Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
TÂM LINH VÀ KHOA HỌC TRONG PHẬT PHÁP

5. LUYỆN CÔNG KHÍCH THÍCH ĐÀO TẠO SIÊU NHÂN

 CƠ DUYÊN

" Số mệnh (mật mã tin tức sẵn có) nếu có tự sẽ có, đâu nhọc người ta uổng công lo". Ấy là quan điểm điển hình về túc mạng luận. Có người hỏi: "Người nào có thể làm nhà khí công ?" Trước tiên chúng ta phải căn cứ theo nguyên tắc của túc mạng luận: Nếu mật mã sinh mạng của chúng ta có nội dung này thì sớm muộn cũng được làm nhà khí công; nhưng có ai biết trước mật mã sinh mạng của mình đâu ? Ấy chỉ có thể tùy thuận tự nhiên, khỏi cần lo âu, cứ đợi cơ duyên đến. "Cố ý trồng hoa hoa chẳng nở, vô tâm cắm liễu liễu xum xuê", đây cũng là bảo người chẳng cần cố chấp tìm tòi, cứ thuận theo tự nhiên, Tục ngữ gọi là "sắp xếp tùy trời".

Nếu chỉ biết tùy trời đợi cơ duyên cũng không được, như thế quá bị động; chỉ hiểu theo túc mạng luận là nghiêng về một bên, cần phải tìm thêm mặt bên kia để hợp thành hai điểm song song bao gồm hai mặt ẩn hiển mới được.

Túc mạng luận nhấn mạnh "thành sự tại trời", chỉ nghiêng về một bên, chẳng phải toàn diện; cần đồng thời nhấn mạnh "mưu sự tại người", theo mặt này chủ động siêng năng đi tìm gặp cơ duyên mới được.

Nhiều nhà khí công chủ động tìm gặp cơ duyên như:

1/ Ông ấy biểu hiện tốt, được thầy chọn làm người thừa kế.

2/ Khổ luyện khổ học, tài đức song toàn, nhờ thầy dạy lại hơn cả thầy.

3/ Có bệnh cần chữa trị mà học khí công, bệnh lành rồi khí công cũng học được.

Rất nhiều người chủ động đi tìm học khí công mà trở thành nhà khí công, ấy đều thuộc " mưu sự tại người".

 ĐẮC KHÍ DO KÍCH THÍCH PHÁT KHỞI

Từ người bình thường trở thành người có công năng đặc biệt, mấu chốt ở nơi kích phát (kích thích phát khởi), tiềm năng của con người qua sự kích phát sẽ xuất hiện công năng đặc biệt, gọi là đắc khí. nói về đắc khí do tự nhiên kích phát, cũng là việc thường xảy ra: Như có người bị sét đánh, chết đi sống lại mà xuất hiện công năng xem thấu vật chướng ngại; có người sau cơn bệnh nặng chết rồi sống lại cũng xuất hiện công năng kỳ diệu; có người quá nóng giận hoặc bi thảm, chết đi sống lại rồi, bỗng phát hiện mình có công năng khác thường.

Những trường hợp do bị động mà tự nhiên đắc khí xuất hiện công năng, báo cho chúng ta biết về hiện tượng khí công chẳng phải huyền bí, là sự phản ảnh của tiềm năng ẩn nơi sinh lý tâm linh, có thể nhờ sự kích phát hiển hiện.

 KÍCH PHÁT DO TU TRÌ

Thế thì, ngoài việc "tự nhiên kích phát" còn có sự "nhân công kích phát" không ? Có, ấy là sự tu trì, là luyện công học công ngộ công. Hiện nay xã hội Trung Quốc nơi các tỉnh đều có mở lớp dạy khí công, ấy tức là nhân công kích phát.

Đặc điểm của nhân công kích phát là:

1/ Tạo cho ông một cơ duyên

2/ Giúp đở ông kích phát

3/ Đã nói là dùng "nhân công" thì chẳng thuận theo tự nhiên, vẫn còn chấp trước, nên sự thành công không nhiều.

ó người luyện công mười mấy năm, tiếp xúc mười mấy vị sư phụ khí công vẫn chưa đắc khí, chẳng thể phát công trị bệnh, tại sao ?

