- GIÁO DỤC PHẬT
GIÁO [1]
- Giáo sư tiến sĩ Ananda W. P. Guruge
- Thích Nữ Vân Liên dịch
VÀI NÉT DẪN
NHẬP
Sự đóng góp của Phật giáo đối với nền giáo dục thật
sự rất ít người biết đến. Ngay cả trong những quốc gia có truyền thống
giáo dục Phật giáo không bị gián đoạn trong nhiều thế kỷ, nền giáo dục
hiện hành không phải là hệ thống kế thừa cũng không liên quan gì đến
truyền thống giáo dục Phật giáo. Truyền thống giáo dục Phật giáo hầu
như đã hoàn toàn bị chiếm chỗ, chỉ còn một vài vết tích may mắn được
duy trì trong các tổ chức tu viện để huấn luyện tăng chúng.
Tài liệu ít ỏi về nền giáo dục
Phật giáo qủa là vấn đề gây sững sốt và hết sức ngạc nhiên. Trong
quyển thứ 5 của bộ Tự Điển Bách Khoa về Tôn Giáo và Đạo Đức
(Encyclopeadia of Religion and Ethics, vol 5, p. 177) đã nêu lên tình trạng
sau: "Việc trình bày về lịch sử hợp lý của giáo dục lý thuyết
và giáo dục thực hành cho người Phật tử quả khó thực hiện được
trong tình trạng thiếu sót về tài liệu lịch sử. Tình trạng ấy đến
nay vẫn còn nguyên vẹn." Ta có thể khảo sát bảng chú dẫn của
hàng trăm tác phẩm tiêu chuẩn về đạo Phật, về văn hóa, văn minh và lịch
sử Phật giáo nhưng hiếm khi có được một mục từ nào liên quan đến
giáo dục. Bất cứ một tác phẩm nào có liên quan đến giáo dục thì hầu
hết nguồn tin đưa ra đều bị hạn chế trong những đoạn văn giáo dục
Aᮠđộ viết về những trung tâm hoạt động trí thức ở Taxila hay Varanasi
như đã được miêu tả trong những truyện tiền thân của đức Phật, hoặc
thu hẹp trong những bài giải thích về những trung tâm học thuật Phật
giáo Ấn độ và Phật giáo Tích Lan của các nhà chiêm bái Trung Hoa nổi tiếng
như Pháp Hiền, Huyền Trang và Nghĩa Tịnh.
Nếu tiếp tục khảo sát đến thời
gian gần đây hơn, ta sẽ thấy hệ thống giáo dục Phật giáo và các Phật
học viện đã không còn nắm giữ vai trò lãnh đạo như trước đây, nếu
không muốn nói là bị lãng quên toàn bộ, do sự ập tới của nền giáo dục
hiện đại. Để làm sáng tỏ nền triết học giáo dục Phật giáo, hiện
nay một vài nỗ lực đã được thực hiện với những thành quả khiêm tốn,
nhỏ nhoi mà chúng ta có thể tham khảo.
SỰ HÌNH THÀNH NỀN
GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
Suốt 45 năm du phương hành hóa,
sứ mệnh của đức Phật là tuyên giảng con đường giải thoát. Hầu hết
mọi người đều tôn xưng Ngài là bậc Thầy của loài trời và loài người
(Satthàdevamanussànam) và là bậc Điều phục con người (purisadhammasàrathi).
Đây là hai trong chín danh hiệu được sử dụng trong hình thức tôn kính
đức Phật. Giới (sìla), định (samàdhi) và tuệ (panna詠đạt được qua sự giác ngộ về bản chất của cuộc
đời đã tạo thành những bước thiết thực về con đường Ngài dạy.
Con đường ấy đã vạch ra một đời sống tu học và thiền định nhằm
mục đích rèn luyện và chế ngự tâm. Tất nhiên rằng một hệ thống
tôn giáo như Phật giáo đã xem vô minh là nguồn cội gây nên mọi sự khổ
đau và thừa nhận một tâm không tu tập là chướng ngại căn bản cho sự
giải thoát, thì Phật giáo ắt đã đặt trọng tâm cao nhâᴠvào quá trình
tu tập tâm và thiết lập chương trình giáo dục thích hợp nhất cho mục
tiêu giải thoát.
Trong thời đức Phật, hệ thống
giáo dục Phật giáo đã bắt đầu hình thành và tuần tự phát triển. Bốn
yếu tố liên quan đến quá trình giáo dục của đức Phật tạo thành những
nền tảng căn bản cho nền giáo dục Phật giáo là:
Đức Phật là bậc Đạo Sư mẫu mực.
Tăng đoàn là hội chúng có học thức.
Những cơ sở tu viện là cơ sở nền
tảng cho nền giáo dục học Phật giáo.
Chủ nghĩa giải thoát có trí tuệ
của Phật giáo là động cơ phát triển giáo dục.
1. Đức Phật là
bậc Đạo Sư mẫu mực
1.1. Nguyên tắc sư
phạm và phương pháp giáo dục của đức Phật.
Đức Phật thực sự là một bậc
Đạo Sư lão luyện. Ngài có thể thuyết phục con người thay đổi cách sống,
chấp nhận những giá trị mới và tìm kiếm những mục đích mới bằng
những lời thuyết pháp hùng hồn và sinh động. Trong khi những bậc Đạo
Sư đối thủ đương thời thường dùng những hành vi ma thuật và phép mầu
để lôi kéo đệ tử về phía mình, thì đức Phật chỉ sử dụng duy nhất
một loại phép lạ, đó là: "Phép lạ của sự giáo huấn ( anusàsani-pàtihàriya,
Giáo hoá thần thông)."
Những bài pháp của Đức Phật
thường được trình bày chi tiết và tỉ mỉ. Tính rõ ràng, trong sáng và
trình bày có logic đã làm nỗi bật các bài pháp dài của Ngài, những bài
pháp được tuyên giảng theo chủ đích riêng. Dù thuyết giảng cho vài người
hay cho một hội chúng, Ngài cũng đều tìm cách hướng dẫn người nghe tiến
dần từng bước đến ý tưởng Ngài muốn thành lập. Kinh chuyển Pháp
Luân (Dhammacakkapavattana) và Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna) là những
bài kinh tiêu biểu có một vài đặc điểm dễ nhận biết, vì Ngài thường
bắt đầu bài kinh bằng lời giáo huấn gợi sự chú tâm, chẳng hạn như:
"Có hai cực đoan người tìm chân lý cần nên tránh." Hoặc
"Có một con đường thẳng tắt và đảm bảo đến đích…"
v.v…
Ngài phân tích một khái niệm ra
thành nhiều thành tố và trình bày tư tưởng dưới dạng thống kê, nhằm
giúp trí nhớ cho người học.
Đức Phật thường sử dụng phép
so sánh và phép suy diễn một cách nhuần nhuyễn, được rút ra từ nếp sống
hằng ngày của quần chúng, chẳng hạn như công việc của người nông
dân, người đồ tể, người bán hoa, người dân chài, người chiến sĩ và
quan chức. Ngài lập đi lập lại những khái niệm quan trọng và quay lại
những khái niệm đó bất cứ khi nào quần chúng có thể chấp nhận. Sự
trình bày những khái niệm như vậy hầu như phát triển đến mức trở thành
những công thức tiêu chuẩn, mẫu mực và sẽ tái diễn bất cứ khi nào
khái niệm được đề cập đến trong cấu trúc biểu đạt tương tự. Bài
pháp tuần tự đưa thính giả đi đến kết thúc bằng những lời cầu thỉnh
tha thiết, xin được Quy Y với Ngài, để đi theo con đường giải thoát do
Ngài giới thiệu.
Trong các cuộc đàm thoại với cá
nhân Ngài thường sử dụng một vài phương pháp học thuật làm cho cuộc
đàm thoại trở nên sinh động: thường Ngài làm cho người tranh luận trình
bày rõ quan điểm của mình và chấp nhận một lập trường tư tưởng nào
đó. Nhưng đức Phật sẽ không tiến hành cuộc thảo luận, trừ khi Ngài
chắc chắn đã hiểu rõ quan điểm người tranh luận. Ngài hết sức thận
trọng trong việc khai thông tiền đề vào lúc khởi đầu mỗi cuộc bàn luận.
Nếu không đồng ý, Ngài không chê bai cũng không bài bác ý tưởng của đối
phương, mà Ngài bắt đầu đặt câu hỏi. Những câu hỏi này luôn là những
câu hỏi thăm dò, được sắp xếp cẩn thận nhằm chinh phục đối
phương nhận ra những lý lẽ ngụy biện của chính mình. Vị ấy được
đưa dần đến chỗ nhượng bộ và bỏ hẳn quan điểm ban đầu của mình.
Nét độc đáo nhất của đức Phật là Ngài đã khéo sắp xếp lại tiêᮍ
trình suy nghĩ của người tranh luận bă讧 cách
đặt câu hỏi nhanh và liên tục. Phép so sánh và loại suy được sử dụng
trong việc làm rõ thêm chi tiết và giải thích những câu hỏi này. Những
giai thoại về truyền thuyết và lịch sử là hình ảnh nổi bậc trong bài
giảng của Ngài. Chỉ trong một vài trường hợp, Đức Phật mới phơi bày
hết tất cả quan điểm ban đầu của người tranh luận là lố bịch và
sai lầm nghiêm trọng, khi người tranh luận đã chịu từ bỏ lý lẽ của
mình và sẵn sàng đồng ý với Ngài. Cho đến lúc đó, đức Phật mới bắt
đầu giảng giải ý tưởng riêng của Ngài về vấn đề đang tranh luận.
Bất cứ đề tài bàn thảo nào, đức Phật cũng tuần tự hướng dẫn
người tranh luận đi đến một sự phân tích tỉ mỉ về con đường giải
thoát.
Dù là thuyết giảng, phân tích hay
đàm thoại, tranh luận, đức Phật đều sử dụng một loạt các phương
pháp giáo dục thực hành tiêu chuẩn. Ngài nhắm vào trình độ trí thức của
người học và tuyên giảng cùng một ý tưởng bằng nhiều phương thức
khác nhau tùy theo bản tánh và thể chất của người nghe. Ngài bắt đầu
bằng những điều đã hiểu biêᴠvà nhấn mạnh vào điều ấy như một
nguyên tắc căn bản trong tất cả các lời Ngài dạy. Ngài không đề cập
đến những điều suy đoán làm lãng phí thời gian và khuyên nhủ ta nên cố
gắng "biết về sự vật như nó thực sự đang là." Ở đây
tầm quan trọng nhắm vào cả sự hiểu biết lẫn sự thực.
Tuy nhiên, đức Phật không đánh
giá cao về kiến thức lĩnh hội được. Kiến thức có giá trị chỉ ở mức
độ nó được ứng dụng trong đời sống thực tế. Một kiến thức ít
ỏi nhưng nếu áp dụng đúng lúc sẽ được đánh giá cao hơn kho kiến thức
rộng lớn mà không có sự nổ lực thực hiện những gì đã học được.
Những ai tin vào kho kiến thức vô ích ấy sẽ bị phê phán như những kẻ
chăn bò, chăm sóc bò cho sự lợi ích của người khác.
Đức Phật sẽ không chấm dứt thời
pháp cho đến khi Ngài chắc rằng người đệ tử đã thực sự hiểu rõ
điều Ngài tuyên giảng. Ngài trắc nghiệm lại đệ tử bằng những câu hỏi
thăm dò và sử dụng hàng loạt từ đồng nghĩa đối với những lời dạy
quan trọng. Thỉnh thoảng Ngài vận dụng thuật kể chuyện để minh họa
giáo pháp. Khi nào thích hợp, Ngài tóm tắt bài giảng trong một hình thức
gói gọn, thường là một sáng tác thi ca trong thể thơ 4 câu 32 vần.
Là một nhà thơ, Ngài nhận thức
rõ sự lợi ích của thi ca như một phương tiện ghi nhớ và thường sử dụng
thơ ca để cũng cố kiến thức cho người học. Hầu hết những chủ đề
phổ thông đều được Ngài diễn giảng thành những bài thơ kệ. Nhưng Ngài
không diễn bày giáo pháp bằng thơ Sanskrit - phương tiện giảng dạy
của những triết gia xuất sắc và những bậc Đạo Sư tôn giáo đương thời.
Ngài thường để cho mỗi cá nhân học hỏi giáo lý theo ngôn ngữ riêng của
mình và chính đức Phật cũng thường nói tiếng bản xứ Màgadhi
(Ma-kiệt-đà) hơn là tiếng Sanskrit của giới thượng lưu trí thức.
1.2. Tổ chức
việc học tập: Vai trò của bậc Đạo Sư
Đức Phật khuyến khích đệ tử
bàn bạc, thảo luận và Ngài thường chỉ là vị trọng tài. Ngài huấn
luyện những đệ tử lỗi lạc thành bậc Thầy của những vị khác. Ngài
đánh giá khả năng giảng dạy của đệ tử, định vị họ theo kiến thức
chuyên môn và phương pháp giáo huấn của mỗi vị.
