- Công thức năng lượng của
Einstein phải sửa đổi
- (The Twin paradox)
- Lê Văn Cường
Theo thông tin tại các tạp chí Khoa
học quốc tế, vừa qua ( tháng 10/2007) các nhà khoa học Canada công bố đã
chứng minh bằng thực nghiệm: thời gian trôi tại hệ chuyển động nhanh đã
dãn ra đúng như Thuyết tương đối hẹp của Einstein công bố vào năm 1905.
Như vậy là bài toán chứng minh thời
gian dãn ra trong sách giáo khoa về vật lý: Physics & principles
(1) là đúng.
Chúng ta có thể xem bài chứng minh:
sử dụng thiết bị thực nghiệm đo thời gian thông qua sự truyền của ánh sáng
tại trang 551 và 552 như sau:
“Phụ lục A: 4 ý nghĩa của
thời gian
Einstein đã lưu ý rằng định đề về
thời gian được xem như một nghịch lý. Cùng là sự trôi của thời gian, nhưng
ở những vị trí hoàn cảnh khác nhau thời gian trôi sẽ khác nhau.
Thời gian, Einstein nói, là một cái
gì đó được đo bằng đồng hồ. Chúng ta hãy xem xét một chiếc đồng hồ đặc
biệt được đặt trên con tầu vệ tinh. Từ sàn đến trần của vệ tinh có chiều
cao là Ls .Tại sàn vệ tinh ta đặt một chiếc đèn có thể bật tắt
những tia sáng và có một người kiểm tra giám sát tại đó. Trên trần vệ tinh
có gắn một chiếc gương. Ánh sáng khi ta bật đèn sẽ di chuyển tới gương rồi
phản xạ lại chỗ người kiển tra giám sát. Người giám sát phát khởi bật đèn
sản sinh ra những tia sáng. Mỗi một tia sáng chớp sáng giống một tíc tắc
của đông hồ. Đây không phải là đồng hồ để giải trí mà là đồng hồ minh họa
một nguyên lý căn bản. Các nhà du hành ngồi trên con tầu vệ tinh khi chưa
chuyển động để ý tới đồng hồ sẽ thấy rằng thời gian giữa những tíc tắc là
ts , sẽ bằng với khoảng cách di chuyển của ánh sáng là 2Ls
, được chia với tốc độ ánh sáng là c , nên ts=2Ls/c
hoặc cts=2Ls .
Nếu vệ tinh chuyển động với vận tốc
v theo phương vuông góc với phương từ sàn tới trần của vệ tinh, thì những
người quan sát đứng trên trái đất cũng sẽ trông thấy toàn bộ các thiết bị
thực nghiệm trên vệ tinh. Khi đèn được bật, ánh sáng sẽ xuất phát và di
chuyển tới gương, thời gian trôi là tm , đồng thời gương cũng
di chuyển với khoảng cách là vtm . Như xem trong hình A-2 ,
một phần của ánh sáng sẽ di chuyển trên cạnh huyền của tam giác có chiều
cao là Ls hoặc cts/2 và cạnh đáy là vtm.
Vì ánh sáng di chuyển với cùng một vận tốc c đối với mọi người quan sát,
nên khoảng cách di chuyển sẽ là ctm . Theo định lý Pitago ta
thấy:
Thời gian từ gương di chuyển trở lại
người quan sát bằng với từ đèn tới gương. Đặt te là thời
gian giữa những “tíc tắc” được đo từ người quan sát trên trái đất. Khi đó
te=2tm
.
Vận tốc v luôn nhỏ hơn c nên mẫu số
luôn nhỏ hơn, do đó te luôn lớn hơn ts Người quan
sát đứng trên trái đất đo thời gian trôi thấy đồng hồ đặt trên vệ tinh khi
nó chuyển động chạy chậm. Điều này gọi là thời gian dãn ra” .
Hình A-2
Thiết bị thực nghiệm đo thời gian trôi
thông qua sự truyền của ánh sáng.
Chú ý:
Chúng ta nhận thấy ts là thời
gian trôi tại hệ đứng yên (Clock at rest) và te là thời gian
trôi tại hệ chuyển động (Moving clock).
vì γ= nên te = ts.γ
(γ gọi là hệ số dãn )
Căn cứ vào bài chứng minh thời gian
dãn ra trên, chúng ta thấy không gian được biểu thị bằng khoảng cách với
đơn vị đo là km tại hệ chuyển động cũng dãn ra. Đồng thời vận tốc ánh sáng
tại hệ chuyển động cũng khác với vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên và công
thức năng lượng tương đối: Er=mo.γ.c2 của
Einstein sẽ phải sửa đổi thành: Er=mo.γ.co2.γ2
. (Trong đó co=c gọi là vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên và γ
là hệ số dãn). Điều này được chứng minh như sau:
Trước hết, chúng ta nhận thấy tại hình
A-2, ls=2Ls=c.ts là khoảng cách truyền
của ánh sáng tại hệ đứng yên và le=c.te được viết
lại cho dễ phân biệt là le=cr.te , là
khoảng cách truyền của ánh sáng tại hệ chuyển động.
