Hà nội,
ngày 25 tháng 12 năm 2005
Trong Thuyết tương đối Albert Einstein đã nói rằng: Vận tốc ánh sáng là
hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính trong toàn
vũ trụ, và nó là độc lập, không phụ thuộc vào nguồn chuyển động hoặc bất
cứ cái gì. Năm nay là năm 2005, tri thức nhân loại đã phát triển cao hơn,
sâu hơn so với năm 1905, do vậy chúng ta thấy điều Einstein đã nói như
trên là không đúng.
Không cần phải dùng những phương trình
toán học phức tạp, dài dòng hoặc những cách chứng minh lắt léo mà chỉ có
những Viện sĩ hàn lâm khoa học mới hiểu, chúng ta sẽ chứng minh điều đó dễ
dàng như sau:
Dù trên thực tế đã kiểm nghiệm rất
nhiều lần Thuyết tương đối và công thức nổi tiếng E=m.c² của Einstein là
đúng, nhưng vẫn có những mâu thuẫn không thể chấp nhận được giữa Thuyết
tương đối và công thức E=m.c² để chúng ta phải sửa lại tính tuyệt đối của
vận tốc ánh sáng.
Thật vậy, giả thiết có một hệ quy
chiếu có khối lượng là m, năng lượng của hệ là E, chúng được biểu thị bằng
công thức E=m.c² ( trong đó c: vận tốc ánh sáng), sau đó hệ chuyển động
với tốc nhanh gần bằng vận tốc ánh sáng bay vào không gian vũ trụ. Theo
Thuyết tương đối với tốc độ lớn như vậy khối lượng của hệ quy chiếu sẽ
tăng lên rất lớn. Tương ứng với khối lượng tăng, trường lực hấp dẫn của hệ
cũng tăng lớn nó sẽ bóp méo làm co không gian và trôi chậm thời gian của
chính hệ đó. Lúc này khối lượng và năng lượng của hệ chuyển động sẽ là m’
và E’, biểu diễn theo cồng thức là E’=m’.c’². Theo Định luật bảo toàn năng
lượng thì năng lượng của hệ quy chiếu khi đứng yên cũng như khi chuyển
động sang trạng thái khác nó cũng sẽ vẫn phải bằng nhau nên E=E’, do đó
m.c²=m’.c’².
Nhìn vào biểu thức đó, nếu vận tốc ánh
sáng là hằng số không đổi c=c’=constant=300.000km/s thì Thuyết tương đối
sẽ không đúng. Bởi lẽ khối lượng m’ của hệ không tăng mà theo lý thuyết nó
sẽ phải tăng lớn để gây hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian của hệ. (
Tại biểu thức m.c²=m’.c’² này chúng ta cũng đừng nhầm c’² là vận tốc
chuyển động: v của hệ. Vì m và c² là không đổi nên khi c’² nếu là v tăng
thì m’ sẽ giảm, như vậy lại trái với Thuyết tương đối là m’ sẽ phải tăng.
Phải hiểu rằng công thức E=m.c² chỉ diễn tả sự biến đổi của các đại lượng
vật lý (E; m; c) trong hệ quy chiếu chứ không thể hiện vận tốc của hệ. Hệ
chuyển động lúc này là hệ quy chiếu quán tính. Do đó c’ không phải là vận
tốc: v của hệ quy chiếu).
Để tính toán các đại lượng vật lý: (m’;
c’) và vận tốc chuyển động của hệ quy chiếu chúng ta phải dùng tới biểu
thức động năng chuyển động của hệ. Vì khối lượng có thể chuyển thành năng
lượng, do đó: m.c².V²= m’.c’².V’²; → m.c²=m’.c’². (V’²:V²); vì so với hệ
chuyển động V²=1 nên→ m.c²=m’.c’².V’²
(Trong đó V là vận tốc của hệ đứng yên; V’
là vận tốc của hệ chuyển động)
Nhìn vào biểu thức, khi vận tốc V’ là
nhỏ, xấp xỉ V, V≈V’=1; thì→ E=m.c²=m’.c’² → m=m’ và c²=c’²=constant.
Như hệ của Niu-tơn .
Khi vận tốc của hệ chuyển động V’ lớn xấp xỉ
với vận tốc ánh sáng c , V’²≈c² thì → E=m.c²=m’.c’².( c²≈V’²) → m’=m.c²=E
; khối lượng trở thành năng lượng. Do vậy c’ là vận tốc ánh sáng tại hệ
chuyển động chứ không phải là vận tốc chuyển động của hệ. vận tốc của hệ
là V’.
Tại biểu thức E=m.c²=m’.c’².( c²≈V’²);
vì c’².V’²=c² chúng ta thấy khi V’² vận tốc của hệ tăng thì khối lượng m
cũng tăng thành m’ như trong Thuyết tương đối. Phải hiểu sâu hơn khi m’
tăng thì vận tốc ánh sáng c’² phải giảm.
Tại hệ đứng yên chúng ta dùng công thức
E=m.c², nhưng để tính các đại lượng vật lý m’ và c’ thì phải dùng công
thức E=m’.c’².( c²≈V’²). Còn tại hệ chuyển động dùng công thức
E=m’.c’².