Đức Phật tổ chức tăng đoàn
thành một hội chúng có học thức trong đó mỗi thành viên đều dành hết
cả cuộc đời mình cho việc học tập, thực hành những gì đã học, giảng
dạy cho người khác, tham gia vào việc bàn thảo để khai thông những khái
niệm, học thuộc lòng những bài pháp và những bài thơ đạo ứng khẩu
(cảm hứng ngữ) của đức Phật rồi truyền miệng lại để bảo tồn chánh
pháp, triển khai những bản luận giải và thu phục ngày càng nhiều đồ
chúng nối tiếp tương tự một tiến trình học tập suốt đời.
Là đấng Đạo Sư, đức Phật còn
thể hiện nhiều năng lực phi thường khác nữa. Bất cứ một sự kiện
nào xảy ra, Ngài cũng có thể chuyển đổi nó thành một duyên cớ để giảng
dạy. Nếu đem tất cả nguyên do đức Phật thuyết pháp cho quần chúng ra
phân tích, ta sẽ vô cùng kinh ngạc về tính thông minh độc đáo của
Ngài. Bất kỳ tình huống nào cũng có thể trở thành đề tài cho Ngài giảng
dạy. Cảnh mấy trẻ nít sát hại một con rắn, một cụ già bị con cái bỏ
rơi, việc tìm kiếm một tên cướp giết người, những buổi lễ hiến tế
của một người Brahman (Bà-la-môn), một cuộc chiến tranh giữa những
người bà con và rất nhiều trường hợp tương tự đều là những cảnh
tượng cho những bài pháp sống động của Ngài.
Đôi khi Ngài tự tạo ra những cơ
hội giảng dạy, Ngài cũng không bỏ lỡ những cơ hội do người khác cung
cấp. Ngài sẵn sàng chấp nhận những thách đố của những người khác
và luôn sẵn lòng tham gia vào một cuộc tranh luận. Ngoài việc sử dụng
ngôn từ tuyệt diệu, Ngài cũng còn tinh thông trong việc vận dụng những
lối giáo huấn khác nữa. Phương pháp khám phá là một trong những ứng dụng
đầu tiên nhất và có lẽ là hoàn hảo nhất, khi một bà mẹ khổ sầu
vì con chết, Ngài đã làm cho bà hiểu rằng chết là định luật chung cho
tất cả mọi người bằng cách bảo bà hãy đi xin một hạt cải từ một
nhà nào không có người chết. (Xem DPPN. SV – Kisàgotami).
Một trong những sự kiện được
ghi chép đầu tiên nhất trong văn học Phật giáo gán cho Ngài Moggallàna
(Mục-kiền-liên) là sự kiện Ngài đã trình bày giáo pháp mang tính biểu
đồ để củng cố và làm phong phú thêm bài giảng. Theo Divyàvadàna,
Ngài Ananda (A-nan) đã tường thuật lại cách Ngài Moggallàna
minh họa bài thuyết pháp về Lý duyên khởi (Paticcasamuppàda) bằng biểu
đồ một bánh xe với 12 nhân tố được vẽ một cách tượng trưng. Đức
Phật chẳng những khen ngợi Ngài Moggallana xứng đáng với cương vị
của một bậc thầy mà còn đề nghị nên đem trưng bày bức biểu đồ
ấy trên cổng Tịnh xá Veluvana (Trúc-lâm) ở Ràjagaha (Vương-xá).
Minh họa này được xem là nguồn gốc của "bánh xe luân hồi,"
được tìm thấy trong một bức họa ở hang động Ajanta蠶ào thế kỷ thứ bảy trong một tình trạng chắp vá.
Bánh xe luân hồi頣òn là một chủ đề phổ
biến trong những bức họa Tây Tạng và Nepali Tangka.
Chính Đức Phật đã sử dụng một
loạt hình ảnh biểu sắc, được tạo ra bằng phép thần thông, để hóa
độ cho một bà Hoàng trẻ tuổi kiêu ngạo hiểu được tính chất vô thường
của sắc đẹp và của cuộc đời (Xem PPN. Abhirùpa Nandà therì).
Trong tất cả những ứng dụng thực
hành về một số phương chước giáo dục quan trọng, thì điều quan trọng
hơn hết là quan điểm của đức Phật về vấn đề dạy, học và các chủ
đề liên hệ.
Một đoạn văn thú vị trong Kinh
Thiện Sanh (Sigàlovàda) liệt kê bổn phận của thầy và trò như sau.
Bậc thầy nên:
Có lòng thương tưởng đến học
trò.
Rèn luyện phẩm hạnh và tư cách
đạo đức cho học trò.
Truyền dạy cho học trò đến nơi
đến chốn kiến thức khoa học và trí tuệ của người xưa.
Ngợi khen học trò trước mặt các
bạn bè và người thân thuộc.
Bảo vệ học trò khỏi những nguy
khốn của cuộc đời.
Đáp lại, người học trò nên:
Phụng dưỡng thầy chu đáo.
Đứng dậy chào khi thầy đi tới và
hầu hạ khi thầy cần đến.
Lắng nghe những lời thầy dạy với
lòng tôn kính.
Thực hiện những bổn phận cần
thiết đối với thầy.
Hết lòng thực hiện những điều
thầy truyền dạy.
Điều này nói lên ý nghĩa về bổn
phận giữa thầy và trò trong mối quan hệ giáo dục thế tục (tức giáo dục
học đường). Hơn thế nữa, bản Kinh còn nêu ra một chuỗi bổn phận tương
tự giữa bậc Đạo Sư và người đệ tử cư sĩ, trong tương giao tôn
giáo. Ở đây vấn đề giáo dục đạo đức được coi trọng, đặc biệt
bổn phận người đệ tử làm thế nào để thể hiện hết chức năng của
mình đối với bậc đạo sư.
Bổn phận người học trò hoặc người
đệ tử cư sĩ trong cả hai trường hợp giáo dục thế tục và giáo dục
tôn giáo là vấn đề học hỏi, nghiên cứu và hành trì. Yêu cầu của người
học trò là nên kính cẩn lắng nghe tất cả những gì thầy dạy. Tương tự
như vậy, người cư sĩ cũng nên kính cẩn cung phụng bậc Đạo Sư của mình
cả về hành vi, về lời nói và về ý nghĩ.
Đức Phật không bao giờ tán thành
thái độ chấp nhận suông mà không hề đặt vần đề về tính thẩm quyền
chân lý của những gì người thầy truyền dạy. Sự khẳng định về tính
thẩm quyền chân lý của người thầy, theo Đức Phật, sẽ trái với một
trong những nguyên tắc cơ bản của Ngài về việc bảo đảm cho mỗi con
người có quyền đầy đủ và không thể bác bỏ trong việc suy tư cho chính
mình. Phương pháp tự do và không bị trói buộc về việc phát triển khả
năng tư duy trí thức của từng cá nhân, do Đức Phật đề ra, hoàn toàn
phù hợp với nguyên tắc giải thoát đã được Ngài trình bày một cách
hùng hồn cho dân Kàlàmas trong bài Kinh Mười Cơ Sở của Một Đức
Tin Chân Chánh (Anguttara Nikaya, I, p. 188f)
1.3. Dạy và học:
Tiến trình tiệm tiến
Phương pháp đức Phật đề ra
cho tiến trình tự thẩm tra tất cả mọi kiến thức là phương pháp quan
sát và phân tích. Triết học và Tôn giáo của đức Phật được diễn tả
như là đến để quan sát hoặc thẩm tra (ehipassika), để từng cá
nhân có quyền nhận thức độc lập (paccattam veditabba). Bằng sự
nghiệp giáo dục, đạo Phật từ xa xưa đã được tôn xưng là một học
thuyết phân tích (vibhajjavàda). Vai trò của đức Phật cũng được xác
định là vai trò của một Bậc chỉ đường, trong khi đó mỗi cá
nhân phải tự mình giác ngộ chân lý.
Ở đây, đương nhiên có người sẽ
đặt vấn đề rằng vai trò của bậc Đạo Sư như đã được đức Phật
thừa nhận có phải là vai trò thụ động không? Bức phát họa tóm tắt của
chúng ta về đức Phật như một bậc Đạo Sư đã chứng tỏ rằng vai trò
của Ngài chỉ là hướng dẫn và chỉ đường. Trong vài đoạn kinh khác,
vai trò đạo sư của Ngài được mô tả khá chi tiết. Khi đối thoại với
Bhaddàli trong Majjhima-Nikàya (Kinh Trung-bộ), Đức Phật thường
ví Ngài như một Người huấn luyện ngựa lão luyện. Ngài trình bày
phương pháp giảng dạy của Ngài cũng giống như phương pháp huấn luyện
một con ngựa mới cho đến lúc nó thuần thục của người huấn luyện ngựa.
Bài Kinh trên mô tả, "Đức Phật tạo điều kiện cho tất cả những
ai tuân theo sự chỉ dẫn của Ngài bằng phương pháp tu tập thiền định,
tư duy thanh tịnh để thoát khỏi mọi tham đắm và tạo cho mình một nơi
an trú thánh thiện nhất trong cuộc đời." [3]
Lại nữa, trong kinh Majjhima Nikaya,
phương pháp khởi điểm tiệm tiến, tiến bộ dần đều và đột phá
đến đích của đức Phật được so sánh với tiến trình của thuật
bắn cung và đếm số như sau: "Khi dạy đệ tử, trước hết người dạy
bắt chúng đếm một biết là một, hai biết là hai, ba biết là ba. Cứ như
vậy, người dạy bắt chúng đếm cho tới 100." [4] Trong một bài kệ Udàna,
đức Phật giải thích tiến trình này rộng hơn: "Giống như biển lớn,
khi càng cách xa bờ càng sâu hơn, càng hiểm hốc hơn; tuyệt nhiên không
có độ sâu đột biến. Cũng vậy, trong chân lý và đạo đức của Như
Lai, sự tu tập mang tính tuần tự dần đều, không có chuyện thể nhập
chánh trí đột biến." [5]
Trong đoạn văn khác thuộc Majjhima
Nikàya, đức Phật ví Ngài với người huấn luyện voi, sử dụng một
con voi thuần thục để nhử con voi dại đi vào một khoảng đất trống.
Sau đó, bằng những thao tác huấn luyện tiệm tiến, người luyện voi dần
dần làm cho voi dại rủ bỏ các tính cách hoang dã trước đây, để cho nó
làm quen với hoàn cảnh sống ở xóm làng và chấp nhận những cách ứng xử
phù hợp của con người. [6]
Để tóm tắt phần trình bày này,
ta có thể nói rằng đức Phật quy định cho người thầy nhiệm vụ phát
thảo và thực thi "phương pháp huấn luyện tiệm tiến." Điều
quan trọng cần lưu ý ở đây là toàn bộ tiến trình huấn luyện tinh thần
của đức Phật là một trong những phương pháp tu tập tâm theo tiến
trình tiệm tiến. Đạo đức (Sìla) chính là nền tảng căn bản nhất.
Khởi đầu bằng sự chú tâm đơn giản (nhờ sự chú tâm này mà ta tập
ý thức về mọi việc trong mọi phút giây tỉnh thức), qua sự suy tư sâu
lắng về hơi thở ra và hơi thở vô, tiến trình tu tập tâm tiến thêm qua
sự suy ngẫm về những đề tài khác nhau đưa đến những trạng thái
phát triển tâm trí cao hơn là dhyanas hay thiền.
Ở đây, đức Phật nhận thức rõ
tầm quan trọng của sự khác biệt cá tính và mở những khóa tu thiền cho
từng đệ tử tùy theo bản chất tâm lý của mỗi người. Việc tu tập tâm
trong tiến trình huấn luyện này cũng chỉ là phương tiện đưa đến cứu
cánh giải thoát.
Mục tiêu của tiến trình học tập
này là trí tuệ siêu việt (panna), nhờ đó, vị đệ tử có thể chứng
đắc được quả vị cao nhất trong cõi bất tử. Ở đây, vị đệ tử bỏ
lại sau lưng tất cả mọi thứ, ngay cả chính lời dạy của đức Phật.
Vì giáo lý chỉ là phương pháp thực hành và tu tập chứ không phải để
tôn thờ, cũng giống như chiếc bè, một phương tiện để qua sông, chứ
không phải để mang vác.
2. Tăng đoàn
là một hội chúng trí thức
Chỉ trong vòng vài tháng khởi
đầu sứ mệnh độ sanh, đức Phật nhận thấy rằng để truyền bá
thông điệp cứu khổ, việc thành lập cơ cấu tổ chức và thủ tục
hành chánh hẳn hoi là vô cùng thiết yếu. Với số lượng của những người
cải đạo, sẳn lòng sống theo đời sống không gia đình, Đức Phật đã
thành lập Giáo đoàn (Sangha) khác với các tổ chức tôn giáo trước
đó.
Tiến trình truyền bá của Ngài là
biệt phái nhóm sáu mươi thành viên đầu tiên đi nhiều hướng khác nhau
để tuyên ngôn sự ra đời của học thuyết mới. Chính giáo đoàn truyền
giáo đầu tiên này đã mở đường cho sự hình thành hệ thống giáo dục
Phật giáo, theo đó, mỗi Tỳ-kheo là một vị thầy có năng lực, thu phục
những thành viên mới gia nhập tăng đoàn và hoá độ người cư sĩ hộ trì
chánh pháp.