Nói ra thì dài dòng, nguyên nhân luyện công thất bại cũng phức tạp; như người có trình độ văn hóa cao thì tư tưởng Logic quá mạnh (hiển tánh quá thịnh), khó bề hồ đồ mà nhập định, thậm chí nữa tin nữa nghi, tự làm bế tắc, ý chí chủ quan mãnh liệt và cố chấp quan niệm cũ, tự cản trở tiến trình của sự kích phát, tập luyện lâu ngày chưa vào được cửa "khí". Hoặc như tánh ngộ quá kém, trí chẳng mở mang, cứ nhìn mèo vẽ cọp, chỉ động tác theo hình thức nên khó nhập tịnh chơn thật mà đắc khí.

Còn có người thì tạp niệm ùn ùn nổi dậy, thất tình lục dục quá thịnh, suốt ngày lăn lộn trong trần lao, chẳng buông chẳng tịnh chẳng thư dãn, khó kích phát được tiềm năng.

Tóm lại, tỷ lệ thành công của nhân công kích phát hơi thấp, vì ngược với tự nhiên, ấy cũng là chỗ khó vậy.

 KHAI NGỘ VỀ KHÍ CÔNG

Dù nói khó nhưng chẳng phải tuyệt đối không có khả năng, khai ngộ có thể xúc tiến sự tu trì. Theo quá trình tu học khí công, học công chẳng gọi là học công mà gọi là ngộ công, học được chỉ là hình thức bề ngoài, ngộ được mới đạt đến sự chơn thật bề trong.

"Vô sư tự thông, tự học thành tài" là ngộ; "nơi tịnh sanh huệ" là ngộ; " tư duy tịnh lự", "thiền định" là sự ngộ cao hơn. có người chẳng nhờ nhà khí công truyền dạy, chẳng có hình thức học tập mà đắc khí, đó cũng thuộc về tự nhiên kích phát.

Do đó, cầu sư lễ thầy, tu trì tập luyện, mấu chốt thành công ở nơi "chẳng đặt mục đích, chẳng chấp trước mong cầu, chẳng chú trọng hình thức bề ngoài, cứ thuận theo tự nhiên, cố gắng giảm bớt những nhân tố tạo tác".

YÙ nghĩa chữ "Ngộ" chỉ có thể dùng ý hội, chẳng thể dùng ngôn truyền, nên tặng ông một lời: "Lời ở trong ngộ".

Câu truyện khai ngộ đời xưa rất nhiều, ví như Trương Lương gặp thầy, Lục Tổ thuyết kệ thọ y bát v.v… đ?u là những sự tích ghi trong lịch sử về khai ngộ.

Tóm lại, ngoại tịnh nội động, khi cơ thể nhập tịnh, nhờ tinh thần vận động, dẫn dắt tâm lực xuất hiện dễ hơn, giải tỏa sự bế tắc của sinh mạng, sửa đổi trạng thái của ngũ giác quan biến thành hồ đồ (quên mình), đi vào cảnh giới siêu ngũ giác quan, ấy là quá trình của sự khai ngộ.

Thiền định có thể tăng cường công hiệu cảm ứng của trí huệ, từng bước từng lớp, từ sơ ngộ đến đốn ngộ, cho đến đại ngộ, chơn ngộ mà đắc khí xuất hiện công năng, ấy là sự thể nghiệm của người tu học khí công cao cấp.

Đường lối khai ngộ của phương pháp khí công phải kết hợp với lý luận khí công, nghĩa là vừa thâm nhập hồ đồ lại có tỉnh giác cao độ.

 PHÁP VÔ ĐỊNH PHÁP

Kỳ thật tất cả phương pháp luyện công đều do người ta biên soạn ra, vốn đã có thành phần tạo tác không tự nhiên. Muôn ngàn đường lối chẳng có nhất định, lối nào có thể dẫn chúng ta đi đến mục đích tức là một pháp môn, nhưng chẳng cần chấp vào một pháp nào cố định, vì pháp vô định pháp, mỗi mỗi đường lối đều thông đến vũ trụ vô cực.

Từ tư duy logic, phép tắc cố định đến tư duy linh cảm, phương pháp tự nhiên, ấy là quá trình phát triển từ trạng thái thông thường của công năng hiển tánh đến trạng thái phi thường của kỹ thuật khí công. Nói khó cũng chẳng khó, không biết thì thật khó, biết rồi thì chẳng khó, nghĩa là pháp vô định pháp. còn có một câu tiếp theo rất quan trọng, gọi là "cao công vô pháp", tất cả năng lực đều sẵn có trong tâm linh..

Mục lục : | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
                                PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 .

 


Vào mạng: 2-10-2004

Trở về mục "Phật giáo và Khoa học"

Đầu trang