Thuyết tương đối và công thức E=m.c²
đều đúng thì vận tốc ánh sáng sẽ không phải là hằng số và không thể không
biến đổi khi hệ quy chiếu biến đổi trở thành hệ quy chiếu khác trong vũ
trụ. Vì rằng tại biểu thức m.c²=m’.c’², khi khối lượng m tăng lên thành
m’ vận tốc ánh sáng c² sẽ giảm xuống thành c’². Nói cách khác khi m → m’÷
∞ thì c²→ c’²÷ 0 , và ngược lại, khi m→m’÷0 thì c²→c’²÷∞ .
Để dễ hiểu hơn, giả sử nếu bạn ngồi
trên hệ quy chiếu từ khi nó chưa chuyển động (E=m.c²) đến khi nó chuyển
động nhanh gây ra hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian (E’=m’.c’²).
Trong cả hai trường hợp đó bạn sẽ không thấy sự biến đổi nào của m và c
cả, lúc nào bạn cũng thấy chỉ có biểu thức E=m.c² là đúng mặc dù sự thực
là không gian và thời gian của hệ chuyển động đã khác với khi hệ chưa
chuyển động. Nhưng tôi đứng nguyên một chỗ (E=m.c²), tôi lại thấy khi hệ
của bạn chưa chuyển động trạng thái đó là (E=m.c²), khi đã chuyển động
trạng thái của hệ lại biến thành (E’=m’.c’²). Tôi khẳng định là
m.c²=m’.c’² , c trở thành c’, m trở thành m’, chúng liên quan rất chặt chẽ
với nhau trong một hệ quy chiếu.
Không những thế, dù Thuyết tương đối là
đúng thì khoa học vật lý và kể cả Einstein cũng không có quyền phát biểu:
vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu
quán tính trong toàn vũ trụ. Vì rằng hệ quy chiếu chuyển động nhanh của
Einstein cứ cho là hệ quy chiếu quán tính để có vận tốc ánh sáng bằng
300.000km/s tại đó thì đơn vị tính km/s đó lấy ở hệ quy chiếu nào? Do vận
tốc ánh sáng c=constant nên bằng với vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên
không có hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian và lấy đơn vị tính km/s
tại hệ đó, thế thì tại hệ chuyển động có không gian và thời gian biến đổi
các đại lượng vật lý không gian và thời gian đó bị thừa, không biết dùng
vào việc gì chăng? Còn nếu lấy đơn vị tính tại hệ chuyển động của Einstein
để các đại lượng vật lý không gian và thời gian đã biến đổi đó đỡ bị thừa
thì vận tốc ánh sáng tại đó lại không phải là 300.000km/s.
Những mâu thuẫn hết sức ngớ ngẩn và dễ
thấy đó buộc chúng ta phải có kết luận rằng: vận tốc ánh sáng là hằng số
và bằng 300.000km/s chỉ đúng trong từng hệ quy chiếu riêng rẽ, nó không
phải là hằng số và bằng 300.000km/s nếu so sánh với các hệ quy chiếu khác
như các hệ quy chiếu có không gian và thời gian biến đổi của Einstein. Nếu
không có biện pháp chỉnh sửa thì Tính tương đương giữa các hệ quy chiếu
quán tính bị phá sản, và các định luật vật lý của ông Niu-tơn sẽ không
phải là hệ quả của Thuyết tương đối do ông Einstein sáng tạo. Thuyết tương
đối của Einstein không phải là sai, nhưng nó chưa đầy đủ vì nó chưa mô tả
rõ ràng sự liên hệ giữa các hệ quy chiếu khác nhau trong vũ trụ. Vì thế
tất nhiên tri thức nhân loại bị giới hạn, dẫn đến những lầm lỗi trong nhận
thức để sự phát biểu của khoa học về thế giới tự nhiên rất lủng củng và
đầy mâu thuẫn.
Để sửa lại những nhầm lẫn đó, chúng ta
phải bổ sung thêm tiên đề : 3 đại lượng vật lý ( không gian: km ; thời
gian: s ; vận tốc ánh sáng: km/s ) liên quan chặt chẽ với nhau trong một
hệ quy chiếu. Nếu hệ quy chiếu có sự biến đổi thì cả 3 đại lượng vật lý đó
phải cùng biến đổi để tạo nên quy luật vật lý tương đương với các quy luật
vật lý tại các hệ quy chiếu khác. Như thế khoa học vật lý và Einstein mới
có quyền phát biểu: vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở
mọi hệ quy chiếu quán tính trong toàn vũ trụ tính theo đơn vị tính không
gian, thời gian tại các hệ quy chiếu quán tính đó.
Cuối cùng, chúng ta muốn nói rằng sự bổ
sung của tiên đề trên sẽ giúp cho tri thức nhân loại có cách nhìn nhận mới
về Thuyết tương đối của Einstein và về thế giới tự nhiên đầy bí ẩn. Tiên
đề bổ sung này là chân lý hiển nhiên như nhà khoa học Galilê đã phát biểu:
Trái đất đang quay quanh Mặt trời chứ không phải Mặt trời đang quay quanh
Trái đất.
http://www.buddhismtoday.com/viet/kh/tuyenngon_trietly.htm