Nội dung và phương pháp giáo dục
cũng được các vị Tỳ-kheo thực hiện theo lời Phật dạy. Đôi khi chính
đức Phật giải thích những phương pháp cũng như khái niệm của Ngài về
việc học và dạy. Anguttara-Nikàya (Tăng Chi Bộ Kinh) là bộ kinh đặc
biệt đề cập đến những nội dung mang tính giáo dục này.
Dhamma-desenà (thuyết pháp)
được phát triển thành hành vi giảng dạy và Dhamma-savana (nghe pháp)
thành hình thức học tập. Căn cứ vào việc nhận biết những vị Tỳ-kheo
có khả năng thực hiện nhiệm vụ truyền bá chánh pháp, Đức Phật đã
ban truyền những lời giáo huấn sau, mà ta có thể tìm thấy trong cả Vinaya
Piỉ aka (Luật tạng) [7] lẫn Anguttara-Nikàya. [8].
"Một vị Tỳ-kheo có khả năng
truyền bá chánh pháp phải hội đủ tám đức tính sau: Đức lắng nghe, đức
thuyết phục người khác lắng nghe, đức học hỏi, đức ghi nhớ, đức
nhận thức sáng suốt, đức giúp người khác nhận thức sáng suốt, đức
phân minh sự thích hợp hay không thích hợp, đức hòa mình và tạo an lạc
cho tha nhân. Vị Tỳ-kheo nào hôị đủ tám đức tính trên mới đảm bảo
sự truyền bá chánh pháp có tầm vóc. Nay thầy Sariputta (Xá-lợi-phất) có
đủ tám đức tính ấy, do đó thầy có khả năng đi thừa hành sứ mệnh."
"Trước hội chúng đông người,
Không ấp úng giọng nói,
Không ngập ngừng do dự,
Không mất dòng mạch lạc,
Diễn bày rõ pháp môn.
Lời tự tin, cả quyết,
Không một chất vấn nào
Có thể gây não loạn.
Vị Tỳ-kheo như vậy
Thật xứng đáng là người
Làm sứ mệnh giáo hóa"
Những đức tính nổi bật này là
các yêu cầu cần và đủ của một vị Tỳ-kheo có khả năng truyền bá
thông điệp của Đức Phật.
Song song đó, Đức Phật cũng còn lưu
đến ý các đức tính cần thiết của người nghe chân lý. Ngài dạy rằng
nhân loại có thể được phân thành ba hạng sau đây:
"Hạng đầu óc rỗng tuếch,
Không thông minh, không mắt,
Dầu đến các bậc trí
Từ ngày này tháng nọ
Cũng không lãnh hội được [9]
Ý tứ của lời hay
Chỉ vì không trí tuệ.
Hạng đầu óc tán loạn
Dù có phần tốt hơn
Khi đến các bậc trí
Tham dự các buổi giảng
Nắm bắt được ý hay
Lúc ngồi bên thầy dạy
Nhưng khi rời hội chúng
Quên mất điều đã nghe
Trống rỗng hoàn trống rỗng.
Hạng người có trí tuệ
Là hạng siêu việt cả
Khi tham vấn điều gì
Nắm rõ ý lời ngay
Khắc sâu vào tâm khảm
Suy tư điều tối thắng
Với niềm tin bất động.
Hạng như vậy là người
Sống đúng, hợp chân lý
Có thể dứt khổ đau." [10]
Nhận thức rõ sự đa dạng về cá
tính của người nghe, đức Phật vận dụng những phương pháp giảng dạy
khác nhau phù hợp cho từng đối tượng (khế cơ). Ngài thuyết giảng cho
người đang đói khát và mệt lả, tha thiết muốn học pháp nhưng chỉ sau
khi người ấy đã được cho ăn uống và nghỉ ngơi. Đối với một phụ
nữ bị quẩn trí vì buồn đau trước cảnh biệt ly, Ngài không vội phân
tích liền tính vô thường của cuộc sống và cũng không đề cập về tính
quy luật của cái chết sẽ xảy ra với con người. Ngài còn vận dụng
các phương pháp tu tập đơn giản cho những người bị hạn chế về khả
năng tinh thần.
Tương tự như vậy, Dhamma-Sàkaccha
(sự luận đàm giáo pháp), phương tiện làm sáng tỏ, đánh giá và phân
tích những lời dạy của đức Phật là hoạt động trí thức chính yếu
của tăng đoàn. Mặc dù tiến trình này không được trình bày đầy đủ
chi tiết, nhưng ta có thể tìm thấy hoạt động ấy trong văn học Chú sớ
và văn học Abhidhamma (A-tỳ-đạt-ma) của Tripiỉ aka (Tam tạng
kinh điển). Chính Abhidhamma piỉ aka là sản phẩm của tiến trình
này. Kàthàvatthu là tác phẩm tiêu biểu cho sự tương tác và ảnh hưởng
qua lại của những quan điểm khác nhau được phân tích dưới ánh sáng của
giáo lý, như đã được đức Phật trình bày rõ ràng và rành mạch. Có lẽ
chúng ta cũng nên tìm hiểu về tiến trình Dhamma-sàkaccha qua cuộc đối
thoại vấn đáp giữa đại đức Nàgasena (Na-tiên) và vua Menander
(Mi-lan-đà) như đã được thuật lại trong tác phẩm Kinh Tỳ-kheo Na-tiên (Milindapa–
ha). Tiến trình về phương pháp học như vậy rõ ràng là có hiệu lực
to lớn.
Khi số thành viên Giáo đoàn ngày
càng đông và những cuộc tiếp xúc giữa Đức Phật với các phần tử phụ
cận diễn ra trong thời gian còn lại gia tăng thì hệ thống huấn luyện
mang tính thiết chế và việc cập nhật hóa kiến thức cũng như kinh nghiệm
hành đạo trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Sự kiện mà tăng đoàn
Phật giáo thực hiện nhiệm vụ khó khăn này đã được chứng minh một cách
hữu hiệu bằng kết quả hoạt động của các vị Tỳ-kheo, cho dù kiến
thức của chúng ta về những hoạt động thực tế trong thời đức Phật
hoàn toàn bị hạn chế. Mặc dù chúng ta cũng có những tài liệu ghi chép
liên tục về những hoạt động văn học, song những tài liệu này rõ
ràng đã bỏ lại đằng sau phong trào hoạt động giáo dục truyền thừa
chánh pháp.
Những lời dạy của đức Phật
được cẩn thận ghi nhớ, sắp xếp và phân định tùy theo hình thức văn
học trong một hệ thống phân loại rất sớm được gọi là "chín thể
tài Kinh điển" (navangasatthusasana). Những sắp xếp khác cũng đã
được cố gắng thực hiện. Trong vòng ba tháng sau khi đức Phật nhập Niết-bàn,
các vị đệ tử đã tiến hành tổng kết tập tất cả những lời dạy của
Ngài thành một phân loại mang tính hệ thống độc nhất. Tripiỉ aka
trong hình thức hiện tại của nó cũng được hoàn thành trong vòng ba thế
kỷ đầu kể từ khi Đức Phật nhập diệt. Chính trong thời đức Phật,
những bản chú giải về lời dạy của Ngài cũng đã xuất hiện. Những bản
tóm tắt ngắn gọn, dễ nhớ đã được phát triển nhằm giúp cho người
học dễ dàng nhớ được những lời dạy trong các Kinh điển. Hệ thống
tra cứu mục loại cũng đã được hình thành (xem ANGA).
Các vị Tỳ- kheo, Tỳ- kheo ni cũng
đã bắt đầu thuyết giảng những bài pháp tự sáng tạo, và sáng tác
ngay cả những bài thơ đạo cảm hứng về cách sống của mình cũng như về
sự hướng dẫn, dìu dắt của đức Phật (Xem chi tiết ở hai tác phẩm Thi
Kệ Tu Chứng của Tôn Đức Tăng và Thi Kệ Tu Chứng của Tôn Đức Ni- Theragàtha
và Therigàtha). Chư Tăng, Ni đã tạo ra một nền văn chương triết học
rộng lớn, trong đó những lời dạy của đức Phật được đưa vào một
hệ thống phân tích triệt để. Tất cả những điều này không thể được
hình thành trong một thời kỳ ngắn ngủi của hai thế kỷ đầu, trừ phi
hoạt động giáo dục của tăng đoàn Phật giáo đã được thành lập vững
chắc với sự mở đầu bằng những hoạt động truyền bá giáo pháp của
đức Phật.
Điều này có nghĩa là ngay cả trước
khi những cơ sở Tu viện hiện hữu, thì tăng đoàn đã là một cơ sở giáo
dục lưu động. Trong một hệ thống như vậy, một vài vị Tỳ-kheo đã trở
thành chuyên gia bằng cách phân định vị nào chuyên môn về kinh (Dhammadhara),
vị nào chuyên môn về luật (Vinayadhara) và phân định học tập về
một tạng (petaki) hay ba tạng (tipetaki). Sau đó, khuynh hướng
chuyên môn dường như đã mở rộng thêm ra, vì trong bia ký của đại đế
AἯfont> oka có đề cập đến sự kiện những vị Tỳ-kheo là những
vị Chuyên gia về những bộ Kinh, chẳng hạn như chuyên gia Kinh Trường Bộ
(Dìgha-bhànaka) và chuyên gia Kinh Trung Bộ (Majjhima-bhànaka).
3.Những cơ sở
tu viện là cơ sở nền tảng cho nền giáo dục Phật giáo
Qua tiến trình phát triển tuần
tự, tu viện Phật giáo đã trở thành một cơ sở giáo dục, có truyền thống
duy trì những thông tin cập nhật; Ngay cả một ngôi chùa khiêm tốn nhất
nằm trong góc xó xa xôi của xứ Phật giáo cũng là một trung tâm học thuật
cần thiết cho quần chúng. Để vấn đề giáo dục được điều hành
thông suốt, một số nguyên tắc quan trọng đã được hình thành trong quá
trình phát triển hệ thống giáo dục này.
Yêu cầu của Tăng, Ni là phải tinh
thông một mức tối thiểu về giáo lý. Trong chỉ dụ Bhabru, đại đế
AἯfont> oka đã đề nghị Tăng, Ni nên học tập một bộ bảy tập
kinh văn. Trong truyền thống Phật giáo ở Tích Lan, ngay cả ngày nay, Tăng
sĩ phải trải qua kỳ khảo hạch về kiến thức kinh văn nội điển căn bản
trước khi được thọ đại giới. Những vị Tăng, Ni cao hạ cũng cần phải
tham gia đều đặn vào những cuộc đàm luận có tính cách học thuật để
đào sâu kiến thức và làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, và cũng
vừa tự mình thực hành vừa giáo dục những Tân Tỳ-kheo và hàng tập sự.
Tu viện còn là trung tâm giáo dục chính quy cũng như không chính quy cho người
cư sĩ sống ở quanh vùng.
Như vậy có nghĩa là tự viện nên
tổ chức chính mình thành một cơ sở giáo dục trong nhiều phương cách
khác nhau. Trước hết, tu viện phải cung cấp nền giáo dục sơ đẳng và
nâng cao cho Tăng, Ni. Trong giai đoạn giáo dục sơ đẳng, ngôi tự viện ít
nhất nên có những thời khóa định kỳ cho những vị chuyên trì và trùng
tụng kinh điển. Những vị chuyên tu hạnh hành cước, vân du đây đó
hoàn toàn chỉ là một hiện tượng xuất hiện trong giai đoạn nguyên thủy.
Thứ hai, tu viện phải tổ chức một hệ thống giáo dục cho người cư
sĩ. Nền giáo dục này có lẽ hạn chế trong những thời pháp định kỳ
hoặc bất thường về những chủ đề Phật học, trong giai đoạn ban đầu.
Nhưng đối với những cư sĩ muốn trau dồi kiến thức sâu hơn như chuẩn
bị gia nhập tăng đoàn hoặc tự dấn thân vào việc nghiên cứu để mở
mang trí tuệ riêng mình, thì sự phục vụ này phải được thực hiện trên
một tầm cỡ rộng hơn. Không bao lâu sau, việc dạy dỗ thanh niên trở
thành một trách nhiệm xã hội của người tu sĩ Phật giáo.
