...... ... |
.. |
. |
.. |
. |
. |
- BỐN GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC
MỘT CON NGƯỜI
- Trác căn giáo dục
trì tục hội
-
- Lời
dẫn: Chúng tôi quan tâm đến hiện trạng cũng như sự phát triển sau
này của ngành giáo dục nên đã tham khảo phương thức giáo dục của thời
xưa và thời nay mà đề xuất giáo dục “BỐN GIAI ĐOẠN GIÁO DỤC”,
nhằm cung cấp cho giới trí thức tư liệu tham khảo. Bài văn này cốt chỉ
lược thuật những trọng điểm chính, hy vọng có thể cuốn hút được
người tham gia đóng góp, đưa ra những ý kiến quý giá cho công tác giáo dục,
và mong cùng với các vị giaó sư cũng như phụ huynh quan tâm đến giáo dục
đồng cố gắng áp dụng vào thực tiễn. Bài văn này chú trọng đến giáo
dục phẩm đức và trí đức là chính, hy vọng có thể cùng đóng góp vào
tri thức, kỹ năng giáo dục của nhà trường hiện nay thêm được thành tựu;
hy vọng có thể góp phần vào nền văn hoá thêm sâu sắc công phu và tri thức
thêm phong phú thân tâm người hiện đại trong nước đều được hài
hoà, kiện toàn.
- I.Giai đoạn thứ nhất: Bồi dưỡng phẩm tánh
cho trẻ em-Định đặt nhân cách tốt
đẹp.
- Mọi người biết từ không tuổi đến ba tuổi là
giai đoạn “Tính mềm dẻo cao nhất, dễ dạy dễ bảo”. Đây chính là
thời kỳ hoàng kim của việc giáo dục, nhưng đáng tiếc là đa phần cha mẹ
mắc phải sai lầm, xem nhẹ giai đoạn này, làm sao chỉ mấy trang giấy trắng
này mà thâu thập đưa ra đề án ưu mỹ nhất? Kiến tạo một nền tảng
cho trẻ suốt cả chiều dài của cuộc đời vẫn giữ được tốt đẹp?
Thật là vấn đề trọng yếu mà các bậc làm cha mẹ cần phải cùng quan
tâm.
- Quay lại xem xét cuộc đời của mình, mọi người
ai cũng cảm khái thừa nhận “Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời”,
chúng ta có thể khẳng định rằng cái khó cải đổi nhất là tập tánh của
con người, tập tánh tốt một mai trưởng thành thì được sự lợi ích
vô cùng. Do vậy yếu tố trọng yếu nhất của giáo dục trong giai đoạn
thứ nhất là “Ấu nhi dưỡng tánh” (bồi dưỡng phẩm tánh trẻ em). Trẻ
em giai đoạn này hầu như không có khả năng tự chủ học tập, nhưng tâm
hồn của nó rất trong sáng đối với các tin tức bên ngoài, lại có thể
nhờ vào trực giác cao độ mà hấp thu mọi mặt. Giống như gương sáng in
chiếu toàn bộ cản vật xuất hiện trước nó mà không có sự lựa chọn,
lúc này phải chính là thời kỳ quyết định trọng yếu, cơ sở cấu thành
tánh tình và phẩm cách của một cuộc
đời đứa bé. Giáo dục ở thời gian này phải nhờ vào cha mẹ chủ động
hướng dẫn cho trẻ một cách chính
xác.
- Sau khi hiểu được đăc tính học tập của trẻ
em, chúng ta đề nghị phụ huynh áp dụng phương pháp đơn giản nhẹ nhàng
tiến hành giáo dục. Xin nói một vài phưông pháp để mọi ngời tham khảo,
nếu có thể nêu một suy ra ba, khéo dung thông thì việc nắm vững yếu chỉ
giáo dục bồi dưỡng phẩm tánh cho trẻ em không khó. Ví dụ như lúc cha mẹ
bồng đứa trẻ hoăïc dắt nó đi chơi nên dùng tư tưởng cởi mở vui mẻ,
lời nói ôn hoà, khen ngợi, khẳng định đứa bé: “Con (hoặc gọi tên của đứa bé) là đứa bé
hiếu thuận; con là đứa bé ngoan hiền; con là đứa bé khẳng khái; con là
đứa bé rất sáng suốt; con là đứa bé rất khoẻ mạnh; con là đứa bé
rất chăm chỉ; con là đứa bé rất ham đọc sách…”. Các dạng như thế,
ngoài ra cha mẹ đôi lúc cũng nên mở những bài hát hay để tạo thêm sự
thanh nhã trong tánh tình của nó.
