chính Leibniz đã tự tìm ra môn toán học này…
Tuy nhiên thỉnh thoảng mặc dù rất ít, có người đã kết nối thiên tài
Khoa học và đạo đức như Einstein đã không ngần ngại ký vào một kháng
thư chống chiến tranh trước sự giận dữ của hoàng đế Đức. Ông đã
trở thành một người Do Thái tích cực và đã nêu lên vấn đề quyền của
người Á rập trong lãnh thổ Do Thái…
Matthieu: vấn đề quan trọng không
phải là việc chỉ trích một nhân vật này hay ca tụng một nhân vật nọ
mà là sự tương quan giữa thiên tài Khoa học và các giá trị đạo đức.
Nhận xét này đặt đúng chỗ vị trí của Khoa học và lợi ích của nó
trong đời sống. Những hoạt động tâm linh với tôi là một cuộc chuyển
hoá nội tâm không những bổ sung cho Khoa học mà còn là một nhu cầu thiết
yếu trong đời sống. Công cuộc chuyển hoá nội tâm không phải là điều
dễ dàng dù cho là người dành hết tâm lực cho nó, còn nếu lơ là với
nó thì rất ít có hy vọng thành tựu.
Vài nhà Khoa học cho rằng công việc
của họ là khám phá, còn công việc sử dụng các phát minh của họ, họ
không màng đến. Một lập trường như vậy có thể gọi là mù quáng hay
không có niềm tin. Sự hiểu biết đưa đến quyền lực, và quyền lực
thì bắt buộc phải có trách nhiệm, hay chí ít cũng nhận ra được hậu
quả trực tiếp hay gián tiếp về các hành động của mình. Người ta thường
trực tiếp hay gián tiếp về các hành động của mình. Người ta thường
thấy những cuộc nghiên cứu Khoa học khởi đầu đầy thiện ý, rồi sau
đó rơi vào tay các nhà chính trị, các quân nhân để rồi bị sử dụng một
cách mờ ám. Ta không thể không biết sự pha trộn giữa Khoa học, quyền lực
và kinh tế. Tuy nhiên rất ít các nhà Khoa học biết nghi ngờ về những
sai trái khi sử dụng những phát minh của họ. Chỉ khi nào chuyện đã lỡ
họ có hối cũng đã muộn, như trường hợp của những người đã khai
sinh ra bom nguyên tử. Còn những trường hợp khác thì ngang nhiên hợp tác
để sản xuất ra bom vi trùng và các công cụ giết người khác.
Thuận: không thể tha thứ được
cho những nhà Khoa học tự nguyện làm việc sản xuất cho các công cụ giết
người… Tôi thực sự bị thuyết phục là các nhà Khoa học không nên dửng
dưng với kết quả của các công trình nghiên cứu của mình. Họ cần nhận
lấy trách nhiệm nhất là trong trường hợp các quân nhân, các nhà chính
trị, các thương gia sử dụng các phát minh của họ để gây ra chiến
tranh hoặc củng cố quyền lực và kiếm được nhiều tiền bằng cách lợi
dụng những người nghèo, hay huỷ hoại môi trường chung quanh… Tuy nhiên
người ta không thể trách cứ công cuộc nghiên cứu Khoa học do các sai lầm
đó, cũng không thể đổ lõi cho trí thông minh của loài người. Cả hai chỉ
là những công cụ.
Matthieu: Thật vậy, việc sử dụng
tai hại các công trình Khoa học chỉ phản ánh sự nhu nhược của đạo lý.
Nhưng đó không phải là một lời xin lỗi. Dù rằng nhiều áp dụng Khoa học
đã được dân chúng nồng nhiệt hoan nghênh như trường hợp của di truyền
học và năng lượng hạt nhân, đạo đức không phải là điều cần quan tâm
nhất của mỗi người. Một ví dụ rất thời sự là câu chuyện công ty dược
Glaxo đã doạ đưa chính phủ Nam Phi và Thái Lan ra toà nếu các nước này
sản xuất ra 3 loại thuốc dùng để trị bệnh Sida với giá rẻ. Glaxo
không muốn cho hằng triệu người có thể sống thêm vài năm nữa. Đây
là một sự chối bỏ lòng nhân đạo một cách tủi hổ và phủ phàng nhất.
