Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
TÂM LINH VÀ KHOA HỌC TRONG PHẬT PHÁP

4. THỜI GIAN CHUYỂN HÓA THÀNH KHÔNG GIAN

 THỜI GIAN BIẾN KHÔNG GIAN

Thời gian có thể biến thành không gian ư ? Ấy là bắt đầu tư tưởng kỳ lạ của ông Einstein. Theo kết luận của ông cho là lý luận này có tính khả thi, nhưng cần đặt ra một "mức lượng" thích đáng cho sự chuy?n biến, gọi là "mức lượng thời không". Việc này đối với người thường rất khó lý giải: Thời gian chẳng thể thấy được biến thành không gian có thể thấy chăng ? Thật là tư tưởng kỳ lạ khó tưởng tượng.

 BƯỚC DẠO CỦA THỜI GIAN

Khoa học kỹ thuật ngày nay của loài người đã phát triển đến mức độ rất cao, nhưng chỗ khó là đối với mức độ nhận thức về thời gian vẫn còn thấp kém, nên khi nghe đến lý luận " thời gian có thể chuyển biến thành không gian" của ông Einstein thì cảm thấy bất khả tư nghì, ấy là vì người địa cầu nơi không gian ba chiều chỉ cảm nhận mọi sự vật bằng ngũ giác quan, khó mà nhận biết sự huyền bí của thời gian.

Sau đây là những danh từ mô tả về khái niệm thời gian:

Thời gian

Vật chất hư thái

?n nghi

Vật chất hổn độn

Vật chất ẩn tánh

Cơ nhân năng lượng

Hư tử

Làn sóng tin tức

Khí

Đạo

Vật chất Ether

Trong sự kiện dĩa bay "Andison" chấn động thế giới kia, sinh linh trí tuệ hành tinh nói với ông ấy rằng "khái niệm về thời gian của người địa cầu các ông khác hẳn với chúng tôi". Theo nguời hành tinh kể thì thời gian có tính co dãn, có bề mặt bề trái, có xuôi có ngược. Lời này đối với chúng ta thật cảm thấy bất khả tư nghì biết bao!

Nhưng nếu chiếu theo nguyên lý vô cực, chỉ cần chúng ta dùng siêu ngũ giác quan tìm hiểu lý luận nội dung của thời gian, thì có thể nhất trí với lời nói của người hành tinh.

 KHÁI NIỆM THỜI GIAN CỦA NGƯỜI ĐỊA CẦU BA CHIỀU

Ông Newton nói về thời gian dụ như nước suối chảy theo một chiều. Sự hiểu biết của ông ấy cũng là sự cảm nhận của ngũ giác quan chúng ta; đó là cảm nhận hợp lý của khoa học địa cầu ba chiều này, chẳng có gì đặc biệt. Bởi vì vật chất hiển tánh thật-hạt-tử vận động nơi thế giới tốc độ thấp, cho thời gian là một con số chẳng thể biến đổi, chẳng có xuôi ngược, hôm nay qua rồi chẳng thể trở lại ngày hôm qua; thời gian trôi qua một năm giữa người này và người kia đều giống nhau, nghĩa là sự vận động của vật chất hiển tánh chẳng nhanh chậm biến đổi, cũng như người xưa không có đồng hồ, cuộc sống trải qua yên ổn như thường.

Do đó, nếu xảy ra sự vật đối với thời gian có quan hệ trực tiếp đến biến đổi chuyển hóa thì thường bị coi là việc kỳ lạ và thần thoại, như trong không gian ba chiều lại xuất hiện sự vật liên quan đến không gian bốn chiều sẽ bị xem là việc mê tín.

 MỘT VẬT HUYỀN BÍ

Chúng tôi đem thời gian xếp thành chiều không gian thứ tư, nghĩa là nơi không gian ba chiều :dài, rộng, cao, thêm vào chiều thứ tư là chiều thời gian, có năng lượng biến chuyển mà chẳng thể thấy, chẳng thể mò, khác hẳn với không gian; ánh sáng chiếu trên thời gian chẳng thể chứng tỏ sự tồn tại của nó, vì ngũ giác quan chẳng thể phát hiện, thuộc về một vật huyền bí.