Trong quá trình phát triển, các
ngôi tự viện Phật giáo đã thể hiện hàng loạt những hoạt động và
thành tích giáo dục đáng kể như sau:
Trong tất cả những đoàn thể tôn
giáo ở AᮠĐộ, Phật tử là người đầu tiên nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề biết đọc, biết viết. Vào khoảng năm 84
trước công nguyên, nội điển Phật giáo đã được đưa vào văn bản (ở
Tích Lan), và sự tín nhiệm vào truyền khẩu như buổi ban đầu không còn
bắt buộc khắt khe nữa. Nghệ thuật viết văn đã cùng Phật giáo du hành
qua nhiều quốc gia. Chữ viết được sử dụng trong những tác phẩm Phật
giáo đầu tiên (đó là chữ Brahmi trong bia ký của đại đế AἯfont>
oka) đã trở thành nền tảng căn bản của nhiều bảng chữ cái Á
châu. Tăng sĩ là những vị nhiệt tình ủng hộ vấn đề biết chữ và
ủng hộ thói quen đọc sách của quần chúng. Tầm quan trọng của những nỗ
lực này cũng cần phải được nghiên cứu ngay cả ngày nay, bởi vì những
quốc gia Phật giáo Á châu được xem là các nước đã duy trì tỷ lệ biết
chữ cao hơn và sớm hơn nhiều những nước láng giềng không theo Phật
giáo, trước khi nền giáo dục phổ thông trở thành mục tiêu của dân tộc.
Việc tìm kiếm kiến thức đã
đưa những vị tăng, ni đi thực hiện sứ mệnh khó tin, vượt qua những vùng
hoang dã của toàn cõi lục địa Á châu. Các vị ấy ra đi hoặc là bằng
động cơ và phương tiện của riêng mình để tìm kiếm chân sư và sách vở
như những nhà chiêm bái nổi tiếng của Trung hoa, hoặc được thỉnh cầu
đến những vùng đất xa xôi và trở thành những bậc Đạo Sư ở đó. Những
vị khác thì tự vạch ra cho mình những chuyến du hành truyền giáo với động
cơ thúc đẩy duy nhất là lòng thiết tha mong muốn truyền trao thông điệp
của đức Phật cho quảng đại quần chúng. Hàng trăm bậc Đạo Sư tận tụy
và can đảm như vậy đã được ghi chép trong lịch sử của hầu hết tất
cả những quốc gia Á châu.
Tu viện đã trở thành nơi tích lũy
những bản viết tay và những tài liệu có giá trị. Mỗi ngôi tự viện
đều có thư viện riêng và những ngôi cổ tự đã trở thành những kho
tàng văn học thực sự. Các thư viện trong Tịnh xá Mahà Vihàra ở Anuradhapura
và Nàlanda蠦#7903; Aᮠđộ được mô tả
như là những nơi tổng hợp các kinh sách có tầm cỡ về nhiều đề tài,
được tích lũy trên vài thế kỷ. Những kho sách đồ sộ được tìm thấy
trong động Đôn Hoàng hay ở Potala và Đại Hàn cũng chứng tỏ được
truyền thống Phật giáo về việc xây dựng và duy trì những thư viện rộng
lớn.
Hoạt động giáo dục Phật giáo
ban đầu bị hạn chế trong những kiến thức tôn giáo, sau đó đã mở rộng
và bao quát mọi nghành kiến thức. Khởi đầu bằng những hoạt động
mang tính học thuật về ngôn ngữ và văn học, tu viện đã mở rộng lãnh
vực nghiên cứu bao gồm cả y học, thiên văn học và toán học. Những tu
viện tọa lạc ở khu trung tâm đã phát triển thành những Đại học có tầm
cỡ (Nàlanda蠬à một mẫu đại học
điển hình quan trọng) và đã thu hút các học giả khắp nơi trên thế giới.
Tu viện phát triển thành những
trung tâm hoạt động văn học. Khởi đầu là những nỗ lực văn học giới
hạn trong những bản sớ giải. Sau đó tu viện đã trở thành những trung
tâm thực nghiệm với những hình thức văn học mới. Tinh thần tìm kiếm
phương tiện truyền thông mới để truyền bá giáo lý được biểu trưng
một cách rõ ràng bằng sự kiện Tăng sĩ Phật giáo đã không ngần ngại
thử nghiệm bất cứ hình thức văn học mới nào vào nền văn học Phật
giáo. Cả văn thơ lẫn kịch nghệ bằng tiếng Sanskrit hoa mỹ đã
được Tăng sĩ Phật giáo sử dụng rất sớm trong quá trình phát triển
(chẳng hạn như tác phẩm Thơ ca về cuộc đời Đức Phật, Buddhacarita,
Saundarànandakàvya và Sàriputraprakarana của tôn giả Asvaghosa,
Phật Âm). Cho đến ngày nay, các tu viện Phật giáo vẫn còn duy trì việc
thực nghiệm với những hình thức văn học mới.
Để giúp cho việc giảng dạy giáo
lý và ý nghĩa các truyện tích Phật giáo thêm phần sinh động, tu viện đã
cung cấp các phương tiện giáo dục ngắm nhìn (visual aids) bằng cách
hoàn thiện về nghệ thuật điêu khắc và hội họa. Việc sử dụng nghệ
thuật để làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ và củng cố giáo dục là sự đổi
mới quan trọng của Phật giáo. Tu viện còn vượt qua sự miễn cưỡng ban
đầu trong việc phát họa Đức Phật mang hình thức con người và vận dụng
cả một hệ thống biểu đạt mang tính cách biểu tượng. Nghệ sĩ Phật
giáo đã tiến đến một hình thức tốc ký nghệ thuật thông minh khác thường
trong những họa tiết ở Bharhut và Amaràvati. Ở đây một câu
chuyện phức tạp có thể gợi lại trong tâm người xem qua việc sử dụng
một vài sự kiện chính yếu trong cốt chuyện để giúp trí nhớ, được
cô động bằng nghệ thuật điêu khắc tinh xảo trong một tiết họa đơn
lẽ. Cho đến nay, tu viện Phật giáo vẫn còn là nơi bảo tồn và hổ trợ
những tài năng nghệ thuật địa phương. Nghệ thuật tranh tường của tự
viện cũng thực sự là nguôtư liệu truyền bá tôn giáo chính yếu cho
quần chúng.
Trong những hoạt động cộng đồng,
tu viện đóng vai trò lãnh đạo và trở thành tiêu điểm truyền bá những
tư tưởng và kỷ năng mới mẻ cho quần chúng. Tăng sĩ Phật giáo là người
đứng ra hướng dẫn quần chúng xây dựng đường xá, bịnh viện, trại mồ
côi và những tiện nghi cộng đồng khác,húc đẩy việc hợp tác nông
nghiệp và làm nhà xí tư nhân cũng như công cộng. Tu viện còn là nơi chính
yếu cho quần chúng tổ chức những hoạt động phát triển cộng đồng
trong những quốc gia Phật giáo. Tăng sĩ bao giờ cũng là người triê䵠tập, người bảo trợ và là người cổ vũ cho quần chúng
thực hiện các phúc lợi xã hội.
Tu viện cũng còn là nơi hổ trợ
chính yếu cho ngành nghệ thuật nhân gian, qua các buổi lễ hội. Ngành nghệ
thuật này là những hoa văn trang trí sử dụng những vật liệu địa
phương như lá chuối, lá dừa non, tre nứa v.v… hoặc là trình diễn nghệ
thuật trong hình thức múa ca và kịch nghệ. Âm nhạc cũng được khuyến
khích rất nhiều từ những nghi lễ này. Ngoài việc hổ trợ, khích lệ quần
chúng tham gia và thưởng thức rộng rãi di sản văn hóa quốc gia, những buổi
lễ hội, những đám rước, những cuộc trưng bày và những sự kiện
khác tương tự như vậy của tu viện đã tạo điều kiện cho nghệ sĩ, nhạc
sĩ, diễn viên múa và kịch sĩ chuyên nghiệp phát triển tài năng. Nói
chung, ngôi chùa làng là nơi cung cấp sự sống cho những gia đình theo đuổi
những nghành nghệ thuật này. Ngoài ra tu viện cũng còn là nơi hổ trợ
cho nghề thủ công địa phương nữa.
4. Giải thoát trí
tuệ của Phật giáo là động cơ phát triển giáo dục
Một yếu tố vô cùng quan trọng
quy định thái độ người Phật tử đối với việc dạy, học và nghiên
cứu là quan điểm giải thoát có trí tuệ. Ngay từ buổi đầu, đức Phật
đã tuyên dạy đệ tử hãy tránh xa truyền thống, chủ nghĩa giáo điều và
hãy khảo sát, bình luận mọi vấn đề ngay cả lời dạy của chính Ngài.
Từ quan điểm xã hội, Đức Phật
khuyến khích, nâng đỡ mỗi cá nhân tự nỗ lực và kiên trì thành tựu mục
tiêu trí tuệ và tinh thần cao nhất trên con đường giải thoát không phân
biệt thành phần, đẳng cấp, tín ngưỡng hay giới tính. Từ quan điểm trí
tuệ, Ngài lên án cả chủ nghĩa bảo thủ lẫn việc ngầm chấp thuận một
tư tưởng dựa vào uy tín của người khác. Trong giới luật Tỳ-kheo, đức
Phật dạy rằng "người đệ tử cần phải bàn thảo, luận đàm bất
kỳ học thuyết sai lầm nào mà vị thầy có thể chủ trương hoặc bảo
người khác tuân theo." Ở đây cả sự phân tích lẫn sự thẩm cứu
đều được coi trọng.
Những nguyên tắc này đã tạo cho
nền giáo dục Phật giáo một sự cởi mở quan trọng liên quan tới cả người
học lẫn nội dung học tập. Các ngôi tự viện cũng đã mở ngỏ cho tất
cả mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phục vụ cho người dân bị
thiệt thòi về mặt kinh tế và xã hội. Tự do phân tích và thẩm tra khảo
cứu dù đã đưa giáo lý Phật giáo đến chỗ bất đồng ý kiến, đổi mới,
giải thích lại và thậm chí giải thích sai, song nó đã đẩy mạnh tinh thần
khoan dung lan tỏa khắp trong hệ thống giáo dục Phật giáo. Chương trình
giảng dạy chẳng những bao gồm cả việc nghiên cứu những hệ thống triết
học và tôn giáo đối lập, bên cạnh những môn học không liên quan đến
mục đích tôn giáo, mà những hoạt động nghiên cứu còn đưa đến sự hình
thành nhiều tông phái và trường phái Phật giáo.
Khi Phật giáo truyền đến nhiều
nước khác ở Á châu thì những nguyên tắc và truyền thống giáo dục khởi
xướng lên từ nền tảng này đã tiến triển để đáp ứng những nhu cầu
và những thử thách trong đời sống tinh thần và trí thức của mỗi quốc
gia.
SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH
SỬ CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
Sự phát triển lịch sử của nền
giáo dục Phật giáo đã được xác định chủ yếu qua vai trò của Phật
giáo thể hiện trong một xã hội nhất định. Nơi đâu các hệ thống triết
học và tôn giáo đối lập phát triển mạnh thì Tăng đoàn Phật giáo có
trách nhiệm giải thích và bảo vệ giáo lý của mình để giữ lại và
làm tăng thêm lượng tín đồ. Giáo dục tu viện chủ yếu nhắm vào vấn
đề biện luận (debate), thảo luận (discussion), logic và biện
giải. Nhưng nơi đâu Phật giáo không bị thử thách và được sự bảo trợ
nhiệt thành của quần chúng và chính quyền thì trọng tâm của vấn đề
là bảo tồn và phát huy giáo pháp bằng các phương thức truyền thừa đáng
tin cậy, đặc biệt là vấn đề chú giải Kinh điển. Trong cả hai trường
hợp, việc giáo dục cho người cư sĩ đều được duy trì bằng những thời
pháp theo nhu cầu của quần chúng bao gồm việc giải thích và truyền
bá giáo lý bằng thuật kể chuyện minh họa. Kiến thức truyền bá cho cộng
đồng được củng cố thêm bằng phương tiện giáo dục ngắm nhìn dưới
hình thức hội họa và điêu khắc của tu viện.
1. Giáo dục Phật
giáo ở Aᮍ độ
Ở Aᮠđộ, Phật giáo đã gặp
phải sự đối lập không những từ đạo Bà-la-môn (Brahmanism) theo
truyền thống Vệ-đa (Veda詠mà còn từ
những hệ thống triết học và tôn giáo khác, đặc biệt là đạo Kỳ-na
(Jainism) và các trường phái triết học Aᮠgiáo (Hinduism) cổ
điển. Trong tiến trình "giải thích và bảo vệ," bản thân Phật
giáo đã trải qua sự thay đổi chính yếu đưa đến sự ra đời của trường
phái Phật giáo Đại thừa (Mahàyàna). Việc gây ấn tượng sâu sắc
trong lòng quần chúng là điều cần thiết cho sự lớn mạnh của Phật giáo
và sự biện luận, thảo luận được tiến hành với cả những người
ủng hộ Phật giáo truyền thống lẫn các trường phái khác. Do ảnh hưởng
của nhu cầu này, nền giáo dục Phật giáo tập trung vào việc huấn luyện
những người có tài hùng biện, đưa đến sự phát triển về ba phương
diện sau:
Chương trình giảng dạy mở rộng
nhanh chóng đến nhiều môn học khác nhau bao gồm các môn học thế học như
y học, thiên văn học, toán học. Bởi lẽ, nhà truyền giáo thành công phải
là người thông thạo và hữu ích cho xã hội.