Tuy nhiên công cuộc chống Sida không thiếu phần tài trợ, và nếu để cho
các nước nghèo sản xuất thuốc đặc trị AIDS đó thì cũng không thay đổi
bao nhiêu doanh số của Glaxo vì dù sao các bệnh nhân ở Á và Phi Châu cũng
không có tiền để mua sản phẩm của Glaxo. Ở Nepal nơi tôi sống, theo
các số liệu không chính thức, 5% dân chúng bị nhiễm virus HIV, nhưng có một
ai được chữa trị bằng các loại thuốc đặc trị, vì các thuốc này
không được nhập vào Nepal. Việc chữa chạy bằng các loại thuốc của
Glaxo tốn hàng tháng khoảng 3500 quan, trong khi lương trung bình của một anh
công chức là 350 quan. Tôi có thể suy ra được sự buồn chán của các
nhà Khoa học chân chính trước những sự buôn bán não lòng đó. Đơn giản
là việc không muốn giúp đỡ những người cùng khổ mà thôi.
Đây là một kinh nghiệm trực tiếp
thay vì những lý thuyết đạo đức suông. Kinh nghiệm này có được nhờ
vào sự chú tâm thường xuyên đến tư tưởng chúng ta. tâm chúng ta giống
như một cục thuỷ tinh có màu sắc tuỳ theo nơi mà chúng ta đặt nó. Nó
hoàn toàn trung tính và chỉ những tư tưởng chi phối hành động của chúng
ta. Công cuộc vận động của Phật Giáo rất thực tế. Việc nghiên cứu
Khoa học đem đến cho ta nhiều kiến thức mới, nhưng nó không đem lại một
thay đổi nào cho nội tâm chúng ta. trái lại thiền định cuối cùng sẽ
đem lại sự thay đổi sâu xa thái độ của chúng ta về nhận thức về cuộc
đời tác động lên nó như thế nào. Chỉ biết thôi chưa đủ, ví dụ như
trong cơ thể tách rời ra sự toàn nguyên các hiện tượng, mà cần phải
trải nghiệm bản thân rằng thật sự tâm thức của chung ta thuộc về sự
toàn nguyên đó. Đi từ một nhận thức lý thuyết chỉ có thể đem lại
những kết quả phù phiếm, đến một sự trãi nghiệm trực tiếp là chìa
khoá của vấn đề đạo đức. Khi mà đạo đức là chủ thể, thì nó sẽ
biểu lộ ra tư tưởng lời nói, hành động của chúng ta và đồng thời
ảnh hưởng đến nhiều người khác.
Thuận: Như vậy là một sự cân bằng
giữa lý thuyết và sống thực?
Matthieu: Đúng thế và điều này
cho thấy giá trị của cuộc trãi nghiệm. Biết được sự tương thuộc các
hiện tượng không đủ, chúng ta cần phải thâm nhập điều này mà nhờ
thế đời sống của chúng ta phải thay đổi.
Một thí dụ điển hình khác là sự
bất lực hoàn toàn của các chính phủ trong việc hạn chế các loại ga
gây ô nhiễm không khí, dù rằng ai cũng biết đời sống nhân loại bị
ảnh hưởng trầm trọng. Chỉ có một sự quyết tâm toàn cầu mới có thể
ngăn chặn được tệ nạn này. Có lẽ vì thế một cuộc vận động tâm
linh không giáo điều của Phật Giáo có thể đóng góp hữu hiệu.
Thuận: Bằng cách nào?
Matthieu: Với từ "không giáo
điều", tôi muốn nói đến một sự vận động để chống lại sự
tiến bộ và trở về đời sống hoang dã, cũng không phải tin tưởng ngây
thơ rằng sự tiến bộ với sự tăng trưởng kinh tế và thành tựu kỹ
thuật có thật sự cần thiết cho sự sống hạnh phúc của chúng ta. Nếu
mục đích của chúng ta chỉ là để sống thoải mái hơn thì có nhiều điều
thực ra không cần thiết mà chúng ta không cần quan tâm đến. Việc phân
tích các cơ chế hạnh phúc và đau khổ của Phật Giáo đã chỉ ra rất
rõ ràng những kết quả trái ngược giữa ích kỷ và vị tha.