Nếu đưa chúng tôi vào một vệ tinh xoay vòng ngược hướng với quả địa cầu mà không cho chúng ta xem đồng hồ, bất cứ lúc nào cũng nhìn thấy mặt trời ở trên đầu, như vậy trải qua một khoảng thời gian thì khái niệm ngày tháng sẽ bị đánh mất, đối với thời gian chỉ có cảm giác mơ hồ, khi ấy sẽ xảy ra hiện tượng "trong núi chẳng có lịch, bốn mùa đều chẳng biết".

Nếu nói không gian là thế giới hiển tánh, thì thời gian là thế giới ẩn tánh, từ đó sẽ xuất hiện một sự vật tương đối giữa thế giới ẩn và hiển, tương tựa đối lập, y tựa lẫn nhau, chuyển hóa mâu thuẩn, chu kỳ chơn thường, hợp thành một vũ trụ vô cực gồm hai tánh ẩn và hiển.

Những sự tồn tại khách quan kể trên chẳng thể dùng ngũ giác quan nghiệm chứng, chỉ có thể cảm nhận bằng siêu ngũ giác quan, suy xét theo ẩn tánh tiến vào linh giới.

Đã xảy ra một việc cụ thể và qua sự điều tra như sau: Một em bé bị bệnh nặng, trong tình trạng hôn mê nhưng chưa dứt hơi thở, người nhà đặt em trên mặt đất trải qua 60 ngày và sống trở lại. Hỏi em về những ngày vừa qua ở đâu ? Làm gì ? Thì em kể ra y như thần thoại rằng: Em thấy được sự hoạt động của thần tiên, khi ấy đi lang thang chẳng mục đích và bước vào một thế giới vắng lặng, chẳng tìm ra đường về nhà. Sau đó có một bà lão bảo :" Con hãy về nhà đi, đến đây sớm quá làm chi", đồng thời chỉ cho em một cây cầu bảo em đi theo đó trở về, quả nhiên được về đến nhà và tỉnh lại.

Em bé dạo chơi nơi thế giới ẩn tánh 60 ngày mà thể xác vẫn chưa chết và hư thúi, sự việc rất hiếm có nhưng ai có thể nghiên cứu được !

Nơi em bé đi vào thuộc thế giới hư thái của thời gian. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, thế giới không gian gọi là Vũ, thế giới thời gian gọi là Trụ, hai chữ vũ trụ do không gian, thời gian, số lượng hợp thành, gọi là Vũ Trụ Vô Cực.

 THỜI GIAN CŨNG LÀ NĂNG LƯỢNG

Nếu nói thời gian là vật chất: Là vật chất hư thái, là vật chất hỗn độn chẳng chiếm không gian, là vật chất dạng làn sóng của tin tức.

Mô tả như thế vẫn chưa đủ; dù nói "vật chất" nhưng chỉ là năng lượng của thời gian, có thể gọi là tổ hợp nhân tử của năng lượng, tức là tin tức năng lượng trong biển năng lượng chẳng bờ bến.

Năng lượng này chẳng thể xem như năng lượng hiển tánh, như lời của Lão Tử nói " một vật thành sẵn trước trời đất", một vật chất mơ hồ trước khi vũ trụ chưa hình thành; một vật chất thái hư bất sanh bất diệt. Vật chất này ở nơi không gian ba chiều, chỉ xuất hiện theo hình thức hư thái của thời gian, chẳng thể nhận thức bằng ngũ giác quan của con người, miễn cưỡng gán tên gọi là "Đạo".

Mục lục : | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
                                PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 .

 


Vào mạng: 2-10-2004

Trở về mục "Phật giáo và Khoa học"

Đầu trang