- Tạo nên bầu không khí giáo dục và hoàn cảnh học
tập tốt là nhân tố trọng yếu để phát triển kiện toàn nhân cách của
đứa trẻ. Nhân đó cha mẹ hy vọng con cái sau này đầy đủ đặc chất (quả) gì, thì hiện tại phải
nên như thế, khen ngợi, khẳng định đứa trẻ (nhân), cứ như thế mỗi
ngày vài lần khen ngợi khẳng định nó. Tất nhiên trước tạo thành một
chủ đích rồi dần dần khắc sâu vào tâm khảm trong trắng của trẻ thơ
hình thành một đặc chất nhân cách trọn đời không thay đổi. Nuôi dưỡng
thành tập tánh tốt, định được nhân cách ưu mỹ chính nhờ vào cha mẹ
khen ngợi khẳng định nó vui vẻ nhẹ nhàng mà hình thành lúc nào không
hay biết. Như đứa trẻ thiên tính vốn là tốt thì sau khi được khuyến
khích bằng sự tán thán khen ngợi của cha mẹ phát triển và càng được
hoàn thiện hơn; nếu thiên tính của đứa bé chỉ là hạng trung bình thì
chà mẹ càng phải gia tăng sự khen ngợi của cha mẹ và khẳng định để
bổ túc để hướng nó tới sự tốt
đẹp hoặc giảm bớt một cách vô hình trung tính xấu của nó. Đây có thể
gọi là bí quyết giáo dục trẻ em. Các bậc cha mẹ hiền minh xin quý vị
dù thế nào cũng đừng bỏ qua giai đoạn ba năm ngắn ngủi này.
- II. Giai đoạn thứ hai: Bồi dưỡng tính cách
chơn chánh cho trẻ- bồi dưỡng nhận thức của Thánh Hiền.
- Trẻ em dần dần trưởng thành, sau bốn năm đã
bắt đầu học hiểu, biết ứng xử ngôn ngữ, năng lực học tập cũng
theo đó mà thăng tiến. Lúc này nên áp dụng phương pháp giáo dục “Bồi
dưỡng tính cách chơn chánh cho trẻ”. Bồi dưỡng tính cách chơn chánh (dưỡng
chánh) là chỉ cho việc bồi dưỡng tâm
tánh và hành vi đoan chánh. Bất luận từ nghiên cứu của ngành tâm lý học
hay là kinh nghiệm của mọi người, chúng
ta đều biết: bốn tuổi đến mười ba tuổi, trẻ em ở giai đoạn này
nhân vì năng lực lý giải rất yếu, tri thức chưa khai mở phải nhờ vào
cha mẹ rất nhiều. Song do chưa từng trải đời nên tâm tánh vốn còn
trong sáng, đây chính là giai đoạn mà khả năng ghi nhớ lớn nhất trong cuộc
đời. Chúng ta phải vận dụng thế nào thông qua giáo dục làm tăng trưởng
khả năng ghi nhớ của trẻ để hy vọng thu được lợi ích trọn đời, vấn
đề này cần phải xét lại một cách sâu sắc.
- Các bậc hiền đức thời xưa nhìn xa trông rộng,
không hẹn trước mà cùng quan điểm chọn lựa các kinh điển trọng yếu
như “Tứ thư”, “ Ngũ kinh” và Lão Trang… làm giáo tài chủ yếu vào
các áng cổ văn, thi, từ hay, được nhiều thời đại công nhận làm giáo
tài phụ để hướng dẫn trẻ em học, đọc kỹ và tiến đến khuyến khích
họ thuộc lòng. Làm như thế góp phần phát huy năng lực ghi nhớ của trẻ.
Học thuộc lòng kinh điển rất có giá trị, nhân lúc tâm của trẻ còn
trong trắng nên luôn luôn để tai mắt của nó tiếp xúc thâm nhập trí tuệ,
tư tưởng quang minh chánh đại của Thánh Hiền sẽ có sự vận động âm thầm chuyển đổi khí chất của trẻ,
giá trị kinh điển mang tính vĩnh hằng cũng sẽ theo làm bạn với trẻ,
làm trưởng thành những kinh nghiệm của cả cuộc đời, cho và nhận những
thứ thơm tho, khai mở trí tuệ để rồi giúp trẻ có thể khắc phục những
trái ngang trong cuộc đời. Mặc khác thường được luôn luôn tập đọc tụng
thì sẽ âm thầm dưỡng thành năng lực đọc cổ văn, lúc đó kho tàng
quý báu trí tuệ văn hoá của Trung Hoa như Thích, Đạo, Nho sẽ được tích
chứa một cách tự nhiên ở trong chúng, khiến chúng tin sâu sắc mà bồi dưỡng
tâm linh, mở mang tâm địa làm cho phẩm hạnh của chúng thêm đoan chánh.