Từ hình A-2 , nếu ta gọi
ts=so ; ls=2Ls=cts=300.000kmo
là đơn vị của không gian, thời gian và là thành phần của vận tốc ánh sáng
c=co tại hệ đứng yên, vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên sẽ là
c=co= 300.000kmo/so ;
Và te=2tm=sr
, le= cr.te =300.000kmr là đơn
vị của không gian, thời gian và là thành phần của vận tốc ánh sáng cr
tại hệ chuyển động, vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động sẽ là cr=300.000kmr/sr
.
Cũng từ hình A-2, Vì Einstein nhận
thức vận tốc ánh sáng là tuyệt đối không đổi nên ta thấy le=2ctm=cte
, và vì c=300.000kmo/so
do vậy le=
300.000kmo/so.2.tm=300.000kmo/so.te
.
Vì đơn vị đo vận tốc kmo/so
tại hệ đứng yên trong đó có đơn vị đo thời gian ts=so
khác với đơn vị đo thời gian te=sr của hệ chuyển
động, nên khoảng cách truyền của ánh sáng tại hệ chuyển động le
chỉ tính được khi đơn vị đo vận tốc kmo/so đổi thành
kmr/sr hoặc đơn vị đo thời gian te đổi
thành ts.γ . Einstein bị nhầm chỗ này, bởi không nghĩ ra việc
đổi đơn vị từ hệ này sang hệ kia. Hoặc có thể Einstein bị nhầm khi tính
toán: .
Tuy nhiên, tại thiết bị thực nghiệm
đo thời gian của hình A-2 vẫn đúng khi ta coi c chỉ là c=300.000 là không
đổi đúng ở mọi hệ quy chiếu, nhưng đơn vị km/s của c=300.000 phải đổi theo
thời gian, không gian của từng hệ quy chiếu.
Khi đó vì te=sr nên
le=300.000kmr/sr.te =300.000kmr.
Hay vì te=ts.γ và ts=so
nên le=300.000kmo/so.ts.γ
=300.000kmo.γ = ls.γ
Vì le=ls.γ nên rõ
ràng là không gian truyền của ánh sáng tại hệ chuyển động cũng dãn ra. Vận
tốc ánh sáng tại hệ chuyển động cũng như tại hệ đứng yên đều phải tính
bằng khoảng cách ánh sáng đã đi được chia cho thời gian. Do đó, vận tốc
ánh sáng tại hệ chuyển động sẽ là:
Hoặc chúng ta có thể tính vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động theo cách
khác. Từ cr=le/te , le=2ctm
, ls=cts và te=ts.γ :
Nên
→ cr=co.γ
( kmo/so < kmo.γ
/so.γ = γ.kmo/so → co
< cr = co.γ ).
Kết quả như vậy vì không gian, thời
gian là thành phần của đơn vị vận tốc. Chúng ta có thể xem đồ thị thành
phần của không gian, thời gian và vận tốc cũng như đồ thị toạ độ của vận
tốc ánh sáng như sau:
Từ đồ thị toạ độ của vận tốc ánh sáng như
trên, chúng ta có thể lập đồ thị của vận tốc ánh sáng cho các hệ quy
chiếu có không gian và thời gian khác nhau như sau: (2)
Có một điều rất dễ gây nhầm lẫn đối
với mọi người, hoặc có thể chính Einstein cũng bị nhầm khi tính toán:
. Nếu tính toán v=v’ như vậy thì vẫn đúng trong toán
học về việc giản ước γ giữa tử số và mẫu số, nhưng lại không đúng về ý
nghĩa vật lý đã xảy ra tại hệ quy chiếu chuyển động. Vì giản ước như thế
nghĩa là không có sự biến đổi không gian và thời gian tại hệ chuyển động.
Hãy tưởng tượng rằng: tại hệ chuyển động có không gian: km.γ và thời gian:
s.γ , người quan sát trên đó chỉ thấy có vận tốc ánh sáng có đơn vị là
km.γ/s.γ chứ không phải đơn vị là km/s, do đó không thể giản ước hệ số
dãn γ được. Nếu so sánh giữa vận tốc v có đơn vị km/s tại hệ đứng yên có
không gian là km và thời gian là s với vận tốc v’ có đơn vị km.γ/s.γ tại
hệ chuyển động có không gian là km.γ và thời gian là s.γ , ta thấy chúng
chỉ đồng dạng với nhau chứ không bằng nhau. Nên:
→ v’ > v , nếu như γ > 1
Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta có
thể kết luận vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động là: cr=co.γ
, chứ không phải là: c .