Pháp biện chứng, logic học và nhận
thức luận được quan tâm hết mức, cả trong việc giáo huấn lẫn trong
những tác phẩm văn chương bác học.
Sanskrit, ngôn ngữ của giới
thượng lưu trí thức, là phương tiện biện luận, đã được vận dụng
trong việc giáo huấn và trong mục đích văn học.
Một hệ thống giáo dục tu viện mở
rộng như vậy đã tạo điều kiện cho các học giả từ mọi miền đất
nước của Aᮍ Độ cũng như từ các quốc gia lân cận có thể gặp gỡ,
theo đuổi việc học tập và nghiên cứu. Ba nhà chiêm bái Trung hoa khi thăm
viếng một vài tu viện theo cấu trúc này vào khoảng giữa thế kỷ thứ năm
và thứ bảy sau kỷ nguyên Tây lịch, mô tả chúng như những trung tâm hoạt
động giáo dục và văn học, được duy trì và được ủng hộ nhờ vào
đặc ân của Hoàng gia và sự hiến cúng của những người cư sĩ. Trong đó,
Nàlanda蠦#7903; Đông Aᮠvà Valabhi
ở Tây Aᮠlà những tu viện quan trọng bậc nhất.
Sự mô tả của Ngài Huyền Trang về
Nàlanda謍 nơi Ngài đã theo học hơn
năm năm, cho thấy rằng Nàlanda蠬à một
trường Đại học phát triển đầy đủ với phòng lớp nghiên cứu, thủ
tục nhập học và thi cử, một hệ thống quản lý hành chánh hoàn chỉnh
và những tiện nghi cần thiết như các loại thư viện và hội trường.
1500 giáo sư được phân chia giảng dạy cho 10.000 sinh viên [11] (cả tôn
giáo lẫn thế tục, cả Aᮠđộ lẫn ngoại quốc), học 100 môn học khác
nhau, bao gồm triết học, văn phạm, thiên văn và y học. Ngài Huyền Trang
nhận xét "Do đam mê học tập, đàm luận và tu tập, sinh viên cảm
thấy thời gian đối với họ quá ư ngắn ngủi." Trong khi tính hiệu
quả về giáo dục của Nàlanda蠦#273;ược
xác nhận bằng phẩm chất của giáo sư và sinh viên, những vị đã để lại
dấu ấn lâu dài trong lịch sử Phật giáo qua những tác phẩm và những hoạt
động truyền giáo của họ thì khu đại học rộng lớn, nơi đã được
khai quật và bảo tồn, sẽ chứng minh cho sự đồ sộ của nó.
Về trung tâm giáo dục Valabhi,
Ngài Nghĩa Tịnh đã cung cấp cho chúng ta nguồn tư liệu rằng, về phương
diện vai trò và uy thế, Valabhi tương đương với Nàlanda. Thời
gian cho mỗi khóa học kéo dài từ 2 đến 3 năm và tên của những sinh
viên tốt nghiệp xuất sắc được khắc trên cổng trường. Trường đại
học này cũng giảng dạy những môn học thế tục. Chính quyền Valabhi
thường tìm kiếm những sinh viên tốt nghiệp của trường này để bổ
nhiệm những chức vụ quan trọng.
Sử sách của người Tây Tạng đã
mô tả uy thế và danh tiếng của hai trường đại học Phật giáo, đó
là: Vikramasila荊 và Odanlapuri. Cả
hai trường đều có liên hệ mật thiết với ngài Dìpankera Srìjnàna,
thường được giới Phật giáo biết đến dưới tên Atisa. Tôn giả
được cung thỉnh đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 11 để canh tân Phật
giáo. Ngài là cựu sinh viên của trường Odantapuri và là hiệu trưởng
trường Vikramasila讍 Cả hai trường đều
được điều hành trong vài thế kỷ, và trong thời Ngài, cả hai trường
đều được các vua Pàla xứ Bengal bảo trợ. Ở tu viện đại
học Vikramasila謠thí sinh muốn được
nhập học phải chứng tỏ khả nănghông thạo về lý luận logic trong một
cuộc biện luận với một trong sáu vị dvàsa-panditas (nghĩa đen là
" học giả hộ pháp"). Khi quá trình học tập được thành công mĩ
mãn, vị ấy được ban thưởng bằng cấp Pandita (Hiền giả). Còn tu
viện đại học Odantapuri thì được coi là kiểu mẫu cho các cơ sở
giáo dục Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng. Tu viện đại học Tagaddala蠤o vua xứ Pàla tên là Ràmàpàla sáng lập
vào phần tư đầu thế kỷ 12, tuy tồn tại trong một thời gian ngắn chừng
một thế kỷ rưỡi, nhưng cũng đã có một sự đóng góp quan trọng cho nền
học thuật Phật giáo.
Mặc dầu không có nhiều tài liệu
chứng minh, song nhiều tu viện ở bán lục địa Ấn độ có thể được
diễn tả đúng như là những viện đại học Phật giáo. Trong đó Taxila
và Kanchi có lẽ là những trung tâm học thuật từ thời tiền Phật
giáo.
2. Giáo dục Phật
giáo ở các quốc gia theo truyền thống Theravada
Ở Tích Lan, nơi Phật giáo Theravada
hưng thạnh với một dòng lịch sử không bị gián đoạn từ thế kỷ thứ
3 trước Công nguyên, cũng không gặp một sự kình địch nghiêm trọng nào
từ những hệ thống triết học và tôn giáo khác. Vấn đề giáo dục tu
viện tập trung vào việc truyền bá giáo lý kèm theo nghệ thuật diễn đạt,
đặc biệt là vấn đề duy trì lời dạy của đức Phật bằng ngôn ngữ
Ngài đã sử dụng khi còn trụ thế. Nội điển Phật giáo do những nhà
truyền giáo thời đại đế Asoka truyền sang Tích Lan là nội điển
tiếng Pàli (nghĩa đen là "Văn Bản hay Bản Kinh"). Pàli
là ngôn ngữ chính thức hóa từ tiếng bản xứ Magadha, trung tâm văn
vật của AᮠĐộ thời cổ đại, nơi đức Phật hoạt động hoằng pháp
nhiều nhất. Mãi cho đến khi lời Phật dạy được hình thành dưới hình
thức văn bản, mục đích chính của vấn đề giáo dục tu viện là truyền
khẩu qua sự ghi nhớ và sự trùng tuyên. Khi văn bản Kinh điển Phật giáo
được duy trì bằng tiếng Pàli thì các bản luận giải và chú giải
được sáng tác bằng tiếng Sinhala, quốc ngữ Tích Lan. Nền văn học
luận giải này được dịch sang tiếng Pàli vào thế kỷ thứ 5 sau
Công nguyên. Với phong trào dịch thuật này, Pàli đã thay thế cho Sinhala
làm thứ ngôn ngữ diễn bày văn học và có lẽ cũng là phương tiện của
nền giáo dục học Phật giáo.
Dần dần, trường phái Phật giáo Mahàyàna
đã thành công ở Tích Lan bằng cách sử dụng ngôn ngữ Sanskrit làm
phương tiện truyền giáo. Sanskrit đã mở ngõ giúp nền văn học thế
tục phát triển nhanh chóng, từ thi ca và kịch nghệ hoa mỹ trong cung đình
cho đến những tác phẩm khoa học, thiên văn học, toán học và kiến
trúc. Nền giáo dục này được phổ biến trong nhiều tu viện, đã mở rộng
phạm vi giảng dạy đến các lãnh vực ngôn ngữ học, văn học và những
môn học thế tục. Trong số các tu viện đó, vài tu viện như Mahàvihàra
ở Anuradhapura và Àlàhana Pirivena ở Polonnaruva, đã trở
thành những trường đại học có tầm vóc thực sự. Tại đây, vấn đề
nghiên cứu về lịch sử là một yếu tố rất quan trọng đưa đến sự
ra đời một nền văn học phong phú về biên niên sử. Ngoài việc giáo huấn
không hạn chế cho Tăng, Ni, nền giáo dục này còn phục vụ cho cư sĩ và
một số học giả Tích Lan nổi danh (chẳng hạn như Gurulugomi và Vidyàcakravarti
và Vua Kàsyapa V và Vua Paràkaramabàhu II).
Có một thời, chính quyền Tích Lan
đã bày tỏ mối băn khoăn về sự phát triển nội dung thế học trong nền
giáo dục tu viện. Một sắc lệnh hoàng gia vào thế kỷ 12 đã thực sự cấm
đoán việc nghiên cứu cũng như việc giảng dạy về "thơ ca, kịch nghệ
và những môn học thế tục khác." Mặc cho sự băn khoăn này, những cơ
sở giáo dục tu viện, như tu viện đại học Pirivenas, vẫn tiếp tục
cung cấp một nền giáo dục toàn diện đáng tin cậy vào thời ấy. Vài
bài viết hiện hành về tu viện đại học Pirivenas thế kỷ thứ 15
chứng tỏ rằng chương trình giảng dạy bao gồm văn chương và ngôn ngữ Sinhala,
Pàli, sanskrit, Prakit và Tamil, các môn học Phật giáo cũng trải
từ nội điển Pàli, đến các bản kinh Mahàyàna, triết học
Ấn độ, toán học, kiến trúc, thiên văn học, y học và chiêm tinh.
Khi Phật giáo Theravada truyền
đến Miến điện, Thái lan, Kampuchia và Lào thì mô hình giáo dục Phật
giáo của Tích Lan cũng được truyền bá theo. Pàli (đặc biệt là văn
phạm) như một yêu cầu vở lòng cần thiết đối với quá trình nhận thức
nội điển, đã truyền bá rộng sâu đến độ một quyển lịch sử Phật
giáo, được viết bằng tiếng Miến điện vào thế kỷ thứ 13, nói rằng
Văn phạm đã phổ cập cho cả phụ nữ và thiếu nữ. Quyển biên niên sử
đương thời khác diễn tả vua Kyaswa đã đọc và trở thành bậc thầy
của sách vở, đã tổ chức những cuộc thảo luận công cộng và đã
giáo huấn cho người nhà bảy lần trong một ngày.
Mặc dù Pàli, loại ngôn ngữ
tôn giáo chung cho tất cả các quốc gia theo truyền thống Theravada,
được sử dụng trong những tác phẩm chuyên luận có tính cách học thuật,
nhưng quốc ngữ của các nước cũng được lưu ý ngang bằng với nó. Nghệ
thuật viết văn được thúc đẩy và những bảng chữ cái tuần tự phát
triển cùng với những vị vua làm đầu tàu như ở Thái Lan, Vua Rama
Khamhaeng đã phát minh chữ Thái vào năm 1283. Những tu viện, thu hút sinh
viên từ mọi miền đất nước và tham gia vào một phạm vi hoạt động
văn học và nghiên cứu rộng rãi, đã hiện hữu ngay trong hay trong các
vùng lân cận của các thành phố chính của các quốc gia này. Mô hình học
thuật Phật giáo tương tự dường như cũng đã được phổ biến ở các
vùng đất Phật giáo phía Đông như Malaysia, Indonesia và quần đảo Maldive.
Có sự đổi mới vô cùng quan trọng
ở Miến Điện, Thái Lan, Kampuchia và Lào, về việc "việc thọ giới
có thời hạn." Sự đổi mới này đã khuyến khích, nếu không nói
là nhu cầu cần thiết của thời đại, mọi thanh niên nam phải trải qua
ít nhất là vài tháng làm vị Tăng sống trong tu viện. Cho đến khi nào nó
vẫn còn là một cơ chế tôn giáo xã hội quan trọng thì phong tục thọ giới
có thời hạn đó vẫn còn bảo đảm được sự giáo dục hoàn thiện về
tư cách đạo đức cho toàn thể nam công dân.
3. Giáo dục Phật
giáo trong các nước theo truyền thống Mahàyàna
Khi truyền qua Trung Á đến các
nước Trung Hoa, Tây Tạng, Mông Cổ, Đại Hàn và Nhật, Phật giáo Mahàyàna
đã gặp phải sự chống đối của tín ngưỡng nhân gian và các hệ thống
triết học tôn giáo khác. Trong mối tương tác liên hệ giữa Phật giáo Đại
thừa với Khổng giáo và Lão giáo, vấn đề huấn luyện các chuyên gia biện
luận đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhu cầu để đạt được
sự ủng hộ của quần chúng là một mặt làm mạnh thêm giá trị đạo đức
và luân lý, và mặt khác là sự phục vụ công cộng, bao gồm cả việc
giáo dục cho người cư sĩ. Logic học hình thức chiếm ưu thế trong
chương trình giảng dạy. Chẳng hạn như, trong hệ thống giáo dục Phật
giáo Tây Tạng hiện hành, việc nghiên cứu, học tập được thành công mỹ
mãn là do cả thầy lẫn trò cùng tham gia vào việc trao đổi, biện luận bằng
cách ứng dụng các nguyên tắc lý luận logic nhằm đạt đến một kết luận
không thể bẻ gảy được. Mảng văn học bảo vệ và truyền bá Phật
giáo, chống lại Khổng giáo và Lão giáo là những bằng chứng hùng hồn
cho thấy tầm vóc của phương diện giáo dục Phật giáo này. Ta có thể
thông hiểu đời sống học thuật trong một tu viện qua những bức tranh
tường ở động Đôn Hoàng. Những bức tranh này diễn tả tăng sĩ tham gia
vào việc nghiên cứu, sáng tác và sao chép kinh sách.