Loại sách như thế đọc nhiều lần một cuốn thì sẽ nhận được lợi
ích trong một cuốn, cho đến đọc nhiều lần một câu cũng có công hiệu
của một câu. Như vậy lợi ích lâu dài trọn đời chính là nhờ vào giai
đoạn tuổi nhỏ đọc kinh xem sách này. Mười năm qua nhanh, trọn đời khó
được cơ hội như thế, thiết nghĩ chớ để trôi qua một cách oan uổng.
- Và nữa, hướng dẫn trẻ đọc sách như thế nào?
Phương pháp rất đơn giản, chỉ cần cha mẹ, thầy giáo khéo lợi dụng
thời gian ngoài giờ lên lớp để hướng dẫn, khích lệ, khen ngợi để
trẻ đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc cho
suông, rồi trẻ sẽ học thuộc lòng được một cách nhanh chóng. Nếu cha
mẹ có thể tranh thủ thời gian hướng dẫn trẻ và cùng đọc với trẻ
thì không chỉ bản thân lợi ích mà đồng thời cũng là một hoạt động
rất tốt giúp con mình trưởng thành. Căn cứ vào kinh nghiệm của những bậc
cao niên từng trãi, nếu có thể lợi dụng mười năm có sự ghi nhớ tốt
này của trẻ, mỗi ngày bỏ ra ba mươi phút đọc tụng và thường duy trì
như thế sẽ học thuộc lòng hài mươi, ba mươi cuốn sách là chuyện dễ
dàng, và lại có thể lợi dụng kỳ nghĩ đông, kỳ nghĩ hè để tăng cường
học tập (Nếu vị nào chưa quan tâm đến giáo dục trẻ em, bồi dưỡng
trí đức xin xem tác phẩm “Nhi đồng đọc kinh giáo dục thuyết minh thủ
sách”_Sổ tay nói về cách giáo dục trẻ độc kinh_của Bác sĩ Vương Tài
Quý, trong sách nói rất kỹ và sâu)
- III. Giai đoạn thứ ba: Tuổi thiếu niên nuôi
chí_cổ vũ lý tưởng gánh vác trọng trách.
- Thanh thiếu niên sau mười ba tuổi, tri thức dần
mở, khả năng lý giải cũng đã có biểu hiên phát triển, dần dần thoát
ra ngoài sự chăm lo bao bọc của cha mẹ. Đây chính là lúc tinh thần phấn
đấu tự lực học tập, lúc này nên tiến đến giai đoạn “thiếu niên
dưỡng chí” dưỡng chí là sự cổ vũ các trẻ hăng hái theo đuổi lý tưởng
thanh cao; bồi dưỡng chí hướng cao rộng.
- Khổng tử nói: “Ngô thập ngũ hữu chú vu học”
(ta mười lăm tuổi để tâm vào việc học) câu này là tấm gương sáng để
thanh thiếu niên Trung Hoa lập chí học tập. Ở trong nước (Trung quốc) độ
tuổi thanh thiếu niên là ở bậc trung học, cao đẳng, ngoài những môn học
chính khoá của trường và các môn học về khoa học đặc biệt hứng thú,
chúng ta nên đề nghị với các bậc cha mẹ, thầy giáo nên chuẩn tuyển
chọn hoặc cung cấp sách báo ngoại khoá khuyến khích học sinh xem đọc,
chẳng hạn như các loại sách liệt kê dưới đây:
- 1. Chuyện
viết về các vĩ nhân trong và ngoài nước, xưa cũng như nay.
- 2. Các
gương trung hiếu khí tiết của bao đời để lại, và các chuyện xưa về
gương nhân quả báo ứng.
- 3. Các
hành vi, việc làm biểu hiện sự kiên chí, các trường hợp nổ lực làm
việc, không ngừng phấn đấu.
- Các loại sách trên nếu tạo điều kiện cho các
em tiếp xúc nhiều, để chúng đọc kỹ thì tự chúng sẽ tìm thấy thần
tượng của chính mình và ý muốn lập chí noi theo thần tượng ấy. Như
thế sẽ có sự khích phát rất lớn, tạo nên ý chí hào hùng: “Có người
làm được, ta cũng làm được”. Có được sức mạnh tinh thần lớn lao
như vậy thì không chỉ dừng lại ở tuổi thanh thiếu niên nhiệt thành lập
chí mà còn tạo lập được một niềm tin nhiệt thành lập chí mà còn tạo
được một niềm tin hướng thượng vững chắc ở chúng. Nhân vì thanh thiếu
niên đang ở giai đoạn hình thành cho mình một định hướng tương lai nên
lúc này rất cần nhận ra được nhân vật thần tượng của mình để cổ
vũ khích lệ lý tưởng gánh vác trọgn trách lớn lao và dũng khí phấn đấu
giữ vững lý tưởng.
- IV. Giai đoạn thứ tư: Bồi dưỡng đức hạnh
cho người trưởng thành_Thăng tiến cuộc đời bằng việc làm chân thật
chánh đáng.
