- Tại
sao Đức Phật sinh ngày mùng 08 - 04
- mà lấy
ngày Phật Đản là 15 – 04 ?”
Nhat Thanh hỏi:
Nam Mô A Di
Đà Phật
Con Nhat
Thanh kính chào quý Thầy.
Cho con mạo
muội hỏi một câu: “Tại sao Đức Phật sinh ngày mùng 08 - 04 mà lấy
ngày Phật Đản là 15 – 04 ?”
Con cảm ơn
quý Thầy nhiều.
Phật tử
Nhat Thanh.
Tô Khắc Trung hỏi:
Con xin
chào quý Thầy trong Ban Hộp Thư Phật Học. Con là Trung xin hỏi một câu như
sau: Tại sao Đức Phật sinh ngày 08 - 04 mà lấy ngày Phật Đản là 15 – 04 ?
Con cảm
ơn quý Thầy nhiều.
Con,
Trung.
*******
Xin chào
Phật tử Nhat Thanh và Phật tử Trung,
Hai hệ văn
học chính Pali của Phật giáo: Pali và Sanskrit đều
ghi là Đức Phật đản sanh nhằm ngày trăng tròn tháng Vesak. Theo lịch Ấn
Độ, tháng Vesak tương đương với tháng 4 âm lịch Trung Hoa và những nước
chịu ảnh hưởng nền văn hoá Trung Quốc, trong đó có cả Việt Nam. Do đó,
ngày đản sinh của Đức Phật phải là ngày trăng tròn tháng 04 âm lịch,
chứ không phải là ngày 08 -04 âm lịch. Nhưng trong sử Phật giáo Trung Quốc,
từ các loại sách Sơ Đẳng Phật Học Giáo
Khoa Thư cho đến các bộ sử hoặc truyện của các Cao Tăng cso liên hệ
đến ngày Phật đản đều ghi lễ kỷ niệm Đức Phật đản sanh vào
ngày 08 - 04 âm lịch. Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo Trung
Quốc rất lớn, do đó cũng lấy ngày 08
- 04 âm lịch làm ngày kỷ niệm đản sanh của Đức Phật.
Rất tiếc
là nền văn học Ấn Độ lúc bấy giờ không chú trọng đến văn học sử
nên ngày đản sinh của Đức Phật không được ghi cụ thể, thậm chí năm
sinh cũng không được xác định. Năm sinh và năm nhập Niết-bàn của Đức
Phật đã từng là đề tài cho các học giả lớn ở phương Tây phải mất thời gian nghiên cứu và tranh luận
rất nhiều, nhưng cuối cùng cũng không ai thuyết phục ai! Ví dụ cuốn When Did the Buddha Live ? The Con troversy on the
Dating of the Historical Buddha được Heinz Bechert biên tập, nhà xuất bản
Sri Satguru Publications tại Delhi xuất bản vào năm
1995. Các học giả lớn trong tuyển tập này cũng chỉ đưa ra các
giả thuyết tương đối và tuỳ theo cách tiếp cận của mỗi người, chứ
không có đưa ra một bằng chứng lịch sử chắc chắn, xác quyết nào. Do đó, chúng ta tạm chấp nhận sự không
chính xác này.
Lại nữa,
theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc và những nước chịu ảnh hưởng
văn hoá Trung Quốc đều kỷ niệm Đức Phật đản sanh vào ngày 08 - 04, kỷ
niệm Đức Phật thành đạo vào ngày 08 -12 và kỷ ngày Đức Phật nhập
Niết Bào vào ngày 15 – 02 âm lịch. Nhưng theo truyền thống các nước
theo truyền thống Phật giáo Thượng Toạ Bộ như Tích Lan, Miến Điện, Thái
Lan, Lào, Cam Pu Chia đều làm lễ kỷ niệm chung cho ba sự kiện trọng đại
của Đức Phật, đó là Đức Phật đản sanh, thành đạo và nhập Niết-bàn,
gọi chung là “Lễ Tam Hợp” (The Triple
Festival). Các nước theo truyền thống Thượng Toạ Bộ thường hay dùng
cụm từ “Vesàkha Puja” (Lễ hội của
tháng Vesak” hoặc “Vesàkha Pun.n.amiya”m” nghĩa là “ngày
trăng tròn của tháng Vesak” Phật
giáo Tây Tạng thuộc Phật giáo Đại Thừa nhưng lại chịu ảnh hưởng Phật
giáo Thượng Toạ Bộ về phương diện này. Do đó, Phật giáo Tây Tạng cũng
tổ chức chính thức ngày Phật đản sanh, thành đạo và Niết-bàn vào
ngày trăng tròn tháng Vesak của Ấn Độ, tính theo dương lịch nhằm ngày
26 tháng 5, tương đương với ngày rằm của Việt Nam. Vì cách tính thiên văn
học của mỗi nước khác nhau, nên đôi khi các năm có sự chênh lệch một
hai ngày, thỉnh thoảng chênh lệch một tháng vì năm đó có tháng nhuần.
Các nước theo truyền thống Nam truyền vì an cư mùa mưa sau Phật đản 2
tháng nên nếu có tháng nhuần vào tháng tư thì họ tổ chức lễ Phật đản
trước. Còn ở Việt Nam, nếu các tháng 4, 5 hoặc tháng 6 bị nhuần thì chúng ta tổ chức Phật đản vào tháng 4
sau, vì lễ an cư đi liền sau khi lễ Phật đản nên phần lớn đều tổ
chức tháng sau cho tiện.
Phật tử
có thể bấm vào phần Đức Phật và Phật
Pháp, mục Phật
Đản xem thêm các bài khảo cứu hoặc
các bài dịch để nắm thêm thông tin, lịch sử về vấn đề này.
Chúc quý Phật tử thân tâm nhiều an lạc và làm được
nhiều thiện sự trong mùa Phật đản này.
http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/ngayphatdan.htm