Khi những trường phái mới, đặc
biệt là những trường phái Phật giáo Trung Quốc hóa hay Phật giáo Nhật
Bản hóa (Sinonize or Japanize Buddhism), nổi lên thì những phương pháp
giảng dạy độc đáo khác nhau bắt đầu phát triển. Đặc biệt là trong
trường phái Thiền (Ch’an của tiếng Trung Quốc và Zen của tiếng
Nhật Bản), việc chế ngự thân tâm được giảng dạy không những qua việc
thực tập Thiền yên tĩnh, mà còn (đặc biệt là trong trường phái thiền
Lâm Tế (Linchi của tiếng Trung Quốc hay Rinzai của tiếng Nhật)
qua thiền đánh và thiền hét (Kung-an của tiếng Trung Quốc hay Koan
của tiếng Nhật). Ở Nhật, phương pháp giáo dục Zen đã ảnh hưởng
đến việc huấn luyện những nhà kiếm khách hay chính khách (Samurai).
Hệ thống giáo dục tu viện bổ
sung cho nền giáo dục thế tục được nhà nước bảo trợ trong hai
phương thức quan trọng: Một là, cung cấp một nền giáo dục phổ thông,
chủ yếu dành cho nam sinh, và đặc biệt cho những người bình dân và những
thành phần dân nghèo mà trường công lập không thể mở rộng cho họ học
được. Trường học gắn liền với tu viện (chẳng hạn như trường Terakoya
ở Nhật), cung cấp cho người học kiến thức căn bản về đọc, viết và
tính toán số học. Hai là, sáng lập những trường chuyên ngành cho những
sinh viên phổ thông tham gia vào việc nghiên cứu và tranh biện, như trường
Shuyuan ở Trung hoa. Trong tất cả những quốc gia Phật giáo châu Á,
những bản văn Phật giáo là những bản đầu tiên được in ra. Ở Đại
Hàn, một trong hai quyển sách mà Vua Sejorn đã sử dụng để dạy cho
thần dân biết chữ bằng sự hỗ trợ của bảng chữ cái mới do vua phát
minh là quyển Đời Sống của Đức Phật.
4. Sự suy tàn
và phục hưng của nền giáo dục Phật giáo
Do hệ quả bành trướng của Hồi
giáo ở Á châu thế kỷ 12-15, nền giáo dục Phật giáo và đạo Phật đã
suy tàn ở bán lục địa Ấn độ, cũng như ở Malaysia, Indonesia và
quần đảo Maldive. Ở những nơi khác, nền giáo dục Phật giáo vẫn
kiên trì trong mức độ đổi thay mãnh liệt và hữu hiệu cho đến khi nền
giáo dục hiện đại ra đời, hoặc do chính sách thuộc địa hoặc bằng
chính sách quốc gia.
Trong một vài quốc gia, chính sách
thuộc địa một mặt khuyến khích những nhà truyền đạo Thiên chúa đảm
nhiệm việc giáo dục quần chúng, mặt khác những động cơ khuyến khích
việc học tập loại ngôn ngữ hành chánh đã tước mất quyền tham gia và
ủng hộ của người cư sĩ trong những cơ sở giáo dục Phật giáo. Tương
tự như thế, dưới ảnh hưởng của quá trình hiện đại hóa, những hệ
thống giáo dục học đường thế tục đã phát triển nhanh chóng ở Trung
quốc, Nhật bản, Đại hàn và Thái lan. Theo nguồn tham khảo trong hầu hết
các quốc gia này thì thật ngược đời, chính tu viện Phật giáo là nơi
giúp cho hệ thống giáo dục hiện đại trở thành phổ biến do sự hiện
diện khắp nơi của Tu viện, ngay cả trong những vùng rất xa xôi hẻo
lánh, chính tăng sĩ Phật giáo là người đã cung cấp cơ sở đầu tiên
cho nhà trường hiện đại. Ở Nhật dưới thời phục hưng Mejji năm
1873. Terakoya đã tự canh tân thành một cơ sở giáo dục phổ thông
đầu tiên và với kế hoạch giáo dục mới năm 1886, bản chất Phật giáo
của cơ sở này mới biến mất. Ở Miến Điện, chính sách phát triển nền
giáo dục thế tục đầu tiên của Anh đã thành công vào năm 1868-1870, bằng
cách trợ cấp sách vở hiện đại và bổ nhiệm các giáo sư giỏi đến
đảm nhiệm mỗi trường trong số 3500 trường tu viện. Ở Thái 71,3% tổng
số học đường và 85 % trường tiểu học thành lập vào năm 1931 hoạt động
trong khuôn viên tu viện và hiện nay vào khoảng 1/3 tổng số trường học
trong vương quốc này vẫn còn nằm trong mảnh đất tu viện. Tình trạng
này cũng xảy ra tương tự ở Tích Lan, ngay cả các trường tu viện truyền
thống cũng bị lệnh đóng cửa vào năm 1865.
Tuy hai hệ thống giáo dục này
không bị pha lẫn, ngay khi cả hai cùng tồn tại trên một mãnh đất. Song
nếu quay trở lại vai trò tu viện đơn thuần, nền giáo dục Phật giáo
khó có thể tồn tại trong hình thức chính quy. Trong khi đó chức năng giáo
dục xã hội không chính quy của Phật giáo vẫn không bị ảnh hưởng.
Nơi nào Phật giáo vẫn còn là tôn
giáo của quần chúng thì việc đẩy mạnh sự phục hưng nền giáo dục Phật
giáo là vai trò sách lược để phục hồi tinh thần dân tộc và đấu
tranh cho nền độc lập. Phục hồi và hiện đại hóa là đặc điểm của
những nổ lực này, theo hai cách:
Hợp lý hóa nền giáo dục tu viện
bằng cách canh tân chương trình giảng dạy không những để tạo những
bước tiến về kiến thức nói chung, mà còn mở rộng phạm vi nghiên cứu
Phật học rộng khắp thế giới.
Phát triển một hệ thống học
đường Phật giáo cho trẻ em, dựa theo nền tảng mô hình trường đạo
Thiên chúa, nhưng chú tâm kỷ lưỡng vào việc học tập và thực hành Phật
giáo.
Một vài loại cơ sở giáo dục Phật
giáo theo cách canh tân này đã tồn tại từ hơn một trăm năm qua.
Ở Tích Lan, đại học Pirivenas đã
được phục hồi, mở rộng cho cả hai giới tăng sinh và sinh viên. Trường
Vidyodaya do Đại Trưởng lão Hikkaduwe Sri sumangala Nàyàka thiết
lập năm 1873 và trường Vidyàlankàra do Đại Trưởng lão Ratmalane
Sri Dhammàràma Nàyaka thiết lập năm 1875. Sau khi phục hồi, hệ thống
của trường Pirivenas đã đem lại một sinh khí thật sự, kết quả
là gần 200 học viện đã ra đời, phục vụ cho trên 10.000 sinh viên. Buddhasràvaka
Dhammapìthaya là trường đại học dành riêng cho tăng sĩ, thành lập
vào năm 1966, và trường Buddhist and Pali University (trường Đại học
Phật học và Pàli) hoạt động như trường Pirivenas truyền thống,
khi những phân khoa cấu thành của nó hiện hữu vào năm 1981. Miến Điện
và Thái Lan cũng đã phát triển những trường dạy Pàli. Ở Thái, hệ
thống giáo dục tu viện theo truyền thống đã bắt đầu phục hưng từ thời
Vua Mongkut (Rama IV). Con trai Ngài, Hoàng tử Vajiranànavaroros
vào năm 1893 đã thành lập một viện Phật học tương ứng với Pirivenas
dưới tên Mahàmakut Ràyavidyàlaya. Vào năm 1946, viện Phật học này
được nâng lên tầm mức của một trường Đại học. Tương tự, trường
Mahàchùlalongkorn Ràja-vidyàlaya cũng được nâng thành trường đại học
vào một năm sau đó, tức năm 1947. Hiện nay, cả hai trường đại học Phật
giáo này vẫn còn được xem là những cơ sở giáo dục tu viện đứng hàng
đầu của quốc gia Thái Lan.
Nhật, Trung Hoa, Đại Hàn cũng đã
thiết lập những College [12] Phật học. Ở Nhật, nhiều Phật tử đã
ủng hộ sự phát kiến của Ngài Enryo Inouye, người không những đã
viết tác phẩm có sức thuyết phục lớn dưới nhan đề Bukkyo Katsu-ron
(Phật giáo Thắng Luận) vào năm 1890, mà còn là người sáng lập ra College
triết học Phật giáo. Trường College này thật sự là mô hình tái tổ chức
trường lớp và College Phật học. Vài học viện đã được nâng lên đến
mức đại học (University) và cung cấp cho tăng đoàn những phương tiện
giáo dục cấp cao (Higher education, giáo dục sau cử nhân cho đến tiến
sĩ) với nhiều bộ môn khác nhau. Mục tiêu chính yếu của các trường này
là huấn luyện tăng sĩ trở thành những vị có chức năng truyền giáo,
uyên thâm và phục vụ xã hội, và cũng để tạo điều kiện dễ dàng cho
những học giả theo đuổi việc nghiên cứu triết học, văn học và văn
minh Phật giáo.
Học đường và các College do
giới Phật giáo thiết lập cho trẻ em cung cấp một nền giáo dục thế tục
nói chung tùy theo chính sách riêng của mỗi quốc gia. Những học viện này
đóng một vai trò quan trọng trong những giai đoạn đầu của các phong
trào nhận diện văn hóa và độc lập dân tộc. Dần dần mục đích, nội
dung và phương pháp giáo dục (ngay cả vấn đề quản lý) của những cơ sở
này bị thu hút vào những hệ thống học đường quốc gia đang phát triển.
Những hệ thống học đường này đã thực hiện đến mức chính yếu chức
năng văn hóa của những viện Phật học. A뮨 hưởng của sự can thiệp Phật giáo vào nền giáo dục
thế tục ở một số nước Á châu một mặt là nhằm khảo sát về tầm
quan trọng của quốc ngữ, lịch sử và văn minh và mặt khác là cần chú
tâm vào tầm quan trọng của nông nghiệp, thủ công nghiệp truyền thống
và giáo dục hướng nghiệp. Như vậy Phật giáo đã mở đường cho bước
quá độ từ sự phục vụ dân sự nhỏ hẹp nhằm vào những hệ thống học
đường đến những phục vụ phản ánh những nhu cầu quốc gia rộng lớn
hơn. Vấn đề giáo dục cho người Phật tử tại gia thực hiện qua những
Trường học ngày chủ nhật (Sunday school). Ở Tích Lan và Thái Lan,
nhà nước bảo trợ và giúp đỡ cho những lớp học ngày chủ nhật này.
ĐẶC ĐIỂM VÀ
TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CỦA NỀN GIÁO DỤC PHẬT
GIÁO
Khi khảo sát những khái niệm,
thể thức, phương cách và các phương pháp tiếp cận thực tế về giáo dục
Phật giáo, qua nguồn tài liệu lịch sử và những viện Phật học đang hiện
hữu ở Á Châu, ta có thể nhận biết một số đặc điểm quan trọng và
tính đặc trưng của chương trình giảng dạy của nền giáo dục Phật
giáo:
1. Tiêu chí và
mục đích:
Mục đích tối hậu và tiến trình
phát triển tâm lý của nền giáo dục Phật giáo là giúp cá nhân giải
thoát khỏi mọi loại xiềng xích trói buộc. Sự giải thoát này do mỗi
cá nhân tự đạt được bằng chính bước chân và óc sáng kiến của
riêng mình. Thầy giáo là người tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên,
là người hướng dẫn và hơn thế nữa là người khéo nêu gương cho sinh
viên noi theo. Phương châm "Gương mẫu tốt hơn giáo huấn suông"
được xem như một phương tiện giao tiếp đúng đắn giữa Thầy và trò.
Thầy giáo nên lưu ý những điểm cá biệt của mỗi sinh viên và vạch ra
những khóa huấn luyện riêng cho mỗi cá nhân (đặc biệt về những chủ
đề thiền định) sao cho phù hợp với cá tính của người ấy. Bản thân
vấn đề học tập không phải là mục tiêu tối hậu, mà là một tiến
trình đưa đến tự nhận thức. Trong Phật giáo tiến trình này tương đồng
với tiến trình tự giải thoát - mục đích tối hậu của đời sống tôn
giáo. Điều giúp con người đạt đến tự nhận thức hoàn toàn là một
chuỗi kinh nghiệm cá nhân. Chuổi kinh nghiệm cá nhân này không thể được
sao chép lại để áp dụng cho bất cứ cá nhân nào khác, bằng bất cứ
giá nào. Thời gian và phương pháp nhận thức trong tiến trình kinh nghiệm
này cũng biến đổi như nhau.