Thuận: Nhưng làm thế nào mà điều
này lại đem đến đạo lý?
Matthieu: Thật ra căn bản về đạo
lý rất đơn giản: Không có tốt hay xấu trong con người chúng ta, chỉ có
hạnh phúc hay đau khổ cho ta hay cho người mà thôi. Nếu ta làm nảy sinh
trong ta những tình cảm vị tha, chúng ta luôn bận tâm để làm đẹp lòng
người khác thì lòng vị tha đó sẽ hướng dẫn tốt cho những hành động
của chúng ta. Đối diện hằng ngày với cuộc sống, chúng ta xẽ dễ dàng
nhận định những hành động nào đem lại lợi ích và giảm thiểu đau khổ
cho người khác. Người Phật tử thuần thành biết rằng khi hiểu ra sự tương
thuộc cũng như sự vô thường của vạn hữu thì sẽ phát sinh lòng từ bi
vô hạn. Những ai đã được gặp và sống gần Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ
hiểu thế nào là tâm từ bi còn bằng gấp trăm lần cuộc diễn giảng. Còn
nói về phương pháp thực hiện, nó phải tuần tự. Đầu tiên là phải
nghe và học, sau đó là tư duy miên mật và sau cùng nhờ vào thiền định
ta sẽ có một nhận thức mới về các hiện tượng và thay đổi cách
hành động của ta. Xã hội chúng ta có rất ít nhà hiền triết. Chúng ta
có nhiều hội đoàn đạo đức gồm có nhiều tư tưởng gia trác việt, nhưng
trong xã hội Tây Tạng nơi tôi đang sống, không có việc đưa vào các hội
đoàn đạo đức ấy những nhân vật không có những đức tính về mọi mặt
mà không ai có thể chối cãi được. Người ta không tưởng tượng nổi
những vị thầy tinh thần mà lại nóng nảy, ích kỷ, kiêu căng hay là những
người cha xấu. Không một ai có thể đến nhờ họ tư vấn về bất cứ
điều gì.
Thuận: Theo tôi nhà Khoa học không
nên đi vào lĩnh vực nghiên cứu trước khi cân nhắc kỹ những hậu quả
đạo đức. Thế những tiêu chuẩn đạo đức ấy phải như thế nào? Tôi
nghĩ cũng như bạn, lòng vị tha và tinh thần trách nhiệm đối với cộng
đồng mà Phật Giáo đã đề cập là quan trọng hơn cả. Nhà Khoa học cần
phải làm thế nào để không tạo thêm đau khổ cho nhân loại. Nhưng nói
thì dễ, làm rất khó vìe nhà Khoa học không dễ dàng tiên đoán hậu quả
công việc của mình. Lấy ví dụ Einstein khi khám phá ra sự cân bằng giữa
vật chất và năng lượng, ông không hề nghĩ đến việc khám phá đó sẽ
đưa đến việc chế tạo bom nguyên tử. Một ví dụ về khác là sự sinh
sản vô tính của chú cừu Dolly. vấn đề không phải ở chỗ di truyền học
hay vật lý nguyên tử , nhưng là việc sử dụng những khám phá mới này.
1952, Adlai Stevenson nguyên ứng cử viên của tổng thống Hoa Kỳ, đã nói:
"Thiên nhiên thì trung tính. Con người đã chiếm đoạt của thiên
nhiên cái quyền năng là làm cho cuộc đời nở hoa hay tàn lụi"_Khoa học
có thể che chở cũng như huỷ diệt đời sống. Mục đích không phải là
cấm đoán việc nghiên cứu Khoa học thật ra là bất khả nhưng là để nhấn
mạnh tầm quan trọng của khía cạnh đạo đức trong công cuộc tìm kiếm
Khoa học. Vì thế theo Phật Giáo, lòng vị tha là một trong những khía cạnh
quan trọng nhất mà người Phật tử cần phát triển.
CHƯƠNG I HẾT
.
http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/khoahoc.htm