- Sau khi thành viên bước vào xã hội, phát huy sở
trường của mình, tạo dựng gia nghiệp và gắng sức tìm cầu một cuộc
sống tự lập, tiếp thêm một bước tiến nữa là hướng dẫn người đi
sau. Thế rồi cùng mọi người giao tiếp đối đãi ngày càng tăng nhiều,
công việc ngày càng phức tạp rất khó chu toàn như ý. Nhân đó phải thường
xét lại những điều khiếm khuyết, thiếu hỏng của chính mình, tự mình
cố gắng cải đổi để cầu tiến bộ, dù ở nơi nào cũng lấy sự thành
tâm chánh ý để tiếp đãi mọi người, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người
khác để tích thiện bồi đức.
- Lại cần nhận chân lĩnh hội một cách sâu sắc
rằng: Cái tôi chỉ là hạt cát giữa biển xanh, kiến thức của mình chẳng
qua chỉ là một giọt giữa biển học vô bờ. Như thế mới có thể thường
giữ lòng khiêm cung, noi gương tinh thần của tiến sĩ Viên Liễu Phàm đời
Minh để cải lỗi, tích thiện khiêm đức mà nâng cao thực chất của
mình, đồng thời để trong sạch hoá xã hội. Song nói đến chuyện tu đức
lập nghiệp thì không cùng tận, vả lại “Tam nhân đồng hành tất hữu
ngã sư” (ba người cùng đi ắt có một người là thầy ta). Tuỳ lúc, tuỳ
nơi đều có thể gắng sức tu tập, cốt chỉ cuộc đời ta có thể theo
đó mà thăng tiến thành đạt. Thế giới chúng ta ngày một đổi mới, nên
bồi dưỡng đức hạnh ở tuổi thanh niên, thật là một việc làm hướng
thượng vô hạn, suốt cả cuộc đời không có thời kết thúc. (Tiến sĩ
Viên Liễu Phàm đời Minh lúc về già đã viết ra bốn chương để răn bảo
con cháu lấy tên là “Liễu Phàm Tứ Huấn” đời sau lấy sách này lưu
truyền rộng rãi và được ca ngợi sách quý gia truyền, thật là một tác
phẩm độc đáo cần nên độc kỹ vài ba lần)
- Nếu như xã hội chúng ta là một vườn hoa lớn
thì trẻ em là những mầm non mới nhú khỏi mặt đất, cần phải có sự
nâng niu chăm sóc của cha me. Nếu lấy bốn giai đoạn giáo dục làm chất
liệu bồi dưỡng tưới tắm cho mầm non, tin chắc rằng không lâu xa trong
vườn hoa lớn ấy những mầm non sẽ trổ ra những cành tươi thắm, kết
trái thật chắc hiến tặng mọi người…
- Quảng An dịch
- Lời người dịch:
- Vấn đề giáo dục là một trong những vấn đề
được coi trọng hàng đầu của đất của tất cả các nước trên thế
giới, bởi nhờ giáo dục mới sản sinh được nhân tài để phục vụ,
duy trì đất nước. Việt Nam cũng hết sức chú trọng vấn đề này, song
do ảnh hưởng của trào lưu thời đại, tác dụng mặt trái của khoa học
vật chất đã làm suy giảm nền văn hoá đạo đức truyền thống bản sắc
của dân tộc, rất nhiều người có học vấn cao nhưng thiếu văn hoá. Đặc
biệt là tầng lớp thanh thiếu niên học sinh hạnh kiểm ngày nay càng sa
sút. Nhận biết điều này từ lâu, các cơ sở giáo dục đã đề ra: “Tiên
học lễ, hậu học văn”, song thấy hiệu quả chưa nhiều.
- Tham khảo bài viết trên, tôi thấy rằng giáo dục
thật là một chiến lược kéo dài suốt cả cuộc đời con người, lúc
còn nhỏ thì phải nhờ người khác giáo dục nhưng đến lúc nào đó thì
tự mình phải giáo dục, tự mình phải bồi dưỡng cho chính bản thân
mình. Bài viết đưa ra bốn giai đoạn giáo dục liên đới, đặt biệt giáo
dục theo mô thức này là hướng vào gốc, trực tiếp tác động đến tâm
tánh, cải đổi bản chất, như thế chất lượng giáo dục hẳn phải đạt
kết quả tốt về cả hai mặt Trí và Đức.
- Bài này tuy là người Trung Quốc đề cập đến
vấn đề giáo dục với đất nước họ, song thiết nghĩ đây là một tài
liệu cần nên tham khảo cho những ai quan tâm đến giáo dục và chúng ta
có thể áp dụng một cách linh động trong hoàn cảnh đất nước mình,
trong hoàn cảnh của từng gia đình.
http://www.buddhismtoday.com/viet/giaoduc/bongiaidoan.htm
|
|