Nguyên tắc huấn luyện tinh thần
này được ứng dụng vào kinh nghiệm học tập trong Tăng đoàn Phật giáo.
Theo tinh thần Phật giáo, không có một cuốn sách nào cũng không có một
phần tài liệu nào được xem là tài liệu gốc để nghiên cứu, để làm
chủ hoặc để nắm giữ như thẩm quyền chân lý. Hiểu biết vừa đủ để
rèn luyện tinh thần và diệt trừ bản ngã là mục tiêu chính yếu. Điều
đó nói lên rằng bản thân kiến thức không phải là mục tiêu của quá
trình học tập. Đức Phật trước sau như một đã bài bác những ai muốn
trở thành những "người chỉ tinh thông sách vở hay con mọt
sách." Tuy nhận thức rõ tầm quan trọng của thành tích học tập và sự
học thuật có bổ ích cả về danh tiếng lẫn lợi lộc vật chất, tăng
đoàn Phật giáo xác nhận rằng vấn đề học tập cần phải đi kèm với
tình cảm đạo đức và nguyên tắc đạo lý. Quá trình học tập có giá
trị chỉ ở mức độ giúp cho cá nhân trở thành một người tốt hơn về
mặt đạo đức cũng như về tinh thần.
2. Học tập là
nhằm huấn luyện bản thân:
Trong hệ thống giáo dục tu viện
Phật giáo, hiện tượng thầy giáo đứng lớp giảng dạy cho tập thể
sinh viên chỉ mới phát triển thời gian tương đối gần đây. Thầy giáo
thường tiếp xúc mỗi cá nhân để nắm chắc khả năng tiếp thu bài học
của sinh viên đồng thời để giảng thêm những bài học mới. Giảng dạy
theo lối thuyết giảng hay giải thích bài học cho một nhóm sinh viên hiếm
khi xảy ra và hoàn toàn giới hạn trong những vấn đề mà sinh viên không
hiểu nổi hoặc hiểu sai.
Người học hầu như dành hết thời
gian để tự học hiểu, sử dụng những bản luận giải, những bản giải
thích chi tiết về bản luận giải, bản từ vựng đối chiếu, bản tham
khảo mục từ và từ điển từ vựng. Nền văn học Phật giáo diễn bày
bằng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau cũng có đầy đủ những tài liệu
tự học như vậy. Có hai phương pháp đánh giá kết quả học tập: Yêu cầu
của người học hoặc là chứng tỏ khả năng thu thập, rút tỉa những
tài liệu học tập và chú giải hay chú thích về một bài kinh nào đó, hoặc
là tham gia vào một cuộc biện luận với thầy, bạn và bảo vệ quan điểm
của riêng mình. Kết quả cuối cùng của quá trình học tập thường được
đánh dấu bằng một sáng tác mang tính sáng tạo của người học.
Trong hệ thống giáo dục tu viện
Phật giáo, không có một tăng sinh nào được coi là thất bại. Trong khi những
vị thông minh xuất chúng đi vào việc nghiên cứu và giảng dạy thì những
tăng sinh trung bình sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ duy trì và truyền thừa
lại kinh văn nội điển bằng cách học thuộc lòng hoặc sao chép những bản
kinh chọn lọc, hoặc in ấn kinh điển để phổ biến.
3. Những khía cạnh
vận hành của sự thành lập khái niệm:
Phương pháp gợi hỏi vấn đề và
hướng dẫn đệ tử hiểu rõ những giới hạn trong tiền đề và kết luận
của họ đã góp phần chẳng những cho sự tiến triển một hệ thống
logic học Phật giáo đặc biệt, mà qua sự tương tác, nó còn đóng góp
cho việc hình thành lớn mạnh học thuyết nhận thức luận trong các trường
phái triết học AᮠĐộ. Trong tiến trình này người Phật tử đóng một
vai trò tiên phong trong việc đào sâu những cơ chế thành lập khái niệm.
Được phát triển chi tiết trong
các bản sớ giải và luận giải sau này về tạng A-tỳ-đạt-ma (Abhidhamma
Pitaka), phân ngành học thuật của Phật giáo này đã vượt xa khỏi học
thuyết nhận thức luận thuần túy và vượt khỏi luôn cả ý thức về
các phương diện vận hành, như được giải thích sau này bằng phương pháp
huấn luyện và quán tưởng thiền đặc biệt là của Zen và của Phật
giáo Tây Tạng.
4. Tác nhân thay
đổi
Việc huấn luyện tăng đoàn
thành một nhóm tác nhân tự đổi mới là một đặc điểm quan trọng của
nền giáo dục Phật giáo. Cơ chế tăng đoàn như một tổ chức dân chủ
phân quyền của những người cùng địa vị có thể giúp tăng đoàn tiến
triển tùy theo đặc tính và nhu cầu của những dân tộc khác nhau ở những
thời điểm và nơi chốn khác nhau. Động cơ thúc đẩy xuất phát từ một
lý tưởng tiếp cận tương đồng với cả lợi ích cá nhân lẫn chủ nghĩa
vị tha bác ái. Người tu sĩ Phật giáo đầu tiên từ bỏ cuộc sống thế
tục tìm kiếm sự tiến bộ và giải phóng tinh thần của riêng mình. Tuy
nhiên, trong đời sống tăng sĩ, vị ấy vẫn còn tham gia nhiều hoạt động
nhằm mục đích duy trì tổ chức tăng đoàn và phục vụ đền đáp những
người cư sĩ hộ trì Phật pháp. Khi tổ chức tăng đoàn nào có khả năng
vượt qua mọi thử thách và tự phục hồi, thì tăng đoàn đó trở thành
tác nhân thay đổi hữu hiệu nhất không những thay đổi trong cách giảng
dạy mà còn tự thích nghi với sự thay đổi đó.
5. Mối quan hệ
thầy-trò:
Khái niệm về người thầy của Phật
giáo là một khái niệm mang ý nghĩa rộng lớn. Bất cứ người nào mà ta
có thể học hỏi được một điều gì, dù là một chữ hay nữa chữ, người
ấy cũng là thầy ta. [13] Cha mẹ được xem là những bậc thầy đầu tiên
trong quá trình giáo dục (pubbàcariya). Giáo dục Phật giáo thúc đẩy
sự phát triển mối quan hệ tình cảm và đạo đức giữa thầy và trò. Mặc
dù người học không bị bó buộc phải chấp thuận quan điểm của thầy
hoặc xem thầy như một thẩm quyền chân lý không thể bác bỏ được,
song theo truyền thống Phật giáo, người học nên tôn kính Thầy.
Mối quan hệ giữa thầy và trò cũng
quan trọng ngang bằng mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái, bất kể tuổi
tác giữa hai bên. Thầy không những phải bảo vệ trò thoát khỏi những
nguy khốn của cuộc đời mà còn giới thiệu và ca ngợi trò đúng lúc trước
bạn bè và thân hữu. Điều này dẫn đến một hệ quả quan trọng là thầy
không bao giờ trở thành đối thủ của trò. Ngược lại chính sự thành tựu
hay thành công rạng rỡ của trò càng làm cho thầy tăng thêm danh tiếng.
Vì thế, trò mà dám ganh đua với thầy là điều vô cùng tệ hại. Những
mối quan hệ song đôi được đẩy mạnh giữa thầy và trò như thế đã tạo
nên bầu không khí lành mạnh trong quá trình học tập và tìm tòi kiến thức.
Đặc điểm nổi bật của nền giáo dục Phật giáo là không có sự căng
thẳng nào xảy ra trong suốt quá trình học tập.
6. Phương tiện
của ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ nói là phương tiện
duy nhất được đức Phật và các vị đệ tử đầu tiên của Ngài sử dụng.
Việc sử dụng ngôn ngữ nói như một phương tiện giáo huấn trong nền
giáo dục tu viện Phật giáo chính quy là một vấn đề hạn chế. [14] Tuy
nhiên trong hình thức giáo dục thông thường cho quảng đại quần chúng
thì tăng đoàn Phật giáo trãi qua bao thời đại đã sản sinh những bậc
diễn thuyết siêu đẳng, có sức thu hút, có nhịp điệu, có sức mạnh
thuyết phục và có khả năng diễn thuyết tượng hình linh hoạt.
Mô hình truyền thống về cách thuyết
pháp bắt nguồn từ đức Phật. Ta có thể tìm thấy những đặc điểm chứa
đựng ở những bài pháp dài của đức Phật trong hầu hết các thời
pháp của thời hiện tại. Tuy nhiên những nét đổi thay trong những bài
pháp sau này là một chứng minh về khả năng hiện đại hóa đáng kể.
"Hai vị cùng tuyên giảng bài
pháp" là cách thực hiện một trong những sự đổi mới như vậy. Thay
vì chỉ có một vị tăng đảm nhiệm việc thuyết giảng thì ở đây hai vị
sẽ cùng lên pháp tòa. Có thể lựa chọn một trong các phương thức thuyết
giảng khác nhau sau đây. Một vị tuyên đọc bản kinh và vị kia sẽ giảng
giải nội dung của đoạn kinh ấy bằng cách cung cấp những thông tin kiến
thức Phật học căn bản và minh họa lời Kinh bằng những câu chuyện sống
động. Hoặc để tạo không khí sinh động và thú vị cho người nghe pháp,
một vị đặt câu hỏi và vị kia trả lời. Hoặc cả hai cùng tạo ra một
thời pháp dưới dạng thức vấn đáp hay thảo luận trực tiếp với người
nghe về những đề tài Phật học hoặc liên hệ Phật học mang tính cách
xuất hiện ngẫu nhiên. Về phương thức thứ ba này, có thể không cần đến
vị pháp sư thứ hai. Ở đây, chỉ cần một cư sĩ đóng vai người đặt
câu hỏi và vị pháp sư là người trả lời. Chẳng hạn như để tái tạo
lại cảnh tượng bài pháp vấn đáp nổi tiếng giữa đại đức Na-tiên
và Đại vương Menander của Hy Lạp, vị pháp sư sẽ đóng vai đại
đức Na-tiên và vị cư sĩ thủ vai đại vương Menander. Cách thuyết
pháp này sẽ gây nhiều ấn tượng kịch nghệ, làm cho người nghe khó
quên. Trong nhiều trường hợp, tính kịch nghệ của lối thuyết pháp này
càng tăng thêm hiệu quả. Chẳng hạn như tái hiện cảnh đức Phật Thích-ca-mâu-ni
gặp gỡ, học đạo và được hai mươi bốn đức Phật quá khứ lần lượt
thọ ký làm Phật. Đây chỉ là một vài nét đổi mới của cách thuyết
pháp như vẫn thực hành thường xuyên ở Tích Lan mãi cho đến một vài thập
niên trước đây. Trong những quốc gia Phật giáo khác cũng có những cách
thức đổi mới tương tự như vậy. Tuy nhiên, do sự bành trướng của loại
hình giải trí hiện đại, phương thức thuyết pháp đặc biệt này đã bị
lảng quên.
Phật tử là người đầu tiên
trong những người sử dụng kịch nghệ làm phương tiện truyền bá tôn
giáo. Ngày nay người ta đã chứng minh được rằng các kịch bản Ấn độ
cổ xưa mang đậm nét chủ đề Phật giáo. Ngay cả, những đoàn kịch tôn
giáo và kịch lưu động trong tất cả các quốc gia Phật giáo vẫn duy trì
truyền thống này. Những đoàn múa du hành của Miến điện và Tây tạng
là những đoàn đặc biệt trình diễn những chủ đề giáo dục đạo đức
Phật giáo và lịch sử Phật giáo cho quảng đại quần chúng.
7. Phương tiện
văn bản:
Khởi nguồn từ những chỉ dụ của
vua Asoka, phương tiện truyền bá tinh thần Phật giáo cho quảng đại
quần chúng trong triều đại Mauryan rộng lớn vào thế kỷ thứ 3 trước
Công nguyên, người Phật tử đã sử dụng văn bản để phục vụ quần
chúng bằng nhiều cách khác nhau. Bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất trước
Công nguyên, khi nội điển được đưa vào văn bản, hệ thống giáo dục
Phật giáo đã lấy kinh sách làm tài liệu chính yếu trong vấn đề tự học.
Văn bản đã sớm trở thành một
phương tiện truyền bá quan trọng của nền giáo dục Phật giáo phổ
thông. Những quyển sách cổ xưa nhất thường được viết theo phong cách
của giảng sư và trở thành cái gọi là các bài pháp dưới dạng văn bản.
Cho đến thời gian rất gần đây, người dân quê vẫn còn duy trì việc đọc
sách cộng đồng như một thú tiêu khiển, trong tu viện cũng như ở gia đình.
Trong hai địa điểm ở Mandalay
và Miến điện, toàn bộ Tripitaka được khắc gọn gàng trên hàng trăm
phiến cẩm thạch. "Thư viện" lộ thiên này đã lôi cuốn quần
chúng khắp nơi đến tham khảo và nghiên cứu.
Việc trình bày những tác phẩm Phật
giáo trên cờ, trên rèm treo tường như ở Nhật Bản, Đại Hàn, Mông Cổ,
Tây Tạng có cùng một mục đích tương tự. Động cơ tôn giáo thuần túy
bao giờ cũng bổ sung cho nền văn học Phật giáo phổ thông. Viết lách và
ấn hành kinh sách Phật giáo được coi là một hình thức truyền bá chân
lý (Dhammadàna). Trong kinh Pháp Cú, đức Phật đã khẳng định rằng
"Tuyên ngôn chân lý bao giờ cũng siêu việt hơn tất cả các hình thức
tuyên ngôn khác."
8. Phương tiện
giáo dục ngắm nhìn:
Người phật tử sử dụng điêu khắc
và hội họa làm phương tiện truyền bá chứ không đơn thuần gói gọn
trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ. Tường chùa đã tiến triễn thành
một phương tiện giáo dục thông thường khác nữa. Những chủ đề nghệ
thuật họa vẽ hoặc điêu khắc trên tường tu viện thường được rút
ra từ nền văn học kể chuyện gồm những câu chuyện về đời sống quá
khứ và hiện tại của đức Phật, tiểu sử những vị đại đệ tử, lịch
sử Phật giáo và những câu chuyện mang tính tượng hình về thiên đường
và địa ngục. Hành hương thường là chuyến du lịch mang tính nghiên cứu,
nhằm tìm đến những ngôi chùa nổi tiếng về hội họa và điêu khắc.
9. Phương pháp
học tập chung nhất:
Để đào tạo học giả và chuyên
gia, nhà sáng tác, nhà truyền giáo, người tổ chức và người quản lý,
người Phật tử duy trì vàphát triển hệ thống giáo dục chính quy với sự
nhấn mạnh đặc biệt vào ba phương diện: đó là, sự ghi nhớ, thuật viết
chữ (bút pháp), thuật luyện giọng và trình bày chính xác.
Ghi nhớ những bộ kinh, những tập
luận giải nhiều tập được xem là phương tiện huấn luyện và trau giồi
tâm trí. Nhưng khi sách vở lưu hành, thư viện phổ biến và việc sao chép
kinh văn thực hành đều đặn, (hoặc ở Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản
và những nơi khác là việc in ấn các mộc bản), thì vấn đề ghi nhớ không
còn là một nỗ lực để chứa cất dữ liệu trong não bộ nữa. Khả năng
ghi nhớ để lập lại những bài kinh dài có thể vẫn được tán thán như
một kỳ công, nhưng bản thân nó không được coi là một dấu hiệu đa
văn. Việc học tập được đánh giá dựa trên khả năng thấy được mối
tương quan và tổng hợp những gì đã thu thập thông qua nhiều phương tiện
khác nhau. Không có một nhà giáo dục Phật giáo nào lại ủng hộ việc học
thuộc lòng, tuy nhiên vấn đề biện luận thông thạo vẫn còn tùy thuộc
vào chế độ huấn luyện trí nhớ một cách đúng đắn.
Viết chữ đẹp còn là một vốn
quý giá hơn nữa. Trong truyền thống Phật giáo, viết chữ đẹp chính là
dấu hiệu của sự uyên bác. Do vậy, người học thường dành một phần
thời gian chính yếu của mình cho việc hoàn thiện thuật viết chữ. Trong
những tu viện Tây Tạng, bút pháp được xem là một trong những hoạt động
học tập chính yếu, vì huấn luyện trí nhớ phải đi kèm với viết lách
và người học thường lấy những tập " sao chép" làm chứng cứ
cho việc học tập.
Với tầm quan trọng của nền giáo
dục gắn liền việc truyền khẩu, người học cần phải có khả năng đọc,
nói rõ ràng và chính xác, phát âm rạch ròi. Đây là vấn đề huấn luyện
cần thiết cho nhóm xướng tụng kinh điển (vừa là nghi thức tôn giáo hằng
ngày, vừa là hình thức phục vụ cho người cư sĩ) và cũng là vấn đề
cần thiết cho việc thuyết giảng. Kinh Bộ Tăng Chi, bắt đầu bằng những
pháp số ít nhất và tiến dần đến những pháp số nhiều hơn, được sử
dụng chỉ cho mục đích này.
Như vậy, một trí nhớ tốt, chữ
viết đẹp đẽ, dễ đọc và lời nói rõ ràng luôn gắn liền với quá
trình học tập. Sự rèn luyện có phương pháp và kỷ luật chỉ có thể
thành công qua năm tháng ứng dụng, được xem là có giá trị lớn và còn
được các học giả cho là trọng tâm của vấn đề học tập.
10. Kinh nghiệm
việc làm:
Trong nền giáo dục tu viện Phật
giáo, việc học khô⮧ tách rời với việc làm. Người học dù là tu sĩ
hay cư sĩ cũng phải thi hành một số nhiệm vụ khác nhau liên quan đến việc
duy trì và bảo vệ tu viện. Những nghi lễ thông thường thường đi kèm với
những loại công việc đặc biệt. Người học phải nắm vững một số công
việc về nghề mộc (wood-work), công trình nề (masonry) và nghề
kim khí (metal-wook) để sử dụng vào những dịp lễ lạc này. Các kỷ
năng liên quan đến hội họa, nghệ thuật điêu khắc bằng giấy và bơ
cũng như những sáng tạo nghệ thuật khác có cơ hội phát triển. Những cựu
sinh viên trung bình của hệ thống giáo dục Phật giáo là một người thợ
lành nghề có nhiều kỷ năng điêu luyện và rất khéo léo. Trong hệ thống
giáo dục Tây Tạng, Tăng sinh thực sự học thêm nghề mộc, nề, may và
thêu bên cạnh các môn học phải thi cử khác.
11. Phục vụ
xã hội:
Bổn phận của tu viện là phải đáp
ứng nhu cầu cho những người cư sĩ hộ trì Phật pháp trong cộng đồng sống
chung. Tăng sinh thường thực hiện các lễ lạc Phật giáo tại tư thất của
quần chúng Phật tử để tạo kết và thắt chặc mối dây liên lạc với
đời sống cộng đồng.
Việc giảng dạy cho lớp trẻ là
nhiệm vụ chung. Bởi lẽ, trong hầu hết các nước Phật giáo, các bậc phụ
huynh vẫn còn tiếp tục hỗ trợ đắc lực cho chư Tăng trong việc duy trì
và truyền bá kiến thức dân tộc cũng như truyền thụ văn học Phật giáo
cho thanh thiếu niên. Họ tham gia vào những sinh hoạt cộng đồng hoặc để
phát triển hoặc để trợ giúp và phục hồi nền văn hóa dân tộc và
giáo dục Phật giáo. Những chương trình học tập không chết cứng, thường
không có những quy chế bó buộc thời gian như thi cử hay được lên lớn,
có thể giúp tăng sinh kết hợp việc học tập với kinh nghiệm công tác
và phục vụ xã hội cũng như để kéo dài thời kỳ học tập cho đến
khi hoàn cảnh còn cho phép.
12. Thúc đẩy
nghành nghệ thuật và thủ công nghiệp:
Nghệ thuật và thủ công nghiệp
dân gian cũng như âm nhạc là những yếu tố giáo dục Phật giáo phổ
thông, thông qua các buổi lễ thường xuyên và chi tiết ở tu viện. Đối
với các công tác phục vụ xã hội, sự tham gia của tăng sinh chỉ có thể
được tiến hành khi thời khóa học tập và thi cử không quá cứng ngắt.
KẾT LUẬN : NHU CẦU
NGHIÊN CỨU VỀ NỀN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO.
Như bài viết đã nêu rõ, nguồn tư
liệu có được về giáo dục Phật giáo, cả trong quá khứ lẫn hiện tại,
thật là giới hạn. Để làm sáng tỏ triết học giáo dục của Phật
giáo, hiện nay, một vài nổ lực đã được thực hiện chỉ với những
thành quả khiêm tốn, do vì không có được sự phân tích toàn diện về
nguồn tài liệu văn học giáo dục Phật giáo. Lịch sử giáo dục Phật
giáo tự giới hạn mình trong những đoản văn giáo dục Ấn độ như đã
được ghi chép trong những câu chuyện Phật giáo hoặc giới thiệu trong những
tác phẩm mô tả của các nhà chiêm bái Trung Hoa (như Huyền Trang và Pháp
Hiền chẳng hạn). Sự mất chỗ đứng của các tu viện đại học Phật
giáo, những nỗ lực phục hồi nền giáo dục Phật giáo và ảnh hưởng
văn hóa xã hội của những sự phát triển này trong mỗi quốc gia Phật
giáo Á châu vẫn còn phải được nghiên cứu và đánh giá nghiêm chỉnh. Tầm
quan trọng tương đương cần phải khảo sát và nghiên cứu là những khái
niệm, phương cách, mô thức và phương pháp có thể ứng dụng được của
nền giáo dục Phật giáo xưa nay, trong bất cứ phương diện nào, có còn
thích ứng với những nỗ lực hiện hành về sự phát triển giáo dục hay
không ?
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
Anagarika Dharmapala., Return
to Righteousness: A Collection of Speechs, Essays and Letters (Colombo: Ministry
of Cultural Affairs, 1965).
Anesaki, M., History of Japanese
Religion (Tokyo: Tuttle, 1964).
Bell, A., The People of Tibet
(Oxford: Clarendon, 1928).
Buchanan, F. R., Living the Life of
a Zen Monk (Soc. Educ. 43: 522-26, 1979).
Dutt, S., Buddhist Education: 2500
Years of Buddhism (Delhi: Ministry of Information, 1956).
Guruge, A. W. P., From the Living
Fountains of Buddhism (Colombo: Department of National Archives, 1984).
Kaung, U,. A Survey of History of
Education in Burma before Britist Conquest and After (JJour. Burma Res. Soc. 46
(2); 9-124, 1963).
Mookerji, R. K,. Ancient Indian
Education: Brahmanical and Buddhist. (London: 1947).
National Institute for Educational
Research, Moral Eduacation in Asia: Report of a Joint Study on Moral Education in
Asian Countries. (Tokyo: 1981).
Prip-Moller, J,. Chinese Buddhist
Monastories: Their Plan and Its Function as a Setting for Buddhist Monastic Life.
(Hongkong: Hongkong University Press, 1968).
Tambiah, S. J,. Buddhism and the
Spirit Cults in Northeast Thailand (Cambridge: Cambridge University Press, 1970).
Watson, J. K. P, The Monastic
Tradition of Education in Thailand. (Peadag. Hist. 13: 515-29).
Wells, K. E, Thai Buddhism: Its
Rites and Activities (Bangkok: Suriyabarn, 1975).
Chú Thích
[1] Dịch từ G.
P. Malakasekera (Ed.) Encyclopeadia of Buddhism, Vol. V.
[2] Dìgha Nikàya. I, p. 189).
[3] Majjhima nikaya, I, p. 445.
[4] Majjhima nikaya, III, p. 1.
[5] Udàna.V, p. 5.
[6] Majjhima nikaya, I, p. 179ff.
[7] Vinaya, II, p. 5,7f.
[8] Anguttarànikaya VIII, p.16.
[10] Anguttara Nikaya, I, p.131.
[11] A.L.Basham nghi ngờ về sự
chính xác của những con số này. Ô⮧ viết: "Thật khó có thể tưởng
tượng rằng tu viện đại học Nalanda, một nơi không có đầy đủ tiện
nghi, lại có thể cung cấp đủ chổ ở cho hàng ngàn tăng sĩ như ngài Huyền
Trang đã mô tả." Ỏ렦#273;ây, Basham đã đưa ra một giả định đáng
ngờ về sự giống nhau của vật liệu xây dựng, về sự biến đổi của
tu viện bao gồM việc tái kiến thiết trên 600 năm, khu vưcị quân xâm lược
Hồi giáo phá hoại và sự hoàn tất của vấn đề khai quật khảo cổ hiện
tại.
[12] College là trường đại học trực
thuộc University, chuyên đào tạo các bộ môn cấp Cử nhân. Thường,
nó được dịch là Trường cao đẳng hay Trường đại học cộng đồng,
để phân biệt với trường University mà nó trực thuộc. Tuy nhiên
hai cách chuyển dịch này không thích hợp lắm. Do đó, trong bài dịch này,
người dịch tạm để nguyên là College. (Chú thích của người dịch).
[13] Quan niệm này rất phù hợp với đạo
lý tôn sư trọng đạo của Việt Nam và Trung Quốc: "Một chữ cũng
thầy, nửa chữ cũng thầy; nhất tự vi sư, bán tự vi sư." Có lẽ
cả hai truyền thống trên đều có nguồn gốc từ những giáo huấn về
quan hệ thầy–trò trong đạo Phật. (Chú thích của dịch giả).
[14] Ý của đoạn văn muốn nói đến việc
Phật giáo không chú trọng đến hình thức giáo dục suông (Nói nhiều mà
không thực hành) nhưng đặt trọng tâm ở vấn đề giáo dục gương mẫu
(thân giáo) và thực hành thiền định. (Chú thích của dịch giả).
http://www.buddhismtoday.com/viet/gd/002-giaoduc.htm