Chúng ta đưa ra v’> v không phải để
làm phức tạp vấn đề mà để nói lên giá trị độ lớn của ánh sáng co.γ
tại hệ chuyển động khác với giá trị độ lớn của ánh sáng co=c
tại hệ đứng yên. Từ đó mới thấy được sự vô lý của công thức năng lượng
tương đối của Einstein: Er=mo.γ.c2 , (công
thức này mô tả khi hệ chuyển động cực nhanh sẽ gây ra hiệu ứng biến đổi
khối lượng, không gian và thời gian của hệ quy chiếu. Do có hiệu ứng biến
đổi, nên tại hệ chuyển động nhanh khối lượng m của hệ đứng yên gọi là khối
lượng nghỉ mo được nhân với hệ số dãn γ. Cũng vì nhận thức vận
tốc ánh sáng là hằng số không thay đổi nên vận tốc ánh sáng vẫn giữ nguyên
là c ).
Nếu vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển
động vẫn là c và công thức năng lượng tương đối vẫn giữ nguyên như vậy ,
thì điều này không những tự nó đã mâu thuẫn với việc phát biểu của
Einstein là tại hệ chuyển động có sự thay đổi của không gian (km) và thời
gian (s) , mà còn mâu thuẫn với chính tiên đề thứ hai của Einstein rằng:
vận tốc ánh sáng là hằng số không thay đổi trong “chân không”. Vì rằng ở
cả hai hệ đứng yên và chuyển động của Einstein không có cái gọi là “chân
không” mà chỉ có không gian chứa trường hấp dẫn của chính hệ đó biểu hiện
bởi khối lượng m. Tại sao trong công thức năng lượng tương đối, hệ đứng
yên có khối lượng là mo và tại hệ chuyển động có khối lượng là
γ.mo ? Khối lượng đặc trưng cho trường lực hấp dẫn trong không
gian, trường lực hấp dẫn trong không gian không giống nhau, vậy “chân
không” tại hệ đứng yên khác với “chân không” ở hệ chuyển động chăng ?
Tại hệ đứng yên có khối lượng mo
thì trường hấp dẫn chứa trong không gian xung quanh hệ đứng yên phải là G
và tại hệ chuyển động có khối lượng được tăng lên mo.γ thì
trường hấp dẫn chứa trong không gian xung quanh hệ chuyển động phải là G.γ
. Cái từ “chân không” ở đây vô nghĩa, nó như ám chỉ là khoảng không gian
trống rỗng chẳng có cái gì có thể làm cho vận tốc ánh sáng thay đổi, làm
cho biết bao nhiêu người lỗi lạc bị lạc hướng tư duy để rồi bị nhầm lẫn
theo: coi vận tốc ánh sáng là hằng số tuyệt đối.
Như trên đã chứng minh vận tốc tại hệ
chuyển động là cr=co.γ , nên ta có thể phát biểu:
tại hệ đứng yên có khối lượng là mo thì ánh sáng truyền trong
không gian chứa trường hấp dẫn G với vận tốc là co , và tại hệ
chuyển động nhanh có khối lượng tăng lên là mo.γ thì ánh sáng
truyền trong không gian chứa trường hấp dẫn G.γ với vận tốc là cr=co.γ
. Hoặc có thể phát biểu khái quát rằng: vận tốc ánh sáng truyền trong
trường hấp dẫn, khi trường hấp dẫn thay đổi từ G thành G.γ thì vận tốc ánh
sáng cũng thay đổi từ co thành cr=co.γ.
Do vậy công thức năng lượng tương đối
của Einstein (năng lượng của hệ chuyển động nhanh gây hiệu ứng biến đổi
khối lượng, không gian và thời gian của hệ): Er=mr.c2
=moγ.c2 phải được sửa cho đúng là: Er=mr.cr2=mo.γ.co2.γ2
.
Có sửa đổi công thức năng lượng tương
đối như trên thì tính tương đương giữa các hệ quy chiếu mới đúng như tiên
đề đã nêu, cũng như đúng với quy luật vật lý diễn ra tại hệ đứng yên và
tại hệ chuyển động thẳng đều là như nhau dù là vận tốc của hệ chuyển động
thẳng đều có lớn bằng vận tốc ánh sáng của hệ đứng yên. Công thức Eo=mo.co2
tương đương với công thức Er=mr.cr2
chứ không tương đương với công thức Er=mr.co2
. Sửa công thức như thế thì giữa ông Newton với ông Einstein mới không bị
khập khiễng và trong khoa học vật lý mới có quyền phát biểu rằng: vận tốc
ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính
trong toàn vũ trụ, nhưng phải tính theo đơn vị không gian và thời gian của
từng hệ quy chiếu quán tính.
Vấn đề vận tốc ánh sáng tại các hệ
quy chiếu khác nhau thì khác nhau, hay nói cách khác vận tốc ánh sáng thay
đổi khi trường hấp dẫn thay đổi, có thể minh hoạ như hình vẽ sau:
Trong vật lý lượng tử, các hạt cơ bản
khi chuyển động cực nhanh sẽ tăng khối lượng và như vậy trường hấp dẫn của
nó tăng lên. Nếu bán kính của hạt cơ bản, ví dụ như electron khi đứng yên
có bán kính là r , thì khi chuyển động nhanh gây hiệu ứng biến đổi bán
kính của nó sẽ là γ.r. Chúng ta không thể nhìn thấy vận tốc ánh sáng: cr=
γ.c trong trường hấp dẫn của electron, nhưng chúng ta sẽ thấy không thể có
vận tốc ánh sáng: c trong khu vực bán kính γ.r của electron:
Kết luận:
Từ khi ra đời thuyết Tương đối (năm
1905) đến nay, có thể nói gần như cả nhân loại chúng ta bị nhầm theo cái
tiên đề thứ hai trong thuyết Tương đối của Einstein rằng: vận tốc ánh sáng
là hằng số tuyệt đối không đổi trong “chân không”...
Thực tế thì không có cái “chân không”
vô nghĩa hay trống rỗng không có gì, mà chỉ có cái “chân không” chứa
trường hấp dẫn của từng hệ quy chiếu. Cái “chân không” của hệ đứng yên
khác với cái “chân không” của hệ chuyển động gây hiệu ứng biến đổi, chính
cái công thức năng lượng tương đối: Er=mo.γ.c2
của Einstein đã chỉ ra như thế.
Tuy nhiên về cơ bản thì thuyết Tương
đối của Einstein là đúng nếu ta sửa lại tiên đề thứ hai cho phù hợp. Sửa
lại thế nào? Chỉ có thể phát biểu lại tiên đề rằng: vận tốc ánh sáng không
phải là hằng số tuyệt đối không thay đổi. Vận tốc ánh sáng thay đổi khi
không gian chứa trường hấp dẫn của hệ quy chiếu thay đổi.
Nhưng có lẽ tốt nhất là nên thay tiên
đề thứ hai bằng tiên đề mới như sau: Vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng
300.000 km/s trong không gian của từng hệ quy chiếu quán tính, và trong
tất cả các hệ quy chiếu quán tính trong toàn vũ trụ ba yếu tố vật lý Không
gian (km), thời gian (s) và vận tốc ánh sáng (km/s) liên quan trực tiếp
với nhau. Nếu có sự thay đổi thì cả ba yếu tố này phải cùng thay đổi để
tạo ra sự tương đương giữa các hệ quy chiếu.
Đồng thời với việc phát biểu lại tiên
đề, công thức năng lượng tương đối: Er=mr.c2
hoặc Er =mo.γ.c2 của
Einstein chưa đúng phải sửa lại cho đúng là: Er=mr.cr2
hoặc Er=m o.γ.co2.γ2
.
Hôm nay chúng ta không sửa tiên đề về
vận tốc ánh sáng là hằng số tuyệt đối trong “chân không” và công thức năng
lượng tương đối này thì trong tương lai, thế hệ sau chúng ta nhất định sẽ
phải sửa. Vì từ những cái chưa đúng đó có thể sẽ dẫn dắt tới những nhận
thức chưa đúng khác trong khoa học, nhất là lĩnh vực vật lý ứng dụng trong
các lò phản ứng hạt nhân nguyên tử và vật lý thiên văn, nhận thức về vũ
trụ.
Ghi chú:
-(1):
Sách vật lý: Physics & principles xuất bản tại Merill
publishing company-Colombus,
Ohio 43216
-(2): Ở đây chúng ta chỉ sử dụng chương
trình toán học sơ cấp và cơ bản để dễ hiểu. Nếu toán học sơ cấp và cơ bản
mà còn sai hoặc nhầm thì dù toán học cao cấp phức tạp theo kiểu gì chăng
nữa cũng không thể đúng.
Đồ thị vận tốc dùng để mô tả ở trên
là đồ thị vận tốc hiện đang được giảng dạy về môn vật lý trong chương
trình lớp 10 PTTH tại Việt nam.
Hà nội, ngày 22/11/2007
Lê Văn Cường
http://www.buddhismtoday.com/viet/kh/congthu_